Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý, kỹ năng làm bài địa lý...

Tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý, kỹ năng làm bài địa lý

.DOC
8
2311
99

Mô tả:

Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HÒA ›š ------------------- ---------------- Gi¸o ¸n BåI D¦ìNG Häc sinh giái m«n ®Þa lý PhÇn : kü n¨ng lµm bµi thi ®Þa lý NTH Gi¸o viªn båi dìng hsg Ngoâ Quang Tuaán Diễn Châu - Nghệ An GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 1 Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ CÁCH LÀM BÀI ĐẠT ĐIỂM CAO MÔN ĐỊA LÝ Môn Địa là môn dễ dàng “kiếm” điểm hơn Sử và Văn. Tuy nhiên để làm được một bài thi Địa hoàn chỉnh và đạt điểm cao thì không phải bạn nào cũng biết. Những gợi mở dưới đây sẽ giúp các bạn tự tin hơn và có thêm kỹ năng “kiếm” điểm môn này. Đề thi môn Địa lí thường có 3-4 câu, mỗi câu thường chia làm 2 ý nhỏ. Trong ba câu đó thì hai câu là lý thuyết và một câu là thực hành. Tỉ lệ điểm của hai phần lý thuyết và thực hành thường là 7/3. Phần lý thuyết: Những vấn đề chính Ở phần Nguồn lực tự nhiên: có thể có một mẫu chung cho các vùng, các ngành kinh tế mà các bạn có thể học và vận dụng khi thi. Học theo các đề mục như sau sẽ không sót ý, khi làm bài chỉ cần xem đề hỏi gì, ta trả lời sâu vào ý đó. Về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội cần đánh giá những thuận lợi và khó khăn với những nội dung chính sau: - Vấn đề phát triển xã hội: Lao động và việc làm, vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hóa... - Vấn đề phát triển ngành: Thực trạng nền kinh tế, vốn đất và việc sử dụng vốn đất, các vấn đề liên quan đến các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp...) - Phát triển kinh tế vùng: Dựa vào form ở trên, với các vùng, học sinh cần nêu được thế mạnh (tự nhiên, kinh tế xã hội), những hạn chế và đánh giá tác động của chúng tới việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng. Trên nền chung như vậy, tùy vào từng câu hỏi các bạn có thể xắp xếp theo trình tự khác nhau, phần nào quan trọng hơn đặt lên đầu. Ví dụ: Liên quan đến nguồn lực tự nhiên đối với công nghiệp thì đưa khoáng sản lên đầu, sau đó mới đến các yếu tố khác. Còn đối với nông nghiệp, trước hết phải trình bày về đất rồi đến khí hậu, thủy văn... *Câu hỏi lý thuyết: Có 4 dạng chính Dạng giải thích: Các dạng câu hỏi giải thích yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi “tại sao?”. Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lý. Đối với dạng câu hỏi này cần đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ nhân quả. Dạng so sánh: Dạng câu hỏi này không nên trả lời theo kiểu trình bày lại kiến thức, nghĩa là cứ trình bày lần lượt các đối tượng phải so sánh. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ, phải tổng hợp kiến thức đã học, sau đó tìm cách phân biệt cho được sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng địa lí. Dạng chứng minh: Tuy không thật khó như hai dạng trên nhưng thí sinh phải nắm chắc kiến thức và cả những số liệu thống kê tiêu biểu để chứng minh theo yêu cầu đề ra. Ở đây liên quan đến số liệu. Ngay từ khi học các em cần nắm chắc những số liệu quan trọng của những năm bản lề. Ví dụ như năm 1975-1976 (sau khi đất nước thống nhất); 1985 (trước đổi mới), 1986 (năm bắt đầu quá trình đổi mới), và những năm 90 của thế kỷ XX (công cuộc đổi mới phát huy tác dụng). Trong bài thi, các bạn có thể nêu được số liệu tuyệt đối hoặc số liệu đã được làm tròn. Nếu có số liệu cập nhật thì càng hay, còn không thì cứ lấy số liệu trong sách giáo khoa. Dạng trình bày: Đây là dạng dễ nhất, các em chỉ cần tái hiện SGK cho thật chuẩn, sắp xếp các ý cho tốt rồi viết vào bài thi là đủ. Các bạn cần lưu ý, cùng một nội dung trong sách giáo khoa Địa lí 12 nhưng có thể có 4 cách hỏi khác nhau. Hỏi cách nào thì phải trả lời theo các đó mới được điểm cao. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 2 Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ Còn nếu hỏi một đằng (VD: hỏi dạng giải thích), trả lời một nẻo (trả lời theo dạng trình bày) thì dù rất thuộc bài nhưng điểm sẽ rất thấp vì điều đó chứng tỏ rằng thí sinh đó không hiểu câu hỏi. * Câu hỏi thực hành: Chú ý “phá bẫy”Câu hỏi trong phần này chủ yếu là vẽ biểu đồ, nêu nhận xét và giải thích. Nếu đề bài chưa chỉ ra dạng biểu đồ mà yêu cầu thí sinh phải chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thì các bạn có thể dựa vào hai yếu tố: Yêu cầu của đề và số liệu đã cho để chọn dạng biểu đồ phù hợp. Đối với câu hỏi này thường có bẫy, “phá” được “bẫy” là có thể lấy điểm tối đa cho phần vẽ biểu đồ. Tất nhiên sẽ rất nhiều bạn chọn biểu đồ dạng đường, nhưng quan trọng là số liệu cho các đơn vị tính khác nhau (Điện là tỉ KW, than là triệu tấn, vải là triệu mét...). Nhiều bạn loay hoay không biết xử lý số liệu, đưa cả 3-4 loại đơn vị tính lên trục biểu đồ thì sẽ không thể biểu diễn được và dĩ nhiên không có điểm. Với dạng này cần lấy mốc năm đầu tiên mà bản số liệu đã cho là 100% rồi lấy các năm tiếp theo so với năm đầu tiên (tính ra %), sau dùng số liệu đã xử lí được để vẽ biểu đồ đường. Phần nhận xét Nếu câu hỏi yêu cầu nhận xét thì các em nên dựa vào biểu đồ đã vẽ hoặc bảng số liệu để đưa ra những nhận xét cụ thể. Phần này không khó và thường được 1 điểm. Nếu đề bài yêu cầu giải thích thì phải chú ý đến những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp vào đối tượng, các mốc thời gian để có phương án trả lời hợp lý. Khi vẽ biểu đồ cần chú ý ba bước: Chọn dạng biểu đồ; xử lý số liệu; vẽ biểu đồ. Vẽ biểu đồ yêu cầu phải chính xác, rõ ràng và đẹp. Nếu đề cho số liệu thô thì nhất thiết phải có bảng số liệu đã xử lý, nếu không, các em sẽ mất điểm. Sau khi vẽ xong đừng quên chú giải, có thể chú giải vào trong biểu đồ hoặc tốt nhất là chú thích ra ngoài trông sẽ đỡ rối mắt và sạch đẹp hơn. *Những lưu ý khi làm bài thi Nhận dạng câu hỏi, phân bố thời gian cho từng câu, phác thảo đề cương cho từng câu. Các bạn đừng tiếc vài phút để làm các thao tác này. Bởi lẽ không cẩn thận rất dễ lạc đề, trả lời lan man, mất thời gian làm bài chính là tự mình đánh mất điểm. Vì Ba-lem điểm của môn Địa lí được chia nhỏ tới 0,25 điểm nên việc tách ý, viết đủ ý phải là ưu tiên hàng đầu. Các thầy chấm bài thường nói vui là đếm ý ăn tiền, do đó, khi trình bày, các bạn nên đánh số thứ tự 1,2,3 các đề mục a, b, c… để người chấm dễ theo dõi và người được lợi chính là thí sinh. Các bạn tránh bị mất điểm một cách đáng tiếc. Bài thi Địa lí quan trọng là có bao nhiêu ý chứ không phải là có bao nhiêu tờ giấy thi. Vì vậy nên khi thấy các bạn bên cạnh viết dài các bạn đừng nên hoang mang. Có khi chỉ làm 1-2 tờ giấy thi mà đủ ý điểm chắc chắn sẽ cao hơn bạn viết 4 tờ mà chỉ “tán” dông dài. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 3 Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ A. KĨ NĂNG TÍNH TOÁN – XỬ LÍ SỐ LIỆU 1. Tính tỉ lệ phần trăm (%): Thành phần %= Tổng thể  100 2. Tính tốc độ tăng trưởng: Năm sau so với năm gốc Gs Tt (%) = x 100 Gg 3. Tính tốc độ tăng trưởng: Năm sau so với năm trước Gs Tt (%) = x 100 Gt 4. Tính năng suất: Sản lượng Năng suất = Diện tích ( tạ/ha ) 5. Tính sản lượng: Sản lượng = Năng suất x Diện tích ( tấn hoặc nghìn tấn hoặc triệu tấn ) 6. Tính lương thực bình quân: Sản lượng LTBQ = Số dân ( kg/người ) 6. Tính thu nhập bình quân: Tổng GDP ( GNP ) Thu nhập BQ = Số dân ( USD/người hoặc VND/người ) 7. Tính mật độ dân số: Số dân MĐDS = Diện tích ( người/km2 ) 8. Tính bình quân diện tích đất trên người: Diện tích BQDT đất = x 1000 ( m2/người ) Số dân GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 4 Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ 9. Tính độ che phủ rừng: Diện tích rừng Độ che phủ = x 100 Diện tích đất tự nhiên (%) 10. Tính tổng giá trị xuất nhập khẩu: Tổng GTXK = Giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu 11. Tính cán cân xuất nhập khẩu: CCXNK = Giá trị nhập khẩu – giá trị xuất xuất khẩu - Nếu: XK > NK ( + ) => Xuất siêu - Nếu: XK < NK ( - ) => Nhập siêu 12. Tính giá trị xuất khẩu: Tổng giá trị XNK – Cán cân XNK GTXK = 2 13. Tính giá trị nhập khẩu: GTNK = Tổng giá trị XNK – Giá trị xuất khẩu 14. Tính tỉ lệ xuất nhập khẩu: Giá trị xuất khẩu Tỷ lệ XNK = x 100 ( % ) Giá trị nhập khẩu 15. Tính tỉ lệ xuất khẩu: Giá trị XK Tỉ lệ XK = Tổng giá trị XNK 16. Tính tỉ lệ nhập khẩu: Giá trị NK Tỉ lệ NK = Tổng giá trị XNK x 100 (%) x 100 (%) 17. Tính tỉ suất sinh thô: s T(%) = Dtb ( s: Số trẻ em sinh ra trong năm, Dtb : Dân số trung bình ) + Tính tỷ lệ sinh: S 0 00 = s . 1000/ Dtb 18. Tính tử suất tử thô: t T(%) = Dtb ( t: Tổng số người chết, Dtb: Dân số trung bình) GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 5 Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ + Tính tỷ lệ tử: T 0 00 = t . 1000/ Dtb 19. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: Tg (%) = S – T (S: Tỉ suất sinh thô, T: Tỉ suất tử thô) + Tính tỷ lệ gia tăng tự nhiên: ( Tg % ) * Tg % = S% - T % * Tg % = S 0 00 - T 0 00 / 10 * Tg % = Số sinh ( Triệu người ) - Số tử (Triệu người ) . 1000 / Dtb 20. Tính tỷ lệ người chưa có việc làm = Số người chưa có VL . 100 / lực lượng LĐ B. KĨ NĂNG NHẬN DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ I. Hệ thống các biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển: Yêu cầu thể hiện Loại biểu đồ Dạng biểu đồ chủ yếu Dấu hiệu nhận biết yêu cầu vẽ biểu đồ (lời dẫn) I.Thể hiện tiến trình động Biểu đồ 1 Biểu đồ một đường biểu diễn. Tăng trưởng,biến thái phát triển của các đường biểu 2.Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có cùng động,phát triển, hiện tượng theo chuỗi diễn (Đồ thị) một đại lượng). 3.Biểu đồ nhiều đường qua các năm thời gian. biểu diễn (có hai đại lượng khác nhau). từ….đến….,tốc độ 4. Biểu đồ đường chỉ số phát triển. gia tăng…. II.Thể hiện qui mô, khối Biểu đồ hình 1.Biểu đồ một dãy cột đơn. lượng của 1 đại lượng.So cột. 2.Biểu đồ 2-3… cột gộp nhóm (cùng một sánh tương quan về độ đại lượng). lớn giữa một số đại 3.Biểu đồ 2-3… cột gộp nhóm (có hai đại lượng. lượng). 4.Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm. 5.Biểu đồ thanh ngang. III.Thể hiện động thái Biểu đồ kết 1.Biểu đồ cột và đường (có hai đại lượng phát triển và tương quan hợp khác nhau). độ lớn giữa các đại lượng. Số lượng, sản lượng, so sánh, cán cân xuất nhập khẩu,diện tích, khối lượng….. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 6 Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ II. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu: Yêu cầu thể hiện Loại biểu đồ Dạng biểu đồ chủ yếu IV.Thể hiện cơ cấu thành Biểu đồ phần trong một tổng thể và hình tròn. quy mô của đối tượng cần trình bày. 1.Một biểu đồ hình tròn. 2. 2-3 biểu đồ hình tròn (kích thước bằng nhau). 3. 2-3 biểu đồ hình tròn( kích thước khác nhau). 4. Biểu đồ cặp hai nửa hình tròn. 5.Biểu đồ hình vành khăn. V.Thể hiện qui mô và cơ Biểu đồ cột 1.Biểu đồ một cột chồng. cấu thành phần trong một chồng. 2.Biểu đồ 2-3… cột chồng hay nhiều tổng thể. (cùng một đại lượng). VI.Thể hiện đồng thời cả Biểu hai mặt : cơ cấu và động miền. thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm.. VII.Chủ yếu dung để thể Biểu hiện cơ cấu đối tượng. 100 vuông Dấu hiệu nhận biết yêu cầu vẽ biểu đồ (lời dẫn) Cơ cấu/ tỉ lệ. đồ 1.Biểu đồ ((chồng nối tiếp)) Thay đổi cơ cấu, (cùng một đại lượng) chuyển dịch cơ 2.Biểu đồ ((chông từ gốc tọa độ)) (cùng cấu, thích hợp nhất một đại lượng). để chuyển dịch cơ cấu. đồ 1.Biểu đồ 1 hay nhiều ô vuông (cùng ô một đại lượng) C. KĨ NĂNG NHẬN XÉT PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ 1.Những căn cứ dựa vào để phân tích biểu đồ: - Căn cứ vào các số liệu ở bảng thống kê và đường nét thể hiện trên biểu đồ. - Lưu ý: Không thoát ly khỏi các dữ kiện được nêu trong bảng số liệu . Không nhận xét chung chung mà cần có số liệu dẫn chứng kèm theo các ý nhận xét. Phần nêu nguyên nhân cần dựa vào kiến thức các bài đã học để viết cho đúng yêu cầu. 2.Những điểm cần lứu ý: * Đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. * Cần tìm ra mối liên hệ hay tính qui luật nào đó giữa các số liệu. * Không được bỏ xót các dữ liệu cần phục vụ cho nhận xét phân tích. * Trước tiên, cần nhận xét phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó mới phân tích các số liệu thành phần. * Chú ý tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo cả hàng ngang và hàng dọc . * Chú ý những giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung bình. Đặc biệt, chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột thể hiện sự đột biến (tăng hay giảm nhanh). * Cần có kĩ năng tính tỉ lệ % hoặc tính ra số lần tăng hay giảm của các con số để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét. 3.Phần nhận xét phân tích thường có 2 nhóm ý: - Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 7 Gi¸o ¸n Båi dìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ - Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó (Chú ý cần dựa vào các kiến thức đã học để giải thích). 4. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ: * Trong các loại biểu đồ cơ cấu mà số liệu đã được qui thành các % ta phải dùng từ tỉ trọng trong cơ cấu để so sánh nhận xét. * Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp với trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ: - Về trạng thái tăng: Có các từ nhận xét theo từng cấp độ như : Tăng, tăng mạnh, tăng nhanh, tăng đột biến, tăng liên tục…..Kèm theo bao giờ cũng có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (tr tấn, tỉ đồng, tr dân)? Hoặc tăng bao nhiêu %? Hay bao nhiêu lần? - Về trạng thái giảm: Cần dung các từ :Giảm, giảm ít, giảm mạnh , giảm nhanh, giảm chậm, giảm đột biến… kèm theo là dẫn chứng cụ thể. - Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như: phát triển nhanh, phát triển chậm, phát triển ổn định , phát triển không ổn định, phát triển đều, có sự chênh lệch giữa các vùng…. Những từ ngữ trên thể hiện gọn , rõ ràng, có cấp độ, có thể coi là ngôn ngữ đặc thù dung trong nhận xét phân tích biểu đồ. Điểu cần lưu ý : cùng với việc dùng các từ ngữ trên, nội dung lập luận nhận xét cần phải hợp lí, viết thật ngắn gọn, sát với yêu cầu câu hỏi… D. PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU - Phải đọc kĩ câu hỏi để thấy rõ yêu cầu và phạm vi cần phân tích. - Phát hiện ra yêu cầu chủ đạo nhất là các bẫy. - Tái hiện ra các kiến thức cơ bản đã học có lien quan tới yêu cầu câu hỏi và các số liệu đã cho. - Đối với việc xử lí số liệu cần: + Phát hiện các mối liên hệ giữa hàng loạt số liệu, chú ý đến các giá trị tiêu biểu (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình) nhất là ở những chỗ đột biến (tăng, giảm đột ngột) + Chú ý phân tích khái quát trước rồi mới phân tích đến các thành phần cụ thể. + Luôn tìm cách so sánh, đối chiếu tổng hợp trên cả 3 phương diện :số liệu tuyệt đối, tương đối. - Việc đưa ra nhận xét: + Phải dựa trên yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu. + Các nhận xét phải sắp xếp theo trình tự nhất định từ khái quát đến cụ thể, cao – thấp, phức tạpđơn giản.(Điều tối kị là lộn xộn) + Mỗi nhận xét đưa ra phải có dẫn chứng cụ thể… GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan