Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư ...

Tài liệu Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư

.DOC
46
849
68

Mô tả:

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển thì con người tiến đến những nhu cầu cao hơn như giải trí, thể hiện mình, thời trang,… Trong đó giải trí là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Trong các phương thức giải trí thì du lịch là một phương thức khá hữu hiệu và được ưa chuộng nhất ngày nay. Nó vừa giúp chúng ta thư giãn đầu óc sau thời gian lao động, học tập mệt mỏi và căng thẳng, vừa giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa và các thắng cảnh đẹp. Ngày càng nhiều loại hình du lịch ra đời nên du khách càng có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Trong đó du lịch sinh thái là một loại hình phổ biến ở các tỉnh miền Tây nam bộ hiện nay. Với những cảnh đẹp, những thú vui rất tự nhiên, du khách sẽ có sự thoải mái nhẹ nhàng khi đến với các khu du lịch sinh thái. Miền Tây nam bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Điển hình là An Giang, được nổi tiếng với biệt danh vùng Bảy núi hùng vĩ nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, chưa được khai thác triệt để. Không chỉ nổi tiếng và được nhiều người biết đến với những ngọn núi đẹp, nổi tiếng mà An Giang còn có những tiềm năng du lịch khác như các khu di tích lịch sử, chùa chiền, rừng sinh thái,… Trong số đó, rừng tràm Trà Sư là một khu du lịch có tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Để khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư phát triển tương xứng với tiềm năng thì cần phải có một kế hoạch phát triển lâu dài nhưng trước hết cần phải nghiên cứu những khó khăn, hạn chế và những tiềm năng cần đầu tư phát triển. Xuất phát từ nhu cầu đó nên đề tài “Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” được tiến hành.
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở hình thành: Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển thì con người tiến đến những nhu cầu cao hơn như giải trí, thể hiện mình, thời trang,… Trong đó giải trí là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Trong các phương thức giải trí thì du lịch là một phương thức khá hữu hiệu và được ưa chuộng nhất ngày nay. Nó vừa giúp chúng ta thư giãn đầu óc sau thời gian lao động, học tập mệt mỏi và căng thẳng, vừa giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa và các thắng cảnh đẹp. Ngày càng nhiều loại hình du lịch ra đời nên du khách càng có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Trong đó du lịch sinh thái là một loại hình phổ biến ở các tỉnh miền Tây nam bộ hiện nay. Với những cảnh đẹp, những thú vui rất tự nhiên, du khách sẽ có sự thoải mái nhẹ nhàng khi đến với các khu du lịch sinh thái. Miền Tây nam bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Điển hình là An Giang, được nổi tiếng với biệt danh vùng Bảy núi hùng vĩ nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, chưa được khai thác triệt để. Không chỉ nổi tiếng và được nhiều người biết đến với những ngọn núi đẹp, nổi tiếng mà An Giang còn có những tiềm năng du lịch khác như các khu di tích lịch sử, chùa chiền, rừng sinh thái, … Trong số đó, rừng tràm Trà Sư là một khu du lịch có tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng đặc dụng có diện tích gần 1.500 ha, với hơn 100 loài động vật hoang dã (nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ), 23 loài cá, 140 loài thực vật phong phú; lại nằm trên tuyến du lịch liên hoàn với các khu du lịch núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp…. Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, Tịnh Biên, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch rất được ưa chuộng hiện nay. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ với quần thể thực, động vật phong phú, nơi đây còn được được đánh giá là khu rừng có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác bảo tồn thiên nhiên. “Tuy nhiên, do tour tuyến còn đơn giản, chưa có nhiều loại hình vui chơi giải trí nên khó “giữ chân” khách du lịch. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn như: nguồn nhân lực mỏng, khu vực ăn uống nhỏ hẹp, không thể phục vụ đồng thời số lượng khách lớn; phương tiện phục vụ du lịch vừa ít vừa không đạt chuẩn; nhân viên chưa có nghiệp vụ về du lịch nên phong cách phục vụ khách còn thiếu chuyên nghiệp; nhiều người dân vào săn bắt động vật trái phép làm ảnh hưởng đến sinh thái... Đây cũng là những nguyên nhân làm cho du khách chưa “mặn mà” với rừng tràm Trà Sư”1 Để khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư phát triển tương xứng với tiềm năng thì cần phải có một kế hoạch phát triển lâu dài nhưng trước hết cần phải nghiên cứu những khó khăn, hạn chế và những tiềm năng cần đầu tư phát triển. Xuất phát từ nhu cầu đó nên đề tài “Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” được tiến hành. 1 http://www.angiang.gov.vn GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 1 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định những khó khăn đang tồn tại của khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư. - Xác định những lợi thế của khu du lịch có thể phát triển thành sản phẩm du lịch. => Thông qua đó đề ra một số giải pháp Marketing để phát triển khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là khu du lịch sinh thái RTTS Thời gian nghiên cứu dự tính từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010. 1.4. Ý nghĩa: Đề tài giúp đưa lý thuyết marketing vào thực tiễn, đồng thời thông qua đó còn chứng minh các cơ sở lý thuyết của Marketing. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho những đề án phát triển khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư sau này. GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 2 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư CHƯƠNG II - CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương này trình bày khái quát về các khái niệm, các định nghĩa có liên quan đến du lịch và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó còn nêu lên tầm quan trọng cũng như cơ sở lý luận của đề tài dựa trên một số nghiên cứu tương tự trước đây về việc áp dụng các giải pháp marketing vào phát triển du lịch ở một số địa phương khác. 2.1. Tổng quan về du lịch: 2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam: Ngành Du lịch được Đảng và Nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực” Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và đến nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX được nâng lên: “Phát triển nhanh du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: “Phát triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn”; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng… để góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. Nhiều tỉnh, thành phố, tỉnh uỷ, thành uỷ đã có kế hoạch và nghị quyết về phát triển du lịch, xác định vai trò, vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải pháp và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải pháp và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch của địa phương mình. Các địa phương trong cả nước đã có sự chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của sự phát triển du lịch, đã quan tâm, chú trọng đến phát triển du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế động lực, một hướng quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hoá, tăng cường giao lưu với các địa phương trong nước và quốc tế, tạo việc làm cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo và là một phương thức làm giàu ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của du lịch và trách nhiệm phát triển du lịch. Việc nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch đã chuyển hoá thành hành động cụ thể, để huy động ngày càng tăng các nguồn lực khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch của đất nước cho sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà theo hướng bền vững. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu về các mặt như sau: Về khách du lịch: Lượng khách năm 1994 đạt một triệu, đã về trước kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 1990 đến nay lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số (trung bình năm trên 20%). Khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần, từ 1 triệu lượt (năm 1990) GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 3 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư lên 14,5 triệu lượt (năm 2004). Số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, hàng năm trên 1 vạn người2. Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch hàng năm Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 6 tháng 2009 (ước) Khách quốc tế 250.000 300.000 400.000 670.000 1.020.000 1.351.300 1.607.200 1.715.600 1.520.100 1.781.800 2.140.100 2.330.050 2.627.988 2.428.735 2.927.873 3.477.500 3.583.486 4.229.349 4.253.740 1.893.605 Khách nội địa 1.000.000 1.500.000 2.000.000 5.100.000 6.200.000 6.900.000 7.300.000 8.500.000 9.600.000 10.000.000 11.200.000 11.700.000 13.000.000 13.500.000 14.500.000 16.100.000 17.500.000 19.200.000 20.500.000 11.700.000 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong tháng 2 - 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 446.323 lượt, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 2 tháng năm 2010 ước đạt 877.715 lượt, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 20093. Về thu nhập xã hội từ Du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập có thể thấy rõ là năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2004, con số đó đã là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần. Bảng 2.2: Thu nhập du lịch 2 Báo cáo thành tích ngành du lịch – Tổng cục du lịch 3 Hiệp hội du lịch Việt Nam : http://vietnamtourisminfo.com GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 4 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư Năm Thu nhập 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 6 tháng 2009 (ước) 1,35 1,68 2,83 5,25 8,00 8,73 9,50 10,06 14,00 15,60 17,4 20,50 23,00 22,00 26,00 30,00 51,00 56,00 64,00 32,40 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội: Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Du lịch đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội: Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Thông qua du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hoá nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư. 2.1.2. Tình hình du lịch An Giang GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 5 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía đông An Giang giáp Đồng Tháp, phía đông nam giáp Tp. Cần Thơ, phía tây nam giáp Kiên Giang, phía tây và tây bắc giáp nước Cam-pu-chia. Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên. An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tiềm năng phát triển du lịch: An Giang được nhiều du khách biết đến với các lễ hội độc đáo như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, Chôl Chnam Thmây, Dolta và hội đua bò..., các danh lam thắng cảnh: núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, đồi Tức Dụp. Bên cạnh đó còn có các làng nghề thủ công và các khu du lịch sinh thái đang là loại hình có tiềm năng phát triển mạnh tại An Giang. Rừng tràm Trà Sư, với một quần thể thực vật và động vật đa dạng, phong phú, trong đó có một số loại động vật quý hiếm, là khu vực có tiềm năng về du lịch sinh thái nhất tỉnh. 2.1.3. Khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư Hình 2.1. Cảnh quang RTTS nhìn từ đài quan sát Rừng tràm Trà Sư thuộc vùng núi Thất Sơn, tỉnh An Giang là một trong những điểm đến quen thuộc của nhiều du khách. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ với quần thể thực, động vật phong phú , với hơn 100 loài động vật hoang dã (nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ), 23 loài cá, 140 loài thực vật, nơi đây còn được được đánh giá là khu rừng có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác bảo tồn thiên nhiên. Từ đài quan sát, du khách có thể ngắm bao quát cảnh quan rộng lớn diện tích 845ha vùng lõi và trên 600ha vùng đệm của cánh rừng tràm. Nơi đây cũng đã được đánh giá là khu rừng có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác bảo tồn thiên nhiên, thu hút nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu mỗi năm. GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 6 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư Vì sự an toàn cho những tổ chim, nên lực lượng kiểm lâm đã đề ra nhiều biện pháp bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Điều mà những người có trách nhiệm hướng đến là vừa giúp du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, vừa nâng cao ý thức giữ gìn, bảo bệ môi trường, không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Mười tháng đầu năm 2009, khu du lịch đã đón tiếp được trên 8.500 khách du lịch trong nước và 200 khách nước ngoài, cao hơn số khách của cả năm 2008 (chỉ 8.030 khách trong nước và 162 khách nước ngoài)4. Tuy nhiên, những người làm công tác đưa đón khách du lịch ở rừng tràm Trà Sư cũng thừa nhận: Do tour tuyến còn đơn giản, chưa có nhiều loại hình vui chơi giải trí nên khó “giữ chân” khách du lịch. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn như: Nguồn nhân lực mỏng, khu vực ăn uống nhỏ hẹp, không thể phục vụ đồng thời số lượng khách lớn; phương tiện phục vụ du lịch vừa ít vừa không đạt chuẩn; nhân viên chưa có nghiệp vụ về du lịch nên phong cách phục vụ khách còn thiếu chuyên nghiệp; nhiều người dân vào săn bắt động vật trái phép làm ảnh hưởng đến sinh thái... Đây cũng là những nguyên nhân làm cho du khách chưa “mặn” với rừng tràm Trà Sư. Theo ông Trần Ngọc Rạng, Trưởng trạm Kiểm lâm Trà Sư, do nơi đây chỉ là đơn vị hành chính sự nghiệp nên không có nguồn kinh phí riêng để tự đầu tư du lịch. Ông Rạng dẫn chứng: Những phương tiện phục vụ du khách hiện có thật ra là của Trạm Kiểm lâm đầu tư nhằm phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng… nhưng được linh hoạt để làm du lịch. Trong khi đó, các loại dịch vụ khác như ăn uống, câu cá, cho thuê xe đạp đôi… chủ yếu giao tư nhân đầu tư nên còn nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp. Có thể thấy, với một khu rừng đặc dụng có cảnh quan đẹp, độc đáo, đa dạng về các loài động thực vật như rừng tràm Trà Sư mà chỉ thu hút chưa đến 10.000 lượt khách mỗi năm là một điều đáng tiếc. Sắp tới, nơi đây sẽ có một số hoạt động, như: Trồng cây bảo vệ dọc tuyến đường 30-4; dựng 2 bảng panô quảng cáo ở đầu đường và tại bãi đậu xe; kết hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản quy hoạch khu vực bảo vệ và gây nuôi các loài thủy sản quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt chủng, thả về thiên nhiên nhằm gây lại nguồn giống; gia cố lại các tuyến đê bao bị sạt lở tạo điều kiện lưu thông dễ dàng… Tuy nhiên, bấy nhiêu đó vẫn chưa thể nâng tầm du lịch cho rừng tràm Trà Sư. Bởi, muốn du lịch Trà Sư thật sự phát triển xứng với tiềm năng, thì Tỉnh và các Sở, ngành cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch quảng bá và tăng cường đầu tư một cách bài bản, chứ không thể thu hút khách đến rừng tràm Trà Sư bằng cảnh quan thiên nhiên đơn thuần được. 2.2. Du lịch và du lịch sinh thái Trong những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến sự phát triển vượt bật của du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế. Song song đó, việc phát triển du lịch còn góp phần dung hòa các nền văn hóa với nhau và khám phá ra những nền văn hóa mới, độc đáo mà trước giờ ta chưa phát hiện. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu các định nghĩa, các khái niệm có liên quan đến du lịch và du lịch sinh thái. Theo Tổ chức du lịch thế giới – WTO (World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham 4 http://www.angiang.gov.vn GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 7 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.” Theo Luật du lịch của Việt Nam mà Quốc hội ban hành vào tháng 6/2005, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch sinh thái hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi khi được bàn đến bởi vì có nhiều khái niệm về nó và vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, do đó thường bị nhầm lẫn với các loại hình phát triển du lịch khác. Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương.” Theo Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN), khái niệm về du lịch sinh thái được trình bày một cách cụ thể và rõ ràng hơn: “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos – Lascuráin, 1996). Theo Luật du lịch của Việt Nam, Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. 2.3. Các khái niệm liên quan Bên cạnh hai khái niệm du lịch và du lịch sinh thái, các khái niệm sau cũng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (Theo Luật du lịch của Việt Nam): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 8 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch. 2.4. Marketing du lịch Marketing là khoa học khám phá nhu cầu, giúp doanh nghiệp cung cấp đúng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Tiếp cận vào ngành du lịch, hình thành khái niệm Marketing du lịch. Marketing du lịch là một tiến trình qua đó nhà quản lý ngành du lịch lập kế hoạch, điều tra nghiên cứu thị trường, thực hiện, kiểm tra đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn tối ưu những nhu cầu của du khách đồng thời đạt được mục tiêu của các doanh nghiệp du lịch đề ra. Marketing du lịch tức là việc phát hiện du khách muốn gì? (nghiên cứu thị trường Marketing Research), phát triển các dịch vụ du lịch thích hợp (lập kế hoạch sản phẩm - Product Planning), thông báo cho du khách biết những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng (quảng cáo và khuyến mãi Advertising and sales promotion) và hướng dẫn du khách mua dịch vụ nơi nào (tổ chức kênh phân phối, tour du lịch và lữ hành - Channels of Distribution tour operator and travel agents) để du khách có thể tiếp nhận những giá trị sản phẩm du lịch và trao đổi để thỏa mãn (định giá - Pricing) qua đó doanh nghiệp du lịch sẽ làm ăn và đạt được mục tiêu của nó (khả năng thị trường - Marketability). Chiến lược Marketing Mix trong du lịch bao gồm: - Sản phẩm du lịch (P1): Là toàn bộ những yếu tố phục vụ cho khách du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Nó bao hàm các dịch vụ du lịch, hàng hoá, các tiện nghi cung cấp cho du khách, được tạo bởi các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó. - Chiến lược giá (P2): Chiến lược giá có vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược kinh doanh. Định giá đúng không những đạt được mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp du lịch là lợi nhuận mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thái độ mua cuả du khách và hạn chế được cạnh tranh. Định giá còn là một công cụ quan trọng để phân biệt các tầng lớp du khách đối với sản phẩm. - Chiến lược phân phối - bố trí mạng lưới tiêu thụ (P3): Câu hỏi đặt ra trong phân phối du lịch là sử dụng luồng nào có hiệu quả nhất? Những yếu tố hàng đầu của chính sách phân phối du lịch có hiệu quả là việc lựa chọn đúng vùng tạo ra du khách và điểm đến du lịch. Hệ thống phân phối phụ thuộc rất nhiều vào những nhà điều GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 9 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư hành tour, các công ty lữ hành, các hãng hàng không, để sử dụng các nơi này làm các điểm bán hàng. - Chiến lược chiêu thị cổ động trong xúc tiến du lịch (P4): Chiến lược tiếp xúc du lịch nhằm thúc đẩy việc bán sản phẩm du lịch, tạo được lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá, nhà quản lý sẽ giới thiệu một cách hấp dẫn những lợi ích và ưu thế của sản phẩm đem chào bán và tạo ra sự hài lòng đối với nhóm khách hàng mục tiêu. 2.5. Nghiên cứu trước Ngoài các khái niệm trên, đề tài còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của luận văn thạc sĩ “Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2010”. Đề tài trên được thực hiện trên phạm vi khá rộng, bao gồm toàn bộ hệ thống kinh doanh du lịch của tỉnh Tiền Giang, kết hợp số liệu thống kê về du lịch của tỉnh Tiền Giang từ năm 2000 - 2004 và tìm hiểu khách du lịch, tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang đến năm 2010. Tuy nhiên hạn chế của đề tài trên là phạm vi quá rộng, số liệu thống kê chưa phản ánh hết tình hình du lịch của toàn tỉnh. Vận dụng những cái hay và khắc phục những hạn chế, đề tài “Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” chỉ thực hiện trên phạm vi nhỏ là một khu du lịch, ngoài việc sử dụng các số liệu thống kê có sẵn còn tiến hành quan sát thực tế và khảo sát du khách đến khu du lịch nhằm đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ hơn. 2.6. Mô hình nghiên cứu GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 10 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư Từ các mục tiêu nghiên cứu, kết hợp với cơ sở lý luận trên, mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau: Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 11 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư CHƯƠNG III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ở chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về du lịch, các vấn đề liên quan đến du lịch, marketing du lịch,... Từ đó, mô hình nghiên cứu cũng đã được xây dựng. Chương này tập trung trình bày các phương pháp nghiên cứu với ba phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) kết quả nghiên cứu sơ bộ hay hiệu chỉnh thang đo và mô hình, (3) giới thiệu mở đầu cho nghiên cứu chính thức. 3.1. Tiến độ các bước thực hiện nghiên cứu: Bảng 3.1: Tiến độ các bước nghiên cứu Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Định tính Thảo luận tay đôi (n=10) 3-2010 Định tính - Thông tin từ các cơ quan (sở thương mại và du lịch, bộ phận quản lý khu du lịch, các website) 2 Sơ bộ Chính thức 4- 5/2010 Định lượng - Phỏng vấn trực tiếp qua bản câu hỏi (n=50), quan sát thực tế - Xử lý, phân tích dữ liệu 3.2. Thiết kế nghiên cứu: 3.2.1. Phương pháp phân tích lý thuyết: Sử dụng lý thuyết Marketing và du lịch để vận dụng vào thực tế nghiên cứu của đề tài và dựa vào đó đánh giá kết quả thu thập được. 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp:  Phỏng vấn một vài đối tượng đã và đang sử dụng dịch vụ của khu du lịch Rừng tràm Trà Sư để thu thập một số thông tin nhằm phục vụ cho việc thiết kế bản câu hỏi dễ hiểu và đầy đủ thông tin.  Sau khi đã có kết quả từ việc thảo luận bản câu hỏi dự kiến, tiến hành thiết kế bản câu hỏi chính thức dựa trên các khái niệm về du lịch, marketing du lịch và các nhân tố có liên quan đã nêu trong cơ sở lý luận. Sau khi bản câu hỏi đã hoàn chỉnh, sẽ bắt đầu phát bản câu hỏi để phỏng vấn thu thập số liệu. + Bản câu hỏi cho nhân viên khu du lịch: với bản câu hỏi này, tác giả mong muốn có được những thông tin về thái độ của khách du lịch được cảm nhận từ các nhân viên. Thái độ này là những biểu hiện, những cảm xúc, GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 12 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư những đánh giá về cảnh quang du lịch, cơ sở vật chất, các dịch vụ du lịch của khu du lịch Rừng tràm Trà Sư. + Bản câu hỏi cho khách du lịch (đã và đang tham quan khu du lịch): với bản câu hỏi này, tác giả mong muốn có được những thông tin về thái độ, đánh giá, cảm nhận từ chính các du khách về cảnh quang du lịch, cơ sở vật chất, các dịch vụ du lịch và chất lượng, thái độ phục vụ của các nhân viên tại đây. Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin đó, có thể lắng nghe những đề xuất từ phía các du khách đối với khách du lịch. Đồng thời, việc nghiên cứu còn nhằm thấy được sự khác biệt những gì mà khách hàng kỳ vọng về chất lượng phục vụ của Rừng tràm với thực tế mà khách hàng nhận được.  Ngoài việc thu thập số liệu sơ cấp bằng bản hỏi, tác giả còn tiến hành quan sát thực tế để nắm thêm một số thông tin về cơ sở vật chất, các loại hình giải trí, số lượng khách đến khu du lịch. Dữ liệu thứ cấp: Đây là các thông tin về nguồn tài nguyên, vị trí địa lý, cơ sở vật chất, số lượng khách đến khu du lịch trong những năm trước và những tháng đầu năm 2010. Dữ liệu thứ cấp lấy từ sở thương mại và du lịch tỉnh An Giang, các trang web có liên quan đến du lịch An Giang như: - www.angiang.gov.vn - www.vietnamtourisminfo.com, - www.vietnamtourism.gov.com - Sách, báo - Bộ phận quản lý khu du lịch. Đồng thời tác giả còn tham khảo những kết quả nghiên cứu trước (có liên quan), nhằm hỗ trợ một phần cho việc phân tích đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ của Rừng Tràm Trà Sư. Việc thu thập cùng một loại thông tin ở nhiều nguồn khác nhau sẽ góp phần đầy đủ hóa thông tin, giúp sàn lọc và có được những thông tin chính xác nhất. 3.3. Các bước nghiên cứu Trình tự của quá trình nghiên cứu được thực hiện theo 2 bước:  Nghiên cứu sơ bộ.  Nghiên cứu chính thức. 3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ: Bắt đầu thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng việc dựa trên cơ sở lý thuyết Marketing, du lịch, mục tiêu nghiên cứu đề tài để đưa quan niệm bản thân kết hợp với tình hình hoạt động của Rừng tràm Trà Sư và các quan sát bước đầu để đưa ra bản câu hỏi dự kiến. Tiếp theo là tiến hành phỏng vấn 5 khách hàng đã và đang sử dụng những dịch vụ của Rừng tràm Trà Sư để thu thập thông tin thành lập bản câu hỏi. GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 13 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư 3.3.2. Nghiên cứu chính thức: Sau khi đã có kết quả từ việc thảo luận bản hỏi dự kiến, hiệu chỉnh và lập bản câu hỏi chính thức. Tiến hành gởi bản câu hỏi để thu thập thông tin. Xử lý thông tin thu thập được bằng phần mềm SPSS. Bên cạnh đó, cũng thu thập số liệu được thống kê, thông tin từ các cơ quan, các trang web nói trên để từ đó so sánh và đánh giá. Phân tích tổng hợp thông tin đã xử lý, bằng cách đánh giá dựa trên các số liệu đã tổng hợp, kèm theo biểu đồ biểu thị kết quả. Đồng thời dựa vào các số liệu thứ cấp và một phần số liệu sơ cấp đã qua xử lý để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của khu du lịch thông qua ma trận SWOT. Với kết quả thu được, tiến hành xác định những thuận lợi, những khó khăn đang tồn tại và tiềm ẩn của khu du lịch. Dựa trên thực trạng đó đề ra các giải pháp Marketing cụ thể nhằm giúp khu du lịch phát triển hơn. Tiến hành tổng kết lại nội dung để đưa ra một bài báo cáo hoàn chỉnh GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 14 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư 3.4. Mô hình quy trình nghiên cứu Trình tự thực hiện nghiên cứu: trình tự của quá trình thực hiện nghiên cứu được thể hiện bằng mô hình dưới đây: Cơ sở lý thuyết - Thực trạng hoạt động của Rừng tràm Trà Sư Marketing Du lịch Lập bản câu hỏi dự kiến Thảo luận với 5 khách hàng Hiệu chỉnh bản câu hỏi qua cuộc thảo luận Lập bản câu hỏi hoàn chỉnh Số liệu xin từ các cơ quan, cập nhật từ các website Phát bản câu hỏi cho 50 khách hàng Thu thập và xử lý thông tin Đưa ra các giải pháp . Phân tích tổng hợp Lập bản báo cáo Hình 3.1 : Mô hình biểu diễn trình tự nghiên cứu GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 15 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư 3.5. Mẫu: Phần này chỉ trình bày mẫu và cỡ mẫu sẽ thực hiện khảo sát bằng bản hỏi tại khu du lịch nên phạm vi chọn mẫu chỉ là trong khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư. 3.5.1. Phương pháp chọn mẫu Mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên một số du khách đến tham quan khu du lịch. 3.5.2. Cỡ mẫu: Do đây chỉ là một phần thông tin phục vụ cho việc phân tích nên cỡ mẫu được chọn không lớn lắm. Mục đích nhằm thấy được những đánh giá và nhận được những góp ý từ các nhân viên và du khách dành cho khu du lịch. Cỡ mẫu đề nghị là: n=50 đối với du khách. GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 16 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư CHƯƠNG IV - THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI RTTS Chương này giới thiệu những lợi thế cũng như những khó khăn của khu du lịch sinh thái RTTS thông qua những thông tin quan sát, thu thập được và những đánh giá của một số du khách đến với RTTS. 4.1. Cơ sở du lịch 4.1.1. Cơ sở hạ tầng Trước đây, muốn vào được rừng tràm, du khách phải đi bằng phương tiện nhỏ như xe máy, xe đạp, đi bộ hoặc bằng xe ba bánh của khu du dịch chuyên dùng đưa rước khách. Vì đường vào khu du lịch chỉ là con đường nhỏ, rộng chỉ khoảng 1,5m. Chính vì thế khách du lịch đến đây không nhiều vì không thuận tiện. Nhưng kể từ đầu năm 2009, tỉnh đã đầu tư trên 13 tỷ đồng xây dựng và đưa vào sử dụng ngay từ đầu mùa nước nổi năm 2009 tuyến đường 30/4 (nối liền tỉnh lộ 948 đến tận rừng tràm) dài 3,5km, rộng trên 5m, tạo giao thông thông thoáng cho các phương tiện du lịch lớn vào tận nơi. Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng đường dây trung thế, đưa điện vào phục vụ các hoạt động của quán ăn và các hoạt động khác của khu du lịch. Tuy nhiên vẫn còn một khó khăn là khi vào đến khu du lịch, du khách còn phải đi qua một chuyến phà nhỏ. Đối với những ngày cao điểm thì việc đưa rước khách sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu, đồng thời do tải trọng của phà cũng như mức độ an toàn kém nên ít nhiều gây phản cảm đối với du khách đến đây. Hình 4.1. Du khách qua sông vào RTTS bằng phà 4.1.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch Ngoài việc chú ý đến cơ sở hạ tầng thì cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng là một phần quan trọng, nó góp phần quyết định trực tiếp đến sự đa dạng của các loại hình vui chơi giải trí của khu du lịch. Hiện nay, du khách đến đây đều bị cuốn hút bởi loại hình du lịch bằng xuồng, đặc biệt là vào mùa nước nổi. Nhân viên du lịch sẽ bơi xuồng đưa du khách len lỏi vào rừng tràm. Tuy nhiên xuồng được sử dụng ở đây là GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 17 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư xuồng của trạm kiểm lâm, được nhân viên sử dụng nhằm tạo thêm tính hấp dẫn cho du khách. Do số lượng xuồng ít nên khi cao điểm thì sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Hình 4.2. Quan sát cảnh RTTS bằng xuồng Bên cạnh loại hình du lịch bằng xuồng, du khách còn có thể mướn xe đạp để chạy vòng đê bao ngắm cảnh rừng tràm. Đây là một loại hình hấp dẫn đối với đối tượng du khách là người nước ngoài. Nhưng phần lớn là xe đạp của các hộ gia đình xung quanh, còn nhỏ lẻ, chưa tạo được tính thống nhất trong loại hình này. Do đó việc quản lý rất khó khăn và đôi khi du khách cần thì cũng khó huy động. Hình 4.3. Quan sát cảnh xung quanh RTTS bằng xe đạp GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 18 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư Song song đó, để tạo điều kiện cho du khách ngắm cảnh rừng tràm, tháng 9/2009, tỉnh đầu tư 500 triệu đồng nâng cấp Đài Vọng Các (tháp quan sát) từ chiều cao 18m lên 23m với kính viễn vọng có độ phóng đại gấp 40 lần, để từ đây du khách có thể quan sát toàn khu vực rừng tràm và tượng Phật Di Lạc cao 36m trên đỉnh Thiên Cấm Sơn. 4.1.3. Tài nguyên du lịch Do là một khu rừng đặc dụng, được bảo tồn dưới sự quản lý của quân đội, cho nên đến nay, khu rừng vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ với một quần thể động - thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Đây cũng chính là thế mạnh cần phải có của hầu hết các khu du lịch sinh thái. Theo Ban quản lí rừng tràm Trà Sư, rừng rộng gần 850ha, là nơi trú ngụ của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, nhiều nhất là bộ sẻ với 26 loài. Trong đó, có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là cò lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala) hay còn gọi là Giang Sen, và điêng điểng hay còn gọi là cò rắn (Anhinga melanogaster), còn nhiều nhất là chim sẻ (sparrow) lên đến 26 loài và tiếp đến là loài dơi quạ (flying fox). Đối với loài thú đã thống kê được 11 loài thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là dơi (15 loài), gặm nhấm (4 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam. Khi các vùng đất ngập nước ngày càng thu hẹp, hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư nổi bật như là nơi dừng chân quan trọng của nhiều loài chim, kể cả những loài kiếm ăn trên cây bụi và trảng cỏ như chim cu ngói, sáo đá đuôi hung. Ngoài ra, rừng còn có 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá còm và cá trê trắng. Ngoài ra, rừng Trà Sư còn có vô số loại tôm, cua, rùa, rắn…hàng năm mang lại lợi ích kinh tế khá lớn, trong đó có cả rắn hổ mang, cạp nong. Hình 4.4.1. Một số loài chim ở RTTS GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 19 SVTH:Quảng Văn Tú Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư Hình 4.4.2. Một số loài chim ở RTTS Hình 4.5. Đàn dơi quạ tại RTTS Không chỉ phong phú về động vật, Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh. Quần thể thực vật có 11 loài sinh cảnh thực vật rừng, 9 loài cây cung cấp gỗ củi, 78 loài thuốc (có nhiều loài cây thuốc bổ, chữa bệnh có giá trị), 22 loài cây cảnh, 7 loài cây cho rau và 9 loài cây ăn quả. Một số loài cây dân dã thường dùng, như rau cóc, rau đắng, đọt sen… mang đặc trưng ở rừng tràm Trà Sư. Đặc biệt, loại cỏ bắc dùng nấu nước uống giúp cơ thể giải nhiệt, có thể chế biến thành sản phẩm du lịch. GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn 20 SVTH:Quảng Văn Tú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan