Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị và độ tin cậy của thang đo phq 9 phiên bản tiếng việt trên đối tượng sin...

Tài liệu Giá trị và độ tin cậy của thang đo phq 9 phiên bản tiếng việt trên đối tượng sinh viên y khoa

.PDF
122
1
130

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- NGUYỄN TRUNG NGHĨA GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO PHQ-9 PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT TRÊN ĐỐI TƢỢNG SINH VIÊN Y KHOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- NGUYỄN TRUNG NGHĨA GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO PHQ-9 PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT TRÊN ĐỐI TƢỢNG SINH VIÊN Y KHOA Chuyên ngành: Tâm thần Mã số: NT 62 72 22 45 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS. PHẠM LÊ AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu kết quả nghiên cứu chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào trước đó hay được báo cáo trong bất kỳ luận văn tốt nghiệp đại học, sau đại học của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác. Các số liệu kết quả trong luận văn được thu thập, nhập liệu và phân tích một cách trung thực, rõ ràng, minh bạch. Nghiên cứu đã được chấp thuận về các khía cạnh đạo đức từ Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 476/ĐHYD-HĐĐĐ kí ngày 11/10/2019. Tác giả luận văn Nguyễn Trung Nghĩa . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3 1.1. Trầm cảm và giai đoạn trầm cảm chủ yếu ...........................................................3 1.2. Sinh viên y khoa và vấn đề trầm cảm ..................................................................4 1.3. Công cụ nghiên cứu .............................................................................................6 1.3.1. Thang điểm PHQ-9 ..................................................................................6 1.3.2. Bộ câu hỏi phỏng vấn cấu trúc MINI .......................................................9 1.4. Chuyển ngữ và thích ứng văn hóa ......................................................................10 1.5. Sự tương đương của bản dịch và bản gốc ..........................................................11 1.6. Các đặc tính tâm trắc của thang lượng giá tâm lý ..............................................14 1.6.1. Độ tin cậy ...............................................................................................14 1.6.2. Tính giá trị ..............................................................................................16 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................21 A. Giai đoạn 1: chuyển ngữ, thích ứng văn hóa và đảm bảo giá trị nội dung cho thang đo PHQ-9 .......................................................................................................21 B. Giai đoạn 2: xác định giá trị và độ tin cậy của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt trên đối tƣợng sinh viên y khoa ............................................................24 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................24 2.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................24 2.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24 2.3.1. Dân số mục tiêu ......................................................................................24 2.3.2. Dân số chọn mẫu ....................................................................................24 2.4. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................25 . . 2.4.1. Cỡ mẫu ...................................................................................................25 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ..........................................................................26 2.4.3. Tiêu chí chọn mẫu ..................................................................................27 2.5. Phương tiện nghiên cứu .....................................................................................27 2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu ..........................................................................28 2.7. Phân tích số liệu .................................................................................................31 2.7.1. Thống kê mô tả .......................................................................................31 2.7.2. Thống kê phân tích .................................................................................31 2.8. Liệt kê và định nghĩa các biến số .......................................................................33 2.8.1. Biến số nền .............................................................................................33 2.8.2. Biến số thang đo PHQ-9:........................................................................34 2.8.3. Biến số bộ câu hỏi phỏng vấn cấu trúc MINI ........................................36 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................36 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................37 3.1. Giai đoạn 1: chuyển ngữ, thích ứng văn hóa và đảm bảo giá trị nội dung cho thang đo PHQ-9.........................................................................................................37 3.1.1. Dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt..................................................37 3.1.2. Dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh ...............................................39 3.1.3. Thông qua hội đồng chuyên môn ...........................................................39 3.1.4. Nghiên cứu thử bản dịch tiếng Việt thử nghiệm ....................................42 3.2. Giai đoạn 2: xác định tính giá trị và độ tin cậy của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt ...................................................................................................................44 3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ..................................................44 3.2.2. Độ tin cậy ...............................................................................................47 3.2.3. Tính giá trị ..............................................................................................50 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................56 4.1. Giai đoạn 1: chuyển ngữ, thích ứng văn hóa và đảm bảo giá trị nội dung cho thang đo PHQ-9.........................................................................................................56 4.1.1. Tiến trình thực hiện ................................................................................56 4.1.2. Sự tương đương giữa bản dịch và bản gốc .............................................58 4.1.3. Giá trị nội dung.......................................................................................61 . . 4.2. Giai đoạn 2: xác định tính giá trị và độ tin cậy của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt ...................................................................................................................62 4.2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu và một số đặc điểm triển khai của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt ............................................................................62 4.2.2. Độ tin cậy ...............................................................................................64 4.2.3. Tính giá trị ..............................................................................................66 4.3. Những điểm mạnh, điểm mới và tính ứng dụng của đề tài ................................72 4.4. Những hạn chế và giải pháp ...............................................................................74 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Tuyên bố của Pfizer về bản quyền thang đo PHQ-9 PHỤ LỤC 2: Danh sách người tham gia chuyển ngữ PHỤ LỤC 3: Bản thu thập số liệu nghiên cứu PHỤ LỤC 4: Thang đo PHQ-9 phiên bản Tiếng Việt (chính thức) PHỤ LỤC 5: Bộ câu hỏi phỏng vấn cấu trúc MINI phiên bản Tiếng Việt PHỤ LỤC 6: Các phiên bản PHQ-9 trong tiến trình chuyển ngữ và thích ứng văn hóa PHỤ LỤC 7: Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5 PHỤ LỤC 8: Bản thông tin và chấp thuận tham gia nghiên cứu . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ - DỊCH NGHĨA TIẾNG VIỆT American Psychology Association Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ APA American Psychiatry Association Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ Area Under the Curve AUC Diện tích dưới đường cong The Center for Epidemiologic Studies Depression Scale CES-D Thang đánh giá trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dịch tễ Confirmatory Factor Analysis CFA Phân tích nhân tố xác định Composite International Diagnostic Interview CIDI Bộ phỏng vấn chẩn đoán quốc tế tích hợp Depression Anxiety Stress Scale – 21 DASS-21 Thang đánh giá căng thẳng lo âu trầm cảm – 21 câu hỏi The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition DSM-5 Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, bản thứ năm Exploratory Factor Analysis EFA Phân tích nhân tố khám phá International Classification Diseases ICD Bảng phân loại bệnh tật quốc tế Mini International Neuropsychiatric Interview MINI Bộ câu hỏi phỏng vấn tâm thần kinh quốc tế bản thu gọn . . ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (tiếp theo) Patient Health Questionnaire – 9 PHQ-9 Bảng hỏi sức khỏe bệnh nhân – 9 câu hỏi Primary Care Evaluation of Mental Disorders Patient Health Questionnaire PRIME-MD PHQ Bảng hỏi sức khỏe bệnh nhân đánh giá các rối loạn tâm thần tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu Principal Component Analysis PCA Phân tích thành phần chính Receiver Operating Characteristic ROC Đặc trưng hoạt động của bộ thu nhiễu . . iii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT Alpha when if item deleted Alpha khi bỏ đi câu hỏi Average interitem correlation Trung bình tương quan giữa các câu Eigenvalue Giá trị riêng Equivalence Sự tương đương (conceptual, item, operational, measurement) semantic, (khái niệm, hạng mục, ngữ nghĩa, triển khai, đo lường) Factor Analysis Phân tích nhân tố (exploratory, confirmatory) (khám phá, xác nhận)  Factor loading  Hệ số tải  Uniqueness  Phần dư Item-rest correlation Tương quan câu-tổng câu hiệu chỉnh Item-test correlation Tương quan câu-tổng câu Major depressive disorder Rối loạn trầm cảm chủ yếu Psychometric Tâm trắc Reliability Độ tin cậy (internal, test-retest, inter-rater) (nội tại, đo-đo lại/giữa các lần đo, giữa những người đánh giá) Validity Giá trị (content, construct, criteria, convergent, (nội dung, cấu trúc, tiêu chuẩn, hội tụ, discriminant) phân biệt)  (1) Accuracy, (2) sensitivity, (3) specificity, (4) positive predictive value, (5) negative predictive value .  (1) Độ chính xác, (2) độ nhạy, (3) độ đặc hiệu, (4) giá trị tiên đoán dương, (5) giá trị tiên đoán âm . iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Những tình huống cần thích ứng văn hóa khi sử dụng bộ câu hỏi đo lường sức khỏe.....................................................................................................................10 Bảng 3.1. Kết quả thảo luận giữa hai người dịch xuôi..............................................38 Bảng 3.2. Kết quả thảo luận của hội đồng chuyên môn............................................40 Bảng 3.3. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu thử (n=12) ....................................43 Bảng 3.4. So sánh điểm số PHQ-9 giữa các nhóm ngôn ngữ vùng miền (N=400*) 45 Bảng 3.5. Độ tin cậy nội tại của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt (N=402) ....48 Bảng 3.6. Hệ số tương quan hạng Spearman giữa hai lần trả lời bộ câu hỏi PHQ-9 phiên bản tiếng Việt (n=76) ......................................................................................49 Bảng 3.7. Kết quả phân tích thành phần chính để thăm dò nhân tố tiềm năng của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt (N=390*) ......................................................51 Bảng 3.8. Hệ số tải của các biến trong thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt (N=390*) ...................................................................................................................52 Bảng 3.9. Năng lực của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt ở các điểm cắt khác nhau (n=76) ...............................................................................................................55 Bảng 4.1. Các nghiên cứu thích ứng văn hóa bộ câu hỏi PHQ-9 .............................57 Bảng 4.2. Các nghiên cứu phân tích nhân tố thang đo PHQ-9 .................................68 . . v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tính toán cỡ mẫu nghiên cứu diện tích dưới đường cong ROC bằng phần mềm MedCalc bvba 2019 .........................................................................................26 Hình 2.2. Sơ đồ các bước tiến hành giai đoạn hai của nghiên cứu ...........................30 Hình 3.1. Biểu đồ Scree mô tả giá trị riêng ứng với số nhân tố tiềm năng của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt (N=390) ..................................................................51 Hình 3.2. Biểu đồ đường cong ROC thể hiện giá trị của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt so với tiêu chuẩn vàng là thăm khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần (n=76) ...................................................................................................................................54 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có hơn 322 triệu người phải chịu đựng trầm cảm, với tỉ lệ hiện mắc từ 2,6 đến 5,9% khác nhau giữa các vùng [76]. So với dân số chung, sinh viên y khoa có các triệu chứng trầm cảm cao hơn hẳn, ở mức 27% [63]. Cũng trên nhóm cộng đồng này, trầm cảm và sự đau khổ về mặt tinh thần có liên quan đến các kết cục không mong muốn như kết quả học tập kém, không trung thực trong thi cử, thái độ nghi ngờ, lạm dụng rượu, chất gây nghiện và ý tưởng tự sát [16]. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một trong các trường đào tạo y khoa chính tại Việt Nam, số lượng sinh viên năm học 2018-2019 là 9664, chỉ tiêu tuyển mới năm 2019-2020 là 2250 sinh viên (theo phòng công tác sinh viên). Tỉ lệ sinh viên có triệu chứng rối loạn trầm cảm chủ yếu ở Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng ở mức 28-50% tùy theo thang điểm tầm soát và thời điểm nghiên cứu [2],[4],[5]. Như vậy, tính sơ bộ có thể có từ 2300 đến 4800 sinh viên có vấn đề trầm cảm đang theo học tại trường. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các trường y khoa lớn ở Việt Nam, trong đó có Đại học Y khoa Hà Nội, Đại học Y Dược Huế và Đại học Y Dược Cần Thơ [31],[60]. Thực tế trên cho thấy cần có một công cụ tầm soát chính xác, dễ sử dụng để đánh giá vấn đề trầm cảm trên đối tượng sinh viên y khoa tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên y khoa Việt Nam nói chung. Kết quả tầm soát khi sử dụng công cụ sẽ là cơ sở cho việc lưu trữ hồ sơ theo dõi sức khỏe, hỗ trợ điều trị cá nhân sớm và can thiệp cộng đồng kịp thời [25]. Thang điểm Patient Health Questionnaire 9 items (PHQ-9) thường được sử dụng để tầm soát trầm cảm trên cộng đồng với tính giá trị, độ tin cậy (Cronbach’s alpha ở mức 0,74-0,81), độ nhạy, độ đặc hiệu cao (trên 80%) và thời gian khảo sát ngắn (ước lượng khoảng 01 phút) [20],[37],[51]. Tuy nhiên, bởi vì PHQ-9 được thiết kế để sử dụng trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe ban đầu trên dân số chung nên trước khi sử dụng trên sinh viên y . . 2 khoa, thang đo này cần được xác định lại các thuộc tính tâm trắc cũng như sự khả thi trong quá trình tiến hành [8],[71]. Trong y văn chúng tôi tiếp cận được, thang PHQ-9 phiên bản tiếng Việt tuy đã từng được sử dụng trong các nghiên cứu nhưng chưa được chuẩn hóa trên đối tượng sinh viên Y khoa. Hơn nữa, cho tới thời điểm tiến hành nghiên cứu, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào đã được công bố có mục tiêu xác định giá trị và độ tin cậy của thang đo PHQ-9 trên nhóm đối tượng cụ thể này. Chúng tôi kỳ vọng rằng kết quả của nghiên cứu của chúng tôi sẽ là cơ sở khoa học cho việc sử dụng thang đo PHQ-9 để tầm soát và nghiên cứu các rối loạn trầm cảm và các vấn đề liên quan đến trầm cảm trên đối tượng sinh viên y khoa. Như vậy, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là thang đo PHQ-9 có giá trị và độ tin cậy phù hợp để ứng dụng trong thực tế tầm soát và mô tả vấn đề trầm cảm ở sinh viên y khoa hay không? Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này, mục tiêu chính của nghiên cứu của chúng tôi là xác định giá trị và độ tin cậy của thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt trên đối tượng sinh viên y khoa Việt Nam. Đối tượng cụ thể của nghiên cứu là nhóm sinh viên y khoa năm nhất tại Việt Nam (sau đây gọi ngắn gọn là sinh viên y khoa). Nhằm thực hiện mục tiêu chính đó, chúng tôi có các mục tiêu chuyên biệt: 1. Chuyển ngữ, thích ứng văn hóa và đảm bảo giá trị nội dung cho thang đo PHQ-9 phiên bản tiếng Việt trên đối tượng sinh viên y khoa 2. Xác định độ tin cậy của thang PHQ-9 phiên bản tiếng Việt trong đo lường trầm cảm ở sinh viên y khoa 3. Xác định giá trị cấu trúc của thang PHQ-9 phiên bản tiếng Việt trong đo lường trầm cảm ở sinh viên y khoa 4. Xác định giá trị tiêu chuẩn của thang PHQ-9 phiên bản tiếng Việt trong tầm soát và mô tả trầm cảm ở sinh viên y khoa. . . 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Trầm cảm và giai đoạn trầm cảm chủ yếu Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là một trong hai nhóm rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp nhất trên toàn cầu. Năm 2017, số liệu thống kê của tổ chức này cho thấy có khoảng 322 triệu người – tương đương 4,4% dân số thế giới – đang phải chịu đựng các rối loạn trầm cảm. Trong đó, tại Việt Nam có 3,5 triệu trường hợp với tỉ lệ trầm cảm trong dân số chung ở khoảng 4% [76]. Hai bộ tiêu chí để định nghĩa và chẩn đoán trầm cảm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Sổ tay chẩn đoán và thống kê bản số 5 (DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa kỳ và Phân loại quốc tế về bệnh tật bản số 10 (ICD-10) của Tổ chức Y tế thế giới. Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng DSM-5 để định nghĩa chẩn đoán và cũng là tiêu chuẩn vàng để so sánh với kết quả của thang đo PHQ-9. Theo DSM-5, các rối loạn trầm cảm đặc trưng ở (1) khí sắc trầm buồn, (2) cảm giác mất hứng thú, (3) rối loạn giấc ngủ và (4) rối loạn ăn uống, (5) cảm giác mệt mỏi mất năng lượng, (6) chậm chạp hoặc bứt rứt tâm thần vận động, (7) khó tập trung, (8) cảm thấy tội lỗi và/hoặc hình ảnh bản thân thấp, (9) suy nghĩ và/hoặc hành vi lặp đi lặp lại về cái chết. Tình trạng này có thể kéo dài mạn tính hoặc có đợt tăng giảm, làm giảm chất lượng cuộc sống, suy giảm chức năng làm việc, học tập hay các lĩnh vực quan trọng khác trong đời sống [9]. Về mặt thuật ngữ, từ “trầm cảm” thường được dùng với nghĩa rất rộng: mô tả một cảm xúc, chỉ một triệu chứng, một hội chứng, một giai đoạn khí sắc (giai đoạn trầm cảm chủ yếu) hoặc một “bệnh” (rối loạn trầm cảm chủ yếu). Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là xác định giá trị và độ tin cậy của thang đo PHQ-9, khái niệm “trầm cảm” trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ chỉ bao gồm “giai đoạn trầm cảm chủ yếu” và “giai đoạn giống trầm cảm chủ yếu”. Trong đó, “giai đoạn trầm cảm chủ yếu” được chẩn đoán khi trong ít nhất 2 tuần qua, đối tượng có ít nhất 5 trên 9 triệu chứng thuộc hội chứng trầm cảm hiện diện . . 4 trong hầu như cả ngày, hầu như mọi ngày, trong đó bắt buộc có triệu chứng khí sắc trầm hoặc giảm hứng thú (tiêu chuẩn A). Các triệu chứng này gây ra sự đau khổ khó chịu đáng kể trên lâm sàng hoặc gây suy giảm đáng kể các chức năng xã hội quan trọng của người bệnh (tiêu chuẩn B). Bên cạnh đó, cần loại trừ tình trạng trầm cảm này là hậu quả của việc sử dụng chất, thuốc, hoặc do mắc phải tình trạng y khoa khác (tiêu chuẩn C). “Giai đoạn giống trầm cảm chủ yếu” bao gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán của “giai đoạn trầm cảm chủ yếu”, trừ tiêu chuẩn C [9]. Các tiêu chuẩn này được chúng tôi trích nguyên văn, chuyển ngữ và trình bày ở Phụ lục số 7. 1.2. Sinh viên y khoa và vấn đề trầm cảm So với dân số chung, đối tượng sinh viên y khoa có các triệu chứng trầm cảm cao hơn hẳn, ở mức 27% [21],[63]. So với các sinh viên khác cùng lứa tuổi, trầm cảm ở sinh viên y khoa cũng cao hơn [4],[10]. Các nghiên cứu trong năm 2012 (thang DASS-21), 2018 (thang PHQ-9 với điểm cắt ≥10), 2019 (thang CESD với điểm cắt ≥16) trên đối tượng sinh viên ở Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ sinh viên có triệu chứng trầm cảm lần lượt là 28,8%, 30,6% và 50,3% [5],[4],[2]. Các tỉ lệ này có nghĩa rằng luôn có hơn 2300 sinh viên có các triệu chứng của rối loạn trầm cảm đang theo học tại trường. Một số nghiên cứu cũng đặt ra vấn đề xác định nguyên nhân hoặc yếu tố liên quan đến tỉ lệ trầm cảm cao ở sinh viên y khoa. Điểm chung của các các kết quả nghiên cứu xoay quanh việc Y khoa là ngành học đặc thù với khối lượng kiến thức lớn, các kỳ thi căng thẳng, áp lực cạnh tranh và yêu cầu chuyên môn cao [11],[43],[64]. Bên cạnh đó, sinh viên y khoa còn phải đối mặt với khối lượng công việc quá tải, khó khăn trong cân bằng học tập – công việc – cuộc sống và những mối quan hệ, tương tác với các bạn đồng học, các vấn đề sức khỏe và tài chính [28]. Trong thực hành lâm sàng, sinh viên y khoa còn phải đối mặt với các thách thức về đạo đức, đồng thời phải chứng kiến nỗi đau và cái chết của bệnh nhân [16]. . . 5 Mặc dù stress ở mức độ vừa phải có thể giúp sinh viên y khoa thể hiện tốt hơn trong môi trường học thuật, stress nặng và kéo dài về nhiều vấn đề kể trên có mối liên quan đến trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác [62],[69]. Trầm cảm ở sinh viên y khoa làm cho học tập sa sút, giảm sự thấu cảm với bệnh nhân và tăng tỉ lệ bỏ học trường y [17],[43],[52],[67],[78]. Bên cạnh đó, trầm cảm còn dẫn tới sự gãy đổ các mối quan hệ, lạm dụng rượu, chất kích thích và gia tăng hiện tượng tự sát [16]. Khi phân chia cộng đồng sinh viên y khoa theo các năm học, các nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm sinh viên y khoa năm nhất có ít khả năng phát hiện trầm cảm và ít kĩ năng đối phó với trầm cảm hơn sinh viên y khoa các năm trên. Đồng thời, nhóm sinh viên này có nhiều nguy cơ có suy nghĩ hay hành vi tự sát cao hơn các sinh viên năm trên [48]. Nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ, một số tác giả đặt ra giả thiết rằng các sinh viên năm trên học được kỹ năng chăm sóc sức khỏe tinh thần từ quá trình đào tạo y khoa hoặc có thể chỉ là sự trưởng thành tự nhiên theo lứa tuổi, trong khi sinh viên y khoa năm nhất chưa có đủ cả hai yếu tố trên. Như vậy, xét trên quy mô của thực trạng và hậu quả của vấn đề, trầm cảm ở sinh viên y khoa đã và đang là vấn đề nghiêm trọng cần nhận được sự quan tâm hỗ trợ, đặc biệt là trong nhóm sinh viên y khoa năm nhất. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có một thang đo dễ sử dụng nhưng có tính tin cậy và giá trị tốt nhằm phát hiện sớm vấn đề trầm cảm và mô tả đúng thực trạng trầm cảm trên sinh viên y khoa Việt Nam. Một thang đo tốt có thể mang đến lợi ích cho sinh viên y khoa ở cả hai mặt cá nhân và cộng đồng. Thứ nhất, việc phát hiện sớm, điều trị sớm và theo dõi tích cực là một phần quan trọng giúp cá nhân cải thiện tình trạng trầm cảm và duy trì cuộc sống tinh thần khỏe mạnh [25],[48]. Thứ hai, việc sử dụng thang đo có giá trị và độ tin cậy đảm bảo giúp tăng độ chính xác của các nghiên cứu mô tả thực trạng hoặc phân tích mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố khác trong cộng đồng sinh viên y khoa. Kết quả từ những nghiên cứu này là thông tin hữu ích để cải thiện chương . . 6 trình giáo dục và tiến hành những chiến lược can thiệp cộng đồng thích hợp cho sinh viên [48]. 1.3. Công cụ nghiên cứu Hiện tại có nhiều thang điểm được đồng thuận sử dụng trong lượng giá trầm cảm như HAM-D, BECK, PHQ-9, CES-D, DASS-21… Trong số đó, PHQ-9 được lựa chọn cho nghiên cứu này vì thích hợp hơn cả cho mục đích tầm soát trên cộng đồng lớn vì vừa là một thang điểm tự đánh giá (người làm khảo sát tự đọc hiểu và trả lời câu hỏi thay vì cần có bác sĩ hay người phỏng vấn đọc câu hỏi và ghi nhận lại câu trả lời), vừa ngắn gọn tốn ít thời gian để hoàn thành [37]. Ngoài ra, để xác định giá trị tiêu chuẩn của PHQ-9, chúng tôi để các bác sĩ chuyên khoa tâm thần thăm khám trực tiếp cho các sinh viên và chẩn đoán trầm cảm theo bộ tiêu chuẩn DSM-5. Ở bước này, bộ câu hỏi phỏng vấn cấu trúc MINI được sử dụng như một công cụ ghi nhận kết quả và chuẩn hóa quá trình thăm khám của các bác sĩ. Bộ câu hỏi này được chọn vì có lợi điểm là ngắn gọn, diễn đạt dễ hiểu và đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu xác định giá trị của thang đo PHQ-9 [42]. 1.3.1. Thang điểm PHQ-9 Năm 2001, từ thang điểm đánh giá các rối loạn tâm thần tại cơ sở chăm sóc ban đầu PRIME-MD PHQ, tiến sĩ Robert L. Spitzer, Janet BW Williams, Kurt Kroenke, và các đồng nghiệp đã phát triển thang điểm Patient Health Questionnaire 9 items (PHQ-9) dành riêng cho mục đích tầm soát và lượng giá độ nặng của trầm cảm [37]. Thang điểm PHQ-9 đã được chuyển ngữ ra hơn 60 bản khác nhau, được xác định giá trị, độ tin cậy và sử dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng với độ tin cậy nội tại từ 0,74 tới 0,81, độ tin cậy giữa hai lần thực hiện khảo sát ở mức cao [3],[7],[20],[44],[51],[74]. Tại Việt Nam, chúng tôi ghi nhận đã có nhiều nghiên cứu đã sử dụng thang đo này trên các đối tượng đa dạng: công nhân, sinh viên, bệnh nhân tại phòng khám tâm thần ngoại trú [3],[4],[53],[58],[73]. Trong đó có nghiên . . 7 cứu tiến hành trên đối tượng sinh viên y khoa nhưng chỉ ứng dụng để thu số liệu chứ không đặt mục tiêu xác định độ tin cậy và tính giá trị của thang đo [4],[53],[60]. Toàn bộ thang điểm gồm 9 câu hỏi chính, mỗi câu hỏi có 4 đáp án theo thang Likert (Phụ lục 4). Người làm khảo sát chọn một giá trị từ 0 (không chút nào) đến 3 (gần như mọi ngày) để đánh giá mức độ thường xuyên họ gặp phải các triệu chứng trong vòng 2 tuần vừa qua. Tổng điểm có giá trị từ 0 đến 27 được dùng để tầm soát và đánh giá độ nặng của tình trạng trầm cảm, điểm càng cao thì càng nặng. Các mốc điểm được tác giả đề nghị là 5-10-15 tương ứng với trầm cảm nhẹ - trung bình – nặng [37]. Các triệu chứng được đánh giá bao gồm: giảm hứng thú (câu 1), khí sắc trầm (câu 2), thay đổi giấc ngủ (câu 3), mệt mỏi (câu 4), thay đổi ăn uống (câu 5), suy nghĩ tự ti và mặc cảm tội lỗi (câu 6), khó tập trung (câu 7), chậm chạp hoặc bứt rứt tâm thần vận động (câu 8) và suy nghĩ về cái chết (câu 9). Câu hỏi số 10 giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng này đến các chức năng trong đời sống. Về giá trị nội dung, các câu hỏi của thang điểm cung cấp đủ thông tin để đánh giá “giai đoạn trầm cảm chủ yếu” hay “giai đoạn giống trầm cảm chủ yếu”. Chín câu hỏi đầu tiên của PHQ-9 bao phủ mục A của tiêu chuẩn chẩn đoán các giai đoạn trên. Tuy bản hỏi được xây dựng dựa trên Sổ tay chẩn đoán và thống kê bản thứ tư (DSM-IV) nhưng các triệu chứng này không có sự thay đổi trong bản thứ năm (DSM-5) nên giá trị nội dung không thay đổi [9]. Ở một khía cạnh khác, thang đo không có các câu hỏi để loại trừ việc sử dụng chất/thuốc/trình trạng y khoa khác, tiền sử hưng cảm, các bệnh lý tâm thần khác có triệu chứng trầm cảm. Vì thế, không thể dùng kết quả của thang đo để phân biệt “giai đoạn trầm cảm chủ yếu” với “giai đoạn giống trầm cảm chủ yếu” hay để chẩn đoán “rối loạn trầm cảm chủ yếu”. Kết quả của thang đo chỉ giúp tầm soát, gợi ý chẩn đoán, theo dõi diễn tiến điều trị rối loạn trầm cảm chủ yếu hay các bệnh lý khác có giai đoạn trầm cảm. Việc chẩn đoán sơ bộ hay xác định vẫn phải dựa vào các buổi thăm khám với bác sĩ lâm sàng. . . 8 Trong các nghiên cứu từng sử dụng PHQ-9 phiên bản tiếng Việt, các tác giả sử dụng phiên bản tự dịch hoặc bản dịch của công ty Pfizer. Theo đại diện mảng y khoa của công ty, bản dịch này chỉ mới được chuyển ngữ bởi một công ty dịch thuật, chưa có sự tham gia của hội đồng chuyên môn, đặc biệt là thiếu ý kiến của chuyên gia tâm thần. Trong khi đó, theo các hướng dẫn được chấp thuận rộng rãi trong cộng đồng chuyên môn, thang điểm chỉ trải qua dịch thuật đơn thuần thì chưa đủ điều kiện và cơ sở để sử dụng thực tế [18],[23],[49]. Các khoảng cách khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ có thể khiến cho nội dung đo lường bị sai lệch. Như vậy, giá trị nội dung của thang điểm chưa được đảm bảo. Kết quả của các nghiên cứu trước đây có thể chưa phản ánh chính xác tình hình thực tế. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện đúng quy trình khuyến cáo của WHO, trong đó có bước thông qua hội đồng chuyên môn, để phát triển được phiên bản PHQ-9 tiếng Việt hoàn chỉnh. Chúng tôi kỳ vọng rằng điều này giúp phiên bản tiếng Việt của PHQ-9 đảm bảo được tính tương đương với bản gốc, đảm bảo được giá trị nội dung cũng như phù hợp về mặt văn hoá với đối tượng người Việt Nam nói chung và sinh viên y khoa Việt Nam nói riêng. Về giá trị tiêu chuẩn, các tác giả của PHQ-9 gợi ý lấy giá trị điểm 10 trở lên làm mốc tầm soát trầm cảm (độ nhạy và độ đặc hiệu đều ở mức 88%) [37]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ có các mốc điểm tầm soát khác nhau. Điểm cắt là 5 và 6 lần lượt được đề nghị cho các bệnh nhân ở Uganda và các bệnh nhân ở Hà Lan [50],[80]. Một nghiên cứu phân tích gộp khác liệt kê các điểm cắt được đề nghị từ 8 đến 10 [45]. Sự khác biệt này đến từ bối cảnh, đối tượng và mục đích sử dụng thang điểm khác nhau giữa các nghiên cứu [20]. Như vậy, trước khi sử dụng thang điểm này ở đối tượng sinh viên y khoa, cần thiết phải có nghiên cứu để xác định giá trị điểm cắt PHQ-9 phù hợp với tầm soát và mô tả trầm cảm trên nhóm đối tượng cụ thể này [8]. Về tính khả thi, các thang điểm có tính ứng dụng càng cao khi thời gian để hoàn thành thang điểm càng ngắn [39]. Chúng tôi chưa ghi nhận được nghiên cứu nào . . 9 báo cáo thời gian làm thang đo PHQ-9. Tuy nhiên, trong nghiên cứu gốc, tác giả báo cáo thời gian cần để hoàn thành toàn bộ thang điểm PHQ với 28 câu trung bình là 3 phút, nên thời gian để hoàn thành 9 câu của PHQ-9 được ước tính xấp xỉ một phút [37]. Thời khoản này phù hợp với một bài khảo sát ngắn dùng để tầm soát tầm cảm thường quy trên diện rộng. Dựa trên y văn chúng tôi tìm kiếm được, chưa có nghiên cứu nào xác định tính giá trị, độ tin cậy cũng như độ nhạy, độ đặc hiệu và thời gian thực hiện của thang PHQ-9 trên đối tượng sinh viên y khoa Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh việc chuyển ngữ và thích ứng văn hóa theo phương pháp được khuyến nghị, nghiên cứu của chúng tôi còn có mục tiêu xác định các chỉ số tâm trắc cần thiết của PHQ-9 phiên bản tiếng Việt trước khi đưa vào sử dụng trên nhóm đối tượng này. 1.3.2. Bộ câu hỏi phỏng vấn cấu trúc MINI The Mini International Neuropsychiatric Interview (MINI) là bộ câu hỏi phỏng vấn cấu trúc để chẩn đoán các rối loạn tâm thần [66]. Các câu hỏi của MINI được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm chủ yếu trong bản DSM-5 không có thay đổi về các triệu chứng so với phiên bản trước nên nghiên cứu này vẫn có thể sử dụng MINI như một công cụ để ghi nhận và đồng nhất kết quả thăm khám. Phỏng vấn cấu trúc bằng thang MINI có nhiều phần dành cho các rối loạn tâm thần khác nhau, chỉ có kết quả phỏng vấn của phần trầm cảm được trình bày trong nhiên cứu này để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. MINI cho thấy có độ tin cậy và giá trị tốt so với bộ câu hỏi phỏng vấn cấu trúc CIDI sử dụng trước đó [41]. MINI cũng đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu xác định giá trị tiêu chuẩn của PHQ-9 [20],[42],[44],[74]. Chúng tôi dịch và thích ứng văn hóa cho bộ câu hỏi này cùng lúc và cùng quy trình với thang PHQ-9. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất