Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đồng tiến đến năm 201...

Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đồng tiến đến năm 2015

.PDF
118
67
114

Mô tả:

Page 1 of 118 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG **** TRẦN THỊ HUỲNH LOAN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỒNG NAI – NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG *** TRẦN THỊ HUỲNH LOAN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐẾN NĂM 2015 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN TÂN ĐỒNG NAI – NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Huỳnh Loan LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô của Trường Đại học Lạc Hồng, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức hữu ích trong 2 năm của chương trình học tại trường. Xin cảm ơn Thầy Tiến sỹ Nguyễn Văn Tân đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành bài luận văn này. Trong quá trình hướng dẫn, Thầy đã đóng góp nhiều ý kiến hữu ích và cho tôi học hỏi rất nhiều kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích. Xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Công ty cổ phần Đồng Tiến, các phòng nghiệp vụ, cán bộ công nhân viên Công ty và các đơn vị tôi đến liên hệ đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, ý kiến trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................................................... 5 1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. ......................................................... 5 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh. ..................................................................... 5 1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ........................................................ 6 1.1.3 Khái niệm lợi thế cạnh tranh. ............................................................... 8 1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh. ................................... 8 1.2 NHỮNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. ........................................................................................................... 9 1.3 CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC LÕI CỦA DOANH NGHIỆP. ............ 11 1.4 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. ................................................................... 14 1.4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô ............................................................. 14 1.4.1.1 Yếu tố kinh tế .............................................................................. 14 1.4.1.2 Yếu tố Chính phủ, chính trị, pháp luật. ......................................... 15 1.4.1.3 Yếu tố văn hóa - xã hội. ............................................................... 15 1.4.1.4 Yếu tố tự nhiên: ........................................................................... 15 1.4.1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật: ...................................................... 16 1.4.2 Các yếu tố môi trường vi mô ............................................................ 17 1.4.2.1 Khách hàng: ................................................................................. 17 1.4.2.2 Nhà cung ứng:.............................................................................. 18 1.4.2.3 Đối thủ tiềm ẩn mới: .................................................................... 18 1.4.2.4 Sản phẩm thay thế: ....................................................................... 18 1.4.2.5 Đối thủ cạnh tranh:....................................................................... 18 1.4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (C.I.M).................................................. 20 1.5 KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN. ................................................................................ 21 1.5.1 Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần May Nhà Bè. .............................. 21 1.5.2 Kinh nghiệm của Công ty cổ phần May Phương Đông ...................... 22 1.5.3 Kinh nghiệm của Công ty An Phước.................................................. 23 1.5.4 Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh rút ra cho Công ty cổ phần Đồng Tiến. .................................................................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1......................................................................................... 25 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ................................................................................................ 26 2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN .................................... 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 26 2.1.2 Thông tin cơ bản của doanh nghiệp ................................................... 26 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ: .................................................................... 27 2.1.3.1 Chức năng:................................................................................... 27 2.1.3.2 Nhiệm vụ: .................................................................................... 28 2.1.4 Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 28 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DOVITEC ..................... 29 2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN. ........................... 30 2.2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến. ...... 30 2.2.1.1 Nguồn nhân lực. ........................................................................... 30 2.2.1.2 Công nghệ và cơ sở vật chất máy móc thiết bị, năng lực sản xuất. 32 2.2.1.3 Tình hình tài chính và năng lực kinh doanh .................................. 32 2.2.1.4 Hình ảnh thương hiệu................................................................... 35 2.2.1.5 Mạng lưới phân phối và thị trường tiêu thụ. ................................. 36 2.2.1.6 Hoạt động nghiên cứu và phát triển: ............................................. 37 2.2.1.7 Hệ thống thông tin: ...................................................................... 38 2.2.1.8 Phân tích chuỗi giá trị và năng lực lõi của Công ty CP Đồng Tiến 38 2.2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP Đồng Tiến . 48 2.2.2.1 Điểm mạnh: ................................................................................. 48 2.2.2.2 Điểm yếu ..................................................................................... 50 2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN. ........................... 55 2.3.1 Môi trường vĩ mô .............................................................................. 55 2.3.1.1 Các yếu tố về kinh tế .................................................................... 55 2.3.1.2 Các yếu tố về Chính phủ, chính trị, pháp luật. .............................. 56 2.3.1.3 Các yếu tố về văn hóa - xã hội. .................................................... 57 2.3.1.4 Môi trường tự nhiên ..................................................................... 58 2.3.1.5 Tình hình phát triển khoa học – công nghệ ................................... 58 2.3.2 Phân tích môi trường vi mô (các yếu tố ngành) .................................. 59 2.3.3.1 Khách hàng .................................................................................. 59 2.3.3.2 Nhà cung cấp ............................................................................... 59 2.3.3.3 Sản phẩm thay thế: ....................................................................... 60 2.3.3.4 Sự xâm nhập mới của các nhà cạnh tranh tiềm năng .................... 60 2.3.3.5 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................ 61 2.3.3.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh: ........................................................ 64 2.3.4 Nhận dạng cơ hội và nguy cơ của Công ty cổ phần Đồng Tiến .......... 66 2.3.4.1 Cơ hội: ......................................................................................... 66 2.3.4.2 Nguy cơ ....................................................................................... 66 TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................... 67 CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐẾN NĂM 2015 ........................................................ 68 3.1 SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐẾN NĂM 2015 ...................................................................................................... 68 3.1.1 Sứ mạng: ........................................................................................... 68 3.1.2 Mục tiêu: ........................................................................................... 68 3.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ............................................................... 69 3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐẾN NĂM 2015. ........................................................... 70 3.3.1 Nhóm giải pháp cải thiện điểm yếu. ................................................... 70 3.3.1.1 Giải pháp phát triển thị trường: ................................................... 70 3.3.1.2 Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng quản lý: . 74 3.3.1.3 Giải pháp Marketing nhằm khẳng định vị thế thương hiệu DOVITEC................................................................................................. 76 3.3.1.4 Giải pháp về hệ thống thông tin quản lý ....................................... 83 3.3.2 Nhóm giải pháp duy trì và phát huy điểm mạnh ................................. 83 3.3.2.1 Giải pháp duy trì, củng cố và phát triển nguồn nhân lực .............. 83 3.3.2.2 Giải pháp về tài chính .................................................................. 86 3.3.2.3 Giải pháp về công nghệ................................................................ 87 3.3.2.4 Giải pháp cắt giảm chi phí không phù hợp:.................................. 88 3.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ - Giải pháp liên doanh, liên kết: ..................... 89 3.4 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 89 3.4.1 Về phía Hiệp hội Dệt May Việt Nam. ................................................ 89 3.4.2 Kiến nghị với Tập đoàn Dệt May....................................................... 90 TÓM TẮT CHƯƠNG 3......................................................................................... 91 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asia Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á APEC Asia - Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương C.I.M Competitive Image Matrix - Ma trận hình ảnh cạnh tranh CP Cổ phần CAD/CAM Computer Added Design – Computer Added Manufacturing – Máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất CBCNV Cán bộ công nhân viên DOVITEC Dovitec DongTien Joint – Stock company Công ty cổ phần Đồng Tiến EU European Union - Liên minh Châu Âu GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa KHĐT Kế hoạch Đầu tư PCCC Phòng cháy chữa cháy SWOT Strengths Weaknesses Opportunities Threats - Ma trận SWOT SP Sản phẩm TSCĐ Tài sản cố định UBND Ủy ban nhân dân VINATEX Tổng công ty dệt may Việt Nam VITAS Hiệp Hội Dệt May Việt Nam WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh C.I.M .................................................. 20 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của DOVITEC..................................... 30 Bảng 2.2: Tình hình nhân sự của Công ty cổ phần Đồng Tiến .......................... 31 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của DOVITEC.................................. 34 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty DOVITEC từ 2008-2010 ............ 37 Bảng 2.5: Số lượng và trình độ lao động của Cty CP May Phương Đông.......... 62 Bảng 2.6: Số lượng và trình độ lao động của công ty CP May Nhà Bè.............. 63 Bảng 2.7: Số lượng và trình độ lao động của công ty CP An Phước .................. 64 Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................. 65 Bảng 3.1: Ma trận SWOT ................................................................................. 70 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp ...................................................... 12 Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter ........................ 17 Hình 1.3: Những yếu tố trong phân tích đối thủ cạnh tranh ........................... 19 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP Đồng Tiến ....................... 29 Hình 2.2: Một số chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2008 – 2010 33 Hình 2.3: Một số chỉ tiêu lợi nhuận từ năm 2008 – 2010 ............................... 34 Hình 2.4: Hình ảnh thương hiệu Công ty CP Đồng Tiến................................ 35 Hình 2.5: Biểu đồ doanh thu DOVITEC năm 2008-2010 .............................. 36 Hình 2.6: Quy trình sản xuất của Công ty CP Đồng Tiến .............................. 40 Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng Việt Nam từ năm 2000-2010 ........................... 56 Hình 3.1: Mục tiêu doanh thu đạt được đến năm 2015................................... 74 Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức quản lý dự kiến của Công ty CP Đồng Tiến........... 75 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ngày nay, nhu cầu may mặc ngày càng trở thành một nhu cầu tối thiết yếu của con người. Cả xã hội cùng quan tâm không chỉ là việc được ăn no, mặc ấm mà còn chú trọng đến việc ăn ngon, mặc đẹp. Mỗi gia đình, mỗi người đều rất yêu thích việc chỉnh trang hình thức của mình. Sự lên ngôi của thời trang ngày một khởi sắc. Tại Việt Nam, ngành dệt may là ngành mũi nhọn về xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2010 đạt 11 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm đạt 8,98 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ. Ngoài ra, ngành còn giải quyết công ăn việc làm cho một đất nước có hơn 40 triệu người trong độ tuổi lao động, mà nhiều người trong số đó thiếu hoặc không có việc làm. Với những lợi thế riêng như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập và tự do hóa thương mại, các Doanh nghiệp ngành may mặc phải chịu nhiều áp lực nặng nề và đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn, phải cạnh tranh gay gắt với các các đối thủ xuất khẩu cùng ngành hàng ở các nước lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,...trên thị trường nước ngoài lẫn trong nước. Thật vậy, quy luật tất yếu - cạnh tranh – là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh. Tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế nước ta cũng đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp nước ta còn yếu. Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viên của ASEAN, APEC, WTO,...) nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy, chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền 2 kinh tế, đồng thời, mỗi doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm ra cho mình năng lực lõi và phát huy các lợi thế cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển bền vững. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác thực trạng, chủ động sắc bén khi đưa ra giải pháp hợp lý và kịp thời nhằm đứng vững, thành công và khẳng định vị trí trong khu vực và thế giới. Các Doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần phải vượt qua những thách thức, áp lực hiện tại, có tầm nhìn chiến lược, những chiến lược kinh doanh dài hạn và có những bước đi cụ thể vững chắc để tạo dựng uy tín, thương hiệu của mình nhằm cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Là một đơn vị kinh doanh trong ngành May mặc, Công ty Cổ phần Đồng Tiến cũng đang đối mặc những vấn đề khó khăn và thách thức trên. Công ty đang giải quyết việc làm cho hơn 2.500 nhân viên, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành dệt may cả nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến để đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của ngành nói chung, cũng như Công ty cổ phần Đồng Tiến nói riêng là vấn đề cấp thiết đang đặt ra. Do đó, tác giả đã nghiên cứu sự tác động của môi trường và tình hình nội bộ, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty để xây dựng “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến đến năm 2015” với mong muốn cố gắng tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến, giúp công ty hoạt động kinh doanh thành công cho những năm tiếp theo. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Đề tài này được thực hiện nhằm đạt mục tiêu: - Phân tích thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến. - Đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến đến năm 2015. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến. 3 - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Đồng Tiến trong ngành May mặc và các đối thủ cạnh tranh chính của công ty như: Công ty May Phương Đông, Công ty May Nhà Bè, Công ty An Phước. + Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh từ năm 20082010 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đồng Tiến đến năm 2015. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp như sau: - Phần lý thuyết, tác giả tham khảo các tài liệu liên quan đề tài như: sách Chiến lược và chính sách kinh doanh của Tác giả Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam; sách Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu của tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm;...từ đó chọn lọc và hệ thống hóa để làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Phần đánh giá môi trường cạnh tranh được thực hiện từ nguồn thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. + Thông tin thứ cấp gồm thông tin từ các báo cáo của Công ty cổ phần Đồng Tiến, các nguồn từ Tổng Cục thống kê Việt Nam, mạng Internet,... + Thông tin sơ cấp bằng cách lập bảng câu hỏi, phát phiếu điều tra trực tiếp với số lượng 30 phiếu, sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp số liệu thu thập. + Tham khảo ý kiến chuyên gia bằng cách trao đổi với cán bộ phòng Kế hoạch, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phòng Kế toán, phòng Tổ chức, các đại lý của Công ty cổ phần Đồng Tiến xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của DOVITEC, điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh của Công ty và cơ hội, nguy cơ Công ty đang đối mạnh; kết hợp với cán bộ Công ty cổ phần May Phương Đông, Công ty cổ phần May Nhà Bè, Công ty An Phước để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến. - Phần giải pháp được thực hiện dựa vào kết quả phân tích thực trạng, giải quyết các nguyên nhân gây ra điểm yếu, duy trì điểm mạnh năng lực cạnh tranh của DOVITEC, các mục tiêu của DOVITEC đến năm 2015 và tham khảo ý kiến một số CBCNV Công ty cổ phần Đồng Tiến. 4 5. ĐIỂM MỚI ĐỀ TÀI Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến đến năm 2015, trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố liên quan như môi trường bên ngoài và thực trạng năng lực cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến để làm cơ sở đưa ra giải pháp thích hợp và kiến nghị đối với các đơn vị liên quan. Những kiến nghị về giải pháp được nêu ra trong đề tài có thể vận dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đồng Tiến nhằm khai thác tối đa năng lực vốn có để phát triển ổn định và bền vững, ngày càng củng cố được uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, đề xuất kiến nghị đến đơn vị cấp trên đểbcó những giải pháp hỗ trợ thích hợp cho Công ty cổ phần Đồng Tiến nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành May mặc Việt Nam nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Với mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của luận văn có bố cục như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến trong thời gian từ năm 2008-2010. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến đến năm 2015. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh. Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Hoạt động của cạnh tranh không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đồng thời, cạnh tranh cũng động lực phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Thông qua cạnh tranh, kích thích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra được những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn. Cũng thông qua cạnh tranh, thị trường sẽ loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Để không bị đào thải, buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ vậy, hàng hóa trên thị trường luôn phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Trong điều kiện cơ chế thị trường, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp đó phải bán được sản phẩm của mình để thu về lợi nhuận. Vì thế, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực cải tiến nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng thông qua nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, định giá sản phẩm hợp lý, đổi mới phương thức bán hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm. Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng với mức giá hợp lý, sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận, sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là cơ sở và động lực cho sự phát triển. Do đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu cạnh tranh và đưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này. Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. [13, tr.13] 6 Với cách tiếp cận này, mục tiêu cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận siêu ngạch của nhà tư bản thông qua việc đấu tranh để tận dụng và khai thác các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia cùng sản xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hóa dịch vụ với lợi nhuận cao nhất. Do vậy, nhà kinh tế học P.Samuelson lại cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường”. [13, tr.14] Nhìn ở góc độ thị trường, theo Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm: Cạnh tranh trong thị trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ cạnh tranh của mình. Trong cuộc tranh tài giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày tốt hơn, doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế trên thị trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải với một vận tốc nhanh không thể ngờ trong một thị trường thế giới càng ngày càng nhiều biến động. [14, tr. 118]. Trên thực tế, còn rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh nghiệp, theo tác giả “Cạnh tranh là quá trình mà chủ thể tìm mọi biện pháp để vượt lên so với đối thủ về một lĩnh vực nhất định, quá trình tạo ra sự nổi trội của chủ thể so với đối thủ”. Đây là quá trình sáng tạo, đổi mới có tính chất toàn diện nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và ứng phó với những thay đổi ngày càng đi lên của thị trường nhiều biến động của nền kinh tế thế giới. 1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước. Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động, công nghệ, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào. Ngoài ra, theo lý thuyết tổ chức công nghiệp xem xét năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay 7 thấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp, đảm bảo đứng vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế. [7] Theo Michael E. Porter, năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng nhanh lợi nhuận. [10, tr. 17] Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển chính bản thân doanh nghiệp. [9, tr. 41-45] Như vậy, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực và các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Thông thường người ta đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố nội tại như quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi thị trường, sản phẩm, năng lực quản lý, năng suất lao động, trình độ công nghệ. Tuy nhiên, khả năng này lại bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài (Nhà nước và các thể chế trung gian). Doanh nghiệp nào có khả năng đổi mới và sáng tạo lớn thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao. [9, tr. 41-45] Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được thể hiện ở chiến lược kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức sản xuất, từ đổi mới công nghệ đến phương pháp quản lý phục vụ, từ đổi mới mặt hàng, các loại hình dịch vụ đến công việc tiếp thị, quảng cáo. Như vậy, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù đã được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nó, dẫn đến cách thức đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và phổ biến. Tuy thế, từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng: Năng lực cạnh tranh là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực,…để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường; từ đó, 8 chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững. 1.1.3 Khái niệm lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là những gì làm cho doanh nghiệp ấy khác biệt và chiếm ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà doanh nghiệp có, hay khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Việc tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của doanh nghiệp. Theo quan điểm truyền thống cổ điển, các nhân tố sản xuất như: đất đai, vốn, lao động là những yếu tố thuộc về tài sản hữu hình được coi là những nhân tố để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Theo Michael Porter: Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích cho người mua là tương đương) hoặc việc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ như về chất lượng, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ,... khiến người mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn hoặc việc tập trung vào một phân khúc thị trường hay nhiều thị trường để phát triển. [11, tr.25-27] Theo tác giả, lợi thế cạnh tranh là nền tảng cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp, những gì làm cho doanh nghiệp khác với đối thủ, nổi bật hơn mà các đối thủ cạnh tranh không làm được, hay bản thân doanh nghiệp thực hiện cách nổi trội hơn. Lợi thế cạnh tranh có thể mất dần theo thời gian do sự bắt chước của các đối thủ. Vì vậy, để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh hiệu quả. 1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả. Đặc biệt giai đoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ công nghệ thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp càng rõ nét. Do vậy, doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi các biện pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên chiếm được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững. 9 Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của quốc gia được nâng cao và đời sống của nhân dân được tốt đẹp hơn. Vì thế, bên cạnh nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, trên tầm vĩ mô, Nhà nước cần phải nhanh chóng và đồng bộ hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp; thông qua đàm phán, ký kết các cam kết quốc tế về hội nhập, xúc tiến thương mại, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường với đặc trưng cơ bản là cạnh tranh, năng lực cạnh tranh sẽ quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, năng lực cạnh tranh càng mang tính quyết định hơn bao giờ hết. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần tìm biện pháp thích hợp nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên trên các đối thủ. Nỗ lực của mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực của ngành, của quốc gia. 1.2 NHỮNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện năng lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Đây là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp gồm: - Chất lượng nguồn nhân lực: Đây là yếu tố có liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, đối với người công nhân, chất lượng lao động (được thể hiện ở khả năng tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ) quyết định chất lượng sản phẩm, còn đối với cán bộ quản lý, chất lượng lao động (được thể hiện ở trình độ tổ chức quản lý, điều hành công việc) quyết định hiệu quả công việc, khả năng tiết giảm chi phí, cắt giảm giá thành sản phẩm. - Mức độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan