Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý 11 phần lý thuyết địa lý đại cương 10...

Tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý 11 phần lý thuyết địa lý đại cương 10

.PDF
38
3951
70

Mô tả:

Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HÒA ------------------- ---------------- Gi¸o ¸n BåI D¦ìNG Häc sinh giái m«n ®Þa lý 11 PhÇn lý thuyÕt : ®Þa lý ®¹i c−¬ng 10 N QT Gi¸o viªn båi d−ìng hsg Ngoâ Quang Tuaán Diễn Châu - Nghệ An GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 1 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TRÁI ĐẤT - CÁC CHUYỂN ĐỘNG VÀ HỆ QUẢ Câu 1: Hãy trình bày các chuyển động & các hệ quả chuyển động của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời bằng sơ đồ sau : Sự luân phiên ngày đêm. Thời gian quay hết một vòng là 24 h. Hệ Tự quay quanh trục. Hướng từ Tây sang Đông. Giờ khác nhau ở các nơi trên TĐ. quả Lực Côriôlit làm lệch hướng các chuyển động. Vận tốc giảm dần từ xích đạo về cực. Sự chuyển động biểu kiến của MT. Trái Đất Mùa trên Trái Đất. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. Thời gian 365 ngày 6 giờ /1 vòng Hệ Chuyển động xung quanh Mặt Trời. Hướng từ Tây sang Đông. quả Trục nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Các đới nhiệt trên Trái Đất. Chênh lệch thời gian giữa nửa năm mùa nóng và nữa năm mùa lạnh. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến trong một năm. Page 2 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ Câu 2: Hãy trình bày các chuyển động chính của Trái Đất. Trái Đất có 2 chuyển động chính: 1. Chuyển động tự quay quanh trục: - Trái Đất tự quay quanh 1 trục tượng tượng, trục này đi qua 2 cực và tâm Trái Đất, hợp với mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ( mặt phẳng Hoàng đạo ) một góc 66033’. - Trái Đất tự quay theo hướng từ Tây sang Đông với chu kỳ 24 h. - Khi Trái Đất tự quay chỉ có 2 cực là giữ nguyên phương và không thay đổi vị trí. 2. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời: - Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình Elíp, hướng chuyển động từ Tây sang Đông với chu kỳ 365 ngày. - Tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là 29,8 km/s, nhanh nhất khi ở gần điểm cận nhật (30,3 km/s), và chậm nhất khi ở gần điểm viễn nhật (29,3 km/s). - Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66033’ và không đổi hướng trong không gian. Câu 3: Hãy trình bày đặc điểm và hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Giả sử Trái Đất không chuyển động quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất ? 1. Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Trái Đất tự quay một trục ( tưởng tượng). Trục này tạo nên một góc 66033, với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời - Thời gian quay hết một vòng là 24 giờ. - Hướng quay từ Tây sang Đông. - Vận tốc quay giảm dần từ xích đạo về hai cực. 2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. * Sự luân phiên ngày đêm: - Do Trái Đất hình cầu nên một nửa luôn được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban ngày và một nửa không được chiếu sáng gọi là ban đêm. - Do Trái Đất tự quay nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm. * Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: - Trái Đất có hình cầu và tự quay từ Tây sang Đông, nên cùng một thời điểm, độ cao Mặt Trời ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ khác nhau. Đó là giờ địa phương. - Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi sẽ có chung một giờ gọi là giờ múi. - Quy định giờ ở múi số 0 ( chứa kinh tuyến gốc ) là giờ quốc tế ( GMT ). Đánh số thứ tự múi theo hướng Tây sang Đông, các múi giờ ở phía Đông kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 1800 có giờ sớm hơn giờ GMT. - Để phân định 2 ngày khác nhau trên lịch, người ta chọn kinh tuyến 1800 chạy qua giữa múi giờ số 12 làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông qua 1800 thì lùi lại một ngày trên lịch và ngược lại. * Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 3 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ - Sự tự quay của Trái Đất làm cho các vật thể chuyển động trên bề mặt đều bị lệch hướng so với ban đầu, lực làm lệch hướng chuyển động gọi là lực Côriôlit. - Ở Bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, còn Bán cầu Nam thì lệch về bên trái. 3. Nếu Trái Đất không có chuyển động tự quay quanh trục thì: - Trái Đất vẫn có ngày và đêm. - Một năm chỉ có một ngày và một đêm. - Ngày dài 6 tháng và đêm dài 6 tháng. - Ban ngày, mặt đất sẽ tích tụ một lượng nhiệt lớn và nóng lên dữ dội. Ban đêm trở nên rất lạnh. - Sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn, bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống. Câu 4: Hãy trình bày đặc điểm và hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. 1. Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elíp. - Hướng chuyển động từ Tây sang Đông. - Thời gian chuyển động hết 1 vòng là 365 ngày 6 giờ. - Trong quá trình chuyển động, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo. 2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến. - Sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất. - Sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. - Sinh ra sự phân đới nhiệt trên Trái Đất. Câu 5 : Hình dạng khối cầu của Trái Đất có ý nghĩa rất quan trọng trong các công trình nghiên cứu về địa lý, địa vật lý và địa chất. Em hãy cho biết khi Trái Đất tự quay quanh trục và quay xung quanh Mặt Trời, hình dạng khối cầu của Trái Đất đã có ảnh hưởng đến những hiện tượng nào về mặt địa lý? Khi Trái Đất tự quay quanh trục và quay xung quanh Mặt Trời, về mặt địa lý, hình dạng khối cầu của Trái Đất đã có những ảnh hưởng đến những hiện tượng sau: - Hình dạng cầu của Trái Đất làm cho bề mặt của nó luôn luôn có một nửa được chiếu sáng và nột nửa nằm trong bóng tối, nhịp điệu ngày và đêm diễn ra liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất làm cho nhiệt độ ở lớp vỏ địa lý điều hoà. - Hình dạng cầu của Trái Đất làm cho các tia sáng song song của Mặt Trời khi chiếu xuống bề mặt Trái Đất ở các độ vĩ khác nhau tạo ra những góc nhập xạ khác nhau, dẫn đến sự phân bố nhiệt giảm dần từ xích đạo về 2 cực, hình thành các vòng đai nhiệt, các vành đai khí hậu và tính địa đới của các yếu tố địa lý. - Hình dạng cầu của Trái Đất đối xứng qua mặt phẳng xích đạo hình thành nên nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, làm cho nhiều hiện tượng xảy ra trong lớp vỏ địa lý của 2 nửa cầu trái ngược nhau: ở nửa cầu Bắc gió xoáy theo chiều thuận chiều kim đồng hồ thì nửa cầu Nam ngược lại, ở nửa cầu Bắc càng đi về phía bắc càng lạnh thì nửa cầu Nam ngược lại,… Câu 6 : Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực. Tại sao trên Trái Đất lại có đường chuyển ngày quốc tế? * Phân biệt: - Giờ địa phương: GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 4 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ + Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng. + Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời, nên còn gọi là giờ Mặt Trời. - Giờ khu vực: + Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất ( quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ; giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực ). + Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc ( có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuých ở Anh ). * Giải thích: - Trái Đất là hình cầu nên khu vực giờ 0 và 24 trùng nhau. Vì thế cần có đường chuyển ngày quốc tế. - Quy ước lấy kinh tuyến 1800 ở giữa múi giờ số 12 là đường chuyển ngày. Đi từ Tây sang Đông thì cộng 1 ngày; còn đi từ Đông sang Tây thì trừ đi 1 ngày. Câu 7 : Vẽ hình và phân tích hiện tượng lệch hướng chuyển động của các vật thể do sự tự quay quanh trục của Trái Đất. * Vẽ hình: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt TĐ => * Phân tích: - Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật thể chuyển động trên bề mặt của Trái Đất đều bị lệch hướng. - Lực làm các vật thể chuyển động trên bề mặt đất bị lệch hướng như vậy gọi là lực Côriôlit. Ở xích đạo lực này bằng 0 và tăng dần về 2 cực. - Ở nửa cầu Bắc, nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên phải. Còn nửa cầu Nam, vật thể chuyển động sẽ lệch về bên trái. - Sự lệch hướng này ảnh hưởng đến hướng chuyển động đường đi của khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên mặt đất… Câu 8 : Lực Côriôlit là gì? Nguyên nhân phát sinh? Hãy phân tích tác động của lực này đối với hoàn lưu khí quyển? * Lực Côriôlit là lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất theo chiều kinh tuyến, vĩ tuyến và cả theo phương thẳng đứng. * Nguyên nhân: Do Trái Đất tự quay. Do vận tốc tự quay của Trái Đất không đều từ xích đạo đến 2 cực ( ở xích đạo 461 m/s; ở cực 0 m/s). Nên tất cả các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất theo hướng kinh tuyến đều bị lệch về bên tay phải ở BCB và bên tay trái ở BCN. * Tác động đối với khí quyển: - Không khí trên bề mặt đất ở xích đạo bị đốt nóng, bay lên cao, đến độ cao nhất định nó sẽ bị lạnh đi, do phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống lại mà phải đi về phía cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực côriôlít. Tới vĩ độ 300-350, độ lệch đã lên tới 900 so với kinh tuyến. Tại đây không khí đã lạnh hẳn, hạ xuống mạnh tạo nên đại áp cao cận nhiệt đới. - Do sự chênh lệch về khí áp, có gió thổi từ 2 khu áp cao cận nhiệt về phía xích đạo và 2 cực: + Những luồng gió thổi về phía xích đạo theo hướng kinh tuyến dưới tác động của lực côriôlít sẽ thổi thành hướng Đông Bắc- Tây Nam ở BCB và hướng Đông Nam- Tây Bắc ở BCN. Gió này gọi là gió tín phong. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 5 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ + Những luồng gió thổi từ áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực côriôlít làm lệch về phía đông, lên đến các vĩ độ 450-500 hầu như thổi theo hướng Tây- Đôn, tạo thành đai gió Tây ôn đới. + Những luồng gió thổi từ khu áp cao ở cực về phía xích đạo cũng bị lực côriôlít tác động, tới các vĩ độ dưới 650 đã có phương song song với vĩ tuyến, tức là hướng từ Đông sang Tây, được gọi là gió Đông cực. - Vùng ôn đới nằm giữa đai gió Đông và đai gió Tây là vòng đai lặng gió. Tại đây, gió thổi đến từ 2 phía Bắc và Nam ngược nhau đã tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới. Câu 9: Thế nào gọi là: điểm viễn nhật, điểm cận nhật, chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời? - Vì quỹ đạo chuyển động của Trái Đất có hình elíp, nên trong khi chuyển động, có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời, có lúc ở xa Mặt Trời. Vị trí ở gần Mặt Trời nhất là điểm cận nhật, xa mặt trời nhất là điểm viễn nhật. - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất bao giờ cũng nghiêng trên mặt phẳng Hoàng đạo 1 góc không đổi bằng 66o33’ về một phía, không đổi hướng. Như vậy, trong suốt quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất vẫn ở tư thế không thay đổi, nghĩa là luôn song song với nhau. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời. Câu 10: Vẽ đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm, hãy xác định khu vực nào trên trái đất có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần, nơi nào chỉ có một lần? Khu vực nào không có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh. - Yêu cầu Vẽ đẹp chính xác : - Ở tại chí tuyến Bắc mặt trời lên thiên đỉnh 1 năm một lần vào ngày 22/6 ( hạ chí), ở chí tuyến Nam mặt trời lên thiên đỉnh một năm 1 lần vào ngày 22/12 (đông chí) - Từ khu vực chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam mặt trời lên thiên đỉnh một năm 2 lần ? Ở xích đạo vào ngày 21/3 và 23/9 đó là ngày xuân phân và thu phân GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 6 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ Câu 11 : Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Ý nghĩa địa lý? Vẽ đường biểu kiến của Mặt trời? 1. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời - Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt, nhưng không thực có. Trong một năm, những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Chuyển động này gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. - Hiện tượng xảy ra như sau: + Ngày 21/3, Mặt Trời ở xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo (mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo) + Sau ngày 21/3, mặt trời di chuyển dần lên chí tuyến bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc vào ngày 22/6 + Sau ngày 22/6, mặt trời lại chuyển động dần về xích đạo, lên thiên đỉnh ở xích đạo lần 2 vào ngày 23/9 + Sau ngày 23/9, mặt trời từ xích đạo chuyển dần về chí tuyến nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam vào ngày 22/12 + Sau ngày 22/12, mặt trời lại chuyển động về xích đạo, rồi lại lên chí tuyến bắc. Cứ như vậy lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác, đó chính là chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời giữa hai chí tuyến. - Nguyên nhân : Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’ (nghĩa là trục của Trái Đất luôn tạo với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo một góc 23027’), nên từ ngày 22/3 đến 22/9 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời; từ 24/9 đến 20/3 bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Cũng vì chính độ nghiêng trên nên phạm vi giữa hai vĩ độ 23027’ B và N là giới hạn xa nhất mà tia sáng Mặt Trời có thể tạo được góc 900 với tiếp tuyến bề mặt đất lúc 12h trưa. Chính vì vậy mà đứng ở bề mặt đất ta thấy hàng năm dường như Mặt Trời chỉ di động giữa hai chí tuyến. 2. Ý nghĩa địa lý - Các địa điểm nằm trong phạm vi hai đường chí tuyến (vùng nội chí tuyến) sẽ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm. - Ngay 2 đường chí tuyến, mỗi năm chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. - Ở những địa điểm ngoài 2 đường chí tuyến về cực, quanh năm không bao giờ thấy Mặt Trời lên thiên đỉnh, càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ. 3. Mô hình đường biểu kiến của Mặt Trời Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 7 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ Câu 12: Những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây? - Hiện tượng Mặt trời mọc và lặn là một loại chuyển động biểu kiến diễn ra hàng ngày, đó là hệ quả chuyển động của Trái Đất. - Khi Mặt Trời mọc chính Đông vào sáng sớm và lặn chính Tây vào chiều tà thì lúc giữa trưa (12h) Mặt Trời phải ở đỉnh đầu của người quan sát. - Chỉ trong khu vực nội chí tuyến thì mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây ( Vì chỉ trong khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh - tia nắng Mặt Trời tạo góc nhập xạ bằng 90o lúc 12h trưa). - Không phải ngày nào các địa điểm trong khu vực nội chí tuyến đều thấy hiện tượng này, mà chỉ vào đúng ngày tại địa điểm đó có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh thì mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. - Ở xích đạo có hai ngày Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây - đó là vào ngày Xuân Phân (21/3) và ngày Thu Phân (23/9). - Ở chí tuyến Bắc hiện tượng này chỉ xảy ra một ngày - đó là ngày Hạ chí (22/6). - Ở chí tuyến Nam hiện tượng này chỉ xảy ra một ngày - đó là ngày Đông chí (22/12). - Những địa điểm khác trong khu vực nội chí tuyến sẽ có hai ngày quan sát thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây - là hai ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại địa điểm đó. - Các địa điểm ngoại chí tuyến không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 8 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ Câu 13: Vẽ hình và phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất vào ngày 22/6 và 22/12. * Vẽ hình: Yêu cầu vẽ đúng, rõ ràng, đầy đủ các chi tiết cần thiết * Phân tích: - Vào ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, ngày dài hơn đêm. Bán cầu Nam ngược lại. - Vào ngày 22-12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, có ngày dài đêm ngắn, bán cầu Bắc ngược lại. - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động xung quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ. Câu 14: Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất ? Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày - đêm diễn ra như thế nào trên Trái Đất ở các vị trí: Xích đạo, Chí tuyến, Vòng cực và Cực? * Có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất vì: - Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo một góc không đổi 66033’ trong quá trình chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, nên đường phân chia sáng tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. - Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ . * Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra trên Trái Đất như sau: - Vào ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở chí tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa. - Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo: có độ dài ngày, đêm bằng nhau - Các địa điểm ở chí tuyến Bắc: có ngày dài đêm ngắn - Các địa điểm ở chí tuyến Nam: có ngày ngắn đêm dài - Các địa điểm ở vòng cực Bắc: ngày dài 24 giờ, không có đêm - Các địa điểm ở vòng cực Nam: đêm dài 24 giờ, không có ngày - Ở cực Bắc: ngày dài suốt 24 giờ - Ở cực Nam: đêm dài suốt 24 giờ. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 9 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ Câu 15 : Tại sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau và sự thay đổi mùa trong năm? 1. Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau 1.1. Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày và đêm trong các ngày 21/3, 22/6; 23/9 và 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và vòng cực. - Ở xích đạo : tất cả các ngày trên đều có giờ chiếu sáng là 12h. Do trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, nên ngày và đêm dài bằng nhau. - Ở các chí tuyến Bắc, Nam và vòng cực: + Ngày 21/3 và 23/9 đều có giờ chiếu sáng trong ngày là 12h. do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng như nhau (12giờ), ngày và đêm dài bằng nhau. + Ngày 22/6 và ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau: Ngày 22/6: - Ở chí tuyến Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm. - Ở chí tuyến Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày. - Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm. - Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày. => Nguyên nhân : ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng – tối, nên có hiện tượng ngày dài 24h. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng – tối nên có hiện tượng đêm dài 24h. Ngày 22/12 : hiện tượng chênh lệch ngày và đêm diễn ra hoàn toàn ngược lại với ngày 22/6 1.2. Hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa. Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. - Từ ngày 22/3 đến ngày 23/9 : bán cầu Bắc hướng về phía Mặt trời, vòng phân chia sáng – tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam. Phần diện tích được chiếu sáng lớn hơn phần bị khuất trong bóng tối. Vì thế nên ngày dài hơn đêm. Vào ngày Hạ chí (22/6), Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12h trưa tại chí tuyến Bắc, tất cả các địa điểm ở BBC có ngày dài nhất trong năm. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 10 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ - Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 : bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời, tại mọi địa điểm đều có đêm dài hơn ngày. Càng gần cực Bắc, đêm càng dài, ngày càng ngắn. Ngày Đông chí (22/12), ở vĩ tuyến 66033’B, đêm dài 24h, không có ngày 1.3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất theo vĩ độ. Độ dài ngày – đêm có sự thay đổi khi đi từ xích đạo về cực. Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngăn lại. Mùa đông ngược lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn và cực sẽ có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm. 2. Sự thay đổi mùa trong năm 2.1.Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo nên trong khi chuyển động, các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa. 2.2.Sự thay đổi mùa trong năm: - Ở bán cầu Bắc, trong các nước ôn đới có sự phân hóa khí hậu ra 4 mùa rõ rệt. Theo dương lịch, thời gian các mùa như sau: + Mùa xuân : từ 21/3 đến ngày 22/6. Lúc này, mặt trời di chuyển dần từ xích đạo lên chí tuyến bắc, lượng nhiệt dần tăng lên, ngày cũng dài thêm ra. Mặt đất bắt đầu tích lũy nhiệt, nên nhiệt độ chưa cao. + Mùa hạ : từ ngày 22/6 đến ngày 23/9. Lúc này mặt trời từ chí tuyến bắc chuyển dần về xích đạo. Mặt đất vừa tích lũy nhiệt qua mùa xuân, lại nhận thêm được bức xạ lớn nên nóng, nhiệt độ tăng cao. + Mùa thu : từ ngày 23/9 đến ngày 22/12. Lúc này, Mặt trời bắt đầu chuyển từ xích đạo về chí tuyến nam, lượng bức xạ tuy có giảm, nhưng mặt đất còn dự trữ được lượng nhiệt lớn trong mùa trước, nên nhiệt độ vẫn chưa thấp lắm. + Mùa đông : từ ngày 22/12 đến ngày 21/3. Lúc này, mặt trời đã từ chí tuyến nam trở về xích đạo, lượng bức xạ tuy có tăng lên chút ít, nhưng mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ nên trở nên rất lạnh. - Những vùng nằm trong vùng nội chí tuyến, quanh năm nhận được lượng nhiệt gần như nhau nên sự phân hóa 4 mùa không rõ rệt - Ở nam bán cầu có mùa hoàn toàn trái ngược với bắc bán cầu. 2.3.Mùa ở BCB và BCN trái ngược nhau là do: - Trong khoảng thời gian từ 21/3 đến 23/9, BCB ngả về phía Mặt Trời, nên BCB có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ ở BCB. Ở BCN thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và mùa đông. - Trong khoảng thời gian từ 23/9 đến 21/3, BCN ngả về phía Mặt Trời, nên BCN có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ ở BCN. Ở BCB thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và mùa đông. Câu 16: Tại sao trên Trái đất có hiện tượng chênh lệch thời gian ngày và đêm? - Do trục Trái Đất nghiêng 1 góc 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kỳ bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu thay đổi trong năm. - Sau ngày 21/3 đến trước ngày 22/6: nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối đi sau cực Bắc, đi trước cực Nam, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại chí tuyến Bắc. Diện tích được chiếu sáng ở nửa cầu Bắc lớn hơn diện tích nằm trong bóng tối, nên nửa cầu Bắc có ngày dài đêm GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 11 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ ngắn, nửa cầu Nam có ngày ngắn đêm dài. Ngày 22/6 nửa cầu Bắc có ngày dài nhất, nửa cầu Nam có ngày ngắn nhất, vòng cực Bắc có 24 giờ là ngày, vòng cực Nam có 24 giờ là đêm. - Sau ngày 22/6 đến trước ngày 21/3 năm sau: nữa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối đi sau cực Nam, đi trước cực Bắc, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại chí tuyến Nam. Diện tích được chiếu sáng ở nửa cầu Nam lớn hơn diện tích nằm trong bóng tối, nên nửa cầu Nam có ngày dài đêm ngắn, nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Ngày 22/12 nửa cầu Nam có ngày dài nhất, nửa cầu Bắc có ngày ngắn nhất, vòng cực Nam có 24 giờ là ngày, vòng cực Bắc có 24 giờ là đêm. - Riêng ngày 21/3 và 23/9: tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại Xích đạo. Đường phân chia sáng tối trùng với trục Bắc-Nam, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất có ngày dài bằng đêm và bằng 24 giờ. Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối. Câu ca dao trên đề cập tới hiện tượng địa lý gì và có đúng ở mọi nơi trên Trái Đất không? Vì sao? Câu 17: Nhân dân ta có câu ca dao: * Câu ca dao trên đề cập tới hiện tượng địa lý: Ngày đêm dài ngắn theo mùa. * Ý nghĩa của câu ca dao: Khoảng thời gian trong ca dao nước ta thường tính theo âm lịch, theo câu ca dao này thì vào khoảng tháng 5 âm lịch ( tức khoảng tháng 6-7 DL ) có đêm ngắn và ngày dài. Còn vào khoảng tháng 10 âm lịch ( tức khoảng tháng 11-12 DL ) có đêm dài và ngày ngắn hơn. Đây chính là hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau do sự chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất gây ra. * Câu ca dao này chỉ đúng: ở Bán cầu Bắc. Sai ở Bán cầu Nam, xích đạo và hai cực. * Giải thích: Do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trong quá trình chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng 66033’ với mặt phẳng Hoàng đạo và không đổi phương nên: - Vào khoảng tháng 6-7, trục Trái Đất hướng đầu bắc về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối đi qua trước cực Bắc và sau cực Nam, nên ở Bán cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn phần bị che khuất. Vì vậy ngày dài hơn và đêm ngắn đi. - Vào khoảng tháng 11-12, trục Trái Đất hướng đầu bắc ra xa Mặt Trời, đường phân chia sáng tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam, nên ở Bán cầu Bắc được chiếu sáng ít hơn phần bị che khuất. Vì vậy ngày ngắn hơn và đêm dài ra. -----------------------------------Chuùc caùc em oân thi toát ! GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 12 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ PHẦN II : KHÍ QUYỂN Câu 1 : Khí quyển là gì? Nêu vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất. * Khí quyển: Là lớp vỏ không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. Thành phần của không khí có: Nitơ (78,1%), ôxi (20,43%), hơi nước và các khí khác (1,47%). * Vai trò: KQ có vai trò quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất: - Khí quyển cần cho sự hô hấp của con người và sinh vật, cần cho sự quang hợp của cây xanh. - Khí quyển với lớp ôdôn trở thành lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím nguy hại cho sự sống của con người và sinh vật. - Khí quyển hấp thụ nhiệt từ bề mặt đất tỏa ra giúp giữ ấm cho Trái Đất về ban ngày… Tóm lại, không có khí quyển thì sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Câu 2 : Hãy trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt Tb năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương. Vĩ độ Nhiệt độ Biên độ nhiệt TB năm (độ C) năm (độ C) 00 24,5 1,8 0 20 25,0 7,4 300 20,4 13,3 400 14,0 17,7 500 5,4 23,8 0 60 - 0,6 29,0 700 - 10,4 32,2 - Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Do càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời càng nhỏ ( riêng ở vĩ độ 20 nhiệt độ TB năm cao hơn xích đạo do ở xích đạo có diện tích đại dương và rừng lớn, nên bức xạ Mặt Trời suy giảm, vì trong không khí nhiều hơi nước, mây…). - Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn. Do càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng dài hơn nhiều so với mùa đông, trong khi mùa đông góc nhập xạ nhỏ dần tới 00 và thời gian chiếu sáng ít. - Càng xa đại dương (vào sâu trong lục địa) biên độ nhiệt năm càng tăng. Nguyên nhân là do tính chất lục địa tăng dần và ảnh hưởng của biển giảm dần khi vào sâu trong lục địa. Câu 3 : Trình bày sự phân bố các vành đai khí áp và gió bằng hình vẽ. Giải thích vì sao có sự phân bố khí áp như thế. Nêu nguyên nhân gây ra các hướng gió trên Trái Đất. * Vẽ hình: * Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố khí áp: - Do nhiệt độ: sự phân bố bức xạ Mặt Trời trên Trái Đất theo vành đai dẫn đến sự phân bố nhiệt trên Trái Đất cũng theo vành đai, từ đó ảnh hưởng đến khí áp (áp thấp xích đạo, áp cao ở cực là do nhiệt). - Do động lực: vận động của hoàn lưu khí quyển dưới sự tác động của nhiệt độ và lực vận động của Trái Đất (áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới là do động lực). GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 13 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ * Giải thích nguyên nhân gây ra các hướng gió trên Trái Đất: - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Trong khi chuyển động, hướng gió chịu sự tác động của lực côriôlít làm lệch hướng gió: ở BCB lệch về bên tay phải, ở BCN lệch về bên tay trái so với chiều chuyển động ban đầu. - Gió từ cực thổi về vĩ độ 600 B-N lệch thành gió Đông cực. - Gió từ áp cao chí tuyến thổi về xích đạo tạo thành gió Tín phong, ở BCB lệch về hướng ĐB, ở BCN lệch về hướng ĐN. - Gió từ áp cao chí tuyến thổi lên các vĩ độ 600 B-N lệch thành gió Tây ôn đới. - Gió hình thành từ các khu áp cao, áp thấp nhiệt đới theo mùa là gió mùa. Gió mùa điển hình trên thế giới là ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Bắc Ôxtrâylia… Câu 4 : Trình bày đặc điểm gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch (Tín Phong). * Gió Tây ôn đới: Là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới. - Hướng gió: Tây Nam ở Bán cầu Bắc và Tây Bắc ở Bán cầu Nam. - Thời gian hoạt động: Thổi quanh năm. - Tính chất: ẩm và gây mưa nhiều. * Gió Mậu dịch: Là loại gió thổi từ khu áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. - Hướng gió: Đông bắc ở Bán cầu Bắc và Đông Nam ở Bán cầu Nam - Thời gian hoạt động: Thổi quanh năm. - Tính chất: khô nhất trên lục địa. Gió này chỉ tạo điều kiện cho mưa khi vượt qua một chặng đường dài trên đại dương và gặp địa hình chắn gió. Câu 5 : Tại sao tàu buồm đánh cá biển nên ra khơi vào lúc sau nửa đêm và quay về bến hôm sau vào lúc xế chiều là tốt nhất? - Tình trạng phân bố giữa đất và biển trên Trái Đất đã sinh ra hiện tượng gió biển, gió đất trong ngày: Gió đất Gió biển - Ban đêm, mặt đất lạnh nhanh, hình thành - Ban ngày, mặt đất nóng nhanh hình thành khu áp cao tạm thời ở đất liền. Gió có khu áp thấp tạm thời ở đất liền. Gió có hướng thổi từ đất liền ra biển gọi là gió hướng thổi từ biển vào đất liền gọi là gió đất. biển. - Vì vậy, tàu buồm ra khơi vào lúc 2 – 4h sáng theo hướng gió đất thổi mạnh nhất và quay về bến chiều hôm sau (sau 14h) theo chiều gió biển thổi mạnh là tốt nhất. Câu 6 : Nêu sự phân bố các khối khí từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất. Vì sao khối khí xích đạo chỉ có 1 kiểu khối khí hải dương? * Sự phân bố các khối khí: Tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau. Từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất có 7 khối khí chính: + 2 khối khí cực ( Bắc và Nam): Rất lạnh (A) + 2 khối khí ôn đới ( Bắc và Nam): Lạnh (P) GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 14 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ + 2 khối khí chí tuyến ( Bắc và Nam): Rất nóng (T) + 1 khối khí xích đạo: Nóng ẩm (E) - Trong từng khối khí lại phân thành: + Hải dương (m): ẩm + Lục địa (c): khô * Khối khí xích đạo chỉ có 1 kiểu khối khí hải dương (Em): Vì khu vực xích đạo chủ yếu là biển và đại dương có nhiều hơi nước, đai áp thấp, mưa nhiều. Câu 7 : Frông là gì? Tại sao hoạt động của các frông có liên quan chặt chẽ tới thời tiết? Frông nóng và frông lạnh khác nhau như thế nào? * Frông: (F) là mặt phân cách giữa 2 khối khí có thuộc tính vật lí khác nhau. Trên mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản là frông địa cực (FA) và frông ôn đới (FP). * Sự hoạt động của các frông có liên quan chặt chẽ tới thời tiết là vì: - Khi di chuyển đi lên của không khí trên mặt frông sẽ dẫn tới hình thành mây, mưa trong diện rộng lớn. - Hai phía frông có sự nhiễu loạn lớn của khí quyển và dẫn đến sự hình thành các xoáy thuận và xoáy nghịch. - Dựa vào tính chủ động ( hoạt động di chuyển) của 2 khối khí ở 2 bên frông khi di chuyển người ta chia ra Frông nóng và Frông lạnh. * Sự khác nhau Frông nóng và frông lạnh: - Mặt frông luôn nghiêng với mặt đất và tạo với bề mặt đất một góc nhỏ vài phút. Không khí lạnh luôn nằm dưới mặt frông, còn không khí nóng luôn nằm trên mặt frông. Nếu 2 khối khí tiến thẳng về phía frông thì frông tiến về phía nào là do phụ thuộc vào cường độ hoạt động của 2 khối khí, do vậy người ta chia ra: frông nóng và frông lạnh. + Frông nóng là frông có khối khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh về phía sau. Khối không khí nóng sẽ trượt dần lên trên mặt phân cách, nên lạnh đi đoạn nhiệt, ngưng kết hơi nước, trong khi không khí lạnh lùi, lớp không khí dưới thấp chịu ma sát nên mặt phân cách chuyển chậm, frông nghiêng thoải. + Frông lạnh là frông có khối không khí lạnh chủ động đẩy lùi khối không khí nóng ở phía trên, vì sức ì của khối không khí nóng, khối không khí lạnh dưới mặt frông hình thành một cái nêm tù đẩy khối không khí nóng và buộc nó nâng lên cao, nhiệt độ hạ xuống đoạn nhiệt, ngưng kết thành mây. Lúc này mặt frông tương đối dốc so với mặt đất. Câu 8 : Trên Trái Đất có mấy dải hội tụ nhiệt đới? Dải hội tụ nhiệt đới khác frông ở điểm chủ yếu nào? * Trên Trái Đất chỉ có duy nhất 1 giải hội tụ nhiệt đới chung cho cả 2 bán cầu, đó là nơi tiếp xúc của khối khí xích đạo bán cầu Bắc và bán cầu Nam. * Sự khác nhau cơ bản giữa dải hội tụ nhiệt đới và frông: - Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là hai khối khí có cùng tính chất nóng ẩm. - Trong khi frông là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt nhau về tính chất vật lí. Câu 9 : Tại sao khi không khí bốc lên thì nhiệt độ giảm, khi giáng xuống thì nhiệt độ tăng và có trị số tăng giảm khác nhau? GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 15 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ - Khi khối khí bốc lên mạnh, nội năng của khối khí chuyển thành công năng, công năng chuyển thành động năng. Do nội năng tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của không khí, nên nhiệt độ biến đổi. - Khi khối khí bốc lên, giãn nở, vì phản sinh công, nên tiêu hao nhiệt năng, do đó nhiệt độ giảm. Không khí giáng xuống, ngược lại, bị nén, năng lượng được giải phóng, nên nhiệt độ tăng lên. - Không khí bão hòa hơi nước, khi lên cao 100m, lạnh đi 0,60C, vì ngưng kết làm tỏa nhiệt, nên đã được bù một phần nhiệt đáng lẽ phải dùng để chi cho giãn nở không khí. Không khí bão hòa, khi hạ xuống, nóng lên chưa đến 10C, vì nhiệt phải chi cho bốc hơi. Không khí chưa bão hòa, khi hạ xuống. cứ 100m tăng 10C. - Không khí bão hòa khi bốc lên cao thường mất độ ẩm vì hơi nước ngưng kết và rơi xuống, trở thành không khí bão hòa. Khi hạ xuống, cứ 100m nóng lên 10C. Câu 10 : Phân biệt khí hậu nhiệt đới với khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Khí hậu nhiệt đới nằm từ 100B đến 300B và từ 50N đến 250N. Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong năm có một thời kỳ khô hạn (khoảng 3 tháng hanh khô liên tục), cụ thể: + Nhiệt độ TB năm trên 200C, có sự thay đổi theo mùa: một mùa khô trùng với mùa đông và một mùa hạ ẩm. Thời kỳ nhiệt độ tăng cao là khoảng thời gian Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. Càng gần chí tuyến, thời kỳ khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn. + Lượng mưa TB năm từ 500 mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa (có ít nhất 3 tháng mưa liên tục). - Khí hậu nhiệt đới gió mùa nổi bật với 2 đặc điểm: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường, cụ thể: + Nhiệt độ TB năm trên 200C, biên độ nhiệt TB năm khoảng 80C. + Lượng mưa TB năm trên 1000 mm, nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào sườn núi đón gió hay khuất gió. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung từ 70% đến 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) lượng mưa ít. + Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều, dễ gây hạn hán, lũ lụt. Câu 11 : Phân biệt khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa. - Khí hậu ôn đới hải dương: Nhiệt độ TB các tháng trên 00C, có nhiệt độ cực tiểu vào tháng 2, mùa đông không lạnh lắm, biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày đêm không cao. Mưa quanh năm, lượng mưa giảm vào mùa hạ. - Khí hậu ôn đới lục địa: Trong năm có khoảng 5 tháng nhiệt độ TB dưới 00C, có nhiệt độ cực đại vào mùa hạ, biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày đêm cao. Lượng mưa nhỏ, đặc biệt trong các tháng mùa đông. Câu 12 : Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích nguyên nhân hình thành gió mùa . * Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở khu vực Nam Á & Đông Nam Á. - Vào mùa đông : Khu vực Bắc Á bị hóa lạnh mạnh mẽ, hình thành nên ở đây một khu áp cao rộng lớn. Gió thổi từ áp cao này qua ĐNÁ & Nam Á xuống vùng áp thấp xích đạo theo hướng Bắc – Nam, nhưng bị lệch hướng thành gió Đông Bắc. * Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở khu vực Nam Á & Đông Nam Á. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 16 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ - Vào mùa hạ : Khu vực Đông Nam Á & Nam Á bị đốt nóng mạnh mẽ, do đó hình thành nên một vùng áp thấp có trung tâm ở Nam Á. Gió Mậu dịch từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam vượt qua xích đạo và bị lệch hướng thành gió Tây nam thổi vào khu vực Đông Nam Á & Nam Á. * Giải thích nguyên nhân hình thành gió mùa . - Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp thấp và khí áp cao ở lục địa và đại dương : + Vào mùa đông : Lục địa lạnh hơn đại dương, do mất nhiệt nhanh hơn. Lục địa trở thành áp cao. Gió lạnh khô từ trung tâm áp cao thổi đến trung tâm áp thấp ở đại dương. + Vào mùa hè : Đại dương mát hơn lục địa, tạo ra các trung tâm áp cao trên đại dương và đưa gió vào lục địa. Trong khi đó, lục địa đang bị hun nóng, nên tồn tại các trung tâm áp thấp. Câu 13 : Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Giải thích nguyên nhân chủ yếu gây mưa ở nước ta? a) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. - Khí áp: Các khu khí áp thấp thường là nơi hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao, nên có lượng mưa lớn. Ngược lại, các khu khí áp cao là nơi không khí trên cao bị nén xuống, chỉ có gió thổi đi, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. - Frông: là nơi thường xảy ra sự tranh chấp của các khối khí nóng lạnh, dẫn đến những nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Nơi có frông đi qua thường là vùng mưa nhiều. - Gió: Miền có gió từ biển thổi vào, gió mùa thường mang nhiều không khí ẩm, dễ gây mưa. Miền có gió Mậu dịch ít mưa, vì gió này xuất phát từ cao áp chí tuyến khô. - Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang theo hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít hoặc không mưa, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được nên không gây mưa. - Địa hình: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. Cùng một sườn đón gió, nhưng càng lên cao do nhiệt độ càng giảm nên càng mưa nhiều, tới độ cao nhất định sẽ không còn mưa do độ ẩm đã giảm nhiều. b) Giải thích nguyên nhân chủ yếu gây mưa ở nước ta? - Mưa do địa hình: + Cùng một dãy núi càng lên cao lượng mưa tăng, tới một độ cao nhất định độ ẩm không khí giảm sẽ không có mưa. + Vùng đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít, hướng địa hình song song với hướng gió lượng mưa thấp. - Mưa do hoàn lưu: + Do nằm trong khu vực Đông Nam Á gió mùa nên nước ta có sự hoạt động điển hình của gió mùa. Gió mùa Tây Nam là nguyên nhân gây mưa chính cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gió mùa Đông Bắc đi qua biển gây mưa đáng kể cho các địa phương vùng ven biển Trung Trung Bộ. + Do giông, bão, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới,… gây mưa lớn ở nhiều nơi, nhất là Duyên hải miền Trung. Câu 14 : Trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa theo vĩ độ ở các khu vực : xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. * Lượng mưa phân bố không đều theo từng khu vực: - Khu vực xích đạo có lượng mưa nhiều nhất ( 1000 -> 2000 mm). Do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực này có diện tích đại dương và rừng xích đạo lớn, nên nước bốc hơi mạnh mẽ. - Hai khu vực chí tuyến mưa ít ( 200 -> 700 mm). Do khí áp cao, diện tích lục địa lớn. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 17 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ - Hai khu vực ôn đới lượng mưa trung bình ( 500 -> 1000 mm). Do có khí áp thấp, chịu ảnh hưởng của gió tây ôn đới từ biển thổi vào. - Hai khu vực cực lượng mưa ít nhất ( < 200 mm). Do có khí áp cao, nhiệt độ không khí rất thấp, nước khó bốc hơi để ngưng tụ thành mây. Câu 15 : Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố: sông ngòi, thổ nhưỡng, sinh vật. * Ảnh hưởng đến sông ngòi: - Sông ngòi là hệ quả của khí hậu. Đặc điểm của khí hậu (chế độ mưa) ảnh hưởng đến chế độ nước sông (đối với các sông vùng khí hậu nóng hoặc địa hình thấp của vùng ôn đới). * Ảnh hưởng đến thổ nhưỡng: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt-ẩm - Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy về mặt vật lí và hóa học trở thành những sản phẩm phong hóa, sau đó tiếp tục được phong hóa trở thành đất. - Khi đất đã hình thành, nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất; đồng thời tạo môi trường để sinh vật tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất. * Ảnh hưởng đến sinh vật: - Nhiệt độ: tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. - Nước và độ ẩm không khí quyết định sự sống của sinh vật, do đó tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố chúng. - Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố. PHẦN III : THỦY QUYỂN Câu 1 : Trình bày các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất. Nêu ý nghĩa của sự tuần hoàn đó. * Các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất : - Vòng tuần hoàn nhỏ : Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ…) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên biển và đại dương. - Vòng tuần hoàn lớn : Nước bốc hơi ngoài biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền ; ở vùng có vĩ độ thấp và núi thấp, mây gặp lạnh thành mưa ; ở vùng vĩ độ cao hoặc núi cao, mây gặp lạnh thành tuyết ; mưa nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng nước ngầm từ lục địa ra biển ; nước biển và đại dương lại bốc hơi tạo thành mây,… mưa trên lục địa rồi trở lại đại dương. * Ý nghĩa của sự tuần hoàn đó : - Điều hòa nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa. - Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất. - Tác động sâu sắc đến khí hậu, thủy văn, làm thay đổi địa hình trên Trái Đất. Câu 2 : Tại sao nói vòng tuần hoàn nước cũng chính là vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng ? - Vòng tuần hoàn nhỏ : Diễn ra trên phạm vi hẹp, nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ…) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương. - Vòng tuần hoàn lớn : Diễn ra trên quy mô toàn cầu, liên quan giữa lục địa và đại dương. Nước bốc hơi ngoài biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền ; mây gặp lạnh tạo thành mưa (ở vùng có vĩ độ thấp và núi thấp) ; mây gặp lạnh thành tuyết (ở vùng vĩ độ cao hoặc núi cao). Mưa GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 18 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng nước ngầm từ lục địa ra biển ; nước biển và đại dương lại bốc hơi tạo thành mây,… mưa trên lục địa rồi trở lại đại dương. => Thông qua 2 vòng tuần hoàn trên, ta thấy nước muốn thực hiện được các giai đoạn của quá trình tuần hoàn thì luôn phải sử dụng đến năng lượng mà yếu tố quan trọng là nhiệt độ. Đồng thời, thông qua 2 dòng tuần hoàn trên, năng lượng và vật chất được biến đổi từ dạng này qua dạng khác mà không bị mất đi. Câu 3 : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào? a) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: - Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm: + Miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa. + Ở miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế phụ thuộc vào lượng tuyết tan, mùa xuân nhiệt độ ấm, băng tuyết tan thường gây lũ. + Ở những vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò quan trọng. - Địa thế, thực vật, hồ đầm: + Địa thế: Miền núi có độ dốc lớn nên nước chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn ở đồng bằng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài. + Thực vật: Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt. Lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt. + Hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước sông xuống thì ở hồ đầm lại chảy vào sông. b) Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào? - Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi, càng lên cao mưa càng nhiều do nhiệt độ càng giảm, đến một độ cao nào đó độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa nên những đỉnh núi cao khô ráo; Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa - Ảnh hưởng đến chế độ nước sông: Độ dốc địa hình cao, nước tập trung nhanh vào sông, nước dâng nhanh. - Ảnh hưởng đến mực nước ngầm: Độ dốc địa hình có tác dụng tăng cường hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa. Độ dốc lớn nước chảy nhanh nên thấm ít, nước ngầm thấp… Câu 4 : Phân tích tác động của địa hình đến chế độ nước sông trên Thế giới ? Giải thích tại sao thủy chế sông Cửu Long khá điều hòa ? * Tác động của địa hình đến chế độ nước sông trên Thế giới : - Miền núi nước sông chảy nhanh do địa hình dốc, sau mỗi trận mưa to, nước dồn về các sông, suối gây lũ. - Miền núi đất đá phần lớn ít thấm nước nên chế độ nước sông không điều hòa. - Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít nên chế độ nước sông ở 2 sườn khác nhau. - Đồng bằng nước sông chảy chậm do địa hình bằng phẳng. - Đồng bằng có tầng phong hóa dày nên thấm nước nhiều ; nhiều hồ- đầm nên điều hòa chế độ nước sông. * Thủy chế sông Cửu Long khá điều hòa là do : - Đặc điểm của lưu vực và trắc diện sông : dòng sông dài, có dạng lông chim, lưu vực lớn, độ dốc bình quân nhỏ. - Tác động điều tiết của Biển Hồ ở Campuchia. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 19 Gi¸o ¸n Båi d−ìng Häc sinh giái m«n §Þa Lý. http://quangtuan8682.violet.vn/ Câu 5 : Nêu sự khác biệt về thủy chế sông ngòi của 3 hệ thống sông : sông Hồng, sông Cửu Long và các sông vùng Duyên hải miền Trung. Giải thích. - Sông Hồng : + Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, lưu lượng nước mùa lũ lớn gấp 4 lần mùa cạn. + Lũ lên nhanh và đột ngột, rút chậm. Chế độ nước thất thường, phức tạp. + Nguyên nhân : Địa hình lòng sông dốc. Lượng mưa lớn tập trung theo mùa. Hình dạng sông có hình nan quạt. Khi đổ ra biển chỉ có 3 cửa sông, nên khả năng thoát lũ chậm. - Sông Cửu Long : + Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11. + Nước sông điều hòa, không phức tạp, lũ lên chậm rút chậm. + Nguyên nhân : Địa hình bằng phẳng. Kênh rạch chằng chịt. Sông có hình dạng lông chim. Có Biển Hồ điều tiết nước. Khi đổ ra biển lại chia làm 9 cửa sông, nên khả năng thoát lũ nhanh. - Các sông ở DH miền Trung : + Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11. Lũ lên rất nhanh, rút nhanh. + Nguyên nhân : Sông ngắn dốc. Mùa lũ trùng với mùa mưa khi có sự xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới, bão thường xuyên xuất hiện cùng với hoạt động của gió mùa Đông Bắc,… gây mưa to, nước thượng nguồn đổ về, thủy triều, sóng biển dâng lên làm phức tạp chế độ nước sông. Câu 6 : Giải thích vì sao chế độ nước của sông Hồng lại thất thường ? - Đặc điểm địa chất : + Phần trung lưu từ Lào Cai-Việt Trì qua miền đá cứng khó thấm nước, làm cho nước sông lên nhanh, rút nhanh. + Phần hạ lưu từ Việt Trì ra đến biển qua vùng sỏi cát… dễ thấm nước làm cho nước sông lên xuống chậm. - Độ dốc : + Đoạn trung lưu chảy trên miền đứt gãy, có độ cao TB 500-1000m, lòng sông dốc, nước chảy nhanh. + Đoạn từ Việt Trì ra đến cửa biển chảy trên nền địa hình thấp dưới 50m, sông uốn khúc quanh co, nước chảy chậm. - Khí hậu và lưu vực : + Trên lưu vực sông đều có mùa mưa giống nhau. Mưa về mùa hè, lượng mưa lớn (như trạm SaPa có lượng mưa TB 2400-2800mm/năm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11) làm cho nước sông dâng cao. + Lưu vực sông có dạng nan quạt, cộng với mùa mưa trùng nhau trên toàn lưu vực, làm cho lũ ở 2 sông (Đà, Lô, Thao) về Việt Trì nhanh và đột ngột. + Hiện nay có hồ thủy điện Thác Bà trên sông chảy, hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà đã phần nào hạn chế tính chất thường của chế độ nước sông. - Thảm thực vật : Trên lưu vực sông, phần lớn lãnh thổ ở Tây Bắc vag Đông Bắc tỉ lệ che phủ của rừng còn thấp làm cho nước dâng lên nhanh. => Tổng hợp các nhân tố trên làm cho chế độ nước sông Hồng lên xuống thất thường. Câu 7 : So sánh các nhân tố tác động đến thủy chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai. * Đặc điểm nền địa chất : - Sông Thu Bồn : có thượng lưu chảy từ miền địa chất khó thấm nước và hạ lưu chảy ở miền địa chất dễ thấm nước. - Sông Đồng Nai : có thượng lưu và trung lưu chảy trên miền đất đỏ badan ở Tây Nguyên nên khả năng thấm hút nước tốt. Hạ lưu chảy trên nền cuội kết, cát kết, bồi tích sỏi… nên cũng thấm nước tốt. GV: Ng« Quang TuÊn - THPT Ng« TrÝ Hoµ - DiÔn Ch©u - NghÖ An. Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan