Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ctcp chuy n giao công nghệ vinastar...

Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ctcp chuy n giao công nghệ vinastar

.PDF
60
3
77

Mô tả:

i TÓM LƯỢC Năng lực cạnh tranh là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trên thị trường cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay, nó giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Để có nhận thức đúng về NLCT hiện tại của doanh nghiệp cần đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp đó. NLCT của các doanh nghiệp Việt Nam cơ bản ở bốn khía cạnh chính: nhận thức về khái niệm cạnh tranh và NLCT, phân loại NLCT, lợi thế cạnh tranh, lý thuyết đánh giá NLCT tổng thể. Đề tài tập trung vào những nội dung về tiêu chí đánh giá NLCT và phương pháp đánh giá NLCT của doanh nghiệp, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar. Vì sự quan trọng của NLCT, yếu tố quyết định sự phát triển và tồn tại bền vững của doanh nghiệp, em lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận gồm 3 chương chính đó là: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar Chương 3: Các đề xuẩ, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar Khóa luận đưa ra các lý luận cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh: khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là gì? Phân loại năng lực cạnh tranh? Mô hình nội dung đánh giá NLCT? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar; đưa ra những kết quả dạt được và những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó. Cuối cùng, khóa luận là đưa ra những đề xuất nâng cao NLCT cho công ty. ii LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến các thấy (cô) giáo trường Đại học Thương mại đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt đã trực tiếp hướng dẫn dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn tớ CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian làm khóa luận. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích để hoàn thiện khóa luận này. Do giới hạn kiến thức cũng như khả năng có hạn của bản thân, kính mong được suwjchir dẫn và đóng góp của thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.......................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.......................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4 6. Kết cấu khóa luận....................................................................................................5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP..............................................................................................7 1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNGLỰC CẠNH TRANH VÀ NHỮNG LÝ THUYẾT LIÊN QUAN................................................................................................................. 7 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................7 1.1.2. Một số lý thuyết liên quan.................................................................................9 1.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................................12 1.2.1. Mô hình nghiên cứu đề tài...............................................................................12 1.2.2. Nội dung............................................................................................................ 13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp.......................................20 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp................................................................20 1.3.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp..............................................................21 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR...........................................................................23 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR........23 2.1.1. Lịch sử phát triển của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar....................23 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Vinastar................................................................23 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar từ 2015-2017...............................................................................................................25 iv 2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR.......................................................................................26 2.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài..............................................26 2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong..............................................29 2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR....................................31 2.3.1. Nhận diện SBU hiện tại của công ty...............................................................31 2.3.2. Xác định đối thủ cạnh tranh đối sánh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar...................................................................................................................... 32 2.3.3. Thực trạng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành........................................................................................34 2.4. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH............................37 2.4.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối.........................................................37 2.4.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối........................................................38 2.5. CÁC KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR......................38 2.5.1. Những kết quả đạt được..................................................................................38 2.5.2. Những tồn tại chưa giải quyết.........................................................................39 2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại......................................................................39 CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR......................41 3.1. CÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR................................................................................................................41 3.1.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới...............................................................41 3.1.2. Định hướng phát triển của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar............42 3.2. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR.....................43 3.2.1. Đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn................................................43 3.2.2. Đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh marketing.........................................45 KẾT LUẬN................................................................................................................48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Các năng lực cấu thành NLCT của doanh nghiệp..........................................9 Bảng 1.3 Đánh giá tổng hơp NLCT của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar đối sánh với các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành......................................................18 Bảng 1.2: Bảng tiêu chí chi tiết đánh giá NLCT của doanh nghiệp.............................17 Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh 2015-2017......................................25 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế Việt Nam từ 2015-2017............26 Bảng 2.3: Bảng thống kê dân số Việt Nam 2015-2017................................................27 Bảng 2.4: Cơ cấu vốn kinh doanh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar...........30 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar.31 Bảng 2.6: Khái quát về đối thủ cạnh tranh của CTCP chuyển giao Công nghệ Vinastar..33 Bảng 2.7: Độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá NLCT của ngành..........................34 Bảng 2.8: Đánh giá tổng hơp NLCT của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar đối sánh với các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành......................................................37 Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2018-2020 của CTCP chuyển giao công nghệ. .43 Bảng 3.2: So sánh giá một số mặt hàng của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar so với đối thủ cạnh tranh năm 2017..................................................................................46 Bảng 3.3: Giá một số mặt hàng của Vinastar theo kiến nghị.......................................46 Hình 1.1: Khung tổng thể của lợi thế cạnh tranh...........................................................9 Hình 1.2: Các lực lượng đều tiết cạnh tranh trong ngành kinh doanh..........................11 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Viết tắt CTCP TNHH NLCT ĐTCT LNTT LNST HĐKD VKD TNDN Viết đầy đủ Công ty cổ phân Trách nhiệm hữu hạn Năng lực cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Hoạt động kinh doanh Vốn kinh doanh Thu nhập doanh nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng được coi là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh nghệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia vào kinh doanh đều chịu tác động các quy luật kinh tế khách quan trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo quy luật này doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải không, ngừng nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động ... nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Kết quả quá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào sẽ phải ngừng sản xuất kinh doanh. Do đó năng lực cạnh tranh là yếu tố mang tính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được các lợi thế, năng lực cạnh tranh của mình để các sản phẩm của mình nổi bật so với đối thủ cùng lĩnh vực và ngành kinh doanh. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Thực tế trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị máy móc văn phòng, lĩnh vực điện tử công nghệ cao, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động này, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực này tương đối cao, gay gắt. Có thể kể đến một số các doanh nghiệp trên thị trường Hà Nội như: Công ty TNHH thương mại và công nghệ An Nam, công ty văn phòng phẩm và máy tính Tân Lộ, công ty TNHH giải pháp công nghệ ZinTech.... Cung cấp các thiết bị điện tử, máy móc văn phòng là một trong những hoạt động đầy tiềm năng hiện nay, đặc biệt trong thời đại đô thị hóa công nghiệp hóa ngày càng có nhiều văn phòng, nhà máy, các lĩnh vực kinh doanh mới nên nhu cầu về các thiết bị điện tử công nghệ cao, các máy móc văn phòng rất lớn tham gia lĩnh vực này các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, tôi đã lựa chọn thực tập tại công ty CP chuyển giao công nghệ Vinastar, một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính mua, bán, lắp đặt linh kiện máy tính cung cấp dịch vụ lắp đặt, sửa chữa bảo trì máy tính. Sau 9 năm phát triển Vinastar tạo dựng được uy tín và hình ảnh trong lòng khách hàng nhưng trên thị trường máy tính hiện nay vẫn còn sức hấp dẫn khá lớn và vô vàn các công ty lớn nhỏ chạy đua với nhau về mẫu mã, chất lượng, giá cả... Đứng trước áp lược cạnh tranh như vậy mà năng lực cạnh tranh của Vinastar nhìn chung còn chưa cao do nhiều nguyên nhân: Năng lực marketing kém hiệu quả, thiếu nguồn lực giàu kinh nghiệm, thông tin một chiều thiếu sát thực...Khi nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Vinastar, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar” làm đề tài khóa luận của mình nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về năng lực cạnh trnah cũng như đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Vinastar. 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh như: - Diễn đàn kinh tế thế giới WFE (2016-2017),” Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu”. Bản báo cáo này nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cao hay thấp đối với dân chúng ở mỗi quốc gia, trong đó công bố chỉ số canh tranh quốc gia GCI đo lường khuynh hướng các thể chế, chính sách và những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời và mức giới hạn trạng thái thịnh vượng kinh tế - Do Roge of Percerou (1991), “Quản lý xí nghiệp và sức cạnh tranh”, tác giả đưa ra quan điểm quan lý doanh nghiệp của mình trong mối tương quan với sức cạnh tranh, chỉ ra các vấn đề xung quanh sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - Fred R.David (2004), “Khái luận về Quản trị chiến lược”, NXB Thống kê .Cuốn sách này đề cập đầy đủ tất cả các vấn để liên quan đến quản trị chiến lược, những khái luận về chiến lược, quản trị chiến lược, triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Đồng thời có cuốn sách “Triển khai chiến lược kinh doanh” của tác giả David A.Aaker đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc về vấn đề triển khai chiến lược kinh doanh. 1.2.2 Tinh hình nghiên cứu trong nước Trong nước có rất nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên tạp chí về vấn đề này. - Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê. Cuốn sách trình bày bản chất và vai trò của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, tư duy và các loại hình chiến lược kinh doanh, đánh giá môi trường chiến lược kinh doanh, phân tích tình thế kinh doanh của doanh nghiệp. - Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Đại học Thương mại, tạp chí khoa học thương mại số 4+5). Bài viết đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu, và phương pháp xác định NLCT của doanh nghiệp thương mại. - Nguyễn Hoàng Long (2005), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc Vinatex trong hoạt động xuất nhập khẩu, Đại học thương mại. Đề tài tập trung nghiên cứu, xác định NLCT của doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp may mặc trong giai đoạn 2005, tầm nhìn 2010. - Nông Mai Thanh (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột Dielac của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam, Đại học thương mại. Tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh một sản phẩm cụ thể trong doanh nghiệp. - Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam, đáp ứng đòi hỏi các quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thị trường, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội. Một số luận văn của sinh viên trường đại học thương mại như: - Nguyễn Mạnh Tiến K46A2 (2014) Khoa quản trị kinh doanh, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH Cybertech Việt Nam, Đại học Thương Mại. Luận văn phân tích thực trạng NLCT của công ty kinh doanh thiết bị điện để đưa ra đề xuất, kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. - Đinh Thị Kim Tuyến K41A8 (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ của CTCP Tân Phong, Đại học Thương Mại. Bài viết chỉ ra thực trạng và mức ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm, dịch vụ đến năng lực cạnh tranh của công ty và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao NLCT của công ty Tân Phong. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài:” Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar” được thực hiện nhằm 3 mục đích sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty bao gồm: Các khái niệm, đặc điểm, nội dung, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar trong tương quan với đối thủ cạnh tranh, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng và quy trình phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: • Giới hạn sản phẩm (SBU) mục tiêu nghiên cứu trong đề tài là dịch vụ phân phối máy tính. • Giới hạn thị trường mục tiêu nghiên cứu trong đề tài là Hà Nội. + Về thời gian: Nghiên cứu dữ liệu trong khoảng thời gian 3 năm từ 2015-2017, đề xuất hệ thống các giải pháp trong thời gian 3 năm tới (1018-2020), tầm nhìn 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Để làm rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar trong đối sánh với đối thủ cạnh tranh hiện tại luận văn sử dụng phương pháp điều tra. + Phiếu điều tra khách hàng: • Điều tra khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty và của các công ty khác. • Cách thức điều tra: Thông qua phương pháp chọn mẫu để không phải điều tra hết số lượng khách hàng mua sản phẩm của công ty trên cản nước, mà chỉ điều tra một số khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí. Gửi tực tiếp mẫu phiếu điều tra tới khách hàng Bước 1: Xác định, lập danh sách nhóm đối tượng điều tra bao gồm: công chức, nhân viên văn phòng, sinh viên,... Bước 2: Xây dựng hình thành bảng hỏi đều tra. Bước 3: Phát phiếu điều tra cho đối tượng đã xác định Bước 4: Thu hồi và xử lỹ phiếu điều tra • Tổng số phiếu phát ra: 50 phiếu (30 phiếu cho khách hàng của công ty, 20 phiếu cho khách hàng của các đối thủ cạnh tranh). • Thời gian điều tra: 5 ngày cả thời gian phát phiếu và thu hồi phiếu ( từ ngày 17/3 đến ngày 21/3). Nội dung: Phiếu điều tra gửi đến khách hàng là các câu hỏi trắc nghiệm về đánh giá, cảm nhận của khách hàng sự nhìn nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty so với một số đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Đồng thời sử dụng câu hỏi mở để khách hàng nêu lên mong muốn, sự chưa hài lòng hay những góp ý cho công ty. + Phiếu điều tra nhân viên: • Điều tra nhân viên làm tại công ty • Cách thức: Phát phiếu điều tra trực tiếp cho nhân viên. • Tổng số phiếu phát ra: 30 phiếu + Bước 1: Xác định, lập danh sách nhóm đối tượng điều tra bao gồm: công chức, nhân viên văn phòng, sinh viên,... + Bước 2: Xây dựng hình thành bảng hỏi đều tra. + Bước 3: Phát phiếu điều tra cho đối tượng đã xác định + Bước 4: Thu hồi và xử lý phiếu điều tra - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Sử dụng các thông tin từ các báo cáo của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar, mạng internet, các báo cáo ngành có liên qua để tổng hợp và phân tích làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar. 5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp định tính: Áp dụng phân tích hệ thống lý luận, phân tích số liệu thứ cấp làm ở Chương 1 và Chương 3. - Phương pháp định lượng: Áp dụng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích số liệu sơ cấp thông qua tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar làm ở Chương 2. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu và lời kết, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận được trình bày làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Pương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar. Chương 3: giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP chuyển giao công nghệ Vinastar. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNGLỰC CẠNH TRANH VÀ NHỮNG LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực và thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để định nghĩa được khái niệm cạnh tranh không phải là vấn đề đơn giản vì nó được sử dụng trong nhiều phạm vi khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia... Vì thế có nhiều định nghĩa về cạnh tranh được đưa ra. Theo nhà kinh tế học Michael Porter (1985) thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cái thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Trong đại từ điển kinh té thị trường (1998, trang 247) đưa ra định nghĩa: “Cạnh tranh hữu hiệu là một phương thức thích ứng với thị trường của doanh nghiệp, mà mục đích giành được hiệu quả hoạt động thị trường làm cho người ta tương đối thỏa mãn nhằm đạt được lợi nhuận bình quân vừa đủ để có lợi cho việc kinh doanh bình thường và thù lao cho những rủi ro trong việc đầu tư, đồng thời hoạt động của đơn vị sản xuẩ cũng đạt được hiệu suất cao, không có hiện tượng dư thừa về khả năng sản xuất trong một thời gian dài, tính chất sản phẩm đạt trình độ hợp lý”. Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học định nghĩa (2001, trang 42) định nghĩa: “Cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được” Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa những người sả xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Như vậy, cạnh tranh được hiểu một cách khái quát và chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể tham gia vào kinh tế thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm giống nhau hoặc tương tự nhau nhằm tồn tại, chiếm lĩnh thị phần và đạt lợi nhuận cao nhất thông qua một hay nhiều biện pháp khác nhau. 1.1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Năng lực của doanh nghiệp là khả năng sử dụng các nguồn lực đã được liên kết có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh là khả năng giành chiến thắng trong sự ganh đua giữa các chủ thể trong cùng một môi trường và khi cùng quan tâm tới một đối tượng. Trên góc độ kinh tế năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001, Trang 172): Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn hơn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả giành lấy một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. Theo Michael Poter (1980) cho rằng: Nang lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhucầu khách hàng, có chi phí thấp, nang suất cao nhằm tạo lợi nhuận. Theo WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh trên toàn cầu thì: Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một lý lẽ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Theo Nguyễn Như Ý (Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa-thông tin,1999, Trang 172) có định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giàng thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàngóa cùng loại trên cùg một thị trường tiêu thụ” PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2004): Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế ma doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cả thiện vị trí của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài, nhăm thulại lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình. Tóm lại: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là là việc khai thác và sử dụng những nguồn lực lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để đạt được lợi ích kinh tế cao đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1.3 Phân loại năng lực cạnh tranh Để đánh giá năng lực cạnh tranh một sản phẩm, người ta thường sử dụng các tiêu chí có thể lượng hóa trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Việc nghiên cứu đánh giá các tiêu chí này tập trung trên 2 lĩnh vực: năng lực cạnh tranh nguồn, năng lực cạnh tranh thị trường (marketing) (Chiến lược kinh doanh quốc tế-GS.TS. Nguyễn Bách Khoa). Bảng 1.1: Các năng lực cấu thành NLCT của doanh nghiệp NLCT nguồn Vị thế tài chính Năng lực quản lý & và lãnh đạo Nguồn nhân lực Cơ sở vật chất kỹ thuật Năng lực R & D Thị phần thị trường Nguồn cung ứng NLCT thị trường Chất lượng sản phẩm Hệ thống thông tin market Giá cả sản phẩm Các hoạt động xúc tiến bán hàng Uy tín , thương hiệu Năng lực phân phối Dịch vụ khách hàng (Nguồn: GSTS Nguyễn Bách Khoa) 1.1.2. Một số lý thuyết liên quan 1.1.2.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh Theo M.c Porter: Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với đối thủ cạng tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường “để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh Chất lượng tốt Năng suất cao Lợi thế cạnh tranh Sự đổi - Chi phímới thấp - Khác biệt hóa Sự phản hồi tích cực của khách hàng (Nguồn: Giáo trình “chiến lược kinh doanh quốc tế”) Hình 1.1: Khung tổng thể của lợi thế cạnh tranh Sự đổi mới - Năng suất: Dưới một góc độ nào đó, một hoạt động kinh doanh là cách thức để chuyển hóa các nguồn lực đầu vào (vốn, lao động, đất đai, quản trị, bí quyết công nghệ sản xuất) thành các sản phẩm đầu ra (hàng hóa, dich vụ). Năng suất= Sản phẩm đầu ra/ Nguồn lực đầu vào, nếu một doanh nghiệp có năng suất tốt thì đòi hỏi lượng đầu vào để tạo ra mốtản phẩm giảm đi. Năng suất người lao động là bộ phận quan trọng nhất của năng suất, doanh nghiệp nào có năng suất người lao động cao nhất trong một ngành kinh doanh sẽ có mức chi phí sản xuất thấp nhâtso với doanh nghiệp khác trong ngành. - Chất lượng: Đối với lợi thế cạnh tranh, ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm là gấp đô so với các yếu tố khác. Vì khi cung cấp sả phẩm chất lượng cao làm gia tăng giá trị của sản phẩm đó trong mắt người tiêu dùng, sự dánh giá ao hơn về giá trị sả phẩm cho phép công ty có thể dưa ra mức giá cao hơn về sả phẩm của mình đồng thời giảm bớt chi phí sản xuất. - Đổi mới và sáng tạo: Sự đổi mới bao gồm thay đổi về chủng loại sản phẩm, quá trình sản xuất, chiến lược, cấu trúc tổ chức...Sự đổi mớ được coi là điều quan trọng nhất trong việc ây dựng khung lợi thế cạnh tranh, nó có tể giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá còn lời hơn cho sản phẩm. - Sự phản hồi của khách hàng: Doanh nghiệp làm tốt hơn trong việc nhận dạng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ có phản hồi tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh khi khách hàng đánh giá sản phẩ của doanh nghiệp tốt hơn đối thủ vì doanh nghiệp tạo được sự khác biệt hóa 1.1.2.2. Lý thuyết về các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M. Poter (Nguồn: Giáo trình “chiến lược kinh doanh quốc tế”) Hình 1.2: Các lực lượng đều tiết cạnh tranh trong ngành kinh doanh - Đe dọa gia nhập mới: Đến từ các công ty đã và đang có chiến lược gia nhập vào một ngành kinh doanh mới. Tác động tức thì của việc gia nhập này là là giảm thị phần của các công ty hiện tại trong ngành do đó làm tăng cường độ cạnh tranh trong ngành. Trong dài hạn, các công ty gia nhập thành công sẽ đe dọa tới vị thế doanh nghiệp hiện tại trong ngành. Các công ty hiện tại trong ngành thường tạo các rào cản gia nhập như: mở rộng khối lượng sản xuất để giảm chi phí, khác biệt hóa sản phẩm, vốn đầu tư ban đầu, chi phí chuyển đổi gia nhập hệ thống kênh phân phôi .... - Đe dọa từ các sản phẩm, dich vụ thay thế: Là những sản phẩm đến từ ngành kinh doanh khác có khản năng thay thế sản phẩm hiện tại trong việc thỏa mãn nhu cầu như nhau.Khi giá cả sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng khách hàng có xu hướng sử dụng hàng thay thế, đây là nhân tố đe dọa sự mất mát về thi trường của doanh nghiệp.Nếu sản phẩm thay thế càng giống với sản Qphảm của doanh nghiệp thì mối đe dọa càng lớn; điều này làm hạn chế giá cả, số lượng bán và ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.Nếu có ít sản phảm tương ứng với sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có cơ hội tang giá và tăng lợi nhuận. - Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành: Là vấn đè cốt lõi nhất trong phân tích cạnh tranh. Các hãng trong ngành cạnh tranh với nhau về sản phẩm, giá cả,..sự cạnh tranh càng gay gắt khi các hãng hiện tại số lượng đông đảo và ngang bằng nhau, khi tăng trưởng của ngành thấp, khi chi phí ngà càng cao haykhi đối thủ cạnh tranh có chiến lược đa dạng. Các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao nếu nhạy bén và kịp thời những thay đổi, cải tiến sản xuất kinh doanh hay thông tin thị trường và ngược lại.Sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ khiến giá cả yếu tố đầu vào và ra bién động nên đòi hỏi doanh nghiệp cần linh hoạt điều chỉnh hoạt động của mình để tạo lợi thế cạnh tranh trên thi trường. - Quyền lực thương lượng của người mua: Người mua có quyền thương lượng với doanh nghiệp thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua, đưa ra yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng với cùng một mức giá. Các nhân tố tạo nên quyền lực thườn lượng của người mua gồm: khối lượng mua lớn, sự đe dọa quá trình liên kết những người mua khi tiến hành thương lượng với doanh nghiệp, tập trung lớn của ngừi bán đối với sản phảm chưa dị biệt hóa, dịch vụ bổ sung còn thiếu... Quyền lực thương lượng của người mua sẽ rất lớn nếu doanh nghiệp không kịp thời thay đổi theo nhu cầu thị trường. - Quyền lực thương lượng của người cung ứng: Nhà cung ứng có thể đe dọa tới nhà sản xuất do tầm quan trọng của san phẩm dược cung ứng, do dặc tính khác biệt cao của người cung ứng với người sản xuất, do sự thay đổi chi phí sản phẩm mà nhà sản xuất phải chấp nhận tién hành, do liên kết của những người cung ứng gây ra. - Quyền lực tương ứng các bên liên quan khác: Bao gồm chính phủ, chính quyền địa phương, cổ đông, tổ chức tín dụng, tổ chức thương mại, các nhóm quan tâm đặc biệt. Vai trò của các lực lượng này biến đổi rất nhiều trong các ngành khác nhau 1.2. Mô hình nghiên cứu 1.2.1. Mô hình nghiên cứu đề tài (Nguồn: Tác giả nghiên cứu) 1.2.2. Nội dung 1.2.2.1. Xác định đối thủ cạnh tranh đối sánh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng các đối thủ cạnh tranh của mình, bao gồm các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, cùng giá và có cùng sức cạnh tranh trên phân khúc thị trường.Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể song chưa gia nhập ngành.Nhận diện đối thủ cạnh tranh là một điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.Qúa trình nhận diện giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Các doanh nghiệp cần hiểu rằng: Đối thủ cạnh tranh là bất kì công ty nào có mục đích thu hút cùng một đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cũng đang muốn thu hút. Khi liệt kê các đối thủ cạnh tranh của công ty cần xem xét đến các yếu tố: Đối thủ cung cấp sản phẩm tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp; những công ty sản xuất sản phẩm thay thế sản phẩm của daonh nghiệp; người tiêu dùng dễ dàng so sánh giá cả và thường xuyên thay đổi nhà cung cấp; khả năng tăng giá và giảm số lượng nhà cung ứng của những nhà cung cấp riêng của bạn. Ngoài ra, những người làm marketing cần biết rõ năm vấn đề về đối thủ cạnh tranh để có chiến lược phù hợp: - Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp? - Chiến lược của họ như thế nào? - Mục tiêu của họ là gì? - Các điểm mạnh và điểm yếu của họ như thế nào? - Cách thức phản ứng của họ ra sao? 1.2.2.2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh Trên cơ sở lý thuyết về các yếu tố cấu thành nên NLCT đề tài sử dụng bộ tiêu chí với hai nhóm: NLCT nguồn và NLCT thị trường. Năng lực cạnh tranh nguồn bao gồm các tiêu chí + Nguồn vốn công ty: Tiềm lực về tài chính không chỉ đảm bảo giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, hoạt động đó còn là thước đo cho sự lớn mạnH của doanh nghiệp, là một điều kiện để đảm bảo thực hiện được chiến lược của doanh nghiệp. Do
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan