Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chí...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại việt nam

.PDF
168
387
140

Mô tả:

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----------oOo---------- QUÁCH HÙNG HIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN KIM ANH 2. TS. HOÀNG HUY HÀ HÀ NỘI, 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án Tài chính nông thôn tại Việt nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của luận án là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2016| Tác giả luận án Quách Hùng Hiệp ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Học Viện Ngân hàng nơi tôi học tập, nghiên cứu đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Kim Anh, TS Hoàng Huy Hà đã định hƣớng khoa học, hƣớng dẫn, chỉ bảo, động viên và hỗ trợ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp tại BIDV, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Tác giả luận án Quách Hùng Hiệp iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP .............................................................. x LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN . 14 1.1. Những vấn đề chung về vốn của WB cho dự án tài chính nông thôn: ................................................................................................... 14 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về dự án tài chính nông thôn ....................... 14 1.1.2. Vốn của WB cho dự án tài chính nông thôn ................................... 21 1.1.3. Vai trò vốn tài trợ của WB cho dự án tài chính nông thôn ............. 26 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của WB đối với dự án TCNT ...................... 29 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................ 29 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT ...... 30 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT ............................................................................................... 40 1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của các dự án tài chính nông thôn tại một số quốc gia ........................................ 43 1.3.1. Kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực ...................................... 43 1.3.2. Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam....................................... 48 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................... 51 iv CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM ......................................................................................... 52 2.1. Bối cảnh môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành trong quá trình triển khai dự án TCNT tại Việt nam........................................................ 52 2.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô .................................................................... 52 2.1.2. Bối cảnh khu vực nông nghiệp-nông thôn Việt nam ...................... 54 2.1.3. Nguồn vốn ODA phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn .... 55 2.2. Tổng quan vốn của WB cho dự án TCNT tại Việt Nam ................. 58 2.2.1. Khái quát chuỗi dự án TCNT ......................................................... 58 2.2.2 Dự án TCNT III ............................................................................... 60 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của dự án ........................................................ 63 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT......... 64 2.3.1.Phạm vi, phƣơng pháp tiếp cận và các chỉ tiêu đánh giá ................. 64 2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT III....... 66 2.4. Kết luận chung về hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT . 88 2.4.1. Nhƣng kết quả đạt đƣợc .................................................................. 88 2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................................... 92 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................... 100 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM .......................................................................... 101 3.1. Định hƣớng chiến lƣợc khai thác nguồn vốn của WB cho lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn tại Việt Nam ..................................................... 101 3.1.1. Thay đổi trong quan hệ hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh Việt nam........................................................................................ 101 v 3.1.2. Những thách thức trong việc thu hút nguồn vốn của WB cho lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn trong thời gian tới ...................................... 102 3.1.3. Định hƣớng chiến lƣợc khai thác nguồn vốn ODA cho tài chính nông thôn đến năm 2020 và các năm tiếp theo....................................... 102 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn WB cho các dự án TCNT . 105 3.2.1. Về nhận thức ................................................................................. 106 3.2.2. Về thiết kế và thực hiện dự án ...................................................... 108 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực của các ĐCTC tham gia dự án ....... 116 3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả quỹ quay vòng của dự án............... 121 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của WB cho dự án TCNT ............................................................................... 125 3.3.1. Một số kiến nghị với Chính phủ ................................................... 126 3.3.2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: ............. 133 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: ........................... 134 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................... 138 KẾT LUẬN............................................................................................... 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 141 PHỤ LỤC vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên gốc tiếng nƣớc ngoài Nguyên gốc tiếng Việt ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu Agribank Vietnam Bank for Agriculture Ngân hàng Nông nghiệp & and Rural Development Phát triển Nông thôn Việt Nam Bank for Investment and Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Development of Vietnam JSC Phát triển Việt Nam BQLDA Project Management Unit Ban quản lý dự án BSA Banking Supervision Agency Cơ quan Thanh tra giám sát BIDV Ngân hàng Car Capital Adequacy Ratio Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu CBTD Cán bộ tín dụng ĐCTC Định chế tài chính DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con ngƣời IDA International Development Hiệp hội Phát triển Quốc tế Assocciation IDP Institutional Development Kế hoạch Phát triển thể chế Proposal KPI Key Performance Indicator Chỉ số đo lƣờng kết quả hoạt động LIBOR London Interbank Offered Lãi suất chào giá liên ngân Rate hàng tại thị trƣờng London vii Chữ viết tắt Nguyên gốc tiếng nƣớc ngoài MHB Housing Bank of Mekong Nguyên gốc tiếng Việt Ngân hàng Phát triển Nhà Delta Đồng bằng Sông Cửu Long MLF Microfinance Loan Fund Quỹ cho vay tài chính vi mô MOF Ministry of Finance Bộ Tài chính MFI Micro Finance Institution Tổ chức tài chính vi mô MKE Mekong Economics Công ty Tƣ vấn Kinh tế Mekong Economics NGO Non-government Organisation Tổ chức Phi chính phủ NHBB Wholeshale Bank Ngân hàng bán buôn NHBL Ngân hàng bán lẻ NHTM Commercial Bank Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NSNN State Budget Ngân sách Nhà nƣớc ODA Official Development Hỗ trợ Phát triển Chính thức Assistance PCF People's Credit Fund Quỹ tín dụng nhân dân PFI Participating Financial Định chế tài chính tham gia Institution dự án SOUTHERN BANK Ngân Hàng thƣơng mại cổ PNB phần Phƣơng nam QTDND Quỹ Tín dụng nhân dân RDF Rural Development Fund Quỹ Phát triển Nông thôn Samcombank Ngân Hàng Sài gòn Thƣơng Saigon Thuong Tin tín Commercial Joint Stock viii Chữ viết tắt Nguyên gốc tiếng nƣớc ngoài Nguyên gốc tiếng Việt Bank SBV State Bank of Vietnam Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam SDR Special Drawing Right Đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành SHB Saigon Hanoi Commercial Ngân hàng TMCP Sài Gòn Joint Stock Bank – Hà Nội SGD3 TA Sở Giao dịch 3 - BIDV Technical Assistance TCTCNT Hỗ trợ kỹ thuật Tổ chức Tài chính nông thôn TCNT Rural Finance Tài chính nông thôn TCVM Tài chính vi mô TCTCNT Tổ chức Tài chính nông thôn Techcombank VAPCF Vietnam Technological and Ngân Hàng thƣơng mại cổ Commercial Joint- stock Bank phần Kỹ thƣơng Việt Nam Vietnam Association of Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân People's Credit Funds dân Việt Nam VINASME Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Vietinbank Vietnam Bank for Industry and Trade Ngân Hàng Công Thƣơng Việt Nam ix Chữ viết tắt Nguyên gốc tiếng nƣớc ngoài Nguyên gốc tiếng Việt VPBank Vietnam Prosperity Joint - Ngân hàng TMCP Việt Nam Stock Commercial Bank Thịnh Vƣợng USD United States Dolla Đồng Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng Thế giới x DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP BẢNG Bảng 1.1: So sánh cách tiếp cận truyền thống và cách tiếp cận mới về Dự án TCNT . 16 Bảng 1.2: Bộ chỉ số KPI đánh giá hiệu quả dự án TCNT theo khuyến nghị của WB . 31 Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của các PFI........................... 37 Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về dự án TCNT................................................... 59 Bảng 2.2: Chỉ tiêu cuối kỳ của dự án .............................................................. 67 Bảng 2.3: Mức đạt chỉ tiêu đối với các cấu phần trong dự án. ....................... 68 Bảng 2.4: Thu nhập tăng thêm sau khi có khoản vay từ dự án TCNT III ...... 73 Bảng 2.5: Kết quả tính IRR cho các khoản vay dƣới 50.000 USD ................ 74 Bảng 2.6: Kết quả tính IRR cho các khoản vay trên 50.000 USD.................. 75 Bảng 2.7: Cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn của một số PFI trƣớc và sau khi tham gia dự án TCNT III ............................................................... 83 Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu của Quỹ quay vòng dự án TCNT III ..................... 85 Bảng 2.9: Cơ cấu vốn tham gia đối với các tiểu dự án Lũy kế tới 31/12/2015 ..... 86 Bảng 2.10: Tác động của DA TCNT III tới khả năng thực hiện dự án của ngƣời vay vốn cuối cùng ................................................................................. 91 HÌNH Hình 2.1: Khái quát tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam................................... 52 Hình 2.2: Đóng góp của lĩnh vực NN-NT đối với nên kinh tế ....................... 55 Hình 2.3: Tình hình ODA đầu tƣ vào nông nghiệp Việt nam......................... 56 Hình 2.4: So sánh tỷ lệ nợ quá hạn tại một số PFI tại thời điểm 2013 ........... 70 Hình 2.5: Tỷ lệ tài trợ vốn của các bên tham gia vào Dự án TCNT III .......... 72 Hình 2.6: Kết quả tính FRR cho tiểu dự án vay từ Quỹ MFL ........................ 76 Hình 2.7: Số lƣợng khoản vay dự án TCNT III qua các năm ......................... 87 HỘP/SƠ ĐỒ Hộp 2.1: Hiệu quả vốn vay từ dự án TCNT III đối với hộ vay vốn điển hình 76 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hiện nay của dự án ................................................ 63 Sơ đồ 3.1: Đề xuất cơ cấu tổ chức của dự án ................................................ 108 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, khu vực nông nghiệp – nông thôn luôn chiếm vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển với đóng góp khoảng 18% trong GDP và tạo ra hơn 60% việc làm trong toàn xã hội. Những thành tựu vƣợt bậc của khu vực nông nghiệp – nông thôn trong thời gian qua đã có phần đóng góp quan trọng của nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA). Từ năm 1993 tới nay, tổng nguồn vốn ODA đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn hơn 6tỷ USD, chiếm khoản 7-8% tổng nguồn vốn ODA vào Việt nam và đây đƣợc coi là vốn mồi nhằm thu hút các nguồn vốn khác đầu tƣ theo. Trong tổng nguồn vốn ODA vào lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn, Ngân hàng Phát triển Châu Á là nhà tài trợ lớn nhất chiếm 26%, tiếp theo là Ngân hàng Thế giới chiếm 25% và phần còn lại của các nhà tài trợ nhƣ JIBIC, DANIDA… Tính tới cuối năm 2014, vốn của Ngân hàng Thế giới đầu tƣ vào nông nghiệp-nông thôn của Việt nam là 1,65tỷ USD, chủ yếu là vốn vay ƣu đãi (1,5tỷ USD). Vốn ODA nói chung và vốn của Ngân hàng Thế giới nói riêng đã tác động tích cực trong công cuộc phát triển nông nghiệp-nông thôn, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt nam. Trong các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ phải kể tới chuỗi dự án Tài chính nông thôn (TCNT) I, II và III. Tổng vốn của Ngân hàng thế giới đầu tƣ vào chuỗi dự án này lên đến 548 triệu USD (trong đó, dự án TCNT I: 113 triệu USD; Dự án TCNT II: 235 triệu USD; và Dự án TCNT III: 200 triệu USD). Chuỗi dự án TCNT đã hỗ trợ Chính phủ Việt nam trong: (i) Nỗ lực cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân và tạo ra nền tảng bền vững cho công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp tín dụng cho đầu tƣ phát 2 triển các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn; (ii) Hỗ trợ phát triển hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh, đủ khả năng để phục vụ tốt hơn cho khu vực nông thôn. Đến nay, dự án TCNT do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã kết thúc giai đoạn giải ngân. Tuy nhiên, nguồn vốn được tiếp tục duy trì và cho vay quay vòng đến năm 2033 và dự kiến nguồn vốn quay vòng này sẽ tạo ra khoảng 5tỷ USD cho vay trong lĩnh vực nông nghiệpnông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên, trong quá trình thực hiện dự án TCNT vẫn cón có những hạn chế làm ảnh hƣởng đến hiệu quả vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án này nhƣ: (i) Hạn chế về sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện dự án; (ii) Hạn chế thiết kế dự án; (iii) Hạn chế về thực hiện dự án... Thêm vào đó, từ năm 2009, Việt nam trở thành nƣớc thu nhập trung bình, nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ Ngân hàng Thế giới cho Việt nam sẽ có thay đổi theo hƣớng giảm ƣu đãi về lãi suất, thời gian vay vốn. Để tiếp tục thu hút và sử dụng hiệu quả vốn tài trợ từ Ngân hàngThế giới đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp-nông thôn theo chiến lƣợc phát triển nông nghiệpnông thôn giai đoạn 2011 – 2020 và các năm tiếp theo, cần phải đánh giá đúng thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực này. Theo nghiên cứu của tác giả, cho tới thời điểm hiện nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu, đánh giá sâu về hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới cho dự án TCNT. Do vậy, với tâm huyết của một ngƣời đã gắn bó lâu năm với công tác này, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thế giới cho dự án Tài chính nông thôn tại Việt nam” để nghiên cứu, với mong muốn góp phần vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong sử dụng hiệu quả 3 nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án TCNT và từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích cho các dự án TCNT nói riêng và dự án ODA nói chung trong tƣơng lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, luận giải những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho các dự án TCNT. Thứ hai, nghiên cứu về hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới nói riêng tại một số quốc gia trong khu vực để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở Việt nam. Thứ ba, phân tích, đánh thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án TCNT. Từ đó chỉ rõ kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Thứ tư, nghiên cứu định hƣớng chiến lƣợc khai thác nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới cho lĩnh vực nông nghiệp Việt nam đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Thứ năm, đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ và các kiến nghị tới Chính phủ và các cơ quan quản lý các cấp… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án của TCNT tại Việt Nam và các dự án ODA trong tƣơng lai. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho các dự án TCNT tại Việt nam. Về phạm vi nghiên cứu: - Do dự án TCNT do Ngân hàng Thế giới tài trợ với quy mô rất lớn và trải qua ba giai đoạn, kéo dài từ năm 1996 tới 2013 và tiếp tục quay vòng, kết thúc vào năm 2033. Do vậy do vậy luận án sẽ không đi sâu phân tích tất cả các 4 dự án TCNT mà tập trung vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án TCNT III. - Nghiên cứu chủ yếu dựa trên: (i) Số thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2009–2015 và định hƣớng tới năm 2033 (năm kết thúc dự án TCNT III); (ii) Thông tin sơ cấp thu thập trong quá trình làm việc và phỏng vấn cán bộ thuộc SBV, Bộ Tài chính, PFI, MFI và ngƣời vay vốn cuối cùng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phƣơng pháp hệ thống: Việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho cho dự án TCNT tại Việt nam đƣợc thực hiện một cách đồng bộ gắn với bối cảnh và thời gian cụ thể. Các nội dung nghiên cứu đƣợc phân tích trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian. - Luận án sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, thống kê: +Sƣu tầm, tổng hợp tài liệu thứ cấp gồm các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan trực tiếp đến sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn, đặc biệt là TCNT. Từ đó kế thừa kết quả nghiên cứu và tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án và xây dựng khung lý luận hoàn chỉnh, làm nền móng cho việc nghiên cứu phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp, kiến nghị. +Thu thập số liệu: số liệu trong luận án đƣợc thu thập từ nguồn số liệu: các số liệu thực tế về tình hình thực hiện dự án TCNT tại Việt Nam thông qua Sở giao dịch III - BIDV cung cấp cho giai đoạn 2009-2015; các dữ liệu kinh tế vĩ mô từ Tổng Cục thống kê từ 2002-2015; các dữ liệu tiền tệ - ngân hàng từ SBV, WB, IMF và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, kết quả điều tra thực địa của MKE trong các thời kỳ; các dữ liệu từ báo cáo thƣờng niên của các PFI... 5 - Phân tích so sánh, tổng hợp, kết hợp phân tích định lƣợng và định tính để giải thích số liệu; Phƣơng pháp so sánh số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để tính toán hiệu quả dự án. Đồng thời luận án cũng sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để thu thập ý kiến đánh giá của các cán bộ thuộc cơ quan quản lý và ngƣời vay vốn cuối cùng của dự án TCNT để bổ sung thêm luận cứ số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng. Phƣơng pháp này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án TCNT, từ đó rút ra kết quả và hạn chế, nguyên nhân hạn chế. - Ngoài ra luận án còn sử dụng phƣơng pháp dự báo, chuyên gia kết hợp với các phƣơng pháp trên để đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án TCNT và các dự án ODA trong thời gian tới. 5. Tổng quan nghiên cứu Thống kê của tác giả cho thấy, đã có một số công trình ở trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về hiệu quả quản lý, sử dụng ODA trong phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ hiệu quả triển khai dự án của các tổ chức TCNT. 5.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài - Nghiên cứu về khái niệm của nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA): Thuật ngữ ODA đƣợc xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ II và đây là nguồn vốn nhằm thực hiện hiện trợ cho các nƣớc Tây Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá đƣợc thực hiện thông qua Ngân hàng Thế giới. Năm 1969, OECD đã đƣa ra định nghĩa về ”Nguồn vốn phát triển chính thức là nguồn vốn hỗ trợ để tăng cƣờng phát triển kinh tế và xã hội của các nƣớc đang phát triển; thành tố hỗ trợ chiếm một khoảng xác định trong khoản tài trợ này”. [Helmut Fuhrer, 79]. 6 Năm 1998, Ngân hàng Thế giới trong bản báo cáo Đánh giá viện trợ, khi nào có tác dụng, khi nào không đã đƣa ra định nghĩa về Viện trợ phát triển chính thức “Viện trợ chính thức (ODA) là một phần của ODF (Offcial Development Finance), trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ”. Theo đó ODA có thể chia thành song phƣơng và đa phƣơng. Viện trợ song phƣơng do các cơ quan của chính phủ tài trợ quản lý. Viện trợ đa phƣơng do các nƣớc giàu có đóng góp và do các tổ chức nhƣ Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới quản lý. “Một phần viện trợ song phƣơng mang tính điều kiện, nghĩa là nó phải đƣợc sử dụng để mua sắm hàng hóa và dịch vụ của nƣớc tài trợ. Các nghiên cứu cho thấy viện trợ theo hình thức này đã làm giảm giá trị của viện trợ khoảng 25% và có sự nhất trí rộng rãi rằng viện trợ song phƣơng không điều kiện sẽ hiệu quả hơn.” - Nghiên cứu về hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với các nước nhận viện trợ: Qua thời gian, cách thức cung cấp ODA đã có nhiều thay đổi từ phía nhà tài trợ khi phƣơng thức cung cấp áp đặt theo ý muốn nhà tài trợ đã dần chuyển sang cơ chế phối hợp giữa nhà tài trợ và bên nhận tài trợ kể từ sau năm 1995. Xuất phát từ sự thay đổi này cùng với sự kiện khủng hoảng nợ tại Mexico và thất bại của các quốc gia Châu Phi nhận tài trợ ODA (những năm 1970-1980), các nhà tài trợ đã chú trọng đến hiệu quả tác động của ODA đến các mục tiêu tăng trƣởng, phát triển bền vững, và giảm nghèo… tại các nƣớc nhận tài trợ hơn là chú trọng đến lƣợng vốn giải ngân. Từ thời điểm này, nhiều nghiên cứu mới bắt đầu đƣợc triển khai nhằm tìm hiểu, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA và tác động của nó tới tình trạng kinh tế - xã hội của các nƣớc nhận tài trợ. 7 Trong báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới “Đánh giá viện trợ: Khi nào có tác dụng, khi nào không, và tại sao”. Đây là nghiên cứu đƣợc đánh giá góp phần vào việc đổi mới tƣ duy về viện trợ mà cộng đồng quốc tế đang tiến hành. Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng viện trợ nƣớc ngoài đạt đƣợc sự thành công giúp các nƣớc nhận viện trợ thoát ra khỏi khủng hoảng và có sự phát triển nhanh chóng nhƣ trƣờng hợp Hàn Quốc vào những năm 1960, Indonesia vào những năm 1970, Bolivia và Gana vào cuối những năm 1980, Uganda và Việt Nam vào những năm 1990. Bên cạnh những điển hình thành công nhƣng cũng có những trƣờng hợp viện trợ nƣớc ngoài thất bại hoàn toàn nhƣ trƣờng hợp của Congo, Tanzania do tham nhũng và chính sách quản lý chƣa phù hợp. Qua nghiên cứu về đổi mới tƣ duy viện trợ, nhóm nghiên cứu đã phát hiện: (i) Viện trợ nƣớc ngoài phát huy tác dụng trong một môi trƣờng chính sách tốt; (ii) Cải thiện thể chế và chính sách kinh tế ở các quốc gia đang phát triển là chìa khóa tạo bƣớc nhảy vọt về lƣợng trong việc giảm tình trạng về nghèo khổ; (iii) Viện trợ hiệu quả bổ sung cho đầu tƣ tƣ nhân; (iv) Giá trị của các dự án phát triển là ở chỗ thể chế và chính sách đƣợc củng cố để có thể cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả; (v) Một xã hội dân sự tích cực sẽ cải thiện các dịch vụ công cộng; (vi) Viện trợ có thể nuôi dƣỡng cải cách, thậm trí trong những môi trƣờng bị bóp méo nghiêm trọng-nhƣng đòi hỏi phải kiên nhẫn và chú trọng tới vấn đề ý tƣởng chứ không phải tiền. Tại nghiên cứu “Hỗ trợ phát triển chính thức: Nền tảng, bối cảnh, vấn đề, và triển vọng”, (2005) Francisco Sagati đã chỉ ra rằng có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá tác động của ODA tới tăng trƣởng và sự cải thiện chất lƣợng sống của ngƣời dân tại các quốc gia đang phát triển. Trên cơ sở phân tích vốn hỗ trợ vào các nƣớc phát triển từ năm 1970-2004, tác giả đã đi đến đến nhận định chung là hiệu quả ODA tại các quốc gia là rất khác nhau, 8 phụ thuộc vào loại hình ODA, năng lực của nƣớc nhận hỗ trợ và các chính sách của nƣớc và tổ chức quốc tế tài trợ. Theo đó, nƣớc nhận hỗ trợ với mức độ minh bạch và trách nhiệm cao, khung pháp lý đầy đủ, đồng thời các chính sách trong nƣớc đối với các dự án đƣợc hỗ trợ từ đối tác là nhất quán với với quy định của nhà tài trợ sẽ bảo đảm cho sự hiệu quả của vốn hỗ trợ chính thức. Satish Lohani, 2004, đã tập trung đánh giá hiệu quả của vốn viện trợ nƣớc ngoài đối với sự phát triển con ngƣời vì theo Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc phát triển là nhiều hơn so với sự gia tăng hay giảm của thu nhập quốc dân. Tăng trƣởng kinh tế chƣa phản ảnh đúng nếu một quốc gia có sự gia tăng GDP nhƣng điều kiện sống của ngƣời dân xấu đi. Từ dữ liệu nghiên cứu của 120 quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI nhỏ hơn 0,8 vào năm 2001 và chỉ ra sự tác động tích cực của nguồn viện trợ nƣớc ngoài vào sự phát triển giáo dục và con ngƣời và dƣờng nhƣ nƣớc có HDI cao hơn nhận đƣợc ít viện trợ hơn nƣớc có HDI thấp hơn. Sarah K. Lowder and Brian Carisma, trong nghiên cứu nguồn vốn ODA đầu tƣ vào nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ ra vốn ODA cho phát triển nông nghiệp-nông thôn đạt tăng liên tục từ năm 1970-1980 và giảm dần cho tới năm 2000 do có sự thay đổi trong chính sách của nhà tài trợ. Nhận định này cũng đƣợc ODI (Overseas Development Institute) khẳng định trong bảng tin tháng 2/2012. Đồng thời ODI cũng khẳng định viện trợ nông nghiệp tăng trở lại trong những năm gần đây do có sự khủng hoảng về lƣơng thực trong các năm 2007-2008. Từ những năm 1980, tài trợ phát triển nông thôn nhằm giải quyết những hạn chế cơ bản trong khu vực nông thôn nhƣ: y tế, giáo dục, giảm nghèo ... - Các nghiên cứu về Tài chính nông thôn: Nghiên cứu "Đánh giá vai trò của tài chính phi chính thức trong quá trình phát triển" (An assessment of the role of informal finance in the 9 development process) năm 1991, Richard L.Meyer and Geetha Nagarajan đã phân tích các đặc trƣng của thị trƣờng TCNT, trong đó nhấn mạnh đến các khía cạnh nhƣ chi phí giao dịch cao, thiếu tài sản đảm bảo, hay lãi suất cho vay dành cho khu vực nông thôn bị đẩy lên cao hơn so với khu vực thành thị... Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở các nƣớc đang phát triển, ngƣời nghèo, hộ nông dân nhỏ rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức mà chủ yếu tiếp cận thông qua nguồn vốn không chính thức nhƣ vay vốn cá nhân. Mặc dù nguồn vốn không chính thức có vai trò tƣơng đối quan trọng đối với cá nhân, hộ ngƣời nghèo nhƣng lại không đƣợc công nhận do thiếu khung pháp lý. Ấn bản “Tài chính nông thôn: Bối cảnh ra đời, mô hình hoạt động và thực tiễn triển khai” (Rural Finance: Issues, Design and Best Practices) do Ngân hàng Thế giới phát hành năm 1997 đƣợc thực hiện bởi nhóm tác giả J. Yaron, McDonald và Gerda, là một trong trình tiêu biểu nghiên cứu tổng thể về Tổ chức TCNT. Theo tác giả, đây là đóng góp rất quan trọng trong việc hình thành khung lý thuyết về phát triển các TCTCNT trên các nội dung: Thách thức đối với TCTCNT, các cách tiếp cận truyền thống, cách tiếp cận mới về TCTCNT và cách chính sách để phát triển TCTCNT… 5.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước Nguồn ODA chính thức quay lại vào Việt Nam từ năm 1993 khi Chính phủ Việt Nam bình thƣờng hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế. Từ đó cho tới nay, rất nhiều công trình nghiên cứu về ODA. - Các nghiên cứu về ODA: Trong luận án tiến sỹ với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt nam”(2005), TS Tôn Thành Tâm đã nghiên cứu các nội dung: (i) Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan