Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho công ty cp mỹ thuật tổng hợp ...

Tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho công ty cp mỹ thuật tổng hợp việt nam – asyvina jsc

.PDF
60
5
94

Mô tả:

i Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Thương mại điện tử TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc được đánh giá là Công ty thiết kế nội thiết hàng đầu Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế và thi công nội thất, ngoài ra Công ty còn có trung tâm cung cấp đa dạng các dịch vụ và sản phẩm trên lĩnh vực công nghệ thông tin và kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng của TMĐT, Công ty đã xây dựng các website cho những lĩnh vực kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình thực tập ở Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc em tìm hiểu được phần nào công cụ E- marketing nắm vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và xúc tiến mua bán đem sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được với người tiêu dùng. Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận của mình là: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc”. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về E- marketing và phân tích đánh giá thực trạng hoạt động áp dụng E – marketing của Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc nhằm đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể đó là: Một là, làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về E- marketing Hai là, nghiên cứu thực trạng và phân tích trạng hoạt động áp dụng E – marketing của Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc. Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn, hơn nữa về mặt lý luận và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không tránh được sự thiếu sót trong khóa luận này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, cô giáo để khóa luận này được hoàn thiện hơn. GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư ii Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Thương mại điện tử LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập vừa qua tại Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc, em đã được tiếp xúc và trải nghiệm những điều mới mẻ và thú vị cũng như học hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm giúp em cọ xát và hiểu rõ về môi trường kinh doanh thực tế. Đồng thời, em có cơ hội để áp dụng những kiến thức được học trong trường vào thực tiễn làm việc, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Công ty đặc biệt là phòng Công nghệ và truyền thông, em có cái nhìn sâu sắc hơn về các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử. Trải qua quá trình thực tập, sự tìm tòi học hỏi, nghiên cứu của bản thân, em đã thấy những thuận lợi và những khó khăn của Công ty đang gặp phải. Vấn đề mà em đề cập đến trong khóa luận này cũng là những câu hỏi đáng quan tâm cần giải quyết. Để hoàn thiện tốt khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Tập thể thầy cô giáo khoa Thương Mại Điện Tử trường Đại học Thương Mại đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành, đào tạo một thế hệ trẻ năng động, thành công trong lĩnh vực Thương Mại Điện Tử. Đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình em trong suốt quá trình viết nghiên cứu. Em cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đao, nhân viên Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành quá trình thực tập và nhiệt tình dạy bảo những công việc trong doanh nghiệp. Một lần nữa, em xin cảm ơn tất cả mọi người đã ủng hộ và giúp đỡ em trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư iii Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Thương mại điện tử MỤC LỤC TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI...............................................................................................i LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU.......................................................................vi CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.........................................1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................1 1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................2 1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.....................................2 1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước trong nước..............................................2 1.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước..................................................................3 1.4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................3 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................3 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3 1.5 2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................4 1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp........................................4 1.6.2 Phương pháp quan sát và khảo sát thực tiễn................................................4 1.6.3 Phương pháp tham khảo...............................................................................4 1.6.4 Phương pháp định tính, định lượng.............................................................4 1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................5 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỂN TỬ CHO CÔNG TY KINH DOANH..................6 2.1 KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ E – MARKETING..........................................................................................................6 2.1.1 Các khái niệm cơ bản về E- marketing.........................................................6 2.1.2 Các hình thức cơ bản của E – marketing......................................................7 2.1.3 Phân biệt marketing điện tử với marketing truyền thống...........................7 Bảng 1.1 Một số đặc điểm khác nhau của E-marketing và marketing truyền thống.........................................................................................................................8 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp iv Khoa: Thương mại điện tử 2.1.4 Ưu điểm của marketing điện tử.....................................................................8 2.1.5 Điều kiện áp dụng marketing điển tử............................................................9 2.1.5.1 Điều kiện chung.............................................................................................9 2.1.5.2 Điều kiện riêng............................................................................................10 2.2 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA E- MARKETING TRONG KINH DOANH. .10 2.2.1 Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng điện tử..................................10 2.2.2 Phân đoạn thị trường trong E- marketing..................................................11 2.2.3 Các chiến lược e- marketing hỗn hợp..........................................................12 2.2.3.1 Chính sách chào hàng trong marketing điện tử...........................................12 2.2.3.2 Chính sách giá trong marketing điện tử......................................................13 2.2.3.3 Chính sách phân phối trong marketing điện tử...........................................13 2.2.3.4 Chính sách xúc tiến trong marketing điện tử...............................................14 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY MỸ THUẬT TỔNG HỢP VIỆT NAM – ASYVINA JSC....15 3.1 TÌNH HÌNH VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM............................15 3.1.1 Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.............................................15 3.1.1.1 Mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp cho thương mại điện tử................15 3.1.1.2 Đánh giá tổng quan thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam................17 3.1.1.3 Xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.................................18 3.1.2 Tình hình ứng dụng Marketing điện tử tại Việt Nam......................................20 3.1.2.1 Khung pháp lý về Marketing điện tử tại Việt Nam.......................................20 3.1.2.2 Thực trạng ứng dụng E – marketing tại Việt Nam.......................................20 3.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG E – MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ THUẬT TỔNG HỢP VIỆT NAM – ASYVINA JSC..................................22 3.2.1 Khái quát về Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc.....22 3.2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai E- marketing tại Công ty cổ phần mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc...............................................23 3.2.2.1 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng hoạt động E- marketing tại Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc..............................................................23 3.2.2.2 Thực trạng triển khai các chính sách E- marketing hỗn hợp tại Công ty Mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc...................................................................26 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp v Khoa: Thương mại điện tử CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ THUẬT TỔNG HỢP VIỆT NAM – ASYVINA JSC.....................................................................33 4.1 Thành tựu và hạn chế của hoạt động marketing điện tử tại Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam.......................................................................................33 4.1.1 Những thành tựu đạt được trong thời gian qua.........................................33 4.1.2 Hạn chế còn tồn tại.......................................................................................35 4.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ THUẬT TỔNG HỢP VIỆT NAM – ASYVINA JSC.......................................................................................................36 4.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước........................................................................36 4.2.1.1 Phát triển cơ sở hạ tầng pháp lý.................................................................36 4.2.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ.............................................................37 4.2.1.3 Đào tạo nguồn nhân lực.............................................................................37 4.2.2 Giải pháp từ doanh nghiệp...........................................................................38 4.2.2.1 Giải pháp về chính sách chào hàng.............................................................38 4.2.2.2 Giải pháp về chính sách giá........................................................................38 4.2.2.3 Giải pháp về chính sách phân phối.............................................................40 4.2.2.4 Giải pháp về chính sách xúc tiến.................................................................40 KẾT LUẬN............................................................................................................42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................43 PHỤ LỤC GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư vi Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Thương mại điện tử DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Một số đặc điểm khác nhau của E-marketing và marketing truyền thống8 Bảng 3.1 : Mô hình SWOT của Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina. .26 Bảng 4.1 : Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty cổ phần mỹ thuật tổng hợp – Asyvina Jsc trong 2 năm từ 2013 đến 2014..........................................................34 Biểu đồ 3.1 : Tình hình sử dụng máy tính trong doanh nghiệp 2014......................15 Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT và TMĐT từ năm 2010 đến năm 2014................................................................................................................. 16 Biểu đồ 3.3 Mức độ sử dụng internet của Việt Nam từ năm 2010 – 2014...............17 Biểu đồ 3.4 Mức độ áp dụng các chính sách marketing điện tử hỗn hợp trong Công ty....................................................................................................................28 Biểu đồ 3.5 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chính sách chào hàng điện tử của Công ty.............................................................................................................29 Biểu đồ 3.6 Mức độ áp dụng Các công cụ xúc tiến Marketing điện tửcủa Công ty 30 Hình 3.1 Website thietkenoithatvn.net.....................................................................30 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư vii Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Thương mại điện tử DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin CP: Cổ phần DN: Doanh nghiệp TMĐT: Thương mại điện tử SP – DV: Sản phẩm – Dịch vụ GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 1 Khoa: Thương mại điện tử CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thế kỉ 21 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật và công nghệ tạo ra một xu thế mới của thời đại trong việc thúc đẩy nền kinh tế lên đến đỉnh cao đó là sự bùng nổ của TMĐT. TMĐT đã phá vỡ giới hạn không gian và thời gian trong thương mại truyền thống. Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Website và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Quan trọng hơn nữa các Công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Chính vì vậy mà TMĐT ngày càng được quan tâm phát triển mạnh mẽ. Cùng với nó không thể khổng kể đến đó là Emarketing. Trên thế giới, những ứng dụng của E- marketing trong hoạt động thương mại quốc tế đã được áp dụng phổ biến và đem lại những kết quả đáng được ghi nhận. E- marketing là công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và xúc tiến mua bán giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới nhanh chóng và doanh nghiệp tìm kiếm được các đối tác không chỉ trên thị trường ảo mà ngay cả trên thị trường truyền thống. Chính vì vậy mà E- marketing được chú trọng, là vũ khí sắc bén để đem lại thành công cho các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, khái niệm E-marketing còn khá mới mẻ Cđối với hầu hết các doanh nghiệp và Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina cũng không nằm ngoại lệ. Việc nhận thức và việc ứng dụng E – marketing trong doanh nghiệp mới đạt ở mức đơn giản,trong khi đó yêu cầu của việc cạnh tranh khốc liệt và tính toàn cầu hóa đòi hỏi tiến trình marketing điện tử nói riêng và TMĐT nói chung phải được vận dụng sâu rộng hơn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, vấn đề cần thiết hiện nay đối với doanh nghiệp là cần đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao vị thế cạnh tranh. Chính vì lý do đó, em lựa chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc” nhằm đưa ra những thực trạng triển khai hoạt động marketing điện tử tại Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc và các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động marketng điện tử cho Công ty. GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 2 Khoa: Thương mại điện tử 1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Có thể thấy rằng, hội nhập kinh tế toàn cầu cùng với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin tạo ra những cơ hội mở cửa các thị trường mới nhưng đồng thời phải đối mặt với những thách thức của sự cạnh tranh khốc liệt. Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc là một những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Trước bối cảnh kinh doanh như hiện nay, để tồn tại và phát triển Công ty cần phải có những chính sách, chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Mà hiện nay một trong những công cụ hữu hiệu được Công ty quan tâm chú trọng triển khai đó là marketing điện tử. Marketing điện tử ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng giúp cho Công ty chủ động trong việc sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và thị phần. Marketing điện tử không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh mà nó còn dẫn dắt toàn bộ hoạt động của Công ty trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Qua một số cuộc khảo sát điều tra về việc triển khai hoạt động marketing điện tử của Công ty. Em nhận thấy rằng hoạt động marketing điện tử của Công ty còn một số hạn chế và chưa được hiệu quả. Vấn đề đặt ra ở đây là Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam làm thế nào để triển khai hoạt động marketing điện tử có hiệu quả. Từ đó đưa ra đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc”. 1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước trong nước Hiện nay, trong nước có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu khoa học trực tuyến về marketing điện tử và việc ứng dụng các giải pháp marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:  Giáo trình “ Marketing thương mại điện tử - GS.TS Nguyễn Bách Khoa – Trường đại học Thương Mại”.  Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp marketing thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu lực hoạt đông PR điện tử tại Công ty hàng không Việt Nam” – Sinh viên Lưu Nguyên Phú – Khoa thương mại điện tử - Trường đại học Thương Mại GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 3 Khoa: Thương mại điện tử  Luận văn tốt nghiệp: “ Giải pháp E- marketing nâng cao hiệu lực cạnh tranh marketing của Công ty CP SIS Việt Nam” – Sinh viên Phạm Thị Như Trang – Lớp 41I1 – Đại học Thương Mại. Ngoài ra còn có một số bài giảng về E – marketing do một số bộ môn trong trường đại học biên soạn và một số bài viết về marketing điện tử được đăng trên các báo điện tử… Tuy nhiên tài liệu nghiên cứu về vấn đề đẩy mạnh hoạt đông marketing điện tử trong một doanh nghiệp thì chưa có một đề tài nghiên cứu. 1.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới hiện nay, có một số đầu sách viết về Marketing điện tử nói chung như: E –marketing (Strauss, El – Anssary & Frost), Internet Marketing: Intergrading online and offine strategy (McGraw Hill Publishing) …Nhưng các tài liệu trên mang tính nghiên cứu tổng thể, khái quát chung. 1.4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài : “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc” được thực hiện nhằm 3 mục đích sau:  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giả phát đẩy mạnh hoạt động E – marketing tại Công ty kinh doanh bao gồm: khái niệm, hình thức, chiến lược và ứng dụng của E –marketing trong kinh doanh.  Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng triển khai hoạt động E – marketing tại Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc. Trên cơ sở đó rút ra những thành công đạt được và hạn chế còn tồn tại trong việc triển khai hoạt động E – marketing.  Từ cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách quan về thực trạng triển khai hoạt động E – marketing của Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc để đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động E- marketing cho Công ty. GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 4 Khoa: Thương mại điện tử 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động maketing điện tử được triển khai trong Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc. 1.5 2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian : Các nghiên cứu thực tế giới hạn từ năm 2013 đến năm 2014 và đưa ra đề xuất đẩy mạnh trong năm 2015 đến năm 2018 - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc. - Phạm vi về nội dung: Các hoạt động triển khai marketing điện tử thực hiện các chính sách trong chiến lược E – markeing hỗn hợp. 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Có nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau với những ưu khuyết điểm riêng biệt. Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiêm nên em chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp Việc thu thập, tìm kiếm những dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã qua xử lý. Bao gồm những nguồn tư liệu có sẵn được cung bởi phòng công nghệ và truyền thông trong Công ty như lịch sử hình, sơ đồ tổ chức, các hoạt động kinh doanh , báo cáo tài chính…và ngoài Công ty như sách báo , tạp chí ... 1.6.2 Phương pháp quan sát và khảo sát thực tiễn Thông qua những tháng ngày thực tập tại Công ty, tham gia và thực hiện một số hoạt động marketing online, quan sát hoạt động của Công ty từ đó em đánh giá một số hoạt động triển khai marketing điện tự Công ty và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động. 1.6.3 Phương pháp tham khảo Tham khảo một số tài liệu phục vụ cho bài khóa luận như sách E –markeing, bài giảng quản trị marketing thương mại điện tử, các website có nội dung liên quan, các bài khóa luận trước đó và tham khảo ý kiến của các anh chị trong Công ty. GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 5 Khoa: Thương mại điện tử 1.6.4 Phương pháp định tính, định lượng a. Định tính Sử dụng phương pháp tổng hợp, quy nạp, hai phương pháp bổ sung cho nhau. Phương pháp tổng hợp tập trung trình bày các dữ kiện và giải thích chúng. Sau đó, bằng phương pháp quy nạp đưa ra các dữ kiện và tạo thành quy tắc. Mục đích của phương pháp này là đưa ra những kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể. b. Định lượng Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê, phân tích và tạo ra các biểu đồ, hình vẽ trong chương 3. 1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đẩy mạnh hoạt động marketing điển tử cho Công ty kinh doanh Chương 3: Thực trạng triên khai hoạt động marketing điện tử của Công ty mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho Công ty CP mỹ thuật tổng hợp Việt Nam – Asyvina Jsc GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 6 Khoa: Thương mại điện tử CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỂN TỬ CHO CÔNG TY KINH DOANH 2.1 KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ E – MARKETING 2.1.1 Các khái niệm cơ bản về E- marketing Có nhiều cách hiểu marketing điện tử , sau đây một số khái niệm điển hình về marketing điện tử: Theo Philip Kotler: Marketing thương mại điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet. Theo Embellix Software Group: E - Marketing là một hình thức marketing nhằm đạt được các mục tiêu thông qua sử dụng các công nghệ thông truyền thông điện tử như Internet, email, database, ebook, mobile phone. Theo Judy Strauss : Marketing thương mại điện tử là sự ứng dụng CNTT cho việc:  Chuyển đổi chiến lược marketing nhằm gia tăng giá khách hàng thông qua những chiến lược phân đoạn, mục tiêu, khác biệt hóa và định vị hiệu quả hơn.  Lập kế hoạch và thực thi cac chương trình về sản phẩm, phân phối, giá và xúc tiến thương mại hiệu quả hơn.  Tạo ra những phương thức trao đổi mới giúp thỏa mãn nhu cầu và mục tiêu của khách hàng.  Marketing nâng cao tính cao tính hiệu quả các chức năng marketing truyền thống cơ sở ứng dụng CNTT Kết quả: những mô hình kinh doanh mới tạo nên giá trị khách hàng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khái niệm chung: Marketing thương mại điện tử là việc ứng dụng các công nghệ số trong các hoạt động marketing thương mại nhằm đạt được mục tiêu thu hút GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 7 Khoa: Thương mại điện tử và duy trì khách hàng thông qua việc tăng cường hành vi mua của khách hàng, sau đó thỏa mãn những nhu cầu đó. GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 8 Khoa: Thương mại điện tử 2.1.2 Các hình thức cơ bản của E – marketing - Marketing trực tiếp bằng e –mail - Gửi thông điệp quảng cáo qua Internet đến các thiết bị điện tử như mobile, fax… - Dịch vụ khách hàng thông qua công cụ trên web và internet như chat, voice, video conference - Thực hiện điều tra ý kiến khách hàng tự động bằng bảng câu hỏi trên web - Đăng ký trên các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử - Tổ chức các diễn đàn để tìm hiểu ý kiến khách hàng 2.1.3 Phân biệt marketing điện tử với marketing truyền thống Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu của marketing điện tử không khác với marketing truyền thống đều là tăng doanh số, lợi nhuận , thị phần… Và cho dù trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ hay các thời kì khác mục đích là đều hướng tới một đối tượng, đó là khách hàng. Bản chất của marketing điện tử cũng không khác so với marketing truyền thống, vẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Marketing điện tử vẫn bao gồm việc xác định nhu cầu đến lập các kế hoạch marketing hỗn hợp đối với sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng và tiến hành kiểm tra để thực hiện các mục đích của cá nhân và tổ chức. Tuy vậy, hành vi của khách hàng điện tử có những điểm khác với khách hàng truyền thống, họ thường cập nhật thông tin thường xuyên và đánh giá lựa chọn sản phẩm, dịch vụ , tiến hành mua hàng thông qua mạng. Dưới đây là một số đặc điểm khác nhau của E-marketing và marketing truyền thống nhằm giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn khi ứng dụng vào thực tiễn. GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 9 Khoa: Thương mại điện tử Bảng 1.1 Một số đặc điểm khác nhau của E-marketing và marketing truyền thống Đặc điểm Marketing điện tử (E-marketing) Marketing truyền thống Phương thức Sử dụng Internet và trên các thiết bị số hóa, không phụ thuộc vào các hãng truyền thông Không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ Mọi lúc mọi nơi, phản ứng nhanh, cập nhập thông tin sau vài phút Khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi ngay lập tức. Không gian Chủ yếu sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng Bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ Thời gian Chỉ vào một số giờ nhất định, mất nhiều thời gian và công sức để thay đổi mẫu quảng cáo Thời gian Mất một thời gian dài để khách hàng tiêp cận thông tin và phản hồi. Khách hàng Có thể chọn được đối tượng cụ Không chọn được một nhóm đối thể, tiếp cận trực tiếp với khách tượng cụ thể. hàng. Chi phí Chi phí thấp, với ngân nhỏ vẫn Chi phí cao, ngân sách quảng thực hiện được và có thể kiểm cáo lớn, được ấn định dùng một soát được chi phí quảng cáo. lần. Lưu trữ thông tin Lưu trữ thông tin khách hàng dễ Rất khó lưu trữ được thông tin dàng, nhanh chóng, sau đó gửi của khách hàng. thông tin, liên hệ trực tiếp tới đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, E –marketing vẫn có những điểm hạn chế so với Marketing truyền thống như: khách hàng phải sử dụng Internet nhưng không phải tất cả khách hàng đều dùng Internet, doanh nghiệp cần có một hạ tầng công nghệ thông tin nhất định và phải có một đội ngũ am hiểu E-marketing. 2.1.4 Ưu điểm của marketing điện tử Tốc độ giao dịch: Nhanh hơn, ví dụ quảng cáo qua email, phân phối các sản phẩm số hóa như âm nhạc, game, phần mềm, e – book, hỗ trợ khách hàng qua forum,… Thời gian : hoạt động liên lục 24/7/365, tự động hóa các giao dịch, ví dụ như mua sắm trên Amazon.com, lazada.vn,… đấu giá qua mạng trên ebay.com…giúp tiết kiệm thời gian. Phạm vi hoạt động: Toàn cầu, các rào cản thị trường không còn là vấn đề quá khó khăn, khả năng tiếp cận thông tin thị trường của các doanh nghiệp và người GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 10 Khoa: Thương mại điện tử tiêu dùng được nâng cao, ví dụ như doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tìm hiểu thị trường Châu Âu, Mỹ,… thông qua các website thông tin thị trường. Đa dạng hóa sản phẩm: Khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn đồng thời doanh nghiệp cũng có khả năng cung cấp cá biệt hóa sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhờ khả năng thu thập thông tin về khách hàng qua internet dễ dàng hơn. Tăng cường quan hệ khách hàng: Nhờ khả năng tương tác chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp với khách hàng nên có thể xây dựng được mối quan hệ khách hàng tốt hơn,doanh nghiệp đáp ứng các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn và thời gian hoạt động liên tục thông qua website, diễn đàn… Tự động hóa các giao dịch: Thông qua các phần mềm thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt hơn với chất lượng dịch vụ ổn định hơn. Nghiên cứu thị trường: Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet, hoạt động điều tra bằng câu hỏi được thực hiện qua công cụ tiện lợi, nhanh và chính xác hơn. 2.1.5 Điều kiện áp dụng marketing điển tử 2.1.5.1 Điều kiện chung  Hạ tầng CNTT và Internet Marketing điện tử được triển khai trên nền mạng internet vì thế mà yếu tố công nghệ là một trong những yếu tố tiên quyết có ảnh hưởng rất lớn đế việc ứng dụng chương trình marketing điến tử trong doanh nghiệp. Hơn nữa các chương trình marketing điện tử cũng đòi hỏi sử dụng các phầm mềm công nghệ hiện đại: các chương trình phầm mềm định hướng khách hàng thông qua website trực tuyến, phầm mềm triển trai hoạt động xúc tiến, xây dựng kênh phân phối… Bên cạnh đó còn phải đảm bảo chất lượng đường truyền, mức độ an toàn bảo mật không chỉ các thông tin nội bộ doanh nghiệp mà còn những thông tin cá nhân của khách hàng.  Hạ tầng pháp lý GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 11 Khoa: Thương mại điện tử Marketing điện tử là phương thức tạo nên mô hình kinh doanh mới có nhiều điểm khác biệt so với marketing truyền thống, vì vậy yêu cầu xây dựng một hệ thống luật pháp quốc tế về thương mại điện tử là rất cần thiết. Trong đó phải kể đến luật giao dịch điện tử và các nghị định hướng dẫn thi hành các luật đó. Việc thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử, quyền lợi, trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ thanh toán điện tử, các giải pháp an ninh mạng… góp phần xây dựng lòng tin cho khách hàng. Tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện tại còn đang trong quá trình đưa thực hiện nên còn gặp nhiều trở ngại. 2.1.5.2 Điều kiện riêng Về phía doanh nghiệp : Nhận thức của các tổ chức về tầm quan trọng và ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, đánh giá được lợi ích của đầu tư vào marketing điện tử cũng như đánh giá được các nguy cơ, hiểm họa nếu không tham gia thương mại điện tử. Về thị trường: Nhận thức của khách hàng đối với thương mại điện tử và tỷ lệ người sử dụng Internet. Trong marketing với hình thức B2C, khách hàng cần có điều kiện tiếp cận Inetrnet và thói quen mua sắm qua mạng , còn trong B2B các tổ chức phải quan tâm đến việc chia sẻ thông tin, phối hợp hoạt động sản xuất và kinh doanh để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, tăng cường năng lực cạnh tranh. Về sự phát triển của các ứng dụng marketing điện tử: Hầu hết các hoạt động markeing đều có thể ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin như: nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm mới, quảng cáo, phối hợp giữa các bên cung cấp, phân phối. 2.2 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA E- MARKETING TRONG KINH DOANH 2.2.1 Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng điện tử Khách hàng điện tử là tổ chức , cá nhân tham gia vao thị trường điện tử với tư cách là người mua/ người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ hoặc thông tin. Các doanh nghiệp thu thập thông tin và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng trên website của mình thông qua các phần mềm chuyên dụng để trả lời những câu hỏi như: GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 12 Khoa: Thương mại điện tử  Khách hàng xem hàng gì?  Khách hàng mua hàng gì?  Mặt hàng gì được mua nhiều nhất, ít nhất?  Mặt hàng gì xem nhưng không mua?  Quảng cáo nào được xem nhiều hơn?  Quảng cáo nào được xem nhiều nhưng không bán được hàng?  Các mặt hàng thay thế?  Khách hàng có gặp khó khăn gì khi lựa chọn hàng hóa?  Có sản phẩm nào không được xúc tiến bán không? Thông qua một số câu hỏi, doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược marketing chính xác hơn. Chính vì vậy, việc phân tích hành vi mua của khách hàng là vấn đề đặc biệt quan trọng giúp cho doanh nghiệp ra các quyết định tác động hiệu quả nhất đến với từng giai đoạn nhằm hướng khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của mình. Quy trình ra quyết định mua của khách hàng điện tử Xác định nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá lựa chọn Quyết định mua Đánh giá sau mua  Giai đoạn xác định nhu cầu: Doanh nghiệp truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ thông qua website và inetrnet đến khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả tác động đến nhu cầu của khách hàng.  Giai đoạn tìm kiếm thông tin: Khi khách hàng có nhu cầu, cần tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, website và ineternet có thể cung cấp nhiều thông tin cần thiết về sản phẩm,dịch vụ nhiều nhà cung cấp cho khách hàng. GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư Khóa luận tốt nghiệp 13 Khoa: Thương mại điện tử  Giai đoạn đánh giá lựa chọn: Website của các doanh nghiệp cung cấp nhiều nguồn thông tin để khách hàng tham khảo, đánh giá xem lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ nào phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu của mình.  Giai đoạn quyết định mua: Thông qua website người bán có thể tiến hành nhiều hoạt động khuyến mại đẩy mạnh hành động mua của khách hàng.  Giai đoạn phản ứng sau khi mua : Thông qua website, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng được tiến hành hiệu quả để tăng cường quan hệ với khách hàng. 2.2.2 Phân đoạn thị trường trong E- marketing Trong marketing điện tử, có thế sử dụng tiêu chí hành vi khách hàng để phân đoạn thị trường, theo đó có 3 nhóm khách hàng chính: Người xem hàng hóa: Nhóm khách hàng tiềm năng ,đối với nhóm khách hàng này, website cần thật sự ấn tượng để thu hút được chú ý của họ, bằng từ ngữ và hình ảnh đặc biệt để tạo ấn tượng. Những ấn tượng này sẽ là bước đầu để khách hàng dừng lại trên website và tiếp tục xem sản phẩm, dịch vụ. Website cũng cần cung cấp thông tin bổ sung về các sản phẩm dịch vụ trên website. Những thông tin này sẽ giữ chân khách hàng ở lại website và sẽ ghé thăm lại website khi có nhu cầu, khi đó có khả năng sẽ mua cao hơn. Người mua hàng hóa: là nhóm khách hàng đã có dự định mua hàng hóa và vào website để tiến hành hành vi mua. Đối với khách hàng này, website cần được tổ chức và thiết kế sao cho việc mua hàng thuận tiện nhất. Giỏ mua hàng là công cụ chính để giúp khách hàng làm việc đó. Nó giúp khách hàng thống kê, gợi ý, tư vấn, tính toán giá cả sao cho có lợi nhất của khách hàng. Người tìm hiểu về hàng hóa: là nhóm khách hàng vào website và biết chính xác sản phẩm mà họ quan tâm. Họ có động cơ mua hàng nhưng họ đang tìm kiếm thêm thông tin để quyết định. Đối với nhóm khách hàng này, website cần có những công cụ để so sánh sản phẩm, dịch vụ, gợi ý và tư vấn. 2.2.3 Các chiến lược e- marketing hỗn hợp 2.2.3.1 Chính sách chào hàng trong marketing điện tử Chào hàng là việc đưa ra một nhóm các lợi ích mà có thể thỏa mãn nhu cầu của tổ chức hoặc của người tiêu dùng và ngưởi ta có thể sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm đó hoặc đồng ý trao đổi một giá trị tương đương khác. GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh SVTH: Nguyễn Thị Dư
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan