Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển sản phẩm LC Upas tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín...

Tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm LC Upas tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

.PDF
125
2921
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------------- LÊ THỊ HÀ THANH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM L/C UPAS TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM – NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------------- LÊ THỊ HÀ THANH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM L/C UPAS TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Hữu Dũng TP. HCM – NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hữu Dũng, số liệu thống kê trung thực và được lấy từ các nguồn tin cậy. Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả Lê Thị Hà Thanh năm 2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................01 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (TDCT) VÀ L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP THANH TOÁN NGAY (L/C UPAS) ............................................................................................................ 06 1.1 Tổng quan về TTQT ........................................................................................ 06 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 06 1.1.2 Đặc điểm ................................................................................................. 06 1.1.3 Các phương thức TTQT thông dụng....................................................... 07 1.2 Phương thức thanh toán TDCT ..................................................................... 07 1.2.1 Khái niệm về phương thức TDCT ......................................................... 07 1.2.1.1 Một số khái niệm trong phương thức TDCT.................................... 07 1.2.1.2 Các bên tham gia .............................................................................. 08 1.2.1.3 Cơ sở pháp lý .................................................................................... 09 1.2.2 Đặc điểm của phương thức TDCT ......................................................... 11 1.2.3 Quy trình thực hiện phương thức TDCT ............................................... 13 1.2.3.1 Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHPH.............................. 13 1.2.3.2 Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NhđCĐ ............................ 14 1.2.4 Phân loại Thư tín dụng ............................................................................ 15 1.2.4.1 Dựa vào tính đảm bảo trong thanh toán ........................................... 15 1.2.4.2 Dựa vào nơi xuất trình chứng từ ...................................................... 16 1.2.4.3 Dựa vào thời hạn thanh toán ............................................................ 17 1.2.5 Lợi ích và rủi ro đối với các bên tham gia ............................................. 18 1.2.5.1 Đối với nhà xuất khẩu ...................................................................... 18 1.2.5.2 Đối với nhà nhập khẩu ..................................................................... 20 1.2.5.3 Đối với Ngân hàng ........................................................................... 21 1.3 Giới thiệu chung về L/C UPAS...................................................................... 22 1.3.1 Thế nào là L/C UPAS ............................................................................. 22 1.3.2 Đặc điểm của L/C UPAS ........................................................................ 22 1.3.3 Quy trình thực hiện thanh toán bằng L/C UPAS .................................... 23 1.3.4 So sánh L/C UPAS và L/C trả ngay ....................................................... 25 1.4 Rủi ro trong quá trình thực hiện L/C UPAS của các NHTM ..................... 27 1.5 Lợi thế của việc sử dụng L/C UPAS ............................................................. 28 1.5.1 Đối với nhà nhập khẩu ............................................................................ 28 1.5.2 Đối với nhà xuất khẩu ............................................................................. 29 1.5.3 Đối với Ngân hàng .................................................................................. 29 1.5.3.1 Đối với NHPH .................................................................................. 29 1.5.3.2 Đối với NHđCĐ ............................................................................... 30 1.6 Tiềm năng phát triển sản phẩm L/C UPAS tại Việt Nam ......................... . 30 1.6.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây ...... 30 1.6.2 Tiềm năng phát triển sản phẩm L/C UPAS tại Việt Nam ....................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN PHẨM L/C UPAS TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN............................................... 34 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ..................... 34 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 34 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ...... 34 2.1.3 Sơ nét về hoạt động thanh toán quốc tế .................................................. 35 2.2 Thực trạng hoạt động của sản phẩm L/C UPAS tại các NHTM Việt Nam 35 2.2.1 Tình hình hoạt động của sản phẩm L/C UPAS tại các NHTM Việt Nam ......................................................................................................... 35 2.2.2 Giới thiệu sản phẩm L/C UPAS tại các NHTM Việt Nam ..................... 37 2.2.2.1Giới thiệu sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ........................................................................................... 37 2.2.2.2 Giới thiệu sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Á Châu ...... 40 2.2.2.3 Những điểm giống nhau và khác nhau của sản phẩm L/C UPAS giữa Techcombank và ACB ...................................................................... 43 2.2.2.4 Những khó khăn của các NHTM Việt Nam khi triển khai sản phẩm L/C UPAS ........................................................................ 46 2.3 Thực trạng hoạt đông của sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .............................................................................................. 47 2.3.1 Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .............................................................................. 47 2.3.2 Hoạt động của sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ............................................................................................ 49 2.3.2.1 Những quy định chung ................................................................... 49 2.3.2.2 Các loại phí ..................................................................................... 51 2.3.2.3 Quy trình thực hiện ......................................................................... 52 2.3.2.4 Doanh số và phí .............................................................................. 52 2.3.3 So sánh sản phẩm L/C UPAS của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và các NHTM Việt Nam ................................................................. 56 2.3.3.1 Những điểm mạnh của sản phẩm.................................................... 56 2.3.3.2 Những điểm hạn chế của sản phẩm ................................................ 56 2.3.3.3 So sánh hiệu quả của sản phẩm ...................................................... 57 2.4 Phân tích SWOT sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ..................................................................................................... 60 2.4.1 Điểm mạnh ............................................................................................. 60 2.4.2 Điểm yếu ................................................................................................ 60 2.4.3 Cơ hội ..................................................................................................... 62 2.4.4 Thách thức ............................................................................................. 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM L/C UPAS TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ........................................................... 66 3.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Sacombank ............................ 66 3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................... 67 3.3 Giải pháp phát triển sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ....................................................................................................... 69 3.3.1 Về sản phẩm ........................................................................................... 69 3.3.1.1 Mở rộng đồng tiền thanh toán theo L/C UPAS ............................... 69 3.3.1.2 Mở rộng các hình thức đảm bảo khi phát hành L/C ........................ 70 3.3.1.3 Hoàn thiện quy trình sản phẩm ........................................................ 71 3.3.1.4 Thiết kế biểu phí linh hoạt ............................................................... 72 3.3.1.5 Áp dụng các chương trình ưu đãi kèm theo..................................... 73 3.3.2 Về ngân hàng .......................................................................................... 74 3.3.2.1 Giới thiệu, tiếp thị sản phẩm đến khách hàng ................................. 74 3.3.2.2 Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên ........... 76 3.3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro ........ 79 3.3.2.4 Các giải pháp hỗ trợ ......................................................................... 80 3.4 Kiến nghị .......................................................................................................... 81 3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ ........................................................................ 81 3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ........................................................ 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................. 84 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu L/C : Thư tín dụng (Letter of Credit) L/C UPAS : Thư tín dụng trả chậm cho phép thanh toán ngay (L/C Usance Paid at Sight) NHPH : Ngân hàng phát hành NHTB : Ngân hàng thông báo NHXN : Ngân hàng xác nhận NHđCĐ : Ngân hàng được chỉ định NHTM : Ngân hàng thương mại NHĐL : Ngân hàng đại lý NHNN : Ngân hàng nhà nước Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín TDCT : Tín dụng chứng từ Techcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TMCP : Thương mại cổ phần UCP : Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Tính độc lập của Thư tín dụng Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ thanh toán tại NHPH Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ thanh toán tại NhđCĐ Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiệp vụ L/C UPAS Sơ đồ 1.5: Các giai đoạn từ lúc phát hành đến lúc thanh toán L/C UPAS Bảng 1.1: So sánh L/C UPAS và L/C trả ngay Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa từ tháng 1/2013 đến tháng 06/2014 Bảng 2.1: Biểu phí chấp nhận hối phiếu L/C UPAS của Techcombank (Áp dụng đối với phần không ký quỹ) Bảng 2.2: Biểu phí chấp nhận hối phiếu của L/C UPAS của Techcombank (Áp dụng đối với phần ký quỹ, cho toàn bộ phân khúc khách hàng) Bảng 2.3: Doanh số L/C UPAS và phí thu được của Techcombank từ tháng 06/2012 đến tháng 03/2014 Bảng 2.4: Thời hạn trả chậm theo L/C UPAS của ACB Bảng 2.5: Biểu phí L/C UPAS của ACB Bảng 2.6: Doanh số L/C UPAS và phí thu được của ACB từ tháng 01/2013 đến tháng 03/2014 Bảng 2.7: Mức phí chấp nhận thanh toán L/C UPAS của Techcombank và ACB Bảng 2.8: Thời hạn trả chậm theo L/C UPAS của Sacombank Bảng 2.9: Các NHĐL và các điều kiện của NHĐL cung cấp dịch vụ L/C UPAS cho Sacombank Bảng 2.10: Biểu phí thanh toán ngay theo L/C UPAS của Sacombank Bảng 2.11: Doanh số L/C UPAS và phí thu được của Sacombank từ tháng 06/2012 đến tháng 03/2014 Bảng 2.12: Bảng liệt kê chi tiết tình hình sử dụng sản phẩm L/C UPAS tại các khu vực và Chi nhánh Ngân hàng Sacombank Bảng 2.13: So sánh sản phẩm L/C UPAS Sacombank và các NHTM Việt Nam Bảng 2.14: So sánh hiệu quả sản phẩm L/C UPAS của Sacombank, Techcombank và ACB Biểu đồ 2.1: Doanh số và phí thu được theo sản phẩm L/C UPAS của Sacombank, Techcombank và ACB Bảng 3.1: Ma trận SWOT 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu sôi động như hiện nay, vấn đề giao thương quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và mở rộng không ngừng. Hoạt động này không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn cho cả ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc chủ động được nguồn ngoại tệ để linh hoạt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ quyết định thành công. Để hiện thực hóa điều này, sử dụng dịch vụ của ngân hàng một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tìm được "chìa khóa" cho vấn đề. Theo Thông tư số 37/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 28/12/2012 về quy chế cho vay ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại chỉ cấp tín dụng cho doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ tái tạo trong tương lai, chứng minh có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ. Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu không có nguồn thu ngoại tệ sẽ không được vay USD với lãi suất thấp gần bằng một nửa so với lãi suất cho vay VNĐ. Để gỡ cái khó này cho doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng thương mại hiện đã có khá đầy đủ các công cụ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp: bao thanh toán, chiết khấu hối phiếu, bộ chứng từ xuất khẩu, gói tài trợ xuất nhập khẩu... Hiện nay nhiều ngân hàng cũng đã thiết kế chuỗi sản phẩm tín dụng liên hoàn dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ khâu thu mua cho đến khâu bao thanh toán hàng hóa. Vượt trội hơn về tính năng sử dụng so với những sản phẩm truyền thống, gần đây, một số ngân hàng đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu và giới thiệu với nhóm doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (L/C UPAS). Ưu điểm của L/C UPAS là cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu trong khi vẫn được hưởng thời gian trả chậm tối đa lên tới 2 360 ngày. Lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính thanh khoản, cải thiện dòng tiền, duy trì, mở rộng mối quan hệ với đối tác nước ngoài. Một ưu điểm vượt trội khác của dịch vụ L/C UPAS là ngoài các phí liên quan đến nghiệp vụ L/C thông thường, doanh nghiệp chỉ cần trả thêm phí chấp nhận hối phiếu L/C UPAS và chi phí này thấp hơn rất nhiều so với chi phí vay VNĐ để thanh toán L/C trả ngay. Đây là giải pháp tài chính hữu hiệu dành cho tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu, giúp doanh nghiệp giảm áp lực về ngoại tệ, tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh kinh tế biến động và cạnh tranh hiện nay. Còn đối với ngân hàng, các ngân hàng sẽ thu được phí dịch vụ L/C UPAS với thu nhập tương đương với dịch vụ cho vay ngoại tệ đối với khách hàng, thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và dịch vụ khác. Mặc dù thấy rõ lợi ích của việc sử dụng L/C UPAS nhưng trong thời gian vừa qua, việc triển khai sản phẩm này tại một số ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã chưa mang lại kết quả như mong đợi. Khách hàng dè dặt khi tiếp cận với sản phẩm mới, quy trình thực hiện sản phẩm còn nhiều khâu chưa được thông suốt dẫn đến việc L/C UPAS chưa được sử dụng rộng rãi tại các chi nhánh của ngân hàng. Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhập khẩu cũng như tăng thu dịch vụ cho ngân hàng, thiết nghĩ cần phải có những giải pháp cụ thể, thực tế và hiệu quả đối với việc phát triển sản phẩm này. Chính vì tính cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM L/C UPAS TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN” để nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những đặc điểm, quy trình, lợi thế của sản phẩm L/C UPAS và so sánh nó với L/C trả ngay để hiểu rõ được bản chất của sản phẩm này. Đồng thời, luận văn cũng tìm hiểu, đánh giá thực trạng sử dụng L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và một số NHTM khác tại Việt Nam nhằm so sánh những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín so với các NHTM khác khi triển khai sản phẩm này. Từ đó, có thể đưa ra một số đề xuất để phát triển sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Thế nào là L/C UPAS? So sánh L/C UPAS với L/C trả ngay? Những lợi ích và rủi ro liên quan khi thanh toán bằng L/C UPAS? Tình hình hoạt động của sản phẩm L/C UPAS tại các NHTM Việt Nam và tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (các quy định chung về việc sử dụng sản phẩm, biểu phí, quy trình thực hiện, doanh số và phí các Ngân hàng thu được)? Những thuận lơi, khó khăn khi phát triển sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và nguyên nhân của những khó khăn đó? Những giải pháp cụ thể cho các bên liên quan nhằm phát triển và hoàn thiện sản phẩm L/C UPAS? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sản phẩm L/C UPAS và thực trạng sử dụng sản phẩm này tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và một số NHTM Việt Nam, cụ thể là các quy định chung về việc sử sụng sản phẩm, biểu phí, quy trình thực hiện, doanh số và phí các Ngân hàng thu được. Qua việc nghiên cứu tình hình sử dụng 4 sản phẩm L/C UPAS từ lúc sản phẩm ra đời tại các NHTM vào tháng 06/2012 đến hiện tại, luận văn sẽ đưa ra những giải pháp thích hợp cho các bên liên quan nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm này nhiều hơn nữa. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Trong suốt quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích các tài liệu về tình hình sử dụng L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và các NHTM khác thông qua các quy định về sản phẩm (những quy định chung, các loại phí và quy trình thực hiện) và hiệu quả sản phẩm mang lại. Luận văn cũng sử dụng ma trận SWOT để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình triển khai sản phẩm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phát triển sản phẩm L/C UPAS. Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài được thể hiện trong mô hình sau: Tìm hiểu tình hình hoạt động của sản phẩm L/C UPAS tại các NHTM Việt Nam So sánh thực trạng hoạt động sản phẩm L/C UPAS của Sacombank với Techcombank và ACB Phân tích thực trạng hoạt động L/C UPAS tại Sacombank (ma trận SWOT) Giải pháp phát triển sản phẩm 5 6. Kết cấu của luận văn Chương 1: Tổng quan về phương thức Tín dụng chứng từ và L/C trả chậm cho phép thanh toán ngay (L/C UPAS). Chương 1 trình bày những nội dung lý thuyết cơ bản về phương thức thanh toán TDCT và sản phẩm L/C UPAS. Trong đó, làm rõ những lợi ích và rủi ro mà L/C UPAS mang lại cho các bên tham gia. Ngoài ra, chương 1 cũng nêu ra tiềm năng phát triển sản phẩm L/C UPAS tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chương 2 trình bày thực trạng hoạt động sản phẩm L/C UPAS của các NHTM Việt Nam (Techcombank và ACB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín để so sánh và tìm ra những điểm mạnh, điểm hạn chế của sản phẩm L/C UPAS Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín so với các ngân hàng bạn. Từ đó, luận văn tiến hành phân tích thực trạng hoạt động của sản phẩm (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức). Đây là cơ sở của việc phân tích ma trận SWOT để đề ra giải pháp phát triển sản phẩm trong chương 3. Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sau khi phân tích rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín khi triển khai sản phẩm L/C UPAS, bằng việc phân tích ma trận SWOT, chương 3 nêu ra những giải pháp cụ thể cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và những kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách hiệu quả nhất. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP THANH TOÁN NGAY (L/C UPAS) 1.1 Tổng quan về TTQT 1.1.1 Khái niệm Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt động mậu dịch hoặc phi mậu dịch giữa cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với cá nhân, tổ chức ở quốc gia khác; hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng. 1.1.2 Đặc điểm - Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động. - Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. - Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế. - Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán. 7 1.1.3 Các phương thức TTQT thông dụng - Phương thức chuyển tiền - Phương thức nhờ thu - Phương thức Tín dụng chứng từ - Các phương thức thanh toán khác: phương thức thanh toán CAD, phương thức thanh toán bằng séc… 1.2 Phương thức thanh toán TDCT 1.2.1 Khái niệm về phương thức TDCT 1.2.1.1 Một số khái niệm trong phương thức TDCT Phương thức Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một thư tín dụng, gọi là L/C (Letter of credit), thể hiện một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu của ngân hàng phát hành cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Theo điều 2, UCP 600: “Tín dụng là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành (NHPH) về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Ở mỗi quốc gia, Tín dụng thư có thể được gọi với nhiều tên khác nhau chẳng hạn như Letter of Credit, Credit, Documentary Credit… Nhưng trên thực tế, tên gọi phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất là “Tín dụng chứng từ” (Documentary Credit) vì nó thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ. Dù Tín dụng thư có được gọi hay miêu tả như thế nào đi nữa thì bản chất của nó cũng chính là sự cam kết thanh toán của NHPH cho người hưởng khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp. 8 Trong các phiên bản trước, từ “pay” được dùng để chỉ hành động “trả tiền”. Còn trong UCP 600, từ “honour” đã được sử dụng để thay thế cho từ “pay” và nó có nghĩa rộng hơn “pay”. Theo điều 2: “Thanh toán nghĩa là: trả tiền ngay, nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay; cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn nếu tín dụng có giá trị thanh toán trả chậm; chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng kí phát và trả tiền hối phiếu khi đến hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận”. Như vậy, mỗi khi từ “thanh toán” xuất hiện trong các điều khoản của UCP 600 thì ta có thể hiểu rằng lúc đó các ngân hàng sẽ có 3 lựa chọn để thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Cũng theo điều 2, UCP 600, thuật ngữ “Negotiation” (thương lượng/chiết khấu bộ chứng từ) nghĩa là Ngân hàng được chỉ định chiết khấu hối phiếu và/hoặc bộ chứng từ khi nó xuất trình bằng việc ứng trước hoặc đồng ý ứng trước một số tiền cho người thụ hưởng vào ngày hoặc trước ngày ngân hàng nhận được tiền bồi hoàn. 1.2.1.2 Các bên tham gia: Các bên tham gia trong phương thức TDCT bao gồm 4 bên:  Người đề nghị (Applicant): là người yêu cầu Ngân hàng phát hành Thư tín dụng, là nhà nhập khẩu trong hợp đồng ngoại thương.  Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người thụ hưởng Thư tín dụng, là người nhận được cam kết thanh toán của NHPH. Trong thương mại quốc tế, là nhà xuất khẩu.  Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là Ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người đề nghị mở Thư tín dụng. NHPH là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.  Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là Ngân hàng thông báo Thư tín dụng cho người thụ hưởng theo chỉ thị của NHPH. NHTB thường có trụ sở đặt tại nước nhà xuất khẩu. 9 Ngoài ra trong thực tế vận dụng phương thức TDCT, tùy theo từng điều kiện cụ thể còn có sự tham gia của một số ngân hàng khác như:  Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là Ngân hàng mà Thư tín dụng có giá trị thương lượng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Ngân hàng được chỉ định bao gồm:  Ngân hàng thương lượng (Negotiating Bank): là Ngân hàng thương lượng (chiết khấu) bộ chứng từ của người thụ hưởng  Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): là Ngân hàng thực hiện việc thanh toán cho người thụ hưởng  Ngân hàng chấp nhận (Accepting Bank): chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn và trả tiền hối phiếu khi đến hạn  Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng NHPH bảo đảm việc trả tiền cho người thụ hưởng trong trường hợp NHPH không đủ uy tín và độ tin cậy . NHXN có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu .  Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): là ngân hàng được chỉ thị và/hoặc được uỷ quyền hoàn trả tiền theo uỷ quyền hoàn trả tiền do Ngân hàng phát hành tín dụng phát hành. Ngân hàng hoàn trả có trách nhiệm thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định. 1.2.1.3 Cơ sở pháp lý Cho đến nay, các bên tham gia trong phương thức TDCT thường chọn UCP là văn bản pháp lý để điều chỉnh giao dịch. Tuy nhiên, bộ quy tắc này không phải là luật mà chỉ là tập hợp các thông lệ và tập quán quốc tế về hướng dẫn thực hành giao dịch TDCT. Tuy nhiên, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Tòa án sẽ xem xét mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch L/C để xác định Luật áp dụng. Điều cần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan