Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng mây tre đan sang ...

Tài liệu Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường nhật bản của công ty tnhh hồng tiến

.DOC
53
229
148

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt bài luận văn này, trước tiên em xin cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo trong khoa Thương mại quốc tế trường Đại học Thương Mại. Với sự quan tâm,chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô em đã có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Hồng Tiến”. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Nguyệt Nga đã tận tình, quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp tốt nhất trong thời gian vừa qua. Em cũng xin chân thành cảm ơn Giám đốc công ty TNHH Hồng Tiến Giám đốc Nguyễn Văn Sơn cùng các anh chị ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập trong một môi trường chuyên nghiệp và thân thiện. Sự chỉ bảo và hướng dẫn của các bác, các cô, các chú và các anh chị đã giúp em rất nhiều trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghệm và kiến thức còn thiếu nên bài khóa luận sẽ có nhiều sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Hồng Tiến để em có thể hoàn thiện vài viết và rút kinh nghiệm cho các nghiên cứu sau. SVTH: Lê Thị Hồng Thanh Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU................................1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.............................................................1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..........................................................................2 1.3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4 1.6. Kết cấu khóa luận............................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU SANG THI TRƯỜNG NHẬT BẢN.. . .5 2.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................5 2.1.1. Khái niệm rào cản trong thương mại quốc tế................................................5 2.1.2. Khái niệm rào cản môi trường.......................................................................6 2.2. Một số lý thuyết về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế..............7 2.2.1. Các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong hoạt động thương mại7 2.2.2. Quy định về môi trường của Nhật Bản đối với hàng mây tre đan nhập khẩu........................................................................................................................ 12 2.3. Phân định nội dung nghiên cứu.....................................................................15 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG TIẾN........................16 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Hồng Tiến.......................................................16 3.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của công ty TNHH Hồng Tiến....................16 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh....................................................................................17 3.1.3. Cơ cấu tổ chức. ............................................................................................17 3.2.Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hồng Tiến. 18 3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010-2012...................18 3.2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty.................................................19 SVTH: Lê Thị Hồng Thanh Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga 3.3. Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của ông ty TNHH Hồng Tiến ................................................................................................................................. 21 3.3.1. Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn trong sử dụng các loại hóa chất cho mặt hàng mây tre đan XK..............................................................................................21 3.3.2. Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn trách nhiệm SA 8000..............................24 3.4. Đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty TNHH Hồng Tiến............................................................................................................... 28 3.4.1. Những thành công........................................................................................28 3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân.....................................................................29 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG TIẾN........................32 4.1. Định hướng vượt rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường Nhật Bản.....................................................................................32 4.1.1. Triển vọng và xu hướng tăng cường áp dụng các rào cản của thị trường Nhật Bản................................................................................................................. 32 4.1.2. Định hướng vượt rào cản môi trường của công ty trong tương lai............33 4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty TNHH Hồng Tiến..................................................................................................33 4.2.1. Giải pháp cho vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty TNHH Hồng Tiến......................................................34 4.2.2. Giải pháp cho vấn đề thiếu nguồn ngân sách cho đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.............................................................................................................. 35 4.2.3. Giải pháp cho vấn đề nguồn nhân lực.........................................................36 4.2.4. Giải pháp cho vấn đề thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu và bán thành phẩm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường...................................................................36 4.2.5. Giải pháp cho vấn đề hoạch định và quản lý...............................................37 4.3. Một số kiến nghị nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty TNHH Hồng Tiến............................................................................................................... 37 4.3.1. Một số kiến nghị với nhà nước.....................................................................37 4.3.2. Một số kiến nghị với Hiệp hội làng nghề Việt Nam....................................40 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Lê Thị Hồng Thanh Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Mô hình chi tiết của ISO 14001:2004...................................................... 8 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty.................................................................... 17 Bảng 3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010- 2012............................................. 17 Biểu đồ 3.1: Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Hồng Tiến từ 2010-2012............................................................................................................... 18 Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 3 năm trở lại đây......................19 Bảng 3.3: Doanh thu từ các thị trường nhập khẩu sản phẩm mây tre đan của công ty từ 2010-2012........................................................................................................... 20 Bảng 3.4: Cơ cấu chủng loại hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty....................20 Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất của công ty TNHH Hồng Tiến................................. 21 Bảng 3.5: Một số hóa chất được sử dụng trong quá trình vệ sinh nguyên liệu của công ty TNHH Hồng Tiến....................................................................................... 22 Biểu đồ 3.2: môi trường làm việc tại công tyBảng 3.6. Môi trường làm việc tại công ty............................................................................................................................. 27 Bảng 4.1: Tóm tắt các tồn tại, nguyên nhân và giải pháp tương ứng.......................33 SVTH: Lê Thị Hồng Thanh Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên tiếng anh TNHH DN HTQLMT VNĐ USD NK XK TP ATVSLĐ PCCN QLMT TCVN TCMN ISO International Organization Ý nghĩa Trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp Hệ thống quản lý môi trường Việt Nam đồng Đô la Mỹ Nhập khẩu Xuất khẩu Thành phố An toàn vệ sinh lao động Phòng chống cháy nổ Quản lý môi trường Tiêu chuẩn Việt Nam Thủ công mỹ nghệ Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế WTO TBT SPS for Satandardization World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới Technicial barriers to trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại Sanitary and Phytosanitary Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động PPM Measures Production and Process SA APEC Method Social Accountability Tiêu chuẩn xã hội Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Asia – Châu Á - Thái Pacific Dương thực vật Phương pháp chế biến và sản xuất Bình Economic Cooperati on SVTH: Lê Thị Hồng Thanh Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Mỗi quốc gia có chính sách thương mại quốc tế khác nhau tuy nhiên đều chịu sự chi phối của 2 xu hướng cơ bản đó là tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch. Xuất phát từ quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới các rào cản thương mại được loại bỏ, các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, trong nhiều trường hợp, đã trở thành "hàng rào xanh" trong buôn bán quốc tế và ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển. “Rào cản xanh” hay “Rào cản môi trường” là hệ thống những quy định liên quan đến môi trường áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu góp phần tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người, sức khỏe và cuộc sống của các loài động thực vật. Hầu hết các rào cản môi trường được EU đưa ra, số còn lại là từ Nhật Bản, Mỹ và các hiệp định môi trường đa phương. Ở Nhật các rào cản môi trường chủ yếu tồn tại từ năm 1999. Người tiêu dùng Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Vì thế, yếu tố đặt lên hàng đầu đối với hàng hóa nhập khẩu là liệu hàng hóa đó có hại gì cho sức khoẻ con người và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái hay không? Chính vì lý do trên hàng mây tre đan của Việt Nam rất được thị trường Nhật ưa chuộng. Là sản phẩm được làm từ nguyên liệu thiên nhiên rất thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Theo số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm 11 tháng năm 2012 tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2011, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng mây tre đan cói thảm thứ 2 chỉ sau Hoa Kỳ.Tuy là thị trường tiềm năng nhưng Nhật Bản có những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường nhằm đảm bảo chất lượng, độ an toàn sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Những rào cản mà Nhật Bản đưa ra đối với hàng nhập khẩu trong đó có hàng mây tre đan đã tạo ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Không nằm ngoài số đó công ty TNHH Hồng Tiến, đang phải đối mặt với những khó khăn để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường mà Nhật Bản đưa ra. Tuy chưa gặp phải trường hợp đối tác trả lại hàng nhưng việc đáp ứng được các tiêu chuẩn mà bên đối tác đưa ra cũng đã khiến cho doanh nghiệp bị hạn chế trong thị trường xuất khẩu. SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 1 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài: “Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Hồng Tiến”. Nghiên cứu rào cản môi trường để có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty không những sang thị trường Nhật Bản mà còn sang các thị trường khác, góp phần đưa hàng mây tre đan Việt Nam có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Việc giải quyết và xử lý mối quan hệ giữa thương mại và môi trường hiện nay là vấn đề mới, nhưng rất quan trọng của toàn thế giới và của mỗi quốc gia trước xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu.Hậu quả mà môi trường phải gánh chịu do thúc đẩy sự tự do thương mại là khó tránh khỏi, để giảm bớt hậu quả của sự phá hủy môi trường các nước không ngừng đặt ra các rào cản môi trường đối với hàng hóa muốn nhập khẩu vào quốc gia mình. Các rào cản này tạo ra không ít những khó khăn cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trước thực tế đó, có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu về rào cản môi trường cũng như rào cản kỹ thuật do các tổ chức trên thế giới hay các nước phát triển đặt ra nhằm tìm ra các biện pháp vượt rào cản thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Luận văn thạc sỹ“ Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU của công ty mỹ nghệ xuất nhập khẩu Hà Nội trong xu thế hội nhập” của Lê Thị Tuyết Minh, trường Đại học Thương Mại, năm 2006. Nêu ra một số rào cản kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường về hóa chất đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm giúp công ty mỹ nghệ xuất nhập khẩu Hà Nội vượt qua được rào cản đẩy mạnh sản lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU cũng như các thị trường khác. Đây là kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng và các hàng hóa khác nói chung sang thị trường EU. Luận văn tốt nghiệp “ Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU của công ty Artex Hà Nội” của Nguyễn Thị Thu Hằng, trường Đại học Thương Mại, năm 2012. Trong bài luận văn đã đưa ra một số rào cản của EU đối với TCMN xuất khẩu như quy định SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 2 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga của luật hóa chất REACH đối với TCMN, quy định về kiểu dáng, quy cách sản phẩm của hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường EU. Hay luận văn tốt nghiệp “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và sinh thái trong hoạt động xuất khẩu gỗ sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần Lâm Sản Nam Định.” Của Đoàn Thu Hiền, trường Đại học Thương Mại, năm 2012. Tuy đã đề cập đến các rào cản môi trường mà Nhật Bản đã đặt ra đối với đồ gỗ nhập khẩu nhưng vẫn chưa nghiên cứu sâu về một số loại hóa chất được phép và không được phép sử dụng trong quá trình sản xuất. Các công trình nghiên cứu trên tuy đã đề cập đến rào cản kỹ thuật cũng như rào cản môi trường, nêu ra các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN nhưng trước tính chất phức tạp và thay đổi liên tục của hệ thống các rào cản và phạm vi nghiên cứu của vấn đề có thể quá rộng hoặc quá hẹp cho việc tìm hiểu các rào cản môi trường một cách chuyên sâu. Do đó em chọn đề tài: “Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Hồng Tiến” nhằm nghiên cứu cụ thể hơn các rào cản môi trường mà Nhật Bản áp dụng đối với hàng mây tre đan của Việt Nam. 1.3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào cản môi trường, bao gồm khái niệm, phân loại rào cản môi trường trong thương mại quốc tế.Nêu ra được hệ thống rào cản môi trường được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế. - Đưa ra các rào cản môi trường được áp dụng ở Nhật Bản đối với hàng mây tre đan xuất khẩu. - Phân tích và đánh giá hiệu quả thực trạng áp dụng rào cản môi trường đối với hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty. - Đề xuất một số giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy XK hàng mây tre đan xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Hồng Tiến. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu là: Rào cản môi trường của Nhật Bản đối với hàng mây tre đan xuất khẩu. SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 3 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga  Phạm vi nghiên cứu: -Về không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Hồng Tiến. -Về thời gian: đề tài nghiên cứu trong thời gian 3 năm: 2010, 2011, 2012. -Về nội dung: nghiên cứu, phân tích các rào cản môi trường mà công ty phải thực hiện để xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường Nhật Bản và thực trạng đáp ứng các quy định về môi trường tại công ty. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp một số tình huống, thông tin về rào cản môi trường trong thương mại của Nhật Bản đối với hàng mây tre đan. - Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực tiễn thực hiện các rào cản môi trường của công ty trong xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường Nhật Bản. - Phương pháp phân tích: phân tích, đánh giá tổng quát và đưa ra những nguyên nhân tồn tại trong thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh đối chiếu giữa những tiêu chuẩn môi trường được Nhật Bản đặt ra với những gì mà công ty đã, đang thực hiện. - Phương pháp phỏng vấn người lao động: đánh giá thực trạng xây dựng tiêu chuẩn điều kiện lao động SA 8000 của công ty. 1.6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 4 chương, nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận của rào cản môi trường đối với hàng mây tre đan xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Chương 3: Phân tích thực trạng vượt rào cản môi trường đối với hàng mây tre đan xuất khẩu sang thi trường Nhật Bản của công ty TNHH Hồng Tiến. Chương 4: Một số giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Hồng Tiến. SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 4 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU SANG THI TRƯỜNG NHẬT BẢN. 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm rào cản trong thương mại quốc tế a) Khái niệm rào cản trong thương mại quốc tế Các quốc gia thường phải sử dụng một hệ thống các công cụ để điều chỉnh hoạt động TMQT, đó là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” đối với thương mại chỉ được đề cập chính thức trong một Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đó là TBT. Trong Hiệp định này khái niệm hàng rào được thừa nhận như một thoả thuận là “các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của một nước, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này”. Vì vậy, theo cách hiểu chung nhất thì rào cản thương mại là bất kì biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế. b) Phân loại  Theo cách tiếp cận của Tổ chức Thương mại thế giới Trong khuôn khổ của WTO dựa trên hệ thống các biện pháp kiểm soát nhập khẩu, rào cản thương mại có thể được chia thành hai nhóm lớn là: rào cản thuế quan và phi thuế quan. - Rào cản thuế quan đó là viêc c áp dụng thuế là công cụ chính gây rào cản để kìm hãm sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước - của môṭ quốc gia. Rào cản phi thuế quan là những rào cản không dùng thuế quan mà thay vào đó là các biêṇ pháp hành chính để phân biêṭ đối xử chống laị sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài ,bảo vệ hàng hóa trong nước.  Theo cách tiếp cận xây dựng báo cáo thường niên của Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 5 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga Báo cáo hàng năm của Đại diện thương mại Mỹ phân loại các rào cản TMQT thành các nhóm như: chính sách nhập khẩu; tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận; mua sắm của Chính phủ; trợ cấp xuất khẩu; bảo hộ sở hữu trí tuệ; các rào cản dịch vụ; các rào cản đầu; các rào cản chống cạnh; các rào cản khác (tham nhũng, hối lộ... hoặc các rào cản có ảnh hưởng đến những lĩnh vực đơn lẻ). Như vậy, Mỹ đã không phân chia rào cản thành rào cản thuế quan và phi thuế quan như WTO mà đưa ra các rào cản trong từng lĩnh vực thương mại cụ thể. 2.1.2. Khái niệm rào cản môi trường a) Khái niệm Hiện nay, rào cản môi trường là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực TMQT, song định nghĩa chính thống về nó lại chưa có nhiều. Có thể xem xét một số định nghĩa về rào cản môi trường như sau: “Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động sản xuất, từ việc sử dụng nguyên vật liệu đến trình độ công nghệ sản xuất; từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng tái chế chất thải; từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi trường…”. Trung tâm nghiên cứu APEC (Australia),1998 đã mô tả: “Rào cản môi trường được định nghĩa như là các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác động đến thương mại; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích môi trường; các hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các biện pháp thâm nhập thị trường với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các hạn chế thương mại đặt ra theo quy tắc MEAs”. b) Phân loại  Báo cáo của trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) và trường đại học Monash đã phân loại rào cản môi trường thành 4 nhóm:  Các rào cản thương mại môi trường  Các rào cản thương mại môi trường tiềm năng  Các biện pháp liên quan: bao gồm các quy định trên nền tảng môi trường mặc dù không thực sự đáp ứng như định nghĩa trên, cũng có thể đóng vai trò là các rào cản môi trường đối với thương mại.  Các biện pháp thương mại liên quan đến môi trường theo quy định MEAs.  Hay có thể chia làm hai nhóm sau đây: SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 6 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga  Nhóm thứ nhất, bao gồm các quy định mang tính bắt buộc. Một sản phẩm muốn nhập khẩu phải đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định nào đó về môi trường như: các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến (mức độ chất thải ô nhiễm, sự lãng phí tài nguyên không tái tạo...); các tiêu chuẩn về bao gói, bao bì (cách xử lý và thu gom sau sử dụng)...  Nhóm thứ hai, bao gồm các quy định về phí, thuế và các khoản liên quan đến môi trường. Sản phẩm gây ô nhiễm vẫn được nhập khẩu nhưng tùy mức độ gây ô nhiễm, DN phải đóng một khoản tiền hợp lý. 2.2. Một số lý thuyết về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế 2.2.1. Các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong hoạt động thương mại a) Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn đối với động thực vật (SPS) Các biện pháp vệ sinh động-thực vật bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục, kể cả các tiêu chí sản phẩm cuối cùng; các quá trình và phương pháp sản xuất; thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và thủ tục chấp thuận; xử lý kiểm dịch kể cả các yêu cầu gắn với việc vận chuyển động vật hay thực vật hay gắn với các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển; các điều khoản về phương pháp thống kê có liên quan, thủ tục lấy mẫu và phương pháp đánh giá nguy cơ, và các yêu cầu đóng gói và dán nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm. Bảo vệ sức khoẻ cho con người khỏi các côn trùng hoặc bệnh tật do các loại động thực vật mang theo. b) Bộ tiêu chuẩn ISO14000 ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Trong đó có ISO 14001:2004 Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng quy định cụ thể yêu cầu cho một hệ thống quản lý môi trường cho phép một tổ chức phát triển và thực hiện chính sách, các mục tiêu môi trường đáp ứng được các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác. Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất/ dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình. SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 7 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Sơ đồ 2.1: Mô hình chi tiết của ISO 14001:2004 (Nguồn: trung tâm giám định và chứng nhận hợp quy VietCert,2004) Các bước triển khai ISO 14001 tại các tổ chức/doanh nghiệp gồm các bước sau: Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường: Chính sách môi trường phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLMT. Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường: Một giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:  Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ  Xác định các yếu tố môi trường: các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 8 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình Bước 3. Thực hiện và điều hành: Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các qui trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống HTQLMT một cách bền vững. Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa hệ thống QLMT vào hoạt động. Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi. Bước 4: Kiểm tra Giai đoạn thứ tư của mô hình là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:  Theo dõi và đo lường: Tiến hành giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra  Đánh giá sự phù hợp: Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự tuân thủ, phù hợp với các yêu cầu của pháp luật đã định ra.  Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa: Thực hiện các thủ tục nhằm đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi xảy ra những sự không phù hợp của hệ thông quản lý.  Kiểm soát hồ sơ: thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường của tổ chức.  Đánh giá nội bộ: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001. Bước 5: Xem xét của lãnh đạo: Là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về hệ thống QLMT. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới hệ thống QLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:    Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống HTQLMT Xác định tính đầy đủ Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 9 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga  Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống HTQLMT, các quá trình và thiết bị môi trường… c) Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (Social Accountability 8000 – SA 8000). SA8000 là tiêu chuẩn đầu tiên được áp dụng để đánh giá các vấn đề trách nhiệm xã hội được giới thiệu đầu tiên vào năm 1997. Tiêu chuẩn này được xây dựng theo cấu trúc tiêu chuẩn ISO 9001/ISO 14001, các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tuyên bố Liên Hiệp Quốc về Quyền Con Người và Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em. Hê tc hống SA 8000 đề cập đến các vấn đề : Lao động trẻ em: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động của trẻ em dưới 14 (hoặc 15 tuổi tùy theo từng quốc gia) và trẻ vị thành niên 14 (15)-18. Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuổi tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển, cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào. Lao động cưỡng bức: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động tù tội, lao động để trả nợ cho người khác v.v.. Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tùy thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào. Sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc: Các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí, các theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháy-chữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, an toàn hóa chất (MSDS). Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ánh quyền thành lập và gia nhập công đoàn; thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. Phân biệt đối xử: Các vấn đề về phân biệt đối xử theo các tiêu chuẩn tôn giáo-tín ngưỡng, chủng tộc, đẳng cấp, dân tộc thiểu số, người nước ngoài, tuổi tác, SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 10 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị. Tiêu chuẩn SA 8000 không cho phép có sự phân biệt đối xử. Kỷ luật lao động: Các vấn đề liên quan đến các hình thức kỷ luật được phép và không được phép (đánh đập, roi vọt, sỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối tình dục v.v). Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói. Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức. Quy định tương thích với các tiêu chuẩn trong bộ Luật lao động của từng quốc gia cũng như các tiêu chuẩn của ILO về thời gian làm việc thông thường, lao động thêm giờ, các ưu đãi về thời gian làm việc đối với lao động nữ (trong hay ngoài thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi). Thù lao: Lương và các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…): Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng được luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương. Hệ thống quản lý Doanh nghiệp: Các vấn đề về quản lý của người sử dụng lao động, bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền được khiếu nại của người lao động và nghĩa vụ phải trả lời hay giải đáp khiếu nại của người sử dụng lao động. Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các Hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình. d) Các phương pháp chế biến và sản xuất theo quy định môi trường (PPM): Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không.Những quy định và tiêu chuẩn về phương pháp chế biến, quá trình sản xuất sản phẩm được áp dụng trong quá trình sản xuất nghĩa là các giai đoạn trước khi sản phẩm được bán ra thị trường để hạn chế chất thải ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo hủy hoại môi trường. e) Nhãn sinh thái SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 11 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích chu kỳ vòng đời của sản phẩm. Theo phương pháp này, người ta sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Các giai đoạn này bao gồm giai đoạn tiền sản xuất (chế biến các nguyên liệu thô), sản xuất, phân phối (bao gồm đóng gói), sử dụng tiêu thụ và loại bỏ sau khi sử dụng. Một số nhãn sinh thái phổ biến trên thế giới như: EcoLogoM của Canada, Hoa sinh thái (Eco Flower) của EU, Thiên thần xanh (Blue Angel) của Đức, Dấu Sinh thái (Eco Mark) của Nhật Bản, … 2.2.2. Quy định về môi trường của Nhật Bản đối với hàng mây tre đan nhập khẩu Hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Đối với mặt hàng mây tre đan cũng bị chi phối bởi hàng loại luật lệ và quy định sau: a) Kiểm dịch thực vật trước khi cho phép nhập khẩu Hàng mây tre đan khi XK yêu cầu kiểm dịch trước tiên và quan trọng nhất đó là: - Hàng hóa không bị mối, mọt hay bất cứ loại côn trùng nào trên hàng hóa. Hàng hóa không bị nấm mốc. Lông, sơ, tước của tre, mây… phải được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt là trên sản phẩm không được có tóc người mắc vào.(do hàng mây tre đan là hàng thủ công nên rất dễ có tóc người vướng trên sản phẩm). Ngoài ra hàng hóa còn được áp dụng luật kiểm dịch như các hàng hóa NK khác. b)Các tiêu chuẩn trong sử dụng hóa chất cho mặt hàng mây tre đan xuất khẩu  Hóa chất trong xử lý mối mọt, tạo màu cho sản phẩm Việt Nam có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên hàng mây tre đan rất dễ bị mối, mọt xâm hại gây hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Ở Việt Nam các cơ sở sản xuất nhỏ đều chủ yếu sử dụng lưu huỳnh (diêm sinh) để ủ sấy mây tre, lưu huỳnh vừa có tác dụng chống mốc, mọt vừa có tác dụng làm trắng, lên màu vàng đẹp cho nhiều sản phẩm mây tre đan, trong khi giá của lưu huỳnh rất rẻ, cách sử dụng để ủ sấy cũng rất đơn giản và tiện lợi. Tuy nhiên, lưu huỳnh là chất độc đã bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu vào nhiều quốc SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 12 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga gia trong đó có Nhật Bản vì đây là một chất độc cho cả người sản xuất lẫn người sử dụng. Nó có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng não, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.  Các loại keo ép Keo ép được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng tre cuốn, các hàng tre ép công nghiệp, ván sàn tre. Đây cũng là một loại hoá chất nhạy cảm được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên khi họ có nhu cầu mua hàng. Trong các loại keo có một lượng Formadehyle nhất định có tác dụng giúp làm cứng các liên kết và định hình sản phẩm. Nếu lượng hoá chất này có tỷ lệ cao sẽ không chỉ gây độc cho người sử dụng mà còn gây nguy hiểm cho cả công nhân sản xuất vì mùi rất khó chịu và gây ô nhiễm môi trường. Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí, việc hít thở phải fomandehyde có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, đau đầu, khó thở (Nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2004).Tổ chức Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 2004 đã xếp formaldehyde là hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, có thể gây tác hại cho da dù chỉ với một hàm lượng rất thấp. Theo quy định các hạn chế đối với hàng gia dụng có độc tố được quy định ở sắc lệnh của chính phủ Nhật Bản những “chất có độc tố" kể từ cuối tháng 3-1998 có Formandehyle. Do đó trong sản phẩm nhập khẩu vào Nhật lượng Fomandehyde cho phép là ≤ 3.5 mg/m2h (phòng kinh doanh công ty TNHH Hồng Tiến).  Sơn phủ bề mặt Sau khi sản phẩm được hoàn thiện hình dáng sẽ được sơn phủ bề mặt. Chất sơn phủ bề mặt có tác dụng làm đẹp sản phẩm và nó còn là một lớp bảo vệ sản phẩm khỏi các xâm hại từ bên ngoài như mốc, mọt, ẩm thấp gây trương nứt hàng, tạo độ bóng và giúp sản phẩm bền đẹp hơn…Nhưng đây lại là lớp tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng thông qua nhiều cách trong quá trình sử dụng sản phẩm. Nhật Bản có các yêu cầu về loại sơn phủ bề mặt như sau: - Nếu là các sản phẩm dùng để ngồi như bàn ghế thì sơn không được gây bẩn cho quần áo của người sử dụng. Sẽ được Test bằng cách dùng vải trắng để - lau vào sơn mầu, bề mặt của hàng hóa. Nếu là hàng dùng cho trẻ nhỏ thì sẽ có yêu cầu Test đặc biệt vì trẻ em luôn có thói quen sờ mó, thậm chí ngửi liếm vào các đồ dùng nên yêu cầu về chất - lượng sơn an toàn là rất cao. Nếu là hàng dùng cho đồ nhà bếp như bát đũa, thớt, thìa thì phải thoả mãn được các yêu cầu về an toàn thực phẩm. SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 13 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga (Nguồn: phòng kinh doanh công ty TNHH Hồng Tiến) c) Luật an toàn sản phẩm: Từ 1/7/2003, các quy định mới về việc thải các chất hóa học dễ bay hơi, về tiêu chuẩn nhà của Bộ Đất Đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông được ban hành. Quy định mới này được ban hành do mối lo ngại của người Nhật về chứng “nhà bệnh tật”, là hội chứng sức khỏe mà người mua phàn nàn là do đồ gỗ, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật thải ra quá nhiều hóa chất dễ bay hơi. Nội dung chủ yếu của quy định: - Quy định quản lý mới về chất chlorpyrifo và formaldehyde trong sản phẩm . Cấm tuyệt đối việc sử dụng chất chlorpyrifos. Những hạn chế đối với việc sử dụng formandehyde về mức độ dẫn tới khả năng gây ô nhiễm môi trường và các yêu cầu đối với với định quy định cho cơ quan kiểm nghiệm. d) Yêu cầu về bao bì, nhãn mác, đóng gói hàng hóa Yêu cầu về bao bì đóng gói hàng mây tre đan của Nhật Bản như sau: - Đóng gói và chất thải bao bì đóng gói: có quy định các mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản xuất và thành - phần của bao bì. Bao bì được thiết kế, sản xuất, thương mại hoá sao cho có thể được tái sử dụng hoặc thu hồi, tái chế để giảm thiểu ảnh hưởng về môi trường khi vứt - bỏ. Bao bì phải được sản xuất để giảm thiểu sự hiện diện của các chất độc hại và các chất nguy hiểm khác khi bao bì được thiêu hủy hoặc chôn. Yêu cầu về nhãn mác: Nhật Bản có luật quy định về gắn nhãn mác chất lượng hàng gia dụng. Luật được thông qua năm 1962 với mục đích bảo vệ khách hàng, yêu cầu các nhà sản xuất phải gắn nhãn mác sản phẩm đủ để đảm bảo khách hàng có thể biết chính xác và xác định được chất lượng hàng gia dụng và tránh được bất kỳ sự thiệt hại không lường trước nào so khiếm khuyết trong chất lượng hàng hóa. Một vài thông tin cơ bản trên nhãn mác - Tên và nhãn hiệu sản phẩm. Tên và địa chỉ của công ty sản xuất Tên và địa chỉ của công ty nhập khẩu Nước xuất xứ Trọng lượng/khối lượng Tên và loại nguyên vật liệu cấu thành Hướng dẫn bảo quản, sử dụng nếu cần thiết 2.3. Phân định nội dung nghiên cứu SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 14 Lớp K45E6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Nguyệt Nga Đề tài: “Giải pháp vượt rào cản môi trường đối với hàng mây tre đan xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Hồng Tiến” tập trung nghiên cứu các tiêu chuẩn môi trường mà Nhật Bản đưa ra đối với hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty TNHH Hồng Tiến. Thực trạng việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty và định hướng vượt rào cản môi trường của công ty trong thời gian tới thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Để làm rõ nội dung nghên cứu của đề tài, phần nghiên cứu sẽ làm rõ các vấn đề sau:  Các tiêu chuẩn trong việc sử dụng các loại hóa chất cho mặt hàng mây tre đan xuất khẩu  Hóa chất trong xử lý mối, mọt và tạo màu cho sản phẩm  Sử dụng các loại keo ép  Sử dụng sơn phủ bề mặt  Tiến trình xây dựng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hôi SA 8000 của công ty chủ yếu tập trung vào sức khỏe và an toàn nơi làm việc của công nhân nhân viên. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG TIẾN 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Hồng Tiến. 3.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của công ty TNHH Hồng Tiến Hình thức pháp lý Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH HỒNG TIẾN Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HONG TIEN CO., LTD Trụ sở chính: số nhà 60- Đường Lê Trọng Tấn- Quận Hà Đông- TP Hà Nội Điện thoại: 0433825852 -Fax: 0433510410 - Email: [email protected]ặc : [email protected] - Website: http://www.hongtien.com.vn - Nhà máy: Lô số 9- khu công nghiệp Yên Nghĩa- Quận Hà Đông- TP Hà Nội  Quyết định thành lập - Đăng ký kinh doanh lần thứ nhất: ngày 21-11-2005 - Đăng ký kinh doanh lần thứ hai: ngày 21-04-2008 - Đăng ký kinh doanh lần thứ ba: ngày 21-04-2011  Vốn điều lệ: 6.000.000.000 VNĐ  Quá trình hình thành và phát triển của công ty  - SVTH: Lê Thị Hồng Thanh 15 Lớp K45E6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan