Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định tại trung tâm đăng kiểm phương t...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định tại trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông nam định

.PDF
112
423
62

Mô tả:

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC B¸CH KHOA Hµ NéI ------YY›ZZ------ NGUYÔN THÕ B¸U GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUËN V¡N TH¹C SÜ KHOA HäC QU¶N TRÞ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU TÀI Hµ NéI - 2012 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông Nam Định” tác giả viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Tài. Luận văn được viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về chất lượng và quản lý chất lượng, thực trạng hoạt động kiểm định tại Trung tâm Đăng kiểm phương tiện giao thông (PTGT) Nam Định để phân tích, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm PTGT Nam Định. Khi viết bản luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa một số lý luận chung về chất lượng, quản lý chất lượng và sử dụng những thông tin số liệu từ Cục Đăng kiểm, Trung tâm đăng kiểm PTGT Nam Định các tạp chí, sách, mạng internet … theo danh mục tham khảo. Tác giả cam đoan không có sự sao chép nguyên văn từ bất kỳ luận văn nào hay nhờ người khác viết. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan của mình và chấp nhận mọi hình thức kỷ luật theo quy định của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Người cam đoan Nguyễn Thế Báu Nguyễn Thế Báu Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG..................................................................................................................... 3 1.1. CÁC KHÁI NIỆM ............................................................................................ 3 1.1.1 Khái niệm về chất lượng............................................................................ 3 1.1.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ.................................................................... 5 1.1.3 Khái niệm quản lý chất lượng.................................................................... 9 1.1.4 Quản lý chất lượng dịch vụ...................................................................... 11 1.2 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.................................................... 13 1.2.1. Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng ................... 13 1.2.2. Coi trọng vai trò con người trong quản lý chất lượng ............................ 14 1.2.3. Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ. ...................... 14 1.2.4. Quản lý chất lựơng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng........................................................................................ 15 1.2.5 Quản lý chất lượng theo quá trình ........................................................... 16 1.2.6. Nguyên tắc kiểm tra................................................................................ 17 1.3 MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ........................................................... 17 1.3.1 Mô hình quản lý chất lượng ISO9001 . ................................................... 18 1.3.2 Mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM . ......................................... 18 1.4 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ .......................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG KIỂM ĐỊNH TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG NAM ĐỊNH ................................................................................. 24 2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM .................................................. 24 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Đăng kiểm Việt Nam (VR)........ 24 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Đăng kiểm Việt Nam ...................................... 24 2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Đăng kiểm Việt Nam ........................................ 25 2.2.KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG NAM ĐỊNH ............................................................................................ 26 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 26 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm .......................... 27 2.3 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI ............................................................................................................... 28 2.3.1 Kiểm định xe cơ giới ............................................................................... 28 Nguyễn Thế Báu Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ 2.3.2 Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới ............... 29 2.3.3 Mục đích kiểm định xe cơ giới ................................................................ 29 2.3.4 Nguyên tắc kiểm định xe cơ giới............................................................ 30 2.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kiểm định xe cơ giới ............................ 31 2.3.6 Thực trạng công tác kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm PTGT Nam Định . 35 2.4.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI................... 37 2.4.1 Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô ............................................. 38 2.4.2 Phân tích môi trường ngành..................................................................... 44 2.5 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ ........................................................... 48 2.5.1 Công tác quản trị nguồn nhân lực............................................................ 48 2.5.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra và công tác quản lý điều hành..... 51 2.5.3 Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001........... 56 2.6. MÔ HÌNH SWOT .......................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI Ở TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG NAM ĐỊNH ....................................... 59 3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI Ở TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM PTGT NAM ĐỊNH ............................................. 59 3.1.1 Dự báo về sự phát triển phương tiện cơ giới đường bộ........................... 59 3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Trung tâm đăng kiểm PTGT Nam Định............................................................................. 61 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM PTGT NAM ĐỊNH ......................................... 62 3.2.1. Giải pháp: Di chuyển Trung tâm đến địa điểm mới. .............................. 62 3.2.2. Giải pháp: Tăng cường thêm dây truyền kiểm định. .............................. 64 3.2.3. Giải pháp: Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thao tác của cán bộ đăng kiểm .................................................. 66 3.2.4. Giải pháp: Cải tiến tổ chức quản lý, điều hành một cách hợp lý............ 68 3.2.5 Giải pháp: Đề xuất tinh giảm thủ tục....................................................... 70 3.2.6. Giải pháp: Tăng cường việc tuyên truyền thực hiện các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cho lái xe, chủ phương tiện......... 72 3.2.7 Giải pháp: Công tác tiếp thị, quảng cáo.................................................. 72 3.2.8 Giải pháp: Cải cách chế độ đãi ngộ ......................................................... 72 3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 73 3.3.1 Kiến nghị với Sở Giao thông vận tải Nam Định: .................................... 73 3.3.2 Kiến nghị với UBND Tỉnh Nam Định: ................................................. 73 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 75 Nguyễn Thế Báu Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ATKT An toàn kỹ thuật BVMT Bảo vệ môi trường GTVT Giao thông vận tải NĐ Nghị định XCG Xe cơ giới PTGT Phương tiện giao thông CBNV Cán bộ nhân viên UBND Uỷ ban nhân dân CPH Cổ phần hoá NQTU Nghị quyết Trung ương ĐKVN Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Thế Báu Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ DANH MỤC BẢNG, HÌNH BẢNG Bảng 1.1: Ma trận SWOT................................................................................... 21 Bảng 2.1: Thống kê số lượng xe cơ giới cả nước............................................... 26 Bảng 2.2: Kết quả kiểm định của Trung tâm đăng kiểm PTGT Nam Định qua các năm........................................................................................ 37 Bảng 2.3: Chỉ tiêu tăng trưởng gdp của tỉnh Nam Định .................................... 40 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số liệu phương tiện cơ giới đường bộ 2008-2011........... 46 Bảng 2.5: Nhân sự của Trung tâm Đăng kiểm PTGT Nam Định........................... 49 Bảng 3.1: Danh mục thiết bị dây truyền kiểm định............................................ 65 HÌNH Hình 1.1 Mô hình lý thuyết về chất lượng dịch vụ ............................................. 8 Hình 1.2 Cải tiến chất lượng trên cơ sở vòng tròn Deming.............................. 16 Hình 1.3: Sơ đồ qui trình xây dựng giải pháp.................................................... 19 Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter ....................................... 45 Nguyễn Thế Báu Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ LỜI NÓI ĐẦU 1. Giới thiệu nghiên cứu Xe cơ giới là phương tiện giao thông phổ biến ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới. Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước số lượng xe cơ giới ở Việt Nam đã tăng rất nhanh đến nay chỉ tính riêng lượng ô tô đã lên tới hơn 1,4 triệu phương tiện. Vấn đề tai nạn giao thông đường bộ đang được tất cả các cấp từ trung ương đến các địa phương quan tâm. Theo thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia bình quân mỗi ngày ở Việt nam có hơn 30 người chết và nhiều người bị thương. Ngoài thiệt hại về con người tai nạn giao thông còn gây nên tổn thất lớn lao về tài sản cho xã hội. Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ, đó là tình hình đường xá kém, nhanh xuống cấp; ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia giao thông; tình hình thời tiết và chất lượng phương tiện tham gia giao thông. Trong đó chất lượng phương tiện tham gia giao thông phụ thuộc lớn vào việc kiểm định xe cơ giới. Nghiên cứu thực trạng chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam thông qua các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác kiểm định, các tồn tại cần khắc phục và các nguyên nhân sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ hạn chế thiệt hại về con người và tài sản, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi nhà. Ngoài ra việc giảm khí thải và tiếng ồn giữ cho bầu không khí luôn trong lành cũng đang là vấn đề rất được quan tâm. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích môi trường hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm PTGT Nam Định trong điều kiện kinh tế hiện nay, phân tích đánh giá môi trường nội bộ để nêu ra các vấn đề tồn tại và phân tích Nguyễn Thế Báu 1 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ các nguyên nhân gây ra các tồn tại đó, xác định các điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định của Trung tâm Đăng kiểm PTGT Nam Định trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng kiểm định xe cơ giới, những tồn tại, các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Trung tâm Đăng kiểm PTGT Nam Định. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh số liệu, phân tích SWOT, dựa trên nhiều nguồn tài liệu thu thập từ bản thân đơn vị, sách báo, tạp chí, mạng internet. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng - Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm định tại Trung tâm Đăng kiểm PTGT Nam Định. - Chương 3 : Định hướng, quan điểm và các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Trung tâm Đăng kiểm PTGT Nam Định. Nguyễn Thế Báu 2 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1 Khái niệm về chất lượng Chất lượng là một khái niệm không chịu ảnh hưởng của thời gian , khái niệm chất lượng đã xuất hiện từ lâu, ngày càng được sử dụng phổ biến và rất thông dụng. Ngay từ thời nguyên thủy những người kiếm thức ăn phải học cách nhận biết những quả nào ăn được và quả nào độc . Những người đi săn cần nhận biết cây nào cho gỗ tốt và có thể làm cung , làm mũi tên tốt . Tuy nhiên hiểu thế nào là chất lượng là vấn đề không đơn giản. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Dựa vào những cơ sở khoa học và đứng trên những góc độ khác nhau tuỳ theo mục tiêu nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ sản phẩm, từ các nhà sản xuất, từ người tiêu dùng, từ giá trị, từ tính cạnh tranh của sản phẩm…vv. - Theo quan niệm siêu việt thì chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Quan niệm này rất trừu tượng không, thể xác định chất lượng một cách chính xác, do đó nó chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu. - Theo quan niệm xuất phát từ sản phẩm thì chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của nó. Thời kỳ chủ nghĩa xã hội đang phát triển mạnh theo quan điểm của Liên Xô thì “Chất lượng là tập hợp những tính chất của sản phẩm chế định tính thích hợp của sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu xác định phù hợp với công dụng của nó”; “Chất lượng là một hệ thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số Nguyễn Thế Báu 3 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ có thể đo được hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó”. Như vậy thì theo quan niệm này chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Thực tế sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng người tiêu dùng lại không cần thiết do đó không được đánh giá cao. - Các nhà sản xuất cho rằng chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước. Quan niệm này mang tính thực tế cao, nhằm mục đích sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn đã đề ra từ trước, làm cơ sở thực tiễn cho các hoạt động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng. Tuy nhiên quan niệm chất lượng này chỉ phản ánh mối quan tâm của người sản xuất đến việc dành được những chỉ tiêu chất lượng đặt ra mà không để ý đến điều kiện kinh tế, xã hội. - Theo quan niệm từ phía người tiêu dùng thì chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Philip Crosby đã định nghĩa: “ chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”, yêu cầu ở đây là yêu cầu của người tiêu dùng và người sản xuất. Theo tiến sĩ W.Edwands Deming thì: “chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”. - Quan niệm căn cứ vào mặt giá trị thì chất lượng là đại lượng đo bằng tỉ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Có rất nhiều định nghĩa về chất lượng được đưa ra theo quan điểm này: “chất lượng là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ ở giá mà khách hàng chấp nhận”. “Chất lượng là cái mà khách hàng phải trả đúng với cái họ nhận được”. - Quan niệm căn cứ vào tính cạnh tranh của sản phẩm cho rằng chất Nguyễn Thế Báu 4 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ lượng cung cấp những thuộc tính mang lại những lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường 1.1.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ Có nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ,có thể kể ra một số cách hiểu chủ yếu sau: - Quan điểm truyền thồng cho rằng những gì không phải nuôi trồng, không phải sản xuất là dịch vụ. Nó bao gồm các hoạt động: khách sạn ,nhà hàng, hiệu sửa chữa, các hoạt động giải trí, các hoạt động tư vấn, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, bán buôn, bán lẻ, giao thông vận tải, bưu điện, viễn thông, điện, nước… -Theo cách hiểu phổ biến thì dịch vụ là một hoạt động mà sản phẩm của nó là vô hình.Các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản của khách hàng được giải quyết mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. -Một cách hiểu khác: dịch vụ là một hoạt động xã hội xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty cung ứng dịch vụ. -Theo ISO 8402 dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ bao gồm 3 bộ phận hợp thành: - Dịch vụ căn bản là hoạt động thực hiện mục đích chính, chức năng chính, nhiệm vụ chính của dịch vụ. - Dịch vụ hỗ trợ là hoạt động tạo điều kiện thực hiện tốt dịch vụ căn bản và làm tăng giá trị của dịch vụ căn bản. - Dịch vụ toàn bộ bao gồm dịch vụ căn bản và dịch vụ hỗ trợ Nguyễn Thế Báu 5 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Đặc điểm của dịch vụ: - Vô hình Người ta không thể nhìn thấy, không nghe được, không nếm được, không cầm được dịch vụ trước khi sử dụng chúng.Khách hàng không thể kiếm tra qua hàng mẫu trưng bầy hoặc qua bao gói như các hàng hoá thông thường khác do đó khách hàng thường cảm thấy rủi ro hơn khi mua dịch vụ so với khi mua hàng hoá . - Không thể chia cắt được Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng thời. Sản xuất dịch vụ không thể cất giữ trong kho, sau đó mới tiêu thụ. - Không ổn định Chất lượng dịch vụ có thể dao động tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ như người cung ứng, thời gian , máy móc , thiết bị , thời tiết ,địa điểm cung ứng. - Không lưu giữ được Dịch vụ không lưu giữ được. Do đặc điểm này nhiều công ty cung ứng dịch vụ thường áp dụng các biện pháp điều hoà tốt nhất về cung và cầu theo thời gian. Theo ISO 8402, chất lượng dịch vụ là “Tập hợp các đặc tính của một đối tượng. tạo cho đối tượng đó khả ứng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn". Cũng có thể hiểu chất lượng dịch vụ đó là sự thỏa mãn khách hàng được đo bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được. Nếu chất lượng mong đợi thấp hơn chất lượng đạt được thì chất lượng là tuyệt hảo; nếu chất lượng mong đợi lớn hơn chất lượng đạt được thì chất lượng không đảm bảo, nếu chất lượng mong đợi bằng chất lượng đạt được thì chất lượng đảm bảo. Nguyễn Thế Báu 6 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỳ vọng (sự mong đợi) của khách hàng tạo nên từ 4 nguồn: - Thông tin truyền miệng; - Nhu cầu cá nhân; - Kinh nghiệm đã trải qua; - Quảng cáo, khuyếch trương. Trong 4 nguồn đó, chỉ có quảng cáo ,khuyếch trương nằm trong tầm kiểm soát của công ty. Đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ, thực chất là giảm và xóa bỏ các khoảng cách : *Khoảng cách 1: Giữa dịch vụ mong đợi và nhận thức của quản lý về các mong đợi của khách hàng; *Khoảng cách 2: Giữa nhận thức của quản lý về mong đợi của khách hàng và biến nhận thức thành các thông số chất lượng dịch vụ; *Khoảng cách 3: Giữa biến nhận thức thành các thông số chất lượng dịch vụ và cung ứng dịch vụ; *Khoảng cách 4: Giữa cung ứng dịch vụ và thông tin bên ngoài đến khách hàng; *Khoảng cách 5: Giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ được thụ hưởng. Chất lượng dịch vụ chịu tác động của các yết tố: Nguyễn Thế Báu 7 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ KHÁCH HÀNG . Kinh nghiệm Thông tin Nhu cầu Quảng cáo khuyếch đã trải qua truyền miệng của cá nhân trương Dịch vụ mong đợi Khoảng cách 5 Dịch vụ được thụ hưởng Cung øng Cung ứng dịch vụ (gồm cả những tiếp xúc trước) Khoảng cách 4 Thông tin bên Ngoài đến khách hàng Khoảng cách 3 Biến nhận thức Thành các thông số Khoảng cách 1 chất lượng dịch vụ Khoảng cách 2 Nhận thức của quản lývề các Mong đợi của khách hàng Hình 1.1 Mô hình lý thuyết về chất lượng dịch vụ Nguyễn Thế Báu 8 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ - Khách hàng: Khách hàng là người được hưởng thụ chất lượng do người cung ứng đem lại đồng thời là người đặt ra yêu cầu cụ thể về chất lượng cho người cung ứng. Khách hàng sẽ thừa nhận hoặc không thừa nhận, sẽ hài lòng hoặc không hài lòng với chất lượng dịch vụ. - Trình độ chuyên môn, phẩm chất của cán bộ và nhân viên phục vụ. - Cơ sở vật chất bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, địa điểm phục vụ cho dịch vụ. - Chất lượng của quá trình thực hiện và chuyển giao dịch vụ - Môi trường hoạt động dịch vụ, bao gồm môi trường vĩ mô như: Luật, văn hóa, kinh tế…; môi trường liên ngành: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và môi trường vi mô: Quản lý bộ doanh nghiệp. 1.1.3 Khái niệm quản lý chất lượng Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được kết quả mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi chung là quản lý chất lượng Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng Theo GOST 15467 – 70, quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo lưu thông tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như những tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm A.G. Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng sản phẩm cho rằng: Quản lý chất lượng được xác định như một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để Nguyễn Thế Báu 9 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ duy trì và tăng cường chất lượng các tổ chức thiết kế, sản xuất cao cho đảm bảo sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng A. V. Fegenbaum, nhà khoa học người Mỹ cho rằng: Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức ( một đơn vị kinh tế ) chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế nhất, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng Trong các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản ( JIC) xác định: Quản lý chất lượng là một hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàn hoá có chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng Giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishicawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa là: Nghiên cứu triển khai thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa quản lý chất lượng: Là một phương tiện có tính chất hệ thống bảo đảm việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng Nguyễn Thế Báu 10 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Như vậy quản lý chất lượng nhằm mục đích sản xuất ra một sản phẩm hay cung cấp một dịch vụ có chất lượng cao để thoả mãn dấu hỏi của người tiêu dùng. 1.1.4 Quản lý chất lượng dịch vụ 1.1.4.1 Nội dung của quản lý chất lượng dịch vụ : Quản lý chất lượng dịch vụ bao gồm các nội dung chủ yếu sau *Xác định mục tiêu của quản lý chất lượng dịch vụ: -Thoả mãn khách hàng -Liên tục cải tiến dịch vụ -Quan tâm nghiên cứu các yêu cầu của xã hội và môi trường. -Đảm bảo tính hiệu quả trong cung ứng dịch vụ *Xây dựng và thực hiện chính sách chất lượng Lãnh đạo có trách nhiệm đề ra và thực hiện thành công chính sách đối với chất lượng dịch vụ để thoả mãn khách hàng. Khách hàng là trọng tâm của 3 khía cạnh then chốt của hệ thống chất lượng, sự thoả mãn khách hàng chỉ có thể được đảm bảo khi có sự tương tác với các nguồn nhân lực, vật lực và cơ cấu của hệ thống chất lượng. Lãnh đạo phải xây dựng và lập văn bản về chính sách chất lượng liên quan đến các vấn đề sau: -Loại dịch vụ được cung cấp -Hình ảnh chất lượng và danh tiếng của tổ chức dịch vụ -Phương pháp và các bước thực hiện mục tiêu chất lượng -Vai trò của từng cá nhân thực hiện chính sách chất lượng trong công ty *Xây dựng và thực hiện hệ thống chất lượng Tổ chức làm dịch vụ cần xây dựng, thực hiện và duy trì một hệ thống chất lượng để thực hiện các chính sách và mục tiêu đề ra cho chất lượng dịch vụ Các yếu tố tiến hành một hệ thống chất lượng bao gồm: -Quá trình Marketing Nguyễn Thế Báu 11 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -Quá trình thiết kế -Quá trình cung ứng dịch vụ -Phân tích và cải tiến việc thực hiện dịch vụ Hệ thống chất lượng cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro hay sự cố có thể để khỏi mất thời gian giải quyết, khắc phục nếu chúng xảy ra. *Đảm bảo và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực. Nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong tổ chức làm dịch vụ vì sự ứng xử và khả năng của các cá nhân tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ do đó cần phải coi trọng việc tuyển dụng, lựa chọn, sử dụng, đánh giá, đào tạo và phát triển nhân lực. Các nguồn vật lực cần cho các hoạt động dịch vụ gồm có: - Thiết bị, kho tàng , nhà xưởng, cung ứng dịch vụ - Các nhu cầu tác nghiệp như cung ứng tiện nghi, hệ thống vận chuyển và thông tin. - Các thiết bị đánh giá chất lượng dịch vụ và phần mềm máy tính. - Tài liệu kỹ thuật và tài liệu tác nghiệp. 1.1.4.2 Đo lường chất lượng dịch vụ Khó khăn của quản lý chất lượng dịch vụ là khó đo lường kết quả cuối cùng do đó khó xác định được tiêu chuẩn ban đầu để mọi người thống nhất làm theo. Sản phẩm dịch vụ là vô hình, chất lượng được đánh giá bởi khách hàng chứ không phải người cung ứng - người bán. Khách hàng đánh giá chất lượng một dịch vụ được cung ứng thông qua đánh giá người của công ty đứng ra phục vụ và qua cảm giác chủ quan của mình. Cùng một loại dịch vụ nhưng nhân viên khác nhau, đối với từng khách hàng đánh giá họ cũng khác nhau. Nguyễn Thế Báu 12 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Từ những kết quả nghiên cứu sâu rộng về hành vi và đánh giá của khách hàng các học giả người Mỹ Zeitham V.A Parasuraman và L.B Leonard đã đưa ra 5 tiêu thức về chất lượng dịch vụ “RATER” : -Độ tin cậy (Reliability):Khả năng thực hiện dịch vụ một cách tin cậy và chính xác - Sự đảm bảo (Asurance) : Kiến thức và tác phong của nhân viên phục vụ, khả năng gây lòng tin và sự tín nhiệm của họ. - Tính hữu hình (Tangibles) : Điều kiện vật chất, thiết bị và hình thức bên ngoài của nhân viên phục vụ. - Sự thấu cảm (Empathy): Quan tâm, lưu ý cá nhân đối với từng khách hàng. - Trách nhiệm (Responsiveness) : Sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ mau lẹ. Trong 5 tiêu thức trên tuỳ lĩnh vực dịch vụ cụ thể người ta cố gắng xác định chỉ tiêu để đo lường chất lượng dịch vụ bằng con số cụ thể . 1.2 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Muốn tác động được đồng bộ đến các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhằm mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm thì hoạt động quản lý chất lượng phải tuân thủ các nguyên tắc sau : 1.2.1. Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng Đối với cơ chế thị trường, khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng đề ra yêu cầu về sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm. Để tồn tại và phát triển thì sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải tiêu thụ được và phải có lợi nhuận. Do đó, quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng, xây dựng và thực hiện chính sách chất lượng, thiết kế sản phẩm, sản xuất, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán đều phải lấy việc phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng làm mục tiêu. Nguyễn Thế Báu 13 Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ 1.2.2. Coi trọng vai trò con người trong quản lý chất lượng Con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành, đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó đối với công tác quản lý chất lượng cần áp dụng các biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động hết nguồn lực, tài năng của con người vào công việc đảm bảo và nâng cao chất lượng. Những người lãnh đạo phải xây dựng được chính sách chất lượng cho doanh nghiệp và phải thiết lập được sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, chính sách và môi trường nội bộ trong doanh nghiệp. Họ phải lôi cuốn, huy động sử dụng có hiệu quả mọi người vào việc đạt được mục đích vì chất lượng của doanh nghiệp. Hoạt động chất lượng của doanh nghiệp sẽ không có kết quả nếu không có sự liên kết triệt để của lãnh đạo với cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp. Những người quản lý trung gian là lực lượng quan trọng trong thực hiện mục tiêu, chính sách chất lượng của doanh nghiệp. Họ có quan hệ với thị trường, khách hàng và trực tiếp quan hệ với công nhân. Họ chỉ đạo, đôn đốc người công nhân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo và nâng cao chất lượng. Công nhân là người trực tiếp thực hiện yêu cầu về đảm bảo và nâng cao chất lượng. Họ được trao quyền, có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về đảm bảo, cải tiến chất lượng và chủ động sáng tạo đề xuất các kiến nghị về đảm bảo và nâng cao chất lượng. 1.2.3. Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ. Chất lượng sản phẩm là kết quả tổng hợp của nhiều lĩnh vực. Nó cũng là kết quả của những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp các địa phương và từng con người. Do vậy, đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sự đồng bộ trong các mặt hoạt động liên quan đến đảm bảo tính toàn diện và sự đồng bộ trong các mặt hoạt động liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng. Nếu chỉ phiếm diện trong giải quyết vấn đề sẽ không bao giờ thay đổi được kết quả mong muốn. Nguyễn Thế Báu 14 Lớp Cao học QTKD 2009-2011
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan