Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản Giải pháp dạy ôn lớp 9...

Tài liệu Giải pháp dạy ôn lớp 9

.DOC
3
188
85

Mô tả:

6. Các giải pháp: 6.1 Đối với ban giám hiệu nhà trường: Thành lập hội đồng ôn thi tuyển sinh gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng CM và giáo viên dạy ôn thi. Tổ chức hội nghị giáo viên ôn thi lớp 9 để đánh giá lại công tác dạy học ôn tập năm học 2010-2011; quán triệt tinh thần chỉ đạo của ngành, của phòng GD&ĐT về công tác dạy thêm học thêm trong nhà trường; triển khai kế hoạch ôn tuyển sinh năm học 2011 - 2012. Tổ chức hội nghị phụ huynh lớp 9 để nhà trường quán triệt tinh thần trong phụ huynh và học sinh, thống nhất với Ban đại diện CMHS về việc học thêm của con em. Chỉ đạo việc lên chương trình ôn thi cụ thể theo khung chương trình. Tổ chức kiểm tra, dự giờ thăm lớp ôn tập để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và có cách thức chỉ đạo ôn tập phù hợp với từng giáo viên, từng lớp học và từng giai đoạn. Rà soát chương trình, kiểm tra hồ sơ của giáo viên và học sinh ôn tập để có biện pháp chấn chỉnh, thức đẩy trong quá trình ôn tập. Bảo đảm điều kiện CSVC cho việc ôn thi: Phòng học, bàn ghế, tài liệu, thiết bị dạy học. Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh , y tế học đường, an ninh trật tự trường học đặc biệt là trong giai đoạn II. Phối kết hợp với các đoàn thể, ban công an xã, thôn để làm tốt công tác an ninh trật tự trong quá trình ôn tập. Phân công thời khóa biểu ôn tập phù hợp với giảng dạy chính khóa và với từng giai đoạn ôn tập, đảm bảo đủ phòng học, bàn ghế phục vụ ôn tập. Tuyên truyền đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội về mục đích, ý nghĩa của dạy học . Quản lý các loại hồ sơ dạy học. Phân công phụ trách bộ môn ôn tập trong ban giám hiệu: Đồng chí hiệu trưởng chỉ đạo ôn tập môn Văn. Đồng chí phó hiệu trưởng chỉ đạo ôn tập môn Toán. Bố trí cán bộ chỉ dạo dạy học môn 3 phù hợp chuyên môn. 6.2 Đối với tổ chuyên môn. Tổ chức giáo viên ôn thi theo nhóm bộ môn xây dựng, thống nhất chương trình cụ thể trình BGH phê duyệt. Phân công tổ trưởng, tổ phó chỉ đạo môn lớp ôn thi thuộc phần hành tổ chuyên môn, tích cực dự giờ thăm lớp ôn tập để góp ý trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy. Theo dõi, chỉ đạo công tác ôn tập. Tiếp sức cho giáo viên giảng dạy bằng cách động viên giúp đỡ, sưu tầm tài liệu, theo dõi nhắc nhở học sinh tích cực trong học tập. Kiểm duyệt thống nhất các bài kiểm tra định kì, nắm bắt diễn biến chất lượng học sinh để kịp thời điều chỉnh chương trình và phương pháp dạy học phù hợp đối tượng. Kiểm tra giờ dạy, hồ sơ giáo viên và học sinh tham gia dạy học ôn. 6.3 Đối với giáo viên: 1 Căn cứ khung chương trình để xây dựng chương trình dạy học bảo đảm hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản của bộ môn những lớp trước, quét hết kiến thức, kỹ năng trong chương trình lớp 9. Thực hiện việc đổi mới PPDH từ khâu soạn bài: + Bài soạn đầy đủ chi tiết, mỗi bài soan thực hiện trong 2 tiết; thể hiện được hoạt động của giáo, hoạt động của học sinh trong từng đơn vị kiến thức; hệ thống câu hỏi chủ đạo câu hỏi gợi mở dẫn dắt rõ ràng; hướng dẫn học sinh phương pháp học, phương pháp vận dụng, phương pháp ghi nhớ khắc sâu những vấn đề cần thiết qua mỗi đơn vị kiến thức. + Hướng dẫn học sinh phương pháp học và ghi nhớ kiến thức từng dạng bài ngay từ đầu năm học. + Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực (phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp tranh luận, bản đồ tư duy, ....). + Bố trí nội dung giảng dạy phù hợp với thời lượng. Ra bài tập về nhà và hướng dẫn học sinh thực hiện phù hợp nội dung vừa ôn tập trên lớp. Kiểm soát việc làm bài tập ở nhà của học sinh mỗi khi lên lớp. - Quản lý lớp học theo tinh thần trường học thân thiện: Động viên học sinh học tập tích cực, có phương pháp lên lớp nhẹ nhàng, gần gũi, phù hợp với đối tượng học sinh. Bao quát toàn diện học sinh khi lên lớp. Có biện pháp nghiêm túc đối với những học sinh thiếu ý thức học tập; bảo đảm an toàn chung cho số đông học sinh trong lớp. - Hướng dẫn cho học sinh sưu tầm sách, tài liệu tham khảo và các dạng bài tập để các em tự học ở nhà. - Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để nắm bắt tình hình học tập ở lớp cũng như ở nhà, từ đó có biện pháp động viên nhắc nhở, phối kết hợp để giáo dục. 6.4 Đối với học sinh. - Chấp hành đúng nội quy quy chế học ôn của nhà trường cũng như yêu cầu của giáo viên giảng dạy. - Chuẩn bị tài liệu, sách vở và dụng cụ học tập đầy đủ khi đến lớp. - Tham gia học tập tích cực chủ động. Ghi nhớ khắc sâu những kiến thức đã học và rèn luyện cách vận dụng vào bài làm. - Làm bài tập ở nhà đầy đủ. Trao đổi với bạn bè những vấn đề chưa nắm chắc, các bài tập khó. Mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, hỏi thầy cô những vấn đề còn vướng mắc, chưa hiểu. - Tích cực tìm tòi tài liệu học tập, những bài tập vận dụng kiến thức để tự học ở nhà. Những học sinh yếu kém tăng cường học hỏi trao đổi với những học sinh khá giỏi để các bạn kèm cặp, giúp đỡ thêm. - Ngoài việc học ở trường, mỗi học sinh cần tìm cho mình một cách học phù hợp với tư duy bản thân và đặc trưng bộ môn ôn tập. Lấy quan điểm cày sâu cuốc bẩm làm phương châm học tập. - Thực hiện dự giờ giáo viên ôn thi để trao đổi thống nhất nội dung, phương pháp ôn thi. 2 6.5 Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 9. - Tổ chức cho học sinh viết đơn đăng kí xin học ôn. Lập danh sách học sinh tham gia ôn tập. Yêu cầu học sinh chuẩn bị đủ sách vở, tài liệu, dụng cụ học tập. - Phối hợp giáo viên ôn thi để nắm bắt thông tin học tập của học sinh từ giáo viên ôn tập để có biện pháp động viên khích lệ học sinh học tập, chấn chỉnh đối với những học sinh chưa chấp hành nghiêm túc nội quy học ôn. - Trực tiếp phối hợp với phụ huynh học sinh để động viên nhắc nhở học sinh. - Thu tiền lệ phí học ôn theo quy định của nhà trường. 6.6 Đối với phụ huynh học sinh: - Bảo đảm điều kiện về thời gian, sức khỏe, học phí và kinh phí mua tài liệu cho học sinh tham gia ôn thi. Bảo đảm an toàn sông nước, an toàn trật tự, an toàn vệ sinh cho học sinh - Tạo điều kiện cho con em được học thêm ngoài nhà trường ở những địa chỉ đáng tin cậy. - Chủ động phối hợp nhà trường (thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên ôn thi) để nắm bắt tình hình học tập của con em. Quản lý chặt chẽ thời gian hoạt động của học sinh trong thời gian tham gia ôn thi ở trường và ở gia đình. - Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của phụ huynh khi có sự việc bất thường xãy ra đối với con em. 6.7 Bảo đảm chế độ cho người làm công tác quản lý, công tác ôn thi: - 70% học phí ôn thi chi trả cho giáo viên ôn thi. - Kết quả ôn thi được sử dụng để đánh giá thi đua trong năm học (không đề nghị công nhận danh hiệu lao động tiên tiến đối với giáo viên và CBQL có kết quả ôn thi xếp thứ 20 trở lên). 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan