Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã văn yên, huyện đại...

Tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã văn yên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

.PDF
89
240
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- NGUYỄN THỊ YẾN Tên đề tài: GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN YÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2012 – 2016 Thái Nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- NGUYỄN THỊ YẾN Tên đề tài: GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN YÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K44 – KTNN Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2012 – 2016 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Châu Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập tại trường và sau 3 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và PTNT; Các phòng ban cùng các thầy giáo, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức mới trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Châu đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, người dân xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết. Trong thời gian thực tập khóa luận, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Yến ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993 đến 2020 .. 8 Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong hàm ......................................................... 21 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Văn Yên ................................ 48 Bảng 4.2: Thống kê sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi qua một số năm ............... 28 Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của xã Văn Yên qua 3 năm ...................... 30 Bảng 4.4: Tiêu chí phân loại các nhóm hộ của xã Văn Yên .................................. 33 Bảng 4.5.Tình hình nghèo tại xã Văn Yên giai đoạn 2013-2015 ............................ 34 Bảng 4.6: Cơ cấu các nhóm hộ xã Văn Yên tính đến tháng 1 năm 2016................ 35 Bảng 4.7: Số tiền và số hộ được hỗ trợ tiền điện giai đoạn 2013-2015 ................... 37 Bảng 4.8: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp của xã Văn Yên........... 39 Bảng 4.9: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Văn Yên năm 2015 ................. 39 Bảng 4.10. Cơ cấu nhân khẩu, lao động của nhóm hộ điều tra. .............................. 40 Bảng 4. 11: Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ điều tra ........................................... 41 Bảng 4.12: Các khoản chi phí của nhóm hộ điều tra .............................................. 42 Bảng: 4.13: Các khoản thu nhập của nhóm hộ điều tra.......................................... 43 Bảng 4.14. Đánh giá nguyên nhân đói nghèo tại các hộ điều tra ............................ 45 Bảng 4.15: Nguyện vọng của các hộ điều tra ......................................................... 48 Bảng 4.16: Kết quả mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập ........... 49 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ số hộ nghèo của xã Văn Yên qua 3 năm ................................... 35 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân DTTS Dân tộc thiểu số GDP Tổng sản phẩm trong nước HDI Chỉ số phát triển con người HPI Chỉ số nghèo khổ tổng hợp IMF Qũy tiền tệ quốc tế MPI Chỉ số nghèo khổ đa chiều UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc XĐGN Xóa đói giảm nghèo WB Ngân hàng thế giới WHO Tổ chức y tế thế giới v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.2.1.Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 1.2.2.Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .............................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN ................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững ............................................................. 4 2.1.1. Khái niệm về hộ nông dân ............................................................................. 4 2.1.2. Khái niệm về nghèo và tiêu chí chuẩn nghèo ................................................. 5 2.1.3. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia ............................................................................................... 7 2.1.4. Giảm nghèo bền vững .................................................................................... 9 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................ 10 2.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay ..................................... 10 2.2.2. Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo của một số nước trên thế giới ........................................................................................................... 12 2.2.3. Một số địa phương làm tốt công tác giảm nghèo trong nước ........................ 15 2.3.Bài học kinh nghiệm về giảm nghèo rút ra từ thực tiễn .................................... 17 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 18 vi 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 18 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 18 3.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 18 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ............................................................. 18 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 19 3.3.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu......................................................... 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 22 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 22 4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................. 26 4.1.3. Đánh giá những thuận lợi- khó khăn của xã Văn Yên .................................. 31 4.2. Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở xã Văn Yên................................ 33 4.2.1.Thực trạng nghèo của xã Văn Yên ................................................................ 33 4.2.2. Khái quát các chương trình giảm nghèo của xã Văn Yên ............................. 36 4.2.3. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp của xã Văn Yên sau khi thực hiện các chương trình giảm nghèo ....................................................................................... 38 4.2.4. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra ......................................................... 39 4.2.5. Nguyên nhân đói nghèo của các hộ điều tra ................................................. 44 4.2.6. Nguyện vọng của các hộ điều tra ................................................................. 47 4.2.7.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân ....................... 49 PHẦN 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ VĂN YÊN - HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................................. 51 5.1. Định hướng và mục tiêu của giảm nghèo bền vững ......................................... 51 5.1.1. Định hướng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân xã Văn Yên ........... 51 5.1.2. Mục tiêu trong công tác giảm nghèo của xã giai đoạn 2016 – 2020 .............. 52 5.2. Các giải pháp giảm nghèo ............................................................................... 53 vii 5.2.1. Giải pháp chung ........................................................................................... 53 5.2.2. Giải pháp cụ thể ........................................................................................... 55 5.3. Kết luận .......................................................................................................... 63 5.4. Kiến nghị ........................................................................................................ 65 5.4.1 Đối với chính quyền và các cấp, ban ngành đoàn thể .................................... 65 5.4.2. Đối với các hộ nghèo ................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa. Mức độ đói nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó, đói nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa trầm trọng hơn các khu vực miền xuôi. Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng rất xấu tới chất lượng cuộc sống nhân dân vùng núi. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm, nhiều chủ trương chính sách tích cực giúp xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho vùng núi và đã đạt những kết quả nhất định. Song trên thực tế, tình hình đói nghèo nơi đây vẫn còn khá nghiêm trọng bởi những chính sách này chưa thật sự hoàn thiện và phù hợp với tình hình địa phương, và do đó sự tác động của chúng tới việc khắc phục đói nghèo miền núi chưa thật sự hiệu quả. Văn Yên là một xã miền núi, vùng sâu vùng xa của huyện Đại Từ dân cư khá đông đúc, chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.Tính đến tháng 1 năm 2016 số hộ nghèo trên địa bàn xã là 301 hộ chiếm 13,69% tổng số hộ trong xã, hộ cận nghèo chiếm 7,32% với 161 hộ cận nghèo .Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã đang từng bước được thực hiện với mục đích là giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong những năm tới. XĐGN cũng như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói? Trong đó, nguyên nhân nào là nguyên nhân 2 chính? Từ đó đề ra được những giải pháp đúng đắn nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp người dân xoá nghèo. Với tầm quan trọng và tính cấp thiết như trên với sự giúp đỡ quan tâm của các cấp ban ngành của Đảng và Nhà Nước thì những năm qua xã Văn Yên đã tổ chức và thực hiện rất nhiều những chương trình theo chủ chương chính sách của Nhà Nước trong việc hỗ trợ và giúp đỡ người nghèo nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói nơi đây. Là một người con trong xã và cũng là một sinh viên sắp ra trường. Trải qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu em đã thấy được tính cấp thiết của của việc giảm nghèo, vì vậy em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu khóa luận. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghèo đói của các hộ nông dân xã Văn Yên, đề xuất giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa được lý luận và thực tiển về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. - Đánh giá thực trạng nghèo, giảm nghèo của các hộ nông dân xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân xã Văn Yên. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân xã Văn Yên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Nghiên cứu đề tài là cơ hội để cho sinh viên thực hành những kiến thức đã học, áp dụng kiến thức vào thực tế, là khung chương trình mà bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra có tính chất tất yếu giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế. 3 Nghiên cứu đề tài đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều kiến thức đã học để đưa vào thực tế, kỹ năng đặt câu hỏi khai thác thông tin, các phương pháp PRA, khả năng phân tích xử lý số liệu, sự tổng hợp và đưa ra lý luận từ những vấn đề thực tiễn... Đây là đề tài nghiên cứu có tính chất cấp thiết và quan trọng hàng đầu trong các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của thế giới cũng như Việt Nam. Bởi trong các vấn đề của xã hội thì nghèo đói được xem là gốc dễ dẫn tới nhiều những vấn đề khác của cuộc sống. Nó là một mắt xích trong vòng luẩn quẩn của các vấn đề xã hội. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa phương, những nguyên nhân nghèo đói, hiệu quả của các chính sách, chương trình triển khai tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con địa phương. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp chính quyền và ban ngành đoàn thể trong xã đưa ra được những biện pháp giảm nghèo có hiệu quả hơn. 1.4.Bố cục của đề tài Phần 1: Mở đầu Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần 5: Định hướng và giải pháp 4 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN 2.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững 2.1.1. Khái niệm về hộ nông dân 2.1.1.1. Khái niệm về hộ Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau xong vẫn có bản chất chung đó là “Sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi sông và tăng thêm tích lũy cho gia đình và xã hội”. Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm của các nhà khoa học về hộ: - Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ “Hộ là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công” - Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm 1980) các đại biểu nhất trí cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như một đơn vị kinh tế” [8]. Đây mới chủ yếu nêu lên khía cạnh về khái niệm hộ tiêu biểu nhất, mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc tổng hợp khái quát chung nhưng vẫn còn có chỗ chưa đồng nhất. 2.1.1.2. Hộ nông dân Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa “ Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao” [12]. Chính vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nước những thập kỷ gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. 5 Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” [12]. Đào Thế Huấn ( 1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. 2.1.2. Khái niệm về nghèo và tiêu chí chuẩn nghèo 2.1.2.1. Khái niệm về nghèo Trên thế giới nghèo được quan niệm: Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khái niệm về đói nghèo là: “ Đói nghèo là sự thiếu hụt không thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xã hội học” [2]. Sự thiếu hụt về sinh lý học là không đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và sinh học như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục và nhà ở. Sự thiếu hụt về mặt xã hội học liên quan đến các vấn đề như bình đẳng, rủi ro và được tự chủ, tôn trọng trong xã hội. Từ những khái niệm trên, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra khái niệm nghèo như sau: “ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”[2]. Liên hợp Quốc đã đưa ra hai khái niệm về nghèo đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau: Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục. Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu tối thiểu bao gồm quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tương đối phát triển 6 theo không gian và thời gian nhất định tùy thuộc vào mức sống chung của xã hội. Như vậy, nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định. Việt Nam nghèo được quan niệm: Hiện nay, Việt Nam đã thừa nhận khái niệm chung về nghèo do Hội nghị chống đói nghèo Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu nãy đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của địa phương” [21]. 2.1.2.2.Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo - Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo trên thế giới: Tiêu chí đánh giá theo thu nhập bình quân đầu người: Năm 1997 Ngân hàng thế giới đã đưa ra chuẩn nghèo chung cho thế giới là mức thu nhập bình quân dưới 370 USD/người/năm. Bên cạnh đó khi sử dụng chỉ tiêu này các quốc gia thường xác định thu nhập bình quân đầu người của quốc gia. Hộ có thu nhập bình quân đầu người ít hơn 1/2 hoặc 1/3 thu nhập bình quân đầu người của quốc gia được coi là hộ nghèo . Hiện nay, tiêu chí đánh giá theo thu nhập đang được sử dụng khá phổ biến ở các nước trên thế giới vì nó có ưu điểm là dễ sử dụng. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì nếu chỉ xét về thu nhập bình quân đầu người sẽ không phản ánh đầy đủ được sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Do vậy, cần phải có sự tiếp cận khác toàn diện hơn, đầy đủ hơn để đánh giá sự đói nghèo Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam Để xác định được ngưỡng nghèo thì điểm mấu chốt của các vấn đề phải xác định được chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo biến động theo thời gian và không gian, nên không thể đưa ra được một chuẩn mực chung cho nghèo để áp dụng trong công tác giảm nghèo, mà cần phải có chỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng, miền ở từng thời kỳ lịch sử. Nó là một khái niệm động, do vậy phải căn cứ vào tốc độ tăng trưởng 7 kinh tế, nguồn lực tài chính và qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu nước ta đã đưa ra mức chuẩn về nghèo phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong từng giai đoạn. Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu vẫn xác định chuẩn nghèo theo tiêu chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người theo tháng hoặc theo năm. Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hoặc bằng hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực quy thóc để đánh giá. Ngoài gia cón một số chỉ tiêu chế độ dinh dưỡng (calo/người), mức chi nhà ở, chi ăn mặc, chi tư liệu sản xuất, điều kiện học tập, điều kiện chữa bệnh, đi lại. Các tiêu chí đánh giá nghèo khác nhau nhứ HDI, HPI cũng đã được sử dụng, nhưng chủ yếu là sử dụng trong các công trình nghiên cứu kinh tế xã hội hoặc tính toán trên phạm vi quốc gia để xác định mức độ phát triển trong so sánh với các nước khác trên thế giới Tại Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc điều tra, khảo sát các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ, căn cứ vào đề xuất đó Chính phủ công bố mức chuẩn nghèo cho từng giai đoạn (xem bảng 2.1) 2.1.3. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia * Hộ nghèo Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 như sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng (từ 8.400.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 900.000 đồng/người/tháng (từ 10.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. 8 Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ trên 900.000 đồng đến 1.300000 đồng/người/tháng. Chuẩn mực xác định nghèo ở Việt Nam qua các giai đoạn như sau: Bảng 2.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993 đến 2020 Giai đoạn 1. Giai đoạn 1993 – 1994 Khu vực nông thôn Khu vực thành thị Đơn vị tính Gạo Kg/người/tháng Kg/người/tháng Hộ đói (Dưới mức) 8 13 Hộ nghèo (Dưới mức) 15 20 2. Giai đoạn 1995 – 1997 Gạo Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Kg/người/tháng 13 15 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Kg/người/tháng 13 20 Vùng thành thị Kg/người/tháng 13 25 3. Giai đoạn 1997 – 2000 Tiền Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Đồng/người/tháng 45 55 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Đồng/người/tháng 45 70 Vùng thành thị Đồng/người/tháng 45 90 4. Giai đoạn 2001 – 2005 Tiền Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Đồng/người/tháng 80 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Đồng/người/tháng 10 Vùng thành thị Đồng/người/tháng 150 5. Giai đoạn 2006 – 2010 Tiền Khu vực nông thôn Đồng/người/tháng 200 Khu vực thành thị Đồng/người/tháng 260 6. Giai đoạn 2010-2015 Tiền Khu vực nông thôn Đồng/người/tháng 400 Khu vực thành thị Đồng/người/tháng 500 7.Giai đoạn 2016-2020 Tiền Khu vực nông thôn Đồng/người/tháng 700 Khu vực thành thị Đồng/người/tháng 900 (Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Sự thay đổi từ việc lấy mức chuẩn nghèo bằng hiện vật ( gạo) sang chuẩn nghèo bằng giá bằng giá trị ( tiền) đã cho thấy công cuộc giảm nghèo của Việt Nam 9 có một bước tiến mới, thể hiện sự tiến bộ trong tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo. Mặt khác, chuẩn nghèo Việt Nam thường xuyên được nâng lên nhằm tiếp cận với chuẩn nghèo thế giới khẳng định quyết tâm xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Gần đây, Chính phủ thường công bố thay đổi tăng mức chuẩn nghèo 5 năm một lần và trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử Quốc hội là một căn cứ quan trọng cho các định hướng và giải pháp giảm nghèo trong từng giai đoạn của Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế Việt Nam cũng đang tiếp cận đến vấn đề nghèo đa chiều trong chuẩn nghèo Việt Nam. 2.1.4. Giảm nghèo bền vững * Một số trao đổi về khái niệm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững là một khái niệm mới và trong thời gian gần đây được đưa vào sử dụng trên các diễn đàn, trên các hội nghị, hội thảo và các chính sách vĩ mô về công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về thuật ngữ này. Do vậy, để tìm hiểu khái niệm về giảm nghèo bền vững chúng ta cần phải tìm hiểu rộng hơn các nội dung về giảm nghèo và phát triển bền vững. Trước khi bàn về giảm nghèo và phát triển bền vững, cần có những trao đổi về một số thuật ngữ hay sử dụng như nghèo kinh niên, thoát nghèo, tái nghèo, rơi xuống nghèo và thoát nghèo bền vững. Hiện nay, chưa có các văn bản chính thức đưa ra các khái niệm này, nhưng để phục vụ việc nghiên cứu đề tài cần thiết phải làm rõ các nội dung này. Qua tham khảo cá tài liệu và một số công trình nghiên cứu đã công bố, có thể khái quát các khái niệm trên như sau [12] Nghèo kinh niên: Một hộ được coi là nghèo kinh niên là hộ chưa bao giờ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực trong từng giai đoạn khác nhau. Thoát nghèo: Một hộ được coi là thoát nghèo khi hộ đang là hộ nghèo theo chuẩn nghèo, đã có được thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn 2016 - 2020 hộ thoát nghèo là những hộ đang là hộ nghèo vươn lên hộ có mức thu 10 nhập trên 700.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và có mức thu nhập trên 900.000 đồng/người/tháng đối với thành thị được coi là hộ thoát nghèo. Tái nghèo: Một hộ được gọi là tái nghèo khi hộ đó đã thoát nghèo nhưng vì nguyên nhân nào đó đã không còn đủ khả năng ứng phó với những bất lợi trong cuộc sống dẫn đến đói nghèo, tức là có mức thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến khi có các tác động thiên tai, rủi ro, bệnh tật hoặc do chuẩn nghèo thay đổi lên mức cao hơn. Rơi xuống nghèo: Một hộ được coi là rơi xuống nghèo nếu là hộ thường xuyên có thu nhập ở trên mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau, nhưng vì một lý do nào đó hộ không còn đủ cơ hội để ứng phó với những bất lợi trong cuộc sống hoặc có thu nhập của hộ chỉ thấp hơn mức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn. Thoát nghèo bền vững: Một hộ được gọi là thoát nghèo bền vững nếu đang là hộ nghèo đã có thu nhập ổn định và phát triển có mức thu nhập trên mức chuẩn nghèo cho từng khu vực, trong từng giai đoạn (kể cả việc tăng mức chuẩn nghèo), họ không bị tái nghèo và có các kỹ năng, đủ năng lực để ứng phó với những bất lợi xảy ra. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay 2.2.1.1. Thế giới Đầu năm 2011 Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) ước tính, trên thế giới có khoảng một tỷ người lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Đến cuối tháng 10 năm 2011, dân số thế giới đạt 7 tỷ người. Điều đó có nghĩa, mỗi ngày trên hành tinh cứ 7 người sẽ có 1 người bị đói, nghèo mặc dù thế giới sản xuất đủ lương thực cho tất cả mọi người. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối diện với những căng thẳng và nguy cơ tụt giảm ngày càng lớn, khủng hoảng việc làm, giá lương thực tăng cao, bất công xã hội, biến đổi khí hậu, khiến cho số người lâm vào cảnh cùng cực gia tăng. 11 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đã được chỉ ra, trong đó phải kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay vẫn đeo đuổi nhiều nước, đặc biệt các nước phát triển trong đó có Mỹ. Khu vực đồng Euro đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ công nên buộc phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội, trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến phần còn lại của thế giới. Nguyên nhân quan trọng nữa phải kể đến là giá lương thực trên thế giới tăng cao. Dân số thế giới gia tăng trong khi sản xuất lương thực chỉ đủ cho 7 tỉ miệng ăn mà chẳng có dư thừa nên bất cứ biến động nào như thiên tai, lũ lụt, hạn hán (mà vùng Sừng châu Phi đang phải đối mặt) khiến sản lượng giảm, đều có thể làm lương thực tăng giá. Nghèo đói tập trung chủ yếu vào hai khu vực đó là Châu Phi và Châu Á : Với khu vực Châu Á có tỷ lệ người nghèo và số người nghèo cao bởi họ phải hứng chịu nhiều những biến động của nền kinh tế thế giới. Hiện nay, 900 triệu người châu Á đang phải sống trong tình trạng cực kì nghèo đói với mức sống dưới 1,25 đô la Mỹ/ngày. 620 người sống dưới mức thu nhập 1USD/ngày. Một nửa trong số này sống ở Trung Quốc và Ấn Độ. Với Châu Phi nghèo là do châu lục này tỷ lệ có thanh niên thất nghiệp cao nhất thế giới. Có tới 32 trong số 38 nước nghèo nhất thế giới là thuộc châu Phi. Số tiền nợ của châu Phi lên tới 425 tỷ USD. Tuổi thọ trung bình ở châu Phi thấp nhất thế giới, 45 tuổi. Chỉ có 58% số người dân châu Phi được dùng nước sạch. Họ có 7 triệu người phải sống trong các trại tị nạn, 20 triệu người sống trong cảnh vô gia cư. Ngoài ra hạn hán, mù chữ, thiếu nước sạch xảy ra thường xuyên trong những năm qua đã đẩy châu lục này vào tình trạng đói nghèo trầm trọng. [12] Với Châu Âu theo báo cáo của Eurostat thì "Trong năm 2010, 115 triệu người, hay 23,4% dân số, trong EU27 có nguy cơ nghèo đói hoặc loại trừ xã hội. Điều này có nghĩa rằng họ đã rơi vào ít nhất một trong ba hoàn cảnh sau: có nguy cơ đói nghèo, bị tước đoạt vật chất hoặc sống trong các hộ gia đình với cường độ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng