Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô trên địa bàn hà n...

Tài liệu Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô trên địa bàn hà nội. (lấy công ty tnhh thiên ngọc an làm đơn vị nghiên cứu)

.DOC
65
35595
113

Mô tả:

TÓM LƯỢC Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của các tiến bộ khoa học kĩ thuật thì xe hơi cũng dần trở nên phổ biến và thâm nhập sâu hơn vào đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Nhờ ưu thế của loại xe hạng trung bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, nội thất sang trọng, giá cả hợp lý nên các mẫu xe Toyota và Honda luôn là những mẫu xe bán chạy nhất trên thị trường Việt Nam. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh những loại xe này trên thị trường. Song, những thách thức từ việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng như từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm bùng nổ cạnh tranh giữa các liên doanh ô tô, các doanh nghiệp thương mại khiến họ phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều mới có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Do vậy, vấn đề phát triển thương mại đối với các doanh nghiệp kinh doanh ô tô Toyota và Honda trở nên hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Với việc điều tra, phỏng vấn kết hợp cùng với việc tham khảo các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được, luận văn đã chỉ ra những giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội. Hy vọng thông qua luận văn này, bản thân công ty TNHH Thiên Ngọc An nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nói chung có thể nhận ra được tầm quan trọng của phát triển thương mại mặt hàng này và ứng dụng những giải pháp đó vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất. 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo đã trang bị cho em những nền tảng kiến thức cơ bản về các môn học cơ sở và chuyên ngành kinh tế thương mại cũng như các kiến thức thực tế từ những bài giảng trên lớp trong suốt 4 năm học qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo THS. Vũ Thị Hồng Phượng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Bác Doãn Huy Tuân - Giám đốc công ty TNHH Thiên Ngọc An, anh Vũ Việt Dũng - Giám đốc công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô Việt Nguyên cùng các anh chị cán bộ, công nhân viên trong 3 công ty em thực tập cũng như phỏng vấn điều tra đã giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp tài liệu để em hoàn thành luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng và nỗ lực trong việc hoàn thiện luận văn của mình, song do điều kiện thời gian, kinh nghiệm và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Hải Hường 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..............................................1 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài...............................................................7 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài..........................................................8 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................9 1.4 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................9 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp...........................................................................10 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PTTM SẢN PHẨM Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN HN..............................................11 2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản..............................................................11 2.1.1 Khái quát về sản phẩm ô tô..............................................................................11 2.1.2 Phát triển thương mại sản phẩm ô tô..............................................................12 2.1.3 Thị trường với phát triển thương mại sản phẩm ô tô....................................13 2.2 Một số lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm ô tô................................13 2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển thương mại sản phẩm ô tô...................13 2.2.1.1 Quy mô thương mại về sản phẩm ô tô..........................................................13 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm ô tô...............18 2.2.3 Vai trò của phát triển thương mại sản phẩm ô tô..........................................21 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình trước........21 2.4 Phân định nội dung nghiên cứu..........................................................................23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PTTM SẢN PHẨM Ô TÔ CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN NGỌC AN .............................................................................................................................. 24 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu................................................................................24 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................24 3.1.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu.............................................................25 3.1.3 Phương pháp khác............................................................................................26 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến PTTM sản phẩm ô tô của công ty TNHH Thiên Ngọc An.........................................................26 3.2.1 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh sản phẩm ô tô Toyota và Honda trên địa bàn HN.........................................................................................................26 3 3.2.2 Đánh giá tổng quan tình hình PTTM sản phẩm ô tô của công ty TNHH Thiên Ngọc An...................................................................................................................... 28 3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến PTTM sản phẩm ô tô của công ty TNHH Thiên Ngọc An trên địa bàn HN..................................................................30 3.3 Kết quả tổng hợp điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia. ..................................................................................................................................... 34 3.3.1 Kết quả tổng hợp và phân tích phiếu điều tra, phỏng vấn.............................35 3.4 Kết quả tổng hợp dữ liệu thứ cấp.......................................................................38 CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PTTM SẢN PHẨM Ô TÔ CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN NGỌC AN..................................................................................................................45 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.........................................................45 4.1.1 Các kết luận.......................................................................................................45 4.2 Những dự báo và phương hướng phát triển thương mại sản phẩm ô tô của công ty TNHH Thiên Ngọc An trên địa bàn HN..............................................................51 4.2.1 Dự báo................................................................................................................ 51 4.2.2 Phương hướng...................................................................................................52 4.3 Các giải pháp thị trường nhằm PTTM sản phẩm ô tô của công ty TNHH Thiên Ngọc An...................................................................................................................... 53 4.3.1 Giải pháp đối với bản thân doanh nghiệp.......................................................53 4.3.2 Kiến nghị với nhà nước....................................................................................57 4 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 33Bảng 3.1 TÊN Sản lượng tiêu thụ xe của Honda và Toyota từ 27 Bảng 3.3Tỷ năm 2007 đến 2009 Sản lượng ô tô tiêu thụ của công ty TNHH Thiên 41 trọng khách Ngọc An năm 2006-2010 hàng mua xe theo nhóm Bảng 3.2 Bảng 3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công 41 Bảng 3.5 ty TNHH Thiên Ngọc An năm 2006-2010 Cơ cấu các loại xe tiêu thụ của công ty TNHH 45 Bảng 3.6 Thiên Ngọc An năm 2006-2010 Cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty TNHH 46 Bảng 3.7 Thiên Ngọc An trên địa bàn Hà Nội Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ các loại ô tô công ty 47 Biểu 3.1 kinh doanh qua các năm 2006-2010 34 So sánh chi phí ô tô năm 2008 ở Việt Nam với một số nước Đông Nam Á Biểu 3.2 So sánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty 43 Biểu 3.3 TNHH Thiên Ngọc An qua các năm 2006-2010 So sánh lợi nhuận bán hàng của công ty TNHH 44 Biểu 3.4 Thiên Ngọc An qua các năm 2006-2010 Cơ cấu sản phẩm ô tô nhập khẩu và phân phối 45 Sơ đồ 3.1 của công ty TNHH Thiên Ngọc An năm 2010 Quan hệ giữa công nghệ phụ trợ và công nghệ sản 35 xuất, lắp ráp ô tô. 5 TRANG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỐ THỨ TỰ 1 2 3 TỪ VIẾT TẮT PTTM TNHH VAMA DIỄN GIẢI Phát triển thương mại Trách nhiệm hữu hạn Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Vào thời điểm trước cách mạng tháng 8 năm 1945, đối với người Việt Nam ô tô vẫn còn là một khái niệm hết sức xa lạ. Cho đến giai đoạn 1945-1954, các hãng xe hơi của Pháp đã khống chế toàn bộ thị trường ô tô nước ta với các hãng xe hàng đầu của Pháp thời đó như: Renault, Citroen, Peugeot. Cùng với lịch sử đất nước trong những năm tháng đấu tranh chống đế quốc Mỹ và công cuộc bảo vệ xây dựng tổ quốc, thị trường ô tô nước ta cũng có những chuyển biến linh hoạt với việc lần lượt chiếm ưu thế của các hãng xe Mỹ, tiếp đó đến Nhật Bản, Đông Âu, Trung Quốc và Liên Xô. Từ năm 1986 trở lại đây, quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã nối lại quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới và làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự khởi sắc của thị trường ô tô. Các loại xe ô tô của các hãng nổi tiếng lại tràn ngập thị trường nước ta như: Toyota, Mercedes, Fiat… với muôn vàn kiểu xe: xe bus, xe tải, xe du lịch, xe cẩu. Theo số liệu thống kê năm 2004, tổng số xe ô tô trên cả nước là 756.497 chiếc và đến 9/2010 thì con số này đã tăng lên gấp đôi là hơn 1.5 triệu xe. Như vậy có thể nói ô tô ngày nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của đời sống con người. Ngành công nghiệp ô tô phát triển không những đáp ứng được nhu cầu đi lại của toàn xã hội và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ mà thông qua hoạt động của thị trường ô tô, nó còn giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực an ninh quốc gia. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thương mại nhằm phát triển hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm ô tô đang là một thử thách lớn. Bên cạnh đó, những mối đe dọa từ thiên tai (động đất, sóng thần, bệnh dịch), chiến tranh thế giới và khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển thương mại một cách ổn định và bền vững. Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh sản phẩm ô tô nói riêng thì cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động thương mại. Tức là làm thế nào để gia tăng được khối lượng sản phẩm ô tô tiêu thụ và doanh thu bán hàng trên thị trường; mở rộng được thị phần của doanh nghiệp, đẩy mạnh được tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu sảm phẩm? Phát triển thương mại bền vững phải gắn 7 với nâng cao hiệu quả thương mại và kết hợp hài hòa với các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của đất nước. Đây là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ô tô nói chung và các doanh nghiệp thương mại kinh doanh sản phẩm ô tô nói riêng. Năm 2008 được đánh dấu là một mốc phát triển mới của thị trường ô tô Việt Nam với doanh số cộng dồn 11 tháng thu về cho hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA) ở mức trên 100.000 chiếc. Tuy nhiên đến năm 2009, với một loạt những khó khăn tiếp diễn như nền kinh tế suy giảm trong khi thuế trước bạ lại tăng lên 12%, thuế tiêu thụ đặc biệt mới và khủng hoảng từ những hãng ô tô hàng đầu thế giới đã khiến cho thị trường ô tô việt Nam lâm vào tình trạng ảm đạm hơn bao giờ hết. Đến năm 2010, trong khi thị trường ô tô trên thế giới bắt đầu “tăng nhiệt” do kinh tế thế giới phục hồi thì thị trường ô tô Việt Nam vẫn khó khăn trong việc định ra các chiến lược phát triển thương mại. Trước bối cảnh đó, là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp trong nước, công ty TNHH Thiên Ngọc An đã đạt được nhiều thành công bên cạnh đó là không ít những thách thức. Tính từ thời điểm năm 2006 đến nay, doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động thương mại nhằm nâng cao doanh số bán hàng và mở rộng thị trường, doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong 2 năm 2007 và 2008 do hiệu quả từ chính sách khuyến khích thương mại của chính phủ. Tuy nhiên, mức tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận lại không đồng đều giữa các năm, năm 2009 và 2010 lợi nhuận và doanh thu đều sụt giảm do chính sách kích cầu giảm 50% thuế VAT và phí trước bạ của chính phủ chấm dứt cùng với đó là những khó khăn trong việc mở rộng thị phần, huy động nguồn tài chính và công tác điều tra nghiên cứu thị trường sản phẩm. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm phát triển thương mại (PTTM) mặt hàng ô tô cho các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nói chung và công ty TNHH Thiên Ngọc An nói riêng trở nên hết sức cấp thiết trong giai đoạn tới. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động kinh doanh và nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược để đẩy mạnh tiêu thụ, cải thiện doanh thu và mở rộng thị phần của công ty TNHH Thiên Ngọc An thì điều quan trọng là cần phải có những giải pháp đổi mới, hoàn thiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó không thể không tính đến các giải pháp thị trường. Chính vì vậy em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội. (lấy công ty TNHH Thiên Ngọc An làm đơn vị nghiên cứu) làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 8 Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm trả lời cho những câu hỏi về mặt lý luận như: Bản chất của PTTM sản phẩm ô tô? Chỉ tiêu nào cho phép đánh giá PTTM mặt hàng ô tô? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến PTTM sản phẩm này? Tiếp theo là tìm câu trả lời cho các câu hỏi về mặt thực tiễn như: Thực trạng PTTM sản phẩm ô tô của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nói chung và công ty TNHH Thiên Ngọc An nói riêng trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào? Giải pháp gì cho PTTM mặt hàng này trong giai đoạn hiện nay? 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến PTTM sản phẩm ô tô, từ đó tạo nền tảng, cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng PTTM sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội. Về mặt thực tiễn: Tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng PTTM sản phẩm ô tô của công ty TNHH Thiên Ngọc An trên địa bàn Hà Nội, nêu rõ những hoạt động liên quan đến nghiên cứu phát triển thị trường mà công ty đang áp dụng. Bên cạnh đó cần chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó để xác định đúng đắn vấn đề trọng tâm của thị trường cần giải quyết để PTTM sản phẩm ô tô. Cuối cùng là việc đề xuất một số giải pháp thị trường, kiến nghị nhằm PTTM sản phẩm ô tô cho các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nói chung đồng thời chỉ rõ những giải pháp mang tính cấp thiết và lâu dài cho bản thân công ty TNHH Thiên Ngọc An trên địa bàn Hà Nội. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phản ánh PTTM sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội là một vấn đề bao hàm rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện về thời gian, kinh phí, mục tiêu nghiên cứu cũng như năng lực của bản thân nên việc nghiên cứu đề tài này được giới hạn ở phạm vi như sau: Về nội dung: + Đánh giá PTTM sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội về các khía cạnh: quy mô, chất lượng và hiệu quả thương mại. + Các giải pháp, đề xuất tập trung vào nhóm giải pháp thị trường về các khía cạnh phát triển như mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả của PTTM sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội. Về không gian: 9 + Đơn vị nghiên cứu: công ty TNHH Thiên Ngọc An. Ngoài ra luận văn có tham chiếu thêm hai công ty khác là công ty TNHH thương mại & dịch vụ ô tô Việt Nguyên và công ty cổ phần đầu tư phát triển Thế Giới Mới. + Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động PTTM của công ty trên địa bàn Hà Nội, trong đó tập trung chủ yếu ở 10 quận nội thành Hà Nội ( Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên và Hà Đông), ngoài ra có nghiên cứu thêm một số huyện như Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Thường Tín… + Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm ô tô Toyota (Innova) và Honda (Civic, CR-V) nhập khẩu từ Nhật Bản và sản xuất lắp ráp trong nước. Về thời gian: Khảo sát và phân tích thực trạng PTTM sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội của công ty TNHH Thiên Ngọc An từ năm 2005 đến 2010 đồng thời đưa ra giải pháp cho 5 năm tiếp theo từ 2011 đến 2015. 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn có kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu giải pháp thị trường nhằm PTTM sản phẩm ô tô. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp thị trường nhằm PTTM sản phẩm ô tô. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích hoạt động PTTM sản phẩm ô tô của công ty TNHH Thiên Ngọc An trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp thị trường nhằm PTTM sản phẩm ô tô của công ty TNHH Thiên Ngọc An trên địa bàn Hà Nội. 10 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PTTM SẢN PHẨM Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái quát về sản phẩm ô tô Ô tô là sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế giới cuối thế kỉ thứ 19. Ô tô do nhiều chi tiết hợp thành, trạng thái kĩ thuật của ô tô có liên quan mật thiết đến chất lượng lắp ghép giữa các chi tiết. Ở Việt Nam hiện nay, ô tô là phương tiện chủ yếu làm cho mạng lưới đường bộ trở thành những huyết mạch nối liền các địa bàn, thành thị, nông thôn, miền núi và biên giới xa xôi cách trở. Về bản chất: ô tô (xe hơi) là một loại phương tiện giao thông chạy bằng 4 bánh có chở theo động cơ của chính nó. Về cấu trúc: đa số các xe hơi 4 bánh trở lên đều sử dụng động cơ đốt trong để tiêu thụ nhiên liệu như xăng, dầu diesel, các nhiên liệu hóa thạch hay nhiên liệu sinh học khác. Một số xe hơi thì sử dụng động cơ điện hoặc kết hợp giữa động cơ điện và động cơ đốt trong với nguồn điện lấy chủ yếu từ máy phát điện, ắc quy hoặc pin nhiên liệu. Các xe hơi sử dụng động cơ đốt trong thường có thêm các hệ thống nhiên liệu, hệ thống khởi động, hệ thống phát điện. Xe hơi hiện đại còn có hệ thống dẫn lái, hệ thống giảm xóc, hệ thống điều hòa không khí, túi khí, hệ thống chống bó phanh … Các bộ phận chính của ô tô bao gồm: động cơ, hệ thống truyền lực, phanh, bánh xe và xăm xe, hệ thống lái, hệ thống treo, khung xe, thiết bị nội thất, thiết bị ngoại thất và hệ thống điện ô tô. Có hai cách phân loại xe hơi chủ yếu là phân loại theo năng lượng chuyển động (động cơ xăng, động cơ diesel, động cơ lai – hybird, động cơ lai loại tế bào nhiên liệu) và phân loại theo phương pháp dẫn động (FF - động cơ đặt trước, cầu trước chủ đông; FR động cơ đặt trước, cầu sau chủ động; MR – động cơ đặt giữa, cầu sau chủ động; 4WD – bốn bánh chủ động). Chiếc xe hơi đầu tiên chạy bằng động cơ xăng được Karl Benz phát minh ra ở Đức năm 1885. Và kể từ đó đến nay xe hơi không ngừng được cải tiến về mẫu mã và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người và trở thành một loại phương tiện giao thông chủ yếu trong xã hội hiện đại. Có thể kể tên một số loại xe hơi hiện nay như: Mercedes, BMW, Audi, Ford, Toyota, Nissan, Hyundai, Honda, Kia, Mitsubishi, Suzuki, Porsche, Chevrolet … 11 2.1.2 Phát triển thương mại sản phẩm ô tô. Phát triển thương mại là tất cả các hoạt động của con người tác động theo hướng tích cực đến lĩnh vực thương mại (mua bán sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy quá trình mua bán sản phẩm dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngày càng mở rộng về quy mô, tăng lên về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững. Phát triển thương mại sản phẩm ô tô là một quá trình bao gồm sự mở rộng về quy mô, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm ô tô một cách ổn định và bền vững gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu các loại ô tô và cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm này một cách hợp lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả thương mại sản phẩm ô tô, đáp ứng hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội – môi trường, tối đa hóa lợi ích của khách hàng và hướng tới PTTM một cách bền vững. Như vậy có thể hiểu khái niệm “phát triển thương mại sản phẩm ô tô” qua những khía cạnh cụ thể sau: Thứ nhất: PTTM sản phẩm ô tô là sự mở rộng về quy mô tức là làm cho lĩnh vực thương mại có sự gia tăng sản lượng ô tô tiêu thụ qua đó nâng cao doanh thu bán hàng và mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Đây chính là khâu tạo đà cho sản phẩm ô tô bán được nhiều hơn, tái sử dụng vốn đầu tư, rút ngắn thời gian lưu thông là yếu tố cốt lõi để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai: PTTM sản phẩm ô tô phải gắn liền với nâng cao chất lượng thương mại mặt hàng này khi cung cấp ra thị trường như sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ô tô theo hướng gia tăng các sản phẩm chất lượng tốt, khắc phục nhược điểm còn tồn tại trong sản phẩm, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản phẩm theo doanh thu. Thứ ba: PTTM sản phẩm ô tô là gắn liền với việc nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại sản phẩm ô tô chỉ có hiệu quả cao khi nó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, lao động, tối thiểu hóa được chi phí sản xuất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. Đó cũng chính là sự phản ánh trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực của công ty trong hoạt động trao đổi, mua bán và cung ứng sản phẩm để thu lại lợi ích cao nhất với số vốn bỏ ra thấp nhất. Cuối cùng: PTTM sản phẩm ô tô phải hướng đến tính bền vững. Nghĩa là PTTM sản phẩm ô tô phải hài hòa với các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ kế tiếp trong tương lai. Mục đích của PTTM mặt hàng này không chỉ thể hiện ở vị thế của sản phẩm mà công ty cung cấp ra thị 12 trường, mức độ hấp dẫn khách hàng, sự không ngừng mở rộng thị phần mà còn thể hiện ở sự đóng góp tích cực của nó trong việc đảm bảo hài hòa các mối quan hệ lợi ích trong phát triển giữa hiện tại và tương lai, giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân thông qua giải quyết việc làm cho người dân và tăng thu cho ngân sách nhà nước. 2.1.3 Thị trường với phát triển thương mại sản phẩm ô tô Thị trường đóng một vai trò rất lớn đối với PTTM sản phẩm ô tô. Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường tác động và chi phối mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, thị trường càng mở rộng và phát triển thì lượng ô tô tiêu thụ được càng nhiều và khả năng PTTM sản phẩm ô tô của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa vì thế mỗi doanh nghiệp, trên cơ sở nhận biết nhu cầu thị trường và khả năng của mình để đề ra chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lý nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, từ đó góp phần PTTM sản phẩm này. Ngoài ra, thị trường còn phản ánh thế và lực của doanh nghiệp. Thị trường mà doanh nghiệp chinh phục được càng lớn thì chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng càng mạnh, tiêu thụ sản phẩm ô tô trở nên thuận lợi hơn dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cao hơn tạo điều kiện cho mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Đây chính là khía cạnh PTTM sản phẩm ô tô về cả quy mô, chất lượng và hiệu quả hướng tới tính ổn định, bền vững. Các chính sách PTTM mặt hàng ô tô chủ yếu như lựa chọn và phát triển lợi thế của sản phẩm, khai thác và sử dụng các nguồn lực, tiếp cận thị trường và xác lập hệ thống phân phối, khuyếch trương sản phẩm, hậu mãi, các chính sách thuế và chính sách đầu tư nghiên cứu thị trường, hoàn thiện mạng lưới phân phối … Các chính sách này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt được cụ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp thực hiện kết hợp các chính sách trên một cách có hiệu quả nhất phù hợp với từng khu vực thị trường và từng thời kì khác nhau. 2.2 Một số lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm ô tô 2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển thương mại sản phẩm ô tô 2.2.1.1 Quy mô thương mại về sản phẩm ô tô Chỉ tiêu quy mô thương mại về sản phẩm ô tô chính là tổng giá trị của sản phẩm ô tô do quá trình lưu thông đem lại trong một khoảng thời gian xác định. Nó được biểu hiện 13 bởi số lượng sản phẩm ô tô được tiêu thụ, doanh thu và thị phần của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. + Số lượng sản phẩm ô tô được tiêu thụ chính là sự phản ánh quy mô thương mại của công ty. Khi có sự gia tăng của các yếu tố đầu vào như mặt bằng kinh doanh, máy móc thiết bị, vốn, nhân lực, kĩ thuật … thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để gia tăng số lượng sản phẩm ô tô tiêu thụ. Và ngược lại, muốn đẩy mạnh hiệu quả các giao dịch mua bán sản phẩm ô tô trên thị trường thì một yếu tố quan trọng là phải thay đổi quy mô thương mại cả về chiều rộng và chiều sâu. + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm ô tô là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và quy mô thương mại của doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu tổng quát phản ánh lượng tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc kinh doanh mặt hàng này trên thị trường trong một khoảng thời gian xác định. Trong kinh tế học, doanh thu bán hàng thường được xác định bằng tích số giữa giá bán và sản lượng. Doanh thu: TR = P x Q Trong đó: TR: doanh thu bán hàng P: giá bán của 1 sản phẩm ô tô Q: số lượng ô tô được bán ra + Ngoài hai nhân tố trên, quy mô thương mại sản phẩm ô tô còn được phản ánh bởi tỷ lệ thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh hay thị phần của doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp nào càng thâm nhập và chiếm lĩnh được nhiều thị phần thì càng thể hiện được sức mạnh chi phối thị trường tiêu thụ. Có hai khái niệm: thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối. Thị phần tuyệt đối là tỷ lệ giữa doanh thu của doanh nghiệp ( TRDN ) so với doanh thu của toàn ngành hiện có trên thị trường ( TR ) về sản phẩm ô tô trong một khoảng thời gian xác định. Công thức tính: Thị phần tuyệt đối = TRDN TR Thị phần tương đối là tỷ lệ giữa phần doanh thu của doanh nghiệp ( TRDN ) với phần doanh thu của đối thủ cạnh tranh nhất trong ngành ( TRDTCT ) về sản phẩm ô tô trong một khoảng thời gian xác định. Công thức tính: Thị phần tương đối = TRDN TRDTCT Dựa trên hai khái niệm này có thể nhận biết được tỷ lệ phần doanh thu của doanh nghiệp là lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu lần so với doanh thu toàn ngành và gấp bao 14 nhiêu lần so với các đối thủ cạnh tranh nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp đề xuất được những kế hoạch mở rộng thị phần cho phù hợp. Như vây, khi quy mô thương mại được mở rộng sẽ tạo điều kiện để tăng số lượng hàng hóa luân chuyển, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm ô tô, đảm bảo được mức doanh thu dự kiến đồng thời đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và khai thác thị trường sản phẩm nhằm mở rộng hơn nữa thị phần của doanh nghiệp trong tương lai. 2.2.1.2 Chất lượng thương mại sản phẩm ô tô Chất lượng thương mại sản phẩm ô tô là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm này của doanh nghiệp. Nó được hiểu trên hai khía cạnh là tốc độ phát triển và chuyển dịch trong cơ cấu sản phẩm ô tô. + Tốc độ phát triển sản phẩm ô tô là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng phát triển thương mại sản phẩm này. Nếu tốc độ phát triển cao và ổn định qua các năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa tiềm năng ngành ô tô trong tương lai. Ngược lại, nếu tốc độ phát triển cao nhưng không ổn định hoặc tốc độ phát triển thấp sẽ là biểu hiện của sự PTTM sản phẩm ô tô chưa thực sự bền vững và hiệu quả. Tốc độ phát triển sản phẩm ô tô được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước tính theo doanh thu hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân. Công thức tính tốc độ tăng trưởng sản phẩm ô tô năm (n+1) so với năm n tính theo doanh thu là: x Pn 1 �Qn 1  Pn �Qn �100 Pn 1 �Qn 1 Trong đó: x là tốc độ tăng trưởng sản phẩm ô tô năm (n+1) theo doanh thu. Pn là giá bán của 1 sản phẩm ô tô trong năm n Qn là số lượng ô tô được tiêu thụ của công ty trong năm n Pn 1 là giá bán của 1 sản phẩm ô tô trong năm (n+1) Qn 1 là số lượng ô tô được tiêu thụ của công ty trong năm (n+1) Công thức tính tốc độ tăng trưởng bình quân sản phẩm ô tô theo doanh thu: X  n 1 x 2.x3....xn Trong đó: X là tốc độ tăng trưởng bình quân sản phẩm ô tô theo doanh thu x 2 , x3 ,…, xn : là tốc độ tăng trưởng hàng năm sản phẩm ô tô. 15 Thông qua hai công thức này, doanh nghiệp có thể so sánh được tốc tăng trưởng sản phẩm ô tô theo doanh thu của năm thực hiện với năm kế hoạch nhằm đánh giá chính xác sản phẩm ô tô của doanh nghiệp mình có phát triển ổn định hay không để đề ra các chiến lược hợp lý. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng bình quân sản phẩm ô tô cũng cho thấy khi doanh nghiệp bỏ ra một đơn vị vốn để kinh doanh sản phẩm ô tô thì đóng góp trung bình là bao nhiêu phần trăm cho tăng trưởng chung của toàn ngành. + Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ô tô là chuyển dịch trên một số khía cạnh như cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường sản phẩm và cơ cấu khách hàng tiêu dùng. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ô tô theo hướng chú trọng kinh doanh các sản phẩm ô tô chủ lực có ưu thế hơn trên thị trường, chuyển dịch cơ cấu thị trường sản phẩm theo hướng mở rộng các đại lý bán hàng ra các thị trường tiềm năng, khoanh vùng các khu vực có nhu cầu cao về ô tô, có mặt bằng thuận lợi gắn liền với nhiều đô thị hiện đại. Ngoài ra chuyển dịch cơ cấu khách hàng tiêu dùng là việc xác định tập khách hàng chủ lực, khách hàng tiềm năng ở các thị trường khác nhau để phát huy những lợi thế sẵn có đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại. 2.2.1.3 Hiệu quả thương mại sản phẩm ô tô Hiệu quả thương mại là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu với chi phí bỏ ra hay nguồn lực sử dụng để đạt được kết quả đó. Thể hiện bằng công thức: H = K/C. Trong đó H: hiệu quả thương mại K: kết quả đạt được theo mục tiêu C: chi phí bỏ ra hoặc nguồn lực sử dụng. + Xét trên cấp độ vĩ mô, hiệu quả thương mại sản phẩm ô tô được biểu hiện bằng khả năng đóng góp vào GDP quốc gia, khả năng thu hút lao động và việc làm, mức độ hạn chế gia tăng thất nghiệp ... Thông qua hoạt động kinh doanh sản phẩm ô tô trên thị trường, doanh nghiệp đã tạo ra giá trị gia tăng trong thương mại, một phần trong số đó dùng để trả lương cho công nhân và nộp thuế cho nhà nước. Tiền lương và thuế mà doanh nghiệp phải trả đã góp phần hình thành nên nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia. Cũng thông qua hoạt động kinh doanh này mà thu hút được lao động, giải quyết được vấn đề việc làm, giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp hàng năm. 16 + Xét trên cấp độ doanh nghiệp, hiệu quả thương mại được xác định dựa vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại, lợi nhuận mà doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm ô tô đạt được so với các chi phí về vốn và lao động … Để PTTM sản phẩm ô tô đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết kết hợp sử dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài một cách hợp lý để đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Có thể kể đến một số nguồn lực như: cơ sở vật chất, vốn kinh doanh, nhân lực, kinh nghiệm, thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp… Để tận dụng hết được những thế mạnh của mỗi nguồn lực đã khó nhưng để kết hợp các nguồn lực này nhằm PTTM sản phẩm này lại càng khó hơn. Vì thế mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại sản phẩm ô tô nói riêng cần linh hoạt và sáng tạo trong tất cả các khâu, quy trình, bộ phận của hoạt động kinh doanh để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh suy cho cùng đều là lợi nhuận. Lợi nhuận kinh doanh ô tô chính là phần tài sản mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí liên quan. Lợi nhuận kinh doanh càng lớn thì các doanh nghiệp kinh doanh ô tô càng có lợi. Công thức tính: lợi nhuận (  ) = TR - TC . Trong đó TR là tổng doanh thu, TC là tổng chi phí. Công thức tính: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = LN �100 . Trong đó: LN là M tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp kinh doanh ô tô đạt được trong kì (lợi nhuận trước thuế), M là doanh thu thuần của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một thời kì nhất định, doanh nghiệp thương mại kinh doanh sản phẩm ô tô thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả thương mại của doanh nghiệp càng cao. 2.2.1.4 Sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường Như trên đã phân tích, PTTM sản phẩm ô tô phải hướng đến tính bền vững đồng thời ở ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Trước hết, PTTM sản phẩm ô tô góp phần tạo việc làm cho người lao động, giúp họ tiếp cận được những sản phẩm cơ khí hiện đại, thỏa mãn nhu cầu về phương tiện giao thông hàng ngày, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động đồng thời phát triển nếp sống văn minh đô thị. Bên cạnh đó, PTTM sản phẩm ô tô đã và đang gắn liền với việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, con người được hưởng ngày càng nhiều những lợi ích từ khoa học công nghệ. Và ô tô là một phát minh đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển của con người trong hiện tại và tương 17 lai. Tuy nhiên, PTTM sản phẩm ô tô cũng nảy sinh một số vấn đề tiêu cực cho môi trường như ô nhiễm khí thải, tiếng ồn động cơ vì thế cần có sự cải tiến hơn nữa về sản phẩm này theo hướng sử dụng nguồn nhiên liệu sạch, giảm bớt tiếng ồn, thân thiện hơn với môi trường sống của con người trong tương lai để đảm bảo yêu cầu PTTM sản phẩm này một cách bền vững. 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm ô tô. 2.2.2.1 Các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm ôtô a. Nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn lực của doanh nghiệp trước hết là nguồn tài chính. Nó bao gồm tiền tệ và các dạng khác như cổ phiếu, trái phiếu … Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm ô tô sở hữu tiềm lực tài chính vững mạnh sẽ chủ động hơn trong các quyết định kinh doanh, dễ nắm bắt thời cơ “mua may bán đắt”, đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu được những rủi ro tài chính, có điều kiện để chi cho quảng cáo và dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiều hơn. Nhờ đó mà hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp ô tô sở hữu nguồn tài chính eo hẹp, phải phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn vay. Nguồn lực thứ hai cũng quan trọng không kém: nguồn nhân lực. Đây là một nguồn lực giữ vị trí trung tâm, là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thiếu con người, tất cả các nguồn lực khác tồn tại đều vô giá trị. Con người vừa đảm nhiệm công việc kinh doanh vừa đóng vai trò quản lý tất cả các nguồn lực khác một cách tối ưu nhất mà không một loại máy móc nào có thể thay thế được. Nguồn nhân lực tốt, đáp ứng được nhu cầu công việc đa dạng và không ngừng hoàn thiện để phù hợp với xu thế mới sẽ là động lực cho phát triển kinh tế đất nước nói chung và phát triển thương mại của doanh nghiệp kinh doanh ô tô nói riêng. Sau nguồn tài chính và nguồn nhân lực thì vị trí của khoa học công nghệ rất đáng được chú trọng trong giai đoạn phát triển mới. Khoa học công nghệ không những phản ánh trình độ phát triển của doanh nghiệp sản xuất mà còn đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh ô tô. Nhờ hiểu biết về khoa học công nghệ mà con người tiếp cận được với những nguồn thông tin về các loại sản phẩm ô tô trên thế giới, nắm vững được các thông số kĩ thuật, cách thức vận hành máy, quy cách bảo trì bảo dưỡng động cơ để phục vụ cho quá trình tiếp thị, quảng cáo 18 sản phẩm mới, đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả thương mại. b. Thị trường của doanh nghiệp Thị trường của doanh nghiệp bao gồm cung, cầu và cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ô tô, mỗi một khía cạnh trên đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động phát triển thương mại. Cầu thị trường ô tô là lượng sản phẩm ô tô mà người mua muốn mua ở một mức giá nhất định. Giả định các yếu tố khác không đổi, cầu thị trường ô tô sẽ phụ thuộc vào giá ô tô trên thị trường. Giá tăng, cầu giảm và ngược lại. Ngoài ra, những yếu tố khác có thể tác động đến cầu thị trường ô tô như: thu nhập (tỷ lệ thuận với cầu), trào lưu, thị hiếu hay kì vọng về giá bán của khách hàng có thể làm tăng hoặc giảm lượng cầu về ô tô, giá cả của các hàng hóa có liên quan đến ô tô (giá của hàng hóa bổ sung như xăng, dầu sẽ tỷ lệ nghịch với lượng cầu ô tô còn giá của các hàng hóa thay thế như xe máy lại tỷ lệ thuận với lượng cầu về sản phẩm này). Cung thị trường ô tô là lượng sản phẩm ô tô mà người bán muốn bán ở một mức giá nhất định. Cũng giống như cầu, cung thi trường ô tô cũng phụ thuộc vào giá cả ô tô khi cố định các yếu tố khác. Nhưng cung tỷ lệ thuận với giá ô tô, giá ô tô tăng lên thì cung tăng và ngược lại, giá ô tô giảm cung cũng giảm. Các yếu tố ngoài giá ảnh hưởng đến cung thị trường ô tô đó là các yếu tố đầu vào cho sản xuất và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và sự điều tiết của chính phủ. Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến thị trường ô tô đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh loại sản phẩm này. Mục tiêu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên không ngoài việc chiếm lĩnh thị phần và nâng cao lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường sôi động như hiện nay, cạnh tranh là điều tất yếu để khẳng định vị thế và sức mạnh của mỗi doanh nghiệp, giúp giữ lại những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và đào thải những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đồng thời góp phần đẩy mạnh hoạt động cải tiến kinh doanh. 2.2.2.2 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm ôtô a. Kinh tế Những yếu tố kinh tế bao gồm tổng thu nhập quốc dân (GDP), tổng sản phẩm quốc nội (GNP), mức thu nhập bình quân đầu người, chính sách tài chính, lãi suất ngân hàng, tình trạng lạm phát… là những nhân tố cơ bản không những ảnh hưởng đến phát 19 triển thương mại sản phẩm ô tô mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội của cả một đất nước. Cụ thể như nếu một nền kinh tế có mức GDP, GNP hay thu nhập bình quân đầu người thấp thì để phát triển thương mại sản phẩm ô tô với giá cao sẽ một vấn đề khó khăn. Trong khi đó, một nước có GDP hay thu nhập bình quân đầu người cao sẽ có sức mua lớn hơn do nhu cầu của họ cao hơn và vì thế phát triển thương mại ô tô cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra yếu tố lãi suất ngân hàng và lạm phát cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến PTTM. Lãi suất cao sẽ làm giảm bớt tiêu dùng hàng hóa của người dân dẫn tới sức mua giảm và tương tự lạm phát cao cũng làm thay đổi cơ cấu chi tiêu theo hướng giảm nhu cầu tiêu dùng. Tất cả những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. b. Xã hội Bên cạnh yếu tố kinh tế thì các vấn đề xã hội như dân số, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán cũng đều có những tác động nhất định tới phương thức mua bán và thói quen tiêu dùng. Quy mô dân số ảnh hưởng đến lượng cầu tiêu thụ sản phẩm; trình độ dân trí càng cao thì càng có điều kiện tiếp cận với những sản phẩm công nghệ mới; những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng sẽ hình thành nên những nhóm khách hàng với những nhu cầu hoàn toàn khác nhau đối với sản phẩm ô tô trên thị trường… c. Chính sách của nhà nước Chính sách của nhà nước ảnh hưởng và chi phối mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia với những mức độ khác nhau. Riêng đối với lĩnh vực thương mại, ta cũng thấy được những tác động nhất định như: các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ cho người sản xuất và người tiêu dùng; các chính sách xúc tiến thương mại, khuyến khích đầu tư mở rộng thị trường; chính sách khuyến khích xuất khẩu là điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh ô tô trên thị trường. Tuy nhiên, do những biến động kinh tế khó lường những năm gần đây nên một số chính sách mà chính phủ đưa ra có thể chưa thực sự hợp lý hoặc thay đổi quá nhanh chóng khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng sụt giảm khá lớn sản lượng ô tô tiêu thụ. Ví dụ, hiện nay Việt Nam đang thắt chặt chính sách tài khóa, chính phủ quyết định giảm bớt mua xe công trong khi lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm ô tô ở khu vực nhà nước lại chiếm tỷ trọng lớn hay chính sách thuế trước bạ và thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tiêu thụ ô tô trong vài năm gần đây. 2.2.3 Vai trò của phát triển thương mại sản phẩm ô tô 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan