Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cptp đức việt trên...

Tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cptp đức việt trên thị trường miền bắc

.DOCX
64
456
56

Mô tả:

TÓM LƯỢC Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập sâu rộng với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, cơ hội kinh doanh ngày càng lớn, tuy nhiên sự cạnh tranh sẽ càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo thuận lợi, vừa tạo thách thức cho các doanh nghiệp phát triển vươn lên vị trí dẫn đầu trên thị trường. Trong quá trình thực tập tại công ty CPTP Đức Việt, thông qua thực tiễn công việc thực tập kết hợp với phương pháp nghiên cứu thị trường thông qua nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt trên thị trường miền Bắc” làm đề tài khóa luận. Đầu tiên khóa luận nêu tổng quan về các vấn đề nghiên cứu như: Tính cấp thiết của đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của khóa luận. Sau đó hệ thống lại các lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm xúc xích, những nhân tố thuộc thị trường tác động đến phát triển thương mại sản phẩm xúc xích. Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bắc của công ty CPTP Đức Việt,qua đó đưa ra được những thành công về Sản lượng tiêu thụ của công ty về quy mô thương mại và ý thức được nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh một số thành công nhất định thì quá trình phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty còn những hạn chế tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, hạn chế trong công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. Kết hợp với những dự báo và định hướng phát triển thương mại sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bắc của công ty trong giai đoạn 2013 đến 2015 đề xuất các giải pháp về : Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách sản phẩm theo hướng đa dạng hóa để mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng chính sách giá cả linh hoạt,tăng cường công tác tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến bán. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị với nhà nước về việc tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp, về chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm xúc xích, ..nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bắc của công ty CPTP Đức Việt. 1 LỜI CẢM ƠN Sau quá trình thực tập tại công ty CPTP Đức Việt hướng tới khóa luận tốt nghiệp được sự gợi ý giúp đỡ của bạn bè, đặc biệt là sự định hướng của khoa Kinh tế Thương Mại em xin lựa chọn đề tài“Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt trên thị trường miền Bắc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới thầy giáo PGS.TS Hà Văn Sự đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị thuộc công ty CPTP Đức Việt đã giúp đỡ em, cung cấp số liệu cho em có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình. Em xin cảm ơn thầy cô đã và đang công tác tại trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp, với sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy cô trong trường giúp em tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm đáng quý và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình làm khóa luận em đã cố gắng hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và của các bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trịnh Hải Vân 2 MỤC LỤC TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................................viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................ix LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................1 2.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.............................................2 3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................3 4. ĐỐI TƯỢNG,MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................5 6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP..............................................................6 Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM...................................7 1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp...............................................................................................................7 1.1.2 Vai trò của việc phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp.......12 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP......................................................................................................................12 1.2.1. Những cơ sở và yêu cầu của phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp ........................................................................................................................ 12 1.2.2 Các chính sách chủ yếu nhằm phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp ........................................................................................................................ 14 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP..................................................................................17 1.3.1. Các nhân tố vĩ mô............................................................................................17 3 1.3.2. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp................................................................18 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN.............20 THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC......................................................................................20 2.1. NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC.................................................................................................................. 20 2.1.1. Những khái quát chung về Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt...............20 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt.......................................................................23 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC ..................................................................................................................................... 27 2.2.1. Phân tích những chỉ tiêu phản ánh hoạt động phát triển thương mại của công ty........................................................................................................................27 2.2.2. Các chính sách và biện pháp mà công ty đã áp dụng nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trong thời gian qua (2011 – 2013).......................................................................................30 2.3. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC.............................................35 2.3.1. Các kết luận qua nghiên cứu...........................................................................35 2.3.2. Các phát hiện qua nghiên cứu.........................................................................36 Chương 3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC................................................................37 3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT ĐẾN NĂM 2015 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.......................................................................................37 4 3.1.1. Dự báo về thị trường sản phẩm xúc xích của công ty trong giai đoạn 2013-2015................................................................................................................... 37 3.1.2. Những mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty...........................37 3.1.3. Những định hướng nhằm nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt đến năm 2015 và những năm tiếp theo 38 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY ĐÉN NĂM 2015 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.......................................................................................................38 3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.....................................................38 3.2.2. Xây dựng chính sách sản phẩm theo hướng đa dạng hóa để mở rộng thị trường tiêu thụ...........................................................................................................39 3.2.3. Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt.............................................................40 3.2.4. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ........................41 3.2.5.Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến bán hàng........................................41 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC..............................................................................................41 3.3.1. Kiến nghị đến Bộ Thông tin và truyền thông.................................................41 3.3.2. Kiến nghị đến hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật..................................42 3.4. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...................................................43 KẾT LUẬN................................................................................................................44 PHỤ LỤC 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng biểu 1 Bảng 1.1 2 Bảng 2.1 3 Bảng 2.2 4 5 6 7 Tên bảng Các sản phẩm xúc xích của công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bắc Bảng 2.3 2011-2013 Cơ cấu doanh thu của sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bảng 2.4 Bắc giai đoạn 2011-2013 Doanh thu sản phẩm xúc xích của một số công ty tại thị trường Bảng 2.5 Bảng 2.6 miền Bắc năm 2013 Hiệu quả thương mại (2011-2013) Chi phí sản xuất của doanh nghiệp (2011-2013) 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT 1 2 3 Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Tên biểu đồ Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPTP Đức Việt giai đoạn 2011 – 2013. Biểu đồ 2.2 Cơ cấu doanh thu xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc từ năm 2011-2013 . Biểu đồ 2.3 Thị phần sản phẩm xúc xích của một số công ty tại thị trường miền Bắc năm 2013 7 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Tên sơ đồ 1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt 2 Sơ đồ 2.2 Mô hình kênh phân phối của Đức Việt 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ST T 1 2 3 4 5 6 Từ viết tắt PGS-TS PTTM ĐHTM HĐLĐ CBCNV CHLB 7 HACCP 8 TUV Rheinland 9 BM TRADA 10 11 12 13 14 15 TNHH CPTP VSATTP GTGT DN THPT Diễn giải Phó giáo sư-Tiến sĩ Phát triển thương mại Đại học Thương mại Hợp đồng lao động Cán bộ công nhân viên Cộng hòa Liên bang Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) Tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận thực phẩm của Đức BM Trada Belarus (Tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận thực phẩm của Anh) Trách nhiệm hữu hạn Cổ phần thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm Gía trị gia tăng Doanh nghiệp Trung học phổ thông 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu của con người cũng có sự nâng cao rõ rệt. Thị trường tiêu dùng đòi hỏi khắt khe và tính canh tranh khốc liệt đã khiến các doanh nghiệp của nước ta phải dần thích nghi thay đổi các phương thức kinh doanh cũ sang các hình thức kinh doanh mới, đẩy mạnh phát triển thương mại sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xét riêng thị trường Xúc xích - một sản phẩm fast food, cuộc sống đầy bận rộn đang khiến con người ngày càng xa rời những bữa cơm truyền thống và thay thế nó là thực phẩm ăn nhanh nhằm đảm bảo thời gian cho công việc. Hòa chung nhịp sống bận rộn đó các thành phố lớn với tốc độ phát triển nhanh chính là nơi thể hiện rõ nhất xu hướng thực phẩm fast food đang dần có vị thế vững chắc. Thị trường miền Bắc với sức cuốn hút đầu tư mạnh mẽ cả trong và ngoài nước đang dần chứng tỏ một nguồn lợi nhuận cực lớn cho những doanh nghiệp tiên phong chiếm lĩnh được nó. Chính vì thế mà không khó để chúng ta có thể nhận thấy tính cạnh tranh cực kỳ khốc liệt tại thị trường này. Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt là công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm fast food với sản phẩm được nhiều người biết đến nhất đó chính là Xúc Xích,được thành lập năm 2000 công ty nhanh chóng phát triển và không ngừng lớn mạnh. Nắm được xu hướng phát triển nhu cầu thực phẩm fast food của thị trường Miền Bắc, công ty đã xác định đây là thị trường chính mà công ty hướng tới trong quá trình xây dựng hình ảnh và chiếm lĩnh thị trường. Nhưng đi đôi với sự màu mỡ đó là một sự cạnh tranh cực kỳ ghê gớm đến từ các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. Chính vì thế công ty cần đề ra những giải pháp hữu hiệu để phát triển thương mại sản phẩm thế mạnh của mình. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, em đã tìm hiểu về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và qua kết quả nghiên cứu của bản thân cùng với sự giúp đỡ của quý công ty tác giả nhận thấy việc triển khai các biện pháp phát triển thương mại hàng hoá của công ty ít nhiều đã gặt hái được những thành công, tuy nhiên hiệu quả chưa thật sự cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cấp thiết đó đặt ra cho doanh nghiệp, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt trên thị trường miền Bắc” là đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn góp phần giúp công ty mở rộng thị phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1 2.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện luận văn em có tham khảo một số công trình nghiên cứu khoa học của những năm trước. Những công trình nghiên cứu hoặc có liên quan gián tiếp hoặc liên quan trực tiếp tới đề tài. Đề tài 1:“Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương mại theo hướng tiếp cận phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do PGS - TS Hà Văn Sự trường đại học Thương Mại chủ nhiệm (2004). Đề tài đi sâu nghiên cứu những lý luận chung về phát triển thương mại, phát triển thương mại nói chung gắn với phát triển bền vững. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thương mại một cách bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Dựa trên sự tham khảo những lý luận chung về phát triển thương mại theo hướng tiếp cận của tác giả, đề tài khóa luận của em đi nghiên cứu cụ thể PTTM một loại mặt hàng cụ thể đó là sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực pẩm Đức Việt cụ thể hóa hơn, thu hẹp bớt phạm vi nghiên cứu. Đề tài 2: “ Giải pháp phát triển thị trường với đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát của công ty gạch ốp lát Hà Nội” Đề tài luận văn do sinh viên Hoàng Thị Kim Hiền - khoa Kinh Tế - trường đại học Thương Mại thực hiện năm 2008. Nội dung của đề tài nghiên cứu những lý thuyết chung về phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ và phát triển thị trường gắn với đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu thực trạng chung của một Công ty và đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động đó. Đề tài mới chỉ dừng lại ở hoạt động phát triển thị trường với đẩy mạnh tiêu thụ, đây chỉ là một khâu của hoạt động PTTM sản phẩm. Khóa luận của em nghiên cứu toàn bộ hoạt động PTTM sản phẩm, không chỉ giới hạn ở phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ, mà bao gồm toàn bộ các hoạt động khác, ngoài quy mô thị trường còn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả thương mại của sự phát triển. Đề tài 3:“Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc” Luận văn tốt nghiệp do sinh viên Nguyễn Thị Tuyết (2009) Khoa Kinh Tế ĐHTM. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận chung nhất về PTTM. Tìm hiểu tình hình PTTM mặt hàng thép và đưa ra các giải pháp cho hoạt động PTTM của sản phẩm này trên thị trường miền Bắc. Mặc dù sản phẩm nghiên cứu để tài của em là xúc xích so với mặt hàng thép đều là những sản phẩm có tính đặc thù. Nhưng xúc xích là sản 2 phẩm tương đối mới chưa thấy xuất hiện ở nhiều công trình nghiên cứu, vì thế khóa luận của em đã tập trung nghiên cứu sâu về mặt hàng này. Điểm khác biệt nữa là đề tài của em chỉ tập trung nghiên cứu PTTM tại một công ty cụ thể, đó là công ty cổ phầm thực phẩm Đức Việt để đưa ra những giải pháp PTTM phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của công ty. Đề tài 4: “Phát triển thương mại mặt hàng thiết bị điện trên thị trường miền Bắc của công ty của công ty TNHH thiết bị điện Việt á” Đề tài khóa luận tốt nghiệp do sinh viên Vi Thị Hạnh – khoa Kinh tế - trường đại học Thương Mại thực hiện năm 2012. Đề tài nghiên cứu lý giải những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn sâu sắc của ngành sữa cũng như nhu cầu tiêu dùng của mặt hàng thiết bị điện. Từ đó có kiến nghị với nhà nước những chính sách quản lý mặt hàng thiết bị điện nhằm phát triển thương mại mặt hàng này. Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và mang tính ứng dụng cao cho ngành và doanh nghiệp hướng tới phát triển thương mại bền vững. Các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra tính các thiết của vấn đề phải có nghiên cứu sâu sắc và rõ ràng về thị trường miền Bắc, một thị trường đầy hấp dẫn và hứa hẹn cho các doanh nghiệp. Các tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mới để phù hợp với tình hình mới do đó có tính khách quan cao đi sâu vào vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, từ những vấn đề cấp thiết phải nghiên cứu phát triển thương mại trên thị trường miền Bắc nhưng vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về mặt hàng xúc xích, một sản phẩm đang được ưa chuộng hiện nay. Từ đó thôi thúc em thực hiện đề tài khóa luận này. 3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty đi đến nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, em quyết định lựa chọn đề tài ″Phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính cơ bản sau: Về lý luận: Khóa luận đưa ra tính cấp thiết khi nghiên cứu đề tài, tìm hiểu một số công trình nghiên cứu đi trước,xác lập và tuyên bố vấn đề, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tiếp theo, khóa luận đã trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu : phát triển thương mại là gì? Nội dung phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại sản phẩm xúc xích? Đi tìm hiểu bản chất, mục tiêu, vai trò của phát triển thương mại sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bắc ?... Về thực tiễn, đề tài đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đặt ra bao gồm: 3 - Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc trong những năm gần đây diễn ra như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm xúc xích? - Đâu là những thành công cũng như tồn tại trong quá trình PTTM sản phẩm xúc xích của công ty? Nguyên nhân dẫn đến những thành công và hạn chế đó ? - Giải pháp nào để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm không ngừng phát triển thương mại sản phẩm xúc xích trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trong những năm tiếp theo ? 4. ĐỐI TƯỢNG,MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Những lý luận và thực tiễn phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt tại thị trường miền Bắc. - Mục tiêu nghiên cứu: +Mục tiêu chung: Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc. +Mục tiêu cụ thể: Về phía doanh nghiệp: Qua nghiên cứu và khảo sát đánh giá thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt sẽ chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân vấn đề trọng tâm cần giải quyết về công tác nghiên cứu, giả pháp phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích. Từ đó đề xuất được một số giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt trên thị trường miền Bắc như: nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng mức giá cả sản phẩm linh hoạt, quảng bá xúc tiến thương mại,… Về phía các cơ quan ngoài doanh nghiệp: Khóa luận đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan có liên quan về các chính sách, về luật pháp…nhằm pháp triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nói chung. - Phạm vi nghiên cứu: +Về mặt nội dung: Bài khóa luận tập tập trung đi tìm hiểu về các chính sách, biện pháp mà công ty đã áp dụng nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích như: chính sách về sản phẩm, chính sách về giá, chính sách về kênh phân phối, chính sách về xúc tiến, chính sách về nguồn nhân lực; đồng thời có những đánh giá về các chính sách này. 4 +Về mặt không gian: Tập trung nghiên cứu điển hình ở Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt.Với phạm vi thị trường giới hạn trên thị trường miền Bắc. +Về mặt thời gian: Khóa luận nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xúc xích, số liệu nghiên cứu được thu thập tại Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trong giai đoạn 2010-2013. Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của khủng hoảng kinh tế,điều này ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của Công ty. Bài khóa luận cũng đưa ra các kiến nghị và đề xuất giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt đến năm 2015 và những năm tiếp theo. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu là hệ thống các cách thức, mục đích, nội dung tiến hành thu thập phân tích các thông tin có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Cụ thể ở đây là làm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bắc, tìm ra những tồn tại, nguyên nhân của thực trạng nghiên cứu đó. Để có thể làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu cần sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng, phương pháp để thu thập, xử lý phân tích thông tin, kỹ năng giao tiếp, làm việc cụ thể, kỹ năng tổng hợp... tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào thu thập, xử lý và tổng hợp phân tích như sau: Phương pháp luận: - Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm chăm sóc tóc và thực trạng phát triển thương mại trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố kinh tế, chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế. - Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp duy vật lịch sử, nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm chăm sóc tóc trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phát triển thương mại cũng phải tuân theo các quy luật kinh tế hiện tại. Ngoài ra phải phân tích đánh giá phát triển thương mại phù hợp với điều kiện lịch sử, gắn với tình hình kinh tế xã hội của đất nước, với đặc điểm của môi trường kinh doanh mỗi thời kỳ. Các phương pháp cụ thể - Phương pháp thu thập dữ liệu. +Thu thập dữ liệu thứ cấp. Trong quá trình thực hiện đã thu thập được các dữ liệu thứ cấp sau:  Nguồn bên trong doanh nghiệp:  Các tài liệu lưu hành nội bộ của công ty như hồ sơ công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt.  Các số liệu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như báo cáo tài chính của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt.  Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: 5 Bài giảng, Giáo trình của trường đại học thương mại, các tài liệu tham khảo. Các dữ liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố, báo, tạp chí, tập san, số liệu thống kê từ niêm gián thống kê. Các tài liệu lưu trữ, hồ sơ, văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách... của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; chứng nhận, khen thưởng từ các cấp, các ngành... Các thông tin trên truyền hình, internet, phát thanh.. +Thu thập dữ liệu sơ cấp: Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động thực tế, thực trạng hoạt động sản xuất,cung ứng sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi cho phép - Phương pháp phân tích dữ liệu. Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cần phải sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp và so sánh. Đây là phương pháp hết sức quan trọng và là khâu trọng yếu trong quá trình viết bài luận. - Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức các sự vật hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Phương pháp được sử dụng để so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh hoạt động thương sản phẩm xúc xích của công ty với các đối thủ cạnh tranh để đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm xúc xích trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp chỉ số Các chỉ số được sử dụng để đánh giá sự tăng lên hoặc giảm xuống, tỷ trọng, thị phần tiêu thụ sản phẩm xúc xích trên các thị trường khác nhau từ đó đánh giá được các vấn đề phát triển thương mại mặt hàng này. 6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngoài Lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, nghiên cứu, phần mở đầu thì kết cấu đề tài của tôi được chia làm 3 chương. Trong đó: - Chương 1. Một số lý luận cơ bản về việc phát triển thương mại và hoạt động phát triển thương mại sản phẩm. - Chương 2. Thực trạng hoạt động phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc. - Chương 3. Các đề xuất và kiến nghị triển nhằm phát triểnthương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc. 6 Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đặt ra trong khóa luận , trong kết cấu từng chương sẽ được chia thành nhiều mục nhỏ với nội dung gắn kết và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM 1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp a. Khái niệm - Khái niệm thương mại,thương mại hàng hóa và phát triển thương mại. +Khái niệm thương mại Theo Bộ môn kinh tế Thương mại trường Đại hoc kinh tế Thương mại (2006,tr.7) nêu rõ:“Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận. Từ đó có thể rút ra khái niệm chung của Thương mại là: Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. Thương mại, tiếng Anh là “Commerce” , ngoài ra còn có thuật ngữ khác là Trade, tiếng Pháp “Commerce”, tiếng Latinh “Commercium”, ... về cơ bản các từ này đều được hiểu là buôn bán hàng hóa với mục đích sinh lợi. Luật Thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi: “Hoạt động Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác”. +Khái niệm thương mại hàng hóa Theo Bộ môn kinh tế Thương mại trường Đại hoc kinh tế Thương mại (2006,tr.7) nêu rõ:“Thương mại hàng hoá là một bộ phận của thương mại nói chung, ra đời từ rất lâu trong lịch sử. Thương mại hàng hoá là lĩnh vực trao đổi hàng hoá hữu hình, bao gồm tổng thể các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động hỗ trợ các chủ thể kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định.” 7 +Khái niệm phát triển thương mại Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu. - Khái niệm về thị trường và phát triển thị trường. + Khái niệm về thị trường Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các học thuyết kinh tế. Theo quan niệm cổ điển trước đây, thị trường được coi như một “cái chợ”, là nơi diễn ra các quan hệ mua bán hàng hoá. Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán, hay nói cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Theo nhà Kinh tế học Samuelson (2011) cho rằng: Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. [2.Tr 66,67] Theo Davidbegg (2008) cho rằng :Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình thông qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả. Như vậy, quan niệm về thị trường ngày nay đã nêu một cách đầy đủ và chính xác hơn, làm rõ được bản chất thị trường. Thị trường không chỉ bao gồm các mối quan hệ mà còn bao gồm các tiền đề cho các mối quan hệ và hành vi mua bán. +Thị trường miền Bắc Có nhiều cách thức và góc độ khác nhau được sử dụng để phân loại và phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Sự khác nhau khi sử dụng các tiêu thức này thường được xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết. Theo phạm vi hoạt động thì thị trường miền Bắc là một bộ phận của thị trường nội địa bao gồm các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc được chia làm 3 tiêu vùng: miền núi phía Bắc gồm 13 tỉnh,trung tâm của khu vực là Thái Nguyên;Vùng Hà Nội gồm 7 tỉnh trong đó thành phố Hà Nội là trung tâm của khu vực và cuối cùng là vùng duyên hải Bắc bộ 8 + Khái niệm về phát triển thị trường Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức biện pháp của doanh nghiệp để đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa.Phát triển thị trường của doanh nghiệp bao gồm việc đưa sản phẩm hiện tại vào tiêu thụ ở thị trường mới; khai thác tốt thị trường hiện tại; nghiên cứu dự đoán nhu cầu thị trường, đưa sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và khu vực thị trường mới. - Phân biệt giữa phát triển thương mại và phát triển thị trường của doanh nghiệp +Giống nhau Phát triển thương mại và phát triển thị trường có điểm giống nhau đó là mục đích cuối cùng đều đem lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp: tối đa hóa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao. +Khác nhau  Phát triển thương mại sản phẩm: là hoạt động thực hiện trên một thị trường mục tiêu cụ thể cố định,là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường . Ngoài đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì hoạt động này còn có mục đích tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu.  Phát triển thị trường: là đưa sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp vào tiêu thụ thị trường mới,khai thác tốt thị trường hiện tại,nghiên cứu dự đoán nhu cầu thị trường,đưa sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và khu vực thị trường mới b. Chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm: để đánh giá sự phát triển thương mại có thể có nhiều chỉ tiêu khác nhau. Từ nội hàm phát triển thương mại ta đưa ra 3 tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại là: phát triển thương mại về quy mô, phát triển thương mại về chất lượng, hiệu quả thương mại. Dựa trên 3 tiêu chí này, ta có thể đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá như sau: - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại về quy mô. +Sản lượng sản phẩm tiêu thụ Là khối lượng mặt hàng bán ra của doanh nghiệp trên thị trường. Sản lượng tiêu thụ càng lớn chứng tỏ quy mô chứng tỏ doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có sức ảnh hưởng chi phối đến thị trường. Nếu mặt hàng tiêu thụ tăng, chứng tỏ quy mô thương mại mặt hàng tăng lên, mặt hàng đang ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường, mặt hàng đi nhanh vào khâu lưu thông tiêu dùng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để đo lường sự tăng lên về sản lượng bài luận sử dụng chỉ tiêu: Số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng: ∆yt = yt +1 - yt 9 Trong đó: ∆y là mức tăng tuyệt đối của sản lượng tiêu thụ kỳ hiện tại so với kỳ gốc. Yt+1 là số lượng bán kỳ hiện tại. Yt là số lượng bán kỳ gốc. ∆y > 0 có nghĩa là quy mô doanh nghiệp đang được mở rộng. Đây là dấu hiệu tích cực đối với phát triển thương mại mặt hàng thiết bị điện. Số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng thể hiện sự thay đổi tuyệt đối của quy mô thương mại trong 2 năm khác nhau hay sự mở rộng quy mô về thương mại năm sau so với năm trước. Số lượng tăng tương đối của sản lượng (tốc độ tăng trưởng): gt = x 100% ΔY t Y t−1 Trong đó: gt là tốc độ phát triển thương mại năm t ( % ) Số lượng tăng tương đối của sản lượng cho thấy hiệu quả tăng trưởng của 2 năm khác nhau. + Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu (T): Là chỉ tiêu phản ánh quy mô thương mại ở phạm vi doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh trong một kỳ hoặc một năm được xác định dựa vào giá bán là lượng sản phẩm doanh ngiệp bán ra. Tốc độ tăng doanh thu là chỉ số đo lường tăng doanh thu trong 2 thời kỳ khác nhau. Công thức: Tr = P.Q ; T = x 100% Tr t −Tr 0 P1 Q 1 −P 0 Q 0 = Tr 0 P0 Q 0 Trong đó: Tr o , P0 ,Q0 là doanh thu, giá bán và sản lượng tiêu thụ sản phẩm năm t Tr 1 , P1 , Q1 là doanh thu, giá bán và sản phẩm năm t +1 Tốc độ tăng doanh thu cho thấy sự mở rộng quy mô sản xuất qua các năm. Tốc độ tăng trưởng thương mại năm sau cao hơn năm trước nghĩa là quy mô thương mại được mở rộng. +Thị phần của sản phẩm của doanh nghiệp: là tỷ trọng doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp trong tổng doanh thu sản phẩm đó của toàn thị trường. Công thức: Doanh thu của doanh nghiệp D= x 100% 10 Doanh thu của toàn thị trường Trong đó: D là thị phần của doanh nghiệp Thị phần của một doanh nghiệp là cơ sở dùng để xác định doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào trong việc cung cấp sản phẩm đó trên thị trường, xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp dự báo hướng dẫn đến độc quyền. - Hệ thống đánh giá chỉ tiêu về mặt chất lượng +Sự ổn định và bền vững thị trường , doanh thu: thể hiện ở sự gia tăng quy mô có ổn định hay không, liên tục hay gián đoạn, đều đặn hay lúc cao lúc thấp. Nó có thể được biểu thị thông qua tốc độ tăng trưởng (g). Ở phạm vi vĩ mô, nếu thương mại phát triển thì tổng mức lưu chuyển hàng hóa sẽ tăng đều đặn qua các năm hay tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước ở tỷ lệ tương đương. Ở phạm vi vi mô, là tốc độ tăng giá trị thương mại hay doanh thu của doanh nghiệp ổn định và ngày càng gia tăng qua các thời kỳ. +Sự chuyển dịch cơ cấu doanh thu trên thị trường: Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng trong thương mại là sự thay đổi tỷ trọng sản phẩm xúc xích của công ty. Sự dịch chuyển cơ cấu mặt hàng phản ánh sự thích nghi của doanh nghiệp so với nhu cầu thị trường. Một cơ cấu sản phẩm phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ thể hiện một hoạt động PTTM theo đúng hướng. Sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường: thị trường của công ty được được dịch chuyển từ thị trường này sang thị trường khác tiềm năng hơn.Sự chuyển dịch trong phương thức và loại hình kinh doanh theo hướng ngày càng hiện đại: các phương thức kinh doanh bao gồm kinh doanh: qua bán buôn, bán lẻ, đại lý hoa hồng, nhượng quyền thương mại. Loại hình kinh doanh gồm kinh doanh qua chợ, cửa hàng truyền thống, kinh doanh qua siêu thị, trung tâm thương mại, kinh doanh qua mạng, sàn giao dịch. Sự phát triển thương mại về mặt chất lượng thể hiện qua phương thức kinh doanh hiện đại như nhượng quyền thương mại sẽ ngày càng phổ biến, những loại hình kinh doanh hiện đại như kinh doanh qua siêu thị, trung tâm thương mại, mạng, sàn giao dịch sẽ ngày càng phát triển, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng phương thức và loại hình kinh doanh này. - Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả thương mại là chỉ tiêu phản ánh kết quả so sánh giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Thực chất, đó là trình độ sử dụng nguồn lực được hiểu là các phương tiện, còn kết quả chính là cái mục tiêu, cái đích cần đạt tới của hoạt động thương mại, do vậy, theo nghĩa rộng hiệu quả thương mại được thể hiện ở mục tiêu và phương tiện tổ chức quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan