Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh mặt hàng d...

Tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh mặt hàng dây và cáp điện trên thị trường hà nội “ ( lấy ví dụ tại công ty tnhh dây và cáp

.DOCX
46
430
62

Mô tả:

KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Lạm phát là vấn đề nan giải trong đời sống kinh tế - xã hội và điều hành kinh tế vĩ mô. Lạm phát là hiện tượng tăng giá hàng loạt của hầu hết các sản phẩm hàng hóa, làm cho chất lượng cuộc sống của người lao động và người tiêu dùng giảm xuống. Cho dù thu nhập danh nghĩa tăng lên chút ít nhưng thường không đủ bù đắp cho mức tăng giá cả hàng hóa. Còn đối với người sản xuất, người bán phải lo lắng trước những cơn lốc xoáy của hiện tượng lạm phát khi mà giá trị của đồng tiền ngày càng suy giảm. Lạm phát đã tác động tới toàn thể các quốc gia làm cho nền kinh tế bị trì trệ bởi vậy mà các quốc gia đều cố gắng tìm ra các giải pháp để kìm chế lạm phát, thúc đẩy các hoath động sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế được ổn định. Giống như chủ tịch WB Robert Zoellick phát biểu : “ Cuộc khủng hoảng toàn cầu này cần một giải pháp toàn cầu và việc ngăn chặn một thảm họa kinh tế ở các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng trong những lỗ lực chống khủng hoảng toàn cầu. Chúng ta cần đầu tư vào các mạng lưới an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo việc làm, cũng như tránh bất ổn xã hội và bất ổn chính trị ”. Lạm phát trong thời gian vừa qua thực sự đã trở thành một đề tài nóng bỏng. Với nỗ lực của các nước trên thế giới nói chung cũng như những lỗ lực kiềm chế lạm phát ở Việt Nam nói riêng. Năm 2008 lạm phát của Việt Nam tăng đột biến, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao, lạm phát tăng cao, lạm phát phi mã, lãi suất tăng vọt, tỷ giá biến động mạnh, tình hình kinh tế vĩ mô hết sức khó khăn thì ngược lại 4 tháng cuối năm, cuộc khủng hoảng tái chính từ Mỹ lan rộng khắp thế giới, hầu hết các nền kinh tế lớn đều bước vào suy thoái, giá cả nguyên vật liệu liên tục giảm, thiếu việc làm, thu nhập và đời sống người lao động rơi vào khó khăn. Nhưng tác động của khủng hoảng đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2009 lạm phát ở Việt Nam chỉ còn dưới 10%. Các công ty trong năm 2009 đã dần lấy lại được đà tăng trưởng của mình.Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn lớn bởi một khó khăn đang xảy ra là lạm phát cao đang có thể quay trở lại Việt Nam. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện cần phải có biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trên địa bàn Hà Nội. Nền kinh tế càng phát triển đồng nghĩa với việc các ngành trong nền kinh tế có nhiều cơ hội để áp dụng khoa học kĩ thuật, áp dụng những công nghệ hiện đại. Và có thể áp dụng được những tiến bộ đó vào trong sản xuất, kinh doanh thì không thể thiếu được các loại dây và cáp điện công nghiệp và dân dụng. Hệ thống dây và cáp điện không thể thiếu được trong đời sống người dân và trong các ngành công nghiệp bởi Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page1 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ngành điện là ngành đi đôi cùng tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, đi đôi với đời sống nhân dân trong xã hội Việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng là một nhân tố rất quan trọng để chúng ta thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào phát triển nguồn điện. Chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thế giới (WTO), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng… Đây là nhân tố tạo khả năng thúc đẩy phát triển nguồn điện của nước ta. Tuy nhiên để khả năng đó biến thành hiện thực, chúng ta có cần có cơ chế chính sách và biện pháp phát triển thị trường để tạo sức hấp dẫn cho cá nhân và tổ chức nước ngoài vào nước ta hợp tác đầu tư. Do những tác động của lạm phát đến nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện và những vai trò quan trọng của dây và cáp điện trong đời sống người dân và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế của nước ta như vậy. Trong thời gian thực tập, em nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề lạm phát của nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dây và cáp điện và dưới sự giúp đỡ của các thầy cô ở bộ môn kinh tế vĩ mô định hướng đề tài, em đã lựa chọn đề tài : “ Giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh mặt hàng dây và cáp điện trên thị trường Hà Nội “ ( lấy ví dụ tại công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân ) 1.2 Xác lập và tuyên bố trong đề tài. Qua đề tài này, em muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây và để trả lời câu hỏi : lạm phát là gì ? những ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế và đời sống xã hội như thế nào? Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam hiện nay là gì ? Đặc biệt là tác động của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trên địa bàn Hà Nội như thế nào ? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu sâu hơn về lạm phát và những tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thương mại. Đặc biệt muốn tìm ra biện pháp tối ưu nhất, những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và hạn chế những ảnh hưởng xấu của nó đến kinh tế - xã hội. Cụ thể là muốn tìm tìm hiểu rõ hơn về tình trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dây và cáp điện trên địa bàn Hà Nội , những ứng phó của doanh nghiệp và của chính phủ trước tình hình lạm phát biến đổi bất thường hiện nay. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. -Theo không gian : phân tích tình hình lạm phát trên địa bàn Hà Nội nói riêng (cụ thể ở công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân) và cả nước nói chung, đồng thời cũng Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page2 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP nêu tình hình kinh tế thế giới hiện nay có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dây và cáp điện trên địa bàn Hà Nội. - Theo thời gian : trong đề tài này, do khả năng có hạn nên em xin phép trình bày thực trạng lạm phát trong những năm gần đây 2008 – 2011. - Theo nội dung : nói về giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dây và cáp điện. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu. 1.5.1 Lí thuyết về lạm phát. 1.5.1.1 Khái niệm về lạm phát. Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ, hầu hết người dân đều có thể chứng kiến hay trải qua thời kì lạm phát ở những mức độ khác nhau. Nhưng hiểu biết chính xác là gì thì không phải là dễ. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Marx cho rằng : “ lạm phát sự phát hành tiền mặt quá lố”. Lênin cũng đưa ra khái niệm tương tự : “ Lạm phát là sự thừa ứa tiền giấy trong lưu thông “. Tuy nhiên loại lạm phát này không giải thích được hiện tượng chi phí đẩy do loại lạm phát này vẫn có thể xảy xa trong khi cung tiền tăng ổn định. Vào những năm gần đây, sự khác biệt giữa các trường phái ngày càng thu hẹp. Sự hợp tác manh mún tạo ra một giai đoạn mới trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Các nhà kinh tế học thường sử dụng chung khái niệm về lạm phát như sau : “ Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả các hàng hóa dịch vụ. Mức giá chung này được đo bằng chỉ số giá.” 1.5.1.2 Phân loại lạm phát. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của lạm phát, người ta chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát vừa phải : Loại lạm phát này xảy ra với mức tăng chậm của giá cả được giới hạn ở mức độ một con số hàng năm( tức là < %10). Trong điều kiện lạm phát thấp giá cả tương đối thay đổi chậm và được coi như là ổn định. Lạm phát phi mã : Mức độ tăng của giá cả đã ở 2 con số trở lên. Lạm phát phi mã gây tác hại nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng – lãi suất thực tế giảm xuống dưới 0( có nơi lãi suất thực tế giảm xuống tới 50-100lần/năm), nhân dân tránh giữ tiền mặt. Siêu lạm phát : Tiền giấy được phát hành ào ạt, giá cả tăng lên với tốc độ chóng mặt trên 100 lần/ năm. Siêu lạm phát là thời kì mà tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định. 1.5.1.3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Lạm phát do cầu kéo : Lạm phát cấu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt được hoặc vượt quá tiềm năng. Khi xảy ra lạm phát cầu kéo Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page3 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP người ta thường nhận thấy lượng tiền không lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. ( hình 1.1) Hình 1.1 : Lạm phát do cầu kéo Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E(P,Y=Y*). Khi chi phí đầu vào tăng làm đường tổng cung AS dịch chuyển : ASL →AS, điểm cân bằng mới tại E’(P’,Y=Y’), P→P’, Y→Y’. Khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, đầu tư tăng sẽ tác động làm tổng cầu dịch chuyển AD→AD’, điểm cân bằng mới tại E’(P’,Y=Y’), P→P’, Y→Y’. Sản lượng tăng Y→Y’ nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của giá P→P’ dẫn đến lạm phát. Lạm phát do chi phí đẩy : Do các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào, đặc biệt là các vật tư cơ bản : xăng, dầu, điện… là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, làm cho tổng cung AS sụt giảm. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả lại tăng lên và sản lượng giảm xuống. Giá cả sản phẩm trung gian ( vật tư ) tăng đột biến thường do các nguyên nhân như : thiên tai, chiến tranh, biến động kinh tế chính trị… Hình 1.2 : Lạm phát do chi phí đẩy Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page4 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Từ hình 1.2 cho thấy, ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E(P,Y=Y*). Khi chi phí đầu vào tăng làm tổng cung AS dịch chuyển song song sang trái từ AS→AS’, điểm cân bằng mới tại E’(P’,Y=Y’), mức tăng giá tăng lên từ P→P’ và sản lượng giảm từ Y→Y’. Lạm phát dự kiến : khi mà giá cả cuả tất cả các hàng hóa và dịch vụ đều tăng lên với một tỉ lệ tương đương, ổn định theo thời gian. Lạm phát tăng lên một cách đều đặn lên có thể dự đoán được. Hình 1.3: Lạm phát dự kiến 1.5.1.4 Các phương pháp đo lường mức lạm phát Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI thường được dùng nhiều nhất) : là chỉ tiêu phản ánh chi phí nói chung của 1 người tiêu dùng điển hình khi mua hàng hóa, dịch vụ (Nguyễn Văn Dần, 2007, tr 282) Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hóa dịch vụ ( được gọi là “ rổ” hàng hóa ) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân, qua thời gian. Công thức tổng quát như sau ( Công thức Laspeyres, được áp dụng ở Việt Nam) i i q o pt ∑ GDP= ∑ q io pio Trong đó : qi là lượng hàng hóa, pi là giá các mặt hàng t là năm hiện hành, 0 là năm gốc Chỉ số giá sản xuất (PPI- Producer Price Index ) là chỉ số giá bán buôn, tức chi phí mua một giỏ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nó được xây dựng để tính giá cả của lần bán đầu tiên và chỉ số này có ích vì nó được tính rất chi tiết, ở Mỹ nó được tính dựa trên 3400 sản phẩm. Chỉ số này phản ánh biến động giá của 3 nhóm hàng hóa:(1) lương thực thực phẩm, (2) các sản phẩm hàng hóa thuộc nghành chế tạo và (3) các sản phẩm hàng hóa thuộc ngành chế tạo và (3) sản phẩm của ngành khai khoáng [2,tr282]. Sử dụng chỉ số điều chỉnh (GDP) : là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá cả tất cả các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số này tính giá hiện hành hay giá thị Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page5 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP trường được sử dụng trong tính GDP. Chỉ số này được dùng để điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực tế vì thế nhiều khi nó còn được gọi là chỉ số điều chỉnh GDP [2,tr282] và được tính theo công thức sau : q it pit ∑ GDP= ∑ q it pio Trong đó : qi là lượng hàng hóa, pi là giá các mặt hàng , t là năm hiện hành, 0 là năm gốc. 1.5.2 Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu. 1.5.2.1 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế. 1.5.2.1.1 Đối với sản lượng và việc làm. Lạm phát xảy ra đi đôi với việc tăng giá cả thì sản lượng quốc gia có thể tăng lên, giảm xuống hoặc không thay đổi. Nếu lạm phát do cung gây ra thì sản lượng bị giảm sút, nền kinh tế vừa có lạm phát vừa bị suy thoái. Nếu lạm phát do cầu thì sản lượng có thể tăng lên nhưng chỉ tăng tới mức sản lượng tối ưu mà giá vẫn tăng lên gọi là lạm phát thuần : giá cả tăng chứ sản lượng không tăng. Nếu lạm phát do cả cung và cầu thì tùy thuộc vào mức độ dịch chuyển của tổng cung tổng cầu mà sản lượng có thể tăng hoặc giảm hoặc không thay đổi. a) Y không đổi, P tăng. Lê Thị Dung – Lớp K43F4 b)Y tăng, P tăng Page6 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP c)Y giảm, P tăng 1.5.2.1.2 Đối với phân phối lại thu nhập Tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào kết quả dự tính tỷ lệ lạm phát ; tính linh hoạt của tiền lương; sự chênh lệch về tốc độ tăng giá giữa các loại hàng hóa dịch vụ. Một số hướng phân phối lại điển hình. -Giữa người cho vay và người đi vay : Khi có lạm phát mối quan hệ giữa người vay và người cho vay được xem xét theo lãi suất thực ( lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát ) - Giữa người hưởng lương và ông chủ : những người hưởng lương bao giờ cũng chịu thiệt và người được lợi là người trả lương. - Giữa người mua và người bán tài sản tài chính: Các loại tài sản tài chính như trái phiêu Chính phủ, chứng khoán của công ty… đa số có mức lãi suát danh nghĩa cố định. Khi lạm phát xảy ra, nếu ta mua chúng thì sau lạm phat sẽ bị thiệt hại và người bán là có lợi. - Giữa người mua và người bán tài sản thực : những người bán tài sản thực như nhà cửa, đất đai, vàng bạc… để lấy tài sản chính hoặc tiền mặt trước khi lạm phát xảy ra thì khi có lạm phát những người bán sẽ bị thiệt thòi và người mua sẽ được lợi. Phần thiệt của người bán sẽ chuyển sang phần lợi của người mua. - Giữa doanh nghiệp với nhau : Do tỉ lệ tăng giá hàng hóa trong khi lạm phát không giống nhau. Vì vậy, doanh nghiệp nào sản xuất và tồn kho các loại hàng hóa có tỉ lệ tăng giá chậm sẽ bị thiệt và phần lợi sẽ thuộc về các doanh nghiệp có loại hàng tăng giá nhanh. Giữa Chính phủ với công chúng : Đa số thì khi lạm phát xảy ra, Chính phủ thường được lợi và người dân là chịu thiệt. Sở dĩ vì 3 lý do : (1) Chính phủ nợ của dân chủ yếu dưới dạng tài sản tài chính và món nợ này không nhỏ. (2) là các khoản trả lương, trợ cấp hưu trí…thường cố định trong một thời gian dài hoặc nếu thay đổi thì cũng không theo kịp tốc độ tăng giá. (3) là các loại thuế lũy tiến như thuế thu nhập sẽ tăng lên nhanh chóng vì lạm phát đẩy thu nhập dân chúng lên mức cao và buộc phải Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page7 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP chịu mức thuế suất cao hơn. Trong khi đó, mức thu nhập cao hơn có lúc chỉ bù đắp cho việc tăng giá. 1.5.2.1.3 Đối với cơ cấu kinh tế. Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa không thay đổi theo cùng một tỉ lệ. Giá tăng nhanh, làm tăng giá trị sản lượng tính theo giá hiện hành. Nguồn sản xuất sẽ chảy về ngành đó làm tăng sản lượng của ngành. Kết quả là tỉ trọng của ngành có gia tăng nhanh hơn sẽ cao hơn ngành có gia tăng thấp. Vì vậy, cơ cấu kinh tế thay đổi. 1.5.2.1.4 Đối với hiệu quả kinh tế. - Làm biến dạng cơ cấu đầu tư : khi lạm phát xảy ra các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào những dự án có khoảng thời gian thu hồi vốn dài làm cho việc sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế trong dài hạn bị giảm sút và có thể làm cho tổn cung AS dịch chuyển sang trái cùng với mức giảm sản lượng tiếm năng. - Làm suy yếu thị trường vốn : lạm phát làm cho khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trở nên khó khăn hơn nếu lãi suất thực là số âm. Khi đó, tiết kiệm giảm kéo theo đầu tư thực tế giảm và sản lượng giảm theo cấp số nhân, công ăn việc làm ít hơn và thất nghiệp tăng lên. - Làm sai lệch tín hiệu giá cả : giá là tín hiệu quan trọng giúp cho người mua có quyết định tối ưu. Khi giá thay đổi quá nhanh mad người mua không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các loại hàng hóa thay đổi như thế nào dễ dẫn đến những quyết định không còn đúng với quyết định tối ưu. - Làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ : khi lạm phát xảy ra càng giữ nhiều tiền mặt trong tay càng trở nên “ nghèo đi ” do giá cả đồng tiền bị giảm sút. Do đó, mọi người ít giữ tiền bạc, muốn gửi tiền vào ngân hàng thì sẽ mất thời gian đi lại, hoặc có thể mua một số mặt hàng có thể cất giữ tốt hơn thì sẽ không thể làm một số việc khác có ích hơn. - Làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá : chi phí này còn gọi là “ chi phí thực đơn “. Các doanh nghiệp phải in lại catalogue, thực đơn, phiếu báo giá… Ngoài ra, đối với các công ty lớn còn phải tốn kém thời gian và tiền bạc cho các cuộc họp điều chỉnh giá. 1.5.2.2 Tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dây và cáp điện trên địa bàn Hà Nội. 1.5.2.2.1 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh và thị trường - Dây điện đơn , đôi dân dụng các loại .. - Các loại dây trần dùng cho tải điện trên không . - Các loại hạt nhựa PVC làm nguyên liệu cho sản xuất dây và cáp điện . - Các loại sản phẩm nhựa khí cụ điện dân dụng - Dây và cáp điện cao thế ,trung thế và hạ thế Đối tượng sử dụng dây và cáp điện khá là đa dạng: người dân, cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp và mỗi đối tượng này lại có một yêu cầu khác nhau, Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page8 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP nhưng sản phẩm quyết định sự phát triển của ngành dây và cáp điện là sản phẩm công nghiệp. Việt Nam có tiềm năng phát triển dây và cáp điện là rất lớn, đó là Việt Nam là nước có rất nhiều tài nguyên khoáng sản, giá nhân công rẻ nên ngành điện và các doanh nghiệp Việt Nam có sức hấp dẫn lớn đối với đầu tư nước ngoài. Đây là cơ hội lớn cho các công ty về thiết bị điện phát triển. Sự cạnh tranh trong ngành ngày càng phức tạp, gay gắt với những đòi hỏi về kĩ thuật cao và giá thành hợp lý trên một thị trường rộng lớn. 1.5.2.2.2 Lạm phát và doanh thu. Để thấy rõ tầm ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu , chúng ta có thể xem xét thông qua một số nhân tố sau : -Giá bán sản phẩm : Đây là yếu tố đầu tiên và tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Sự thay đổi của giá bán được coi là khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố. Khi nền kinh tế có lạm phát, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng, nhưng tốc độ tăng giá của mỗi loại mặt hàng lại có thể khác nhau. Vì vậy việc sản xuất các mặt hàng có giá tăng mạnh sẽ đem về mức doanh thu cao hơn, ngược lại những mặt hàng có mức độ tăng giá chậm hơn so với các mặt hàng khác thì doanh thu lại có xu hướng giảm xuống. Giá cả và khối lượng sản phẩm tiêu thụ lại là những yếu tố chính tác động đến doanh thu của doanh nghiệp. Theo những nghiên cứu gần đây, giá cả của dây và cáp điện gần đây có xu hướng tăng lên. Việc tăng giá này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng. Giá đồng trong nước có xu hướng ngày càng tăng, có lúc giá đồng tăng 40%, thu hẹp ngành dây cáp điện. Hơn nữa các nguyên liệu để sản xuất dây và cáp điện Việt Nam còn phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài. Lẽ ra, những loại "hàng độc" mà trong nước chưa có nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài về như đồng, bột nhựa... cần được ưu tiên về thuế suất nhập khẩu tuỳ theo từng loại hàng... nhưng không những không được giảm mà thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu lại tăng lên. Điều đó đã khiến nguyên vật liệu đầu vào như đồng, nhôm, nhựa tăng giá một cách chóng mặt (có loại tăng tới 80% trong thời gian qua). Do ảnh hưởng của khủng hoảng làm cho thị trường trên thế giới không ổn định các doanh nghiệp lại càng gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu đồng, các nguyên liệu khác để sản xuất dây và cáp điện. Giá thành dây và cáp điện của Việt Nam tăng từ 20-30%. Để có thể tồn tại được, không ít doanh nghiệp đã phải dùng đến biện pháp tình thế tăng giá dây cáp điện, giảm chất lượng của sản phẩm. Đây là nguyên nhân khiến giá dây cáp điện liên tục "đội lên" -Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, khối lượng tiêu thụ càng lớn thì doanh thu tiêu thụ mang về càng nhiều. Có thể nói sự lên xuống bất thường của giá cả là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc tiêu thụ của doanh nghiệp. Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page9 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Trong thời kì lạm phát, sự tăng lên quá nhanh của chỉ số giá có thể làm cho những dự tính của doanh nghiệp trở lên sai lệch, những dự án đầu tư của doanh nghiệp không mang lại kết quả như mong muốn, các kế hoạch kinh doanh bị thay đổi liên tục cho phù hợp với những biến đổi của thị trường…từ đó dẫn tới doanh thu của doanh nghiệp cũng bị biến động theo, có thể tăng lên, giảm xuống hoặc không thay đổi tùy vào sự ứng phó của từng doanh nghiệp -Các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sác tiền lương… Có những chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất, và ngược lại có những chính sách đã gây không ít khó khăn, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả và doanh thu của doanh nghiệp. Như trong thời gian vừa qua, chính phủ đánh thuế cao đồng khi nhập vào nước ta làm do giá cả dây và cáp điê tăng cao làm cho sản lượng bán ra của các doanh nghiệp không được như ý muốn do giá cả tăng cao, không ổn định. 1.5.2.2.2 Lạm phát và chi phí. Lạm phát làm gia tăng chi phí của mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lạm phát đã tác động không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện : -Khó khăn trong huy động vốn: Do các ngân hàng thắt chặt nguồn vốn cho vay bằng cách tăng lãi suất cùng với việc ưu đãi các khoản vay lớn hơn để giảm chi phí giao dịch khiến cho các doanh nghiệp phải chịu mưc chi phí vốn tăng cao, vấn đề tiêu thụ của doanh nghiệp trở lên khó khăn hơn, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, ngưởi dân không muốn giữ tiền mặt hoăc gửi tiền trông ngân hàng bởi lẽ mữ lãi suất danh nghĩa của tiền gửi thấp hơn tỉ lệ lạm phát. Họ chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh,.. khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản “ chết “ . Tiếp cận nguồn vốn khó khăn, thiếu vốn đầu tư, không thể tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng sẽ bị chậm lại. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng : Các chi phí sản xuất, cách điện, nhựa, đồng… đồng loạt tăng giá đã khiến các doanh nghiệp lao đao, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Chi phí cho đầu vào tăng tất yếu dẫn đến các mặt hàng tăng giá. Đối diện với tình trạng hàng hóa đầu vào liên tục tăng cao cùng với khó khăn trong việc huy động vốn khiến cho việc tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường trở lên khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động do làm ăn thua lỗ hoặc thậm chí là phá sản. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí các doanh nghiệp đã phải cắt giảm hoạt động quảng cáo , hoạt động PR hỗ trợ thương hiệu gần như phải xếp xó để tập trung với những khó khăn trước mắt, nhất là trong thời kì lạm phát tăng cao. Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page10 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Chi phí lao động tăng cao : Đây cũng là vấn đề tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh có số lượng lao động lớn. Bởi trong bối cảnh giá cả các mặt hàng leo thang, các doanh nghiệp cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lí nhằm đảm bảo đời sống thiết yếu cho cán bộ nhân viên, và việc tăng lương cũng như tăng các khoản phụ cấp gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã phải chọn giải pháp cắt giảm lao động, giảm tiền lương để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình không bi trì trệ, thua lỗ. 1.5.2.2.3 Lạm phát và lợi nhuận. Lạm phá có ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp, và thông qua đó sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp ( lợi nhuận = doanh thu – chi phí). Ngoài ra mục đích chính của hoạt động kinh doanh lại là lơi nhuận sau thuế, mà các biểu thuế lại khó có thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát. Do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế và khiến cho các doanh nghiệp phải chịu mức thuế cao hơn. Kết quả là tỉ lệ lạm phát càng cao thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp càng giảm. 1.5.2.2.4 Lạm phát và năng suất lao động. Năng suất lao động chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố : như thời gian lao động, trình độ thành thạo, kinh nghiệm, tinh thần làm việc, tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác…Trong đó, chính sách tiền lương là một trong những nhân tố chính tác động đến năng suất của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kì lạm phát cao. Một chính sách tiền lương hợp lý, khoa học sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao năng suất và ngược lại. Ngoài ra, tâm lý bất ổn trước thời cuộc khi mà giá cả sinh hoạt leo thang từng ngày, đời sống gặp nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng lớn năng suất lao động của nhân viên. Thêm vào đó, để giảm bớt khó khăn trong thời kì này, một số doanh nghiệp đã chọn giải pháp cắt giảm lao động, giảm chi phí tiền lương dẫn đến tâm lư bất an, lo lắng của những nhân viên còn lại trong doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất lao động. 1.5.2.2.5 Lạm phát và thị phần. Trước tình lạm phát cao, khó khăn trong huy động vốn cùng với sự chững lại của các dự án đã khiến nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng, các dự án đầu tư hay phát triển sản phẩm bị đình trệ, không mở rộng được sản xuất kinh doanh, các hoạt động PR và quảng cáo bị cắt giảm để tiết kiệm chi phí… đó là nguyên nhân dẫn đến giảm thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, tùy tuộc vào khả năng nhạy bén, ứng phó cũng như quản trị của doanh nghiệp mà có thể dẫn tới các kết quả khác nhau.Có doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, nhưng lại có doanh nghiệp chớp được cơ hội mở rộng thị phần, nâng cao vị trí trên thị trường. Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở lên gay gắt, đặc biệt là thời gian gần đây khi mà thị trường rộng mở. Vì vậy thị phần của các doanh nghiệp trong nước đang bị đe dọa . Nhất là trong những năm gần đây khi mà lạm phát còn ở Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page11 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP mức cao. Doanh nghiệp vẫn phải cố gắng giữ vững thị phần của mình bằng cách mở rộng đia bàn hoạt động và triển khai các dự án phát triển thị trường. Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page12 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Cần phải có các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu nhằm để đạt kết quả cao nhất. Mục đích của thu thập dữ liệu là để làm cơ sở lí luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề nghiên cứu. • Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm. - Nội dung của các câu hỏi của phiếu điều tra phỏng vấn xoay quanh tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Hà Nội bị ảnh hưởng của lạm phát trong thời gian gần đây. - Cách tiến hành : mẫu phiếu điều tra được đưa cho nhân viên của công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân. Số lượng phiếu phát là 20 phiếu, thu về 20 phiếu , 20/20 phiếu hợp lệ. - Ưu, nhược điểm của phương pháp: tổng hợp ý kiến của nhiều người, thông tin được mở rộng hơn và có độ tin cậy cao nhưng tốn nhiều thời gian, công sức thu thập, xử lý. • Phương pháp phỏng vấn chuyên gia . - Nội dung của các câu hỏi được tìm hiểu sâu hơn về tình hình doanh nghiệp trước những tác động của lạm phát, cách ứng phó của công ty và những ứng phó lâu dài để phát triển kinh doanh. - Cách tiến hành : mời các chuyên gia là các trưởng, phó phòng kinh doanh trả lời. - Ưu, nhược : Ta sẽ hiểu rõ được sâu hơn tình hình của doanh nghiệp nhưng vẫn còn mang tính chất cá nhân trong các câu trả lời. • Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. - Cách thu thập : sử dụng các nguồn dữ liệu trên internet, tạp chí và đặc biệt là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân. - Cách xử lý dữ liệu : từ những kết quả thu được ta chỉ chọn lọc lấy những số liệu cần thiết phục cho phân tích của đề tài. 2.1.2 Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu. Sau khi thu thập dữ liệu, tổng hợp và chọn lọc được những số liệu phù hợp, bắt đầu tiến hành phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các phương pháp như sau : - Phương pháp thống kê, so sánh. - Phương pháp minh họa : bằng các biểu đồ, đồ thị. Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page13 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường. 2.2.1 Thực trạng và nhân dẫn đến tình hình lạm phát của nước ta hiện nay • Tình hình chung kinh tế thế giới giai đoạn gần đây. Năm 2008, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động, các chỉ số về kinh tế, tài chính, đặc biệt là giá các hàng hóa dầu, gạo, sắt, thép...đã thay đổi và biến động một cách không lường trước được. Suy thoái kinh tế đã xảy ra tại các nước phát triển. Giá hàng hóa tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2009 khiến lạm phát trở thành vấn đề lớn đối với nền kinh tế, nhất là với các nước đang phải chống trọi với sự suy giảm kinh tế. Có thể nói lạm phát đang đe dọa 2/3 dân số trên thế giới, đặc biệt tăng mạnh ở hầu hết các nước châu Á và những đầu tầu kinh tế trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Ở nhiều nước lạm phát đều ở mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong thời kì lạm phát, việc đối phó với giá cả hàng hóa tăng cao đang trở thành vấn đề cấp bách đối với các nước giàu cũng như nghèo trên thế giới. • Tình hình lạm phát nước ta hiện nay. Lạm phát là một căn bệnh thâm niên của nền kinh tế. Qua vài năm gần đây lạm phát ở nước ta diễn biến vô cùng phức tạp. Sau đây là bảng tỉ giá lạm phát cuả Việt Nam qua một số năm gần đây: Bảng 2.1 : Lạm ở Việt Nam qua các năm Năm 2000 2003 2004 200 2006 2007 2008 200 2010 5 9 CPI(% -0,6 3,0 9,5 8,4 6,6 12,63 19,89 6,88 11,7 ) 5 Nguồn Tổng cục thống kê Từ bảng lạm phát trên , ta thấy tình hình lạm phát của nước ta trong những năm qua có những thay đổi thất thường. Đặc biệt trong 4 năm gần đây , tỉ lệ lạm phát của nước ta ở mức cao và biến đổi phức tạp. Năm 2008 : chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm có tăng cao, đỉnh cao là tháng 2 là 3,56%, tháng 5 là 3,91% chủ yếu do cú sốc giá gạo vào tháng 4( giá gạo trong nước tăng 200% so với năm trước), giá xăng dầu tăng 61,5 %, giá sắt thép tăng 29%, giá than tăng 68,4%... Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm vào các tháng cuối năm giúp đưa chỉ số lạm phát năm 2008 xuống dưới mức 20% so với cùng kì năm 2007. Tính chung lạm phát cả năm 2008 là 19,89% Năm 2009 : Tổng kết tình hình kinh tế năm 2009, Chính phủ đã trình ra Quốc hội những thành tích đáng trân trọng : tăng trưởng GDP 5,2%, trên mức trung bình khu vực song là mức thấp nhất từ một thập kỷ. Lạm phát được duy trì ở mức dưới hai con số. Trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp và xây dựng tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, và chỉ đạt 5,52. Thâm hụt ngân sách cả năm lên đến 7% GDP. Trong năm 2009, khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt 56,6 tỉ USD ( giảm 9,7%), nhập Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page14 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP khẩu đạt 68,8 tỉ USD ( giảm 10,8% ). Nhập siêu tuy giảm so với mức 32,1% của năm 2008 nhưng vẫn bằng 21,6% GDP. • Năm 2010 : Mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng định. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%. Mặc dù năm 2010, bội chi ngân sách đã được kéo xuống còn dưới 6%, nhưng nếu tính cả huy động trái phiếu, thì tỷ lệ vẫn còn ở mức 7%. Đó là mức rất cao, không những là một trong những nguyên nhân của lạm phát cao, mà còn làm gia tăng nợ nần. Nhập siêu liên tục, kéo dài và hiện ở mức khá cao (năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm 2008 là 18,0 tỷ USD, năm 2009 gần 12,9 tỷ USD, năm 2010 khoảng 12 tỷ USD). Điều này đã tác động tiêu cực tới cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tạo sức ép lên tỷ giá. Giá USD trên thế giới giảm, nhưng ở trong nước vẫn tăng (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, 11 tháng năm 2010 tăng 6,63%), làm tăng mạnh gánh nặng lạm phát. • Đầu năm 2011: CPI trong 5 tháng đầu năm 2011 tăng liên tục với tốc độ cao dần một cách đáng ngại, với đỉnh chưa được xác lập rõ ràng, trong đó riêng tháng 3/2011 tăng vọt tới 2,17%, tức cao hơn tốc độ tăng 2,09% của tháng 2/2011 và mức tăng 1,74% của tháng 1/2011). CPI tháng 3 bằng 87,4% chỉ tiêu lạm phát 7% đề ra cho cả năm. Tính bình quân 3 tháng năm 2011 so với cùng kỳ năm trước thì CPI đã tăng 12,79%... Xu hướng tăng CPI chắc chắn còn tiếp diễn trong suốt quý 2/2011, với sự gia tốc rõ rệt có lẽ được ghi nhận tiếp vào tháng 5/2011 (đúng vào dịp tăng lương tối thiểu) rồi mới chịu tạm lắng dịu xuống để chờ dịp tăng trở lại cuối năm như thông lệ… Với đà tăng đó, việc duy trì được được tốc độ tăng CPI năm 2011 dưới mức 1 con số là điều không dễ dàng; Ngân hàng Thế giới dự báo tính theo mức cả năm CPI của Việt Nam sẽ có thể tăng 9,5%. • Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam : Lạm phát tiền tệ : Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2009, chính sách tiền tệ được mở rộng, lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc được ấn định ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên đến 37,74% và là mức khá cao so với trung bb nh những năm vừa qua. Tăng trưởng cung tiền M2 lên mức 28,7% mức tăng này thấp hơn so với năm 2006, 2007 nhưng vẫn khá cao hơn so với năm 2008 và những năm trước đó. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao trong năm 2009 sẽ ảnh hưởng đến lạm phát năm 2010.Trong lạm phát 11,75% năm 2010 của Việt Nam, yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65% và các yếu tố khác góp 7,1%. Như vậy, yếu tố tiền tệ đã có một “đóng góp” đáng kể trong sự gia tăng vượt chỉ tiêu của lạm phát năm 2010. Sang năm 2011, sức ép từ lạm phát tiền tệ giảm dần gắn liền với xu hướng gia tăng chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt, nhất là việc hạn chế mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% so với mức thực tế tăng tới gần 30% của năm 2010. Sự hợp lực của những động thái này chắc chắn đang và sẽ góp phần giảm dần tổng cầu ảo xã hội, nhất là giảm dần sức ép liên quan đến lạm Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page15 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP phát tiền tệ trong thời gian tới như một điểm mới đáng chú ý của tính chất lạm phát ở nước ta trong năm 2011. Lạm phát cầu kéo : Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP ) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao hơn. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng, kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Hơn nữa, năm 2009,các gói kích thích kinh tế và việc tăng chi tiêu của chính phủ khiến nhu cầu một số hàng hóa tăng mạnh. Hiệu ứng việc tăng nhu cầu này tiếp tục kéo dài sang năm 2010 và 2011 người dân có thể tăng cường chi tiêu khi triển vọng kinh tế khả quan hơn, tạo ra một sức cầu lớn hơn đối với nhiều loại hàng hóa Lạm phát chi phí đẩy : giá nguyên liệu, nhiên liệụ ( đặc biệt là xăng, dầu, các sản phẩm hóa dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập vào tăng làm tăng giá thị trường trong nước. 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành sản xuất dây và cáp điện. 2.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội và công nghệ cùng tác động tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. -Yếu tố về kinh tế : Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tình hình lạm phát diễn ra phức tạp, ảnh hưởng xấu đến giá nguyên liệu nhập khẩu, ảnh hưởng của giá ngoại tệ lãi suất cao, lạm phát cũng khiến cho cầu tiêu dùng giảm,việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất dây và cáp điện. Do ảnh hưởng của lạm phát mà giá nguyên liệu đồng tăng cao, làm giá dây và cáp điện liên tục tăng, không ổn định. Việc phát triển thị trường của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện nước ta cũng đang gặp rất nhiều trở ngại. Nhật Bản được coi là một thị trường trọng điểm với mức tiêu thụ mạnh nhất thì trong 3 năm qua, tốc độ xuất khẩu vào thị trường này có chiều hướng giảm rõ rệt. Cụ thể, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 94,3%, năm 2009 giảm còn 93,6% và tới năm 2010 tiếp tục giảm còn 91,5% và một số thị trường tiêu thụ khác như Trung Quốc, Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page16 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Lào, Thái Lan... thì tỷ trọng xuất khẩu vào đây vẫn còn rất thấp (tỷ lệ trung bình từ 12%). - Môi trường pháp luật, chinh trị và các thể chế kinh tế: Trước tình hình chính trị thế giới đang bất ổn thì Việt Nam có thuận lợi lớn nhất là một nước ổn định về chính trị dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất. Hệ thống pháp luật của nước ta được cải thiện một cách rõ nét, luật đầu tư cũng đang được cải thiện với những thủ tục nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ và nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào Việt Nam. Đây là một nhân tố quan trọng tạo môi trường kinh doanh lành mạnh với các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài như : khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, các tiểu chuẩn về sản xuất, quy chế về cạnh tranh, việc bảo vệ bản quyền phát minh sáng chế,… cũng được áp dụng. Nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp chống được hàng giả, hàng nhái, đồng thời tôn vinh thương hiệu Việt. Chính vì vậy mà ngành sản xuất dây và cáp điện có được sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu là các công ty lớn như Công ty Dây và Cáp điện Taya Việt Nam, Sumi - Hanel, Công ty Tai Sin của Singapore… - Môi trường Văn hóa xã hội : Môi trường này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty Việt Nam. Môi trường này bao gồm các yếu tố về dân số, tốc độ đô thị hóa, thu nhập, giới tính, cơ cấu lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ …đều ảnh hưởng đến việc tiêu thụ dây và cáp điện. Dân số ngày càng đông, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, các doanh nghiệp mọc lên cũng ngày càng nhiều thì nhu cầu về dây và cáp điện ngày càng tăng. Đó cũng là cơ sở để xây dựng và thúc đẩy các công ty sản xuất dây và cáp điện phát triển. - Yếu tố công nghệ : đó là các vấn đề như chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, đầu tư cho nghiên cứu khoa học… Các công ty luôn nâng cao chất lượng sản xuất dây và cáp điện của mình bằng các công nghệ hiện đại. Được biết, tại thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện nước ta đang rất quan tâm đến đầu tư công nghệ. Một số công nghệ hiện đại của Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã được trang bị, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng cao. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm cũng luôn là vấn đề được các doanh nghiệp nước nhà đặt lên hàng đầu. Nhiều mẫu mã đẹp ra đời đã nhanh chóng nhận được sự chấp thuận của thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, các công ty dây và cáp điện sử dụng các linh kiện chủ yếu là nhập khẩu. Chính vì vậy, ngành sản xuất đồng cần được quan tâm để đáp ứng nhu cầu đồng sử dụng trong sản xuất ở trong nước, ngành dây và cáp điện cần được quan tâm hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu linh kiện phục vụ cho các dự án điện của nước ta và các doanh nghiệp. Tránh việc phải phụ thuộc vào nước ngoài để giảm chi phí trong quá trình sản xuất xây dựng, lắp đặt các thiết bị điện. Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page17 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2.2.4.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện. Bao gồm các yếu tố về nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Đây là nhóm lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp. - Nhà cung cấp : hiện nay giá nguyên liệu đồng từ các nhà cung cấp là rất cao. Theo dự báo của Bank of America Merrill Lynch nguồn cung đồng có thể rơi xuống mức thấp chưa từng có. Thực trạng giá nguyên liệu đồng tăng cao vào dịp cuối năm đã làm lượng nguyên liệu tiêu thụ giảm khoảng 20 - 30% so với các quý trước. Nguồn cung cấp đồng không ổn định, giá cao, mà việc xem xét và đánh giá nhà cung cấp có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty. Các nhà cung cấp có thể gây khó khăn làm cho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong trường hợp : Nguồn cung cấp cho doanh nghiệp chỉ có một hoặc một vài công ty có khả năng cung cấp, nhất là khi giá đồng đang tăng cao sẽ càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện.Vấn đề cần đặt ra của công ty đối với các nhà cung cấp là việc đảm bảo số lượng, chất lượng kịp thời và giá cả phải chăng. - Đối thủ cạnh tranh : trong thị trường hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện do đó cường độ cạnh tranh trong ngành là rất lớn. Một số đối thủ cạnh tranh lớn với công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân như : Công ty dây và cáp điện Thượng Đình, công ty dây và cáp điện Taya… Hơn nưa, việc Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước lại càng phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài hơn, với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ dây và cáp điện của công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân. - Khách hàng : ngoài việc bán trực tiếp dây va cáp điện cho các hộ gia đình , các khu trung cư…thì công ty còn chủ yếu cung cấp nhóm hàng cho các đại lý cấp1, cấp 2 và cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Thị trường theo khách hàng của công ty bao gồm những đối tượng bán buôn, bán lẻ nhằm đảm bảo phủ kín thị trường, mở rộng tiêu thụ, giữ khách hàng truyền thống và lôi kéo được khách hàng tiềm năng. Khách hàng là đối tượng mà công ty phục vụ, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Bởi vậy việc định hướng sản xuất theo nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho công ty. 2.3 Kết quả điều tra trắc ngiệm, phỏng vấn. - Câu 1 : ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh thì có 12 người cho rằng ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn, chiếm 60% trong tổng số phiếu điều tra. Còn lại 8 người cho rằng ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là bình thường, chiếm 40% trong tổng số phiếu điều tra. Như vậy, số người cho là lạm phát có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là nhiều hơn. Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page18 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - Câu 2 : Ứng phó của doanh nghiệp trước tình hình lạm phát vừa qua : có 14 người cho rằng doanh nghiệp đã ứng phó kịp thời trước tình hình lạm phát, tương ứng với tỉ lệ 70%. Còn lại 6 người cho rằng doanh nghiệp ứng phó bình thường trước tình hình lạm phát, tương ứng tỉ lệ 30%. - Câu 3 : Lạm phát tác động lớn nhất đến yếu tố sản xuất nào của doanh nghiệp: có 2 người cho rằng lạm phát tác động lớn nhất tới vốn của doanh nghiệp, chiếm 10% trong tổng số phiếu. Có 13 người cho rằng lạm phát tác động lớn nhất đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, chiếm 65% trong tổng số phiếu. Còn lại 5 người cho rằng lạm phát tác động lớn nhất đến yếu tố đầu ra của doanh nghiệp, chiếm 25% trong tổng số phiếu. . - Câu 4 : Công ty có nhập khẩu linh kiện không. 100% số phiếu cho rằng công ty có nhập khẩu linh kiện. - Câu 5 : Nếu có nhập khẩu linh kiện thì việc nhập khẩu linh kiện có bị ảnh hưởng bởi lạm phát không. Có 16 người cho rằng việc nhập khẩu linh kiện có ảnh hưởng bởi lạm phát chiếm 80% trong tổng số phiếu. Còn lại 4 người cho rằng lạm phát không ảnh hưởng, chiếm 20% trong tổng số phiếu điều tra. - Cậu 6 : Ảnh hưởng của lạm phát tới số lượng đơn hàng của công ty. Có 16 người cho rằng lạm phát có ảnh hưởng lớn tới số lượng đơn hàng của công ty chiếm 80% trong tổng số phiếu. Còn lại 4 người cho rằng lạm phát ảnh hưởng bình thường tới số lượng đơn hàng của công ty. - Câu 7 : Khả năng đáp ứng nhu cầu dây và cáp điện hiện nay của các doanh nghiệp trong nước : có 10 người cho rằng khả năng này của các doanh nghiệp trong nước là rất tốt, chiếm 50% trong tổng số phiếu. 6 người cho rằng khả năng này của các doanh nghiệp trong nước là bình thường chiếm 30% trong tổng số phiếu. Còn lại 4 người cho rằng khả năng này của các doanh nghiệp trong nước là bình thường, chiếm 20% trong tổng số phiếu. - Câu 8 : Số lượng công nhân đã phải nghỉ việc : 12 phiếu cho rằng đã có một số công nhân phải nghỉ việc, chiếm 60% số phiếu. Còn lại 8 người cho rằng không có ai phải nghỉ việc, chiếm 40% số phiếu. Do trong thời kì lạm phát, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi tiêu, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm số lượng lao động để giảm chi phí sản xuất. - Câu 9 : Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay : có 14 người chiếm 70% người cho rằng khả năng cạnh tranh của công ty là cao. Còn lại 6 người cho rằng khẳ năng cạnh tranh của công ty bình thường. - Câu 10: Hiệu quả của các chính sách, chủ trương của Chính phủ nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát và biến động của giá: có 12 người tương ứng với 60% người các chính sách, chủ trương của Chính phủ là rất tốt. Có 4 người chiếm 20% trong tổng số phiếu cho là bình thường. Còn lại 4 người chiếm 20% cho là các chính sách của Chính phủ là chưa tốt. Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page19 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2.4 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp. 2.4.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân. Trong giai đoạn 2007-2010, công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân đã đạt được những thành công trong kinh doanh, với kết quả kinh doanh được thể hiện trong bảng 2.2 Bảng 2.2 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân từ năm 2007 → 2010 Đơn vị tính : triệu đồng Nội dung Năm So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 2007 2008 2009 2010 Tổng Doanh thu 8395 13383 21983 35548 4988 59,4 8600 64,3 13565 61,7 Chi phí 7029 11978 19428 32379 4949 70,4 7450 62,2 12951 66,7 Lợi nhuận (trước thuế) 1366 1405 2555 3169 39 3 1150 81,8 614 24 Nộp Ngân sách 383 393,6 670,2 950,7 10,3 2,7 276,56 70,3 280,5 4 41,9 983 1011 1885 2218 28,7 3 873,44 86,4 333,4 6 17,7 Lợi nhuận Sau thuế Nguồn : Báo cáo tài chính phòng kế toán năm 2007 - 2010 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong 4 năm 2007, 2008, 2009 vàv 2010 công ty đều làm ăn có lãi. Tuy bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty năm sau đều cao hơn năm trước. Hình 2.1 :Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận Lê Thị Dung – Lớp K43F4 Page20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan