Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị tầm soát thiếu cơ của bộ câu hỏi sarc f trên bệnh nhân đái tháo đường tí...

Tài liệu Giá trị tầm soát thiếu cơ của bộ câu hỏi sarc f trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi ngoại trú

.PDF
113
1
51

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH oo0oo ĐẶNG KHÔI NGUYÊN GIÁ TRỊ TẦM SOÁT THIẾU CƠ CỦA BỘ CÂU HỎI SARC-F TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CAO TUỔI NGOẠI TRÚ LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH oo0oo ĐẶNG KHÔI NGUYÊN GIÁ TRỊ TẦM SOÁT THIẾU CƠ CỦA BỘ CÂU HỎI SARC-F TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CAO TUỔI NGOẠI TRÚ Chuyên ngành: NỘI TIẾT Mã số: NT62722015 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ Người hướng dẫn khoa học: TS.BS TRẦN QUANG KHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là TS.BS Trần Quang Khánh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2020 Người thực hiện đề tài ĐẶNG KHÔI NGUYÊN . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT .................................................................. ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4 1.1. Thiếu cơ................................................................................................................4 1.2. Mối liên quan giữa thiếu cơ và đái tháo đường típ 2 ...........................................7 1.3. Chẩn đoán thiếu cơ .............................................................................................10 1.4. Các phương pháp tầm soát thiếu cơ ...................................................................16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................22 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................22 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................22 2.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22 2.4. Cách thức tiến hành nghiên cứu .........................................................................24 2.5. Cách thức thu nhập số liệu .................................................................................24 2.6. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................26 2.7. Biến số nghiên cứu .............................................................................................27 2.8. Xử lý số liệu .......................................................................................................32 2.9. Y đức trong nghiên cứu ......................................................................................34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................35 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................35 3.2. Độ tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi SARC-F trong tầm soát thiếu cơ .......40 3.3. Tính giá trị của bộ câu hỏi SARC-F trong tầm soát giảm chức năng cơ ...........52 . . 3.4. So sánh SARC-F với các phương pháp tầm soát thiếu cơ khác.........................55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................64 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................64 4.2. Độ tin cậy và tính giá trị của SARC-F trong tầm soát thiếu cơ .........................69 4.3. Tính giá trị của SARC-F trong tầm soát giảm chức năng cơ .............................77 4.4. So sánh SARC-F với các phương pháp tầm soát thiếu cơ khác.........................77 4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .............................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................83 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 PHỤ LỤC 5 . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ Tiếng Việt ĐTĐ Đái tháo đường KTC 95% Khoảng tin cậy 95% Tiếng Anh ALM Appendicular lean mass AUC Area under the ROC curve AWGS Asian Working Group for Sarcopenia BIA Bioimpedance analysis BMI Body mass index CT-scan Computerized tomography scan DEXA Dual energy x-ray absorptiometry EWGSOP European Working Group on Sarcopenia in Older People ICC Intraclass correlation coefficient IWGS International Working Group for Sarcopenia MRI Magnetic resonance imaging PEF Peak expiratory flow ROC Receiver operating characteristic SMI Skeletal mass index SPPB Short physical performance battery TGUG Timed get-up-and-go test . . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT Appendicular lean mass (ALM) Khối cơ tứ chi Area under the ROC curve (AUC) Diện tích dưới đường cong ROC Asian Working Group for Sarcopenia Nhóm làm việc về thiếu cơ châu Á (AWGS) Bioimpedance analysis (BIA) Phân tích trở kháng điện sinh học Body mass index (BMI) Chỉ số khối cơ thể Computerized tomography scan (CT-scan) Chụp cắt lớp vi tính Dual energy x-ray absorptiometry (DEXA) Phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép European Working Group on Sarcopenia in Older People (EWGSOP) Nhóm làm việc về thiếu cơ ở người cao tuổi châu Âu International Working Group for Sarcopenia (IWGS) Nhóm làm việc về thiếu cơ thế giới Intraclass correlation coefficient (ICC) Hệ số tương quan giữa các nhóm Magnetic resonance imaging (MRI) Chụp cộng hưởng từ Peak expiratory flow (PEF) Lưu lượng thở ra đỉnh Short physical performance battery (SPPB) Bộ đánh giá chức năng vận động ngắn Skeletal mass index (SMI) Chỉ số cơ xương Timed get-up-and-go test (TGUG) Nghiệm pháp thời gian đứng dậy và đi . . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1: Các tiêu chí chẩn đoán thiếu cơ ...............................................................16 Bảng 3-1: Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu ..............................................35 Bảng 3-2: Phân độ BMI trong dân số nghiên cứu ....................................................36 Bảng 3-3: Đặc điểm tiền căn của dân số nghiên cứu................................................36 Bảng 3-4: Các nghiệm pháp chẩn đoán thiếu cơ giữa hai giới .................................37 Bảng 3-5: Tỉ lệ thiếu cơ trong dân số nghiên cứu và giữa hai giới ..........................38 Bảng 3-6: Đặc điểm lâm sàng và tiền căn giữa nhóm có và không có thiếu cơ. ......39 Bảng 3-7: Độ tin cậy của SARC-F giữa hai lần đánh giá.........................................42 Bảng 3-8: Độ tin cậy nội tại của SARC-F ................................................................43 Bảng 3-9: Phân bố điểm SARC-F theo giới .............................................................46 Bảng 3-10: Sự tương quan giữa SARC-F và các nghiệm pháp chẩn đoán thiếu cơ 47 Bảng 3-11: Điểm cắt và giá trị của SARC-F trong chẩn đoán thiếu cơ ...................49 Bảng 3-12: Giá trị chẩn đoán giảm chức năng cơ của SARC-F ...............................53 Bảng 3-13: Điểm cắt của chu vi bắp chân trong chẩn đoán giảm khối lượng cơ .....55 Bảng 3-14: Điểm cắt và giá trị của SARC-CalF trong chẩn đoán thiếu cơ ..............56 Bảng 3-15: Điểm cắt và giá trị của phương pháp Ishii trong chẩn đoán thiếu cơ ....59 Bảng 3-16: Giá trị chẩn đoán thiếu cơ của 3 phương pháp tại điểm cắt tối ưu ........62 Bảng 4-1: Đặc điểm cơ bản của dân số qua các nghiên cứu ....................................64 Bảng 4-2: Độ tin cậy nội tại của các phiên bản SARC-F qua những nghiên cứu ....69 Bảng 4-3: Độ tin cậy giữa hai lần đánh giá của SARC-F qua các nghiên cứu.........70 Bảng 4-4: Phân bố điểm SARC-F qua các nghiên cứu ............................................73 Bảng 4-5: Giá trị tầm soát thiếu cơ của SARC-F qua các nghiên cứu .....................75 Bảng 4-6: Điểm mạnh và điểm yếu của mỗi phương pháp tầm soát thiếu cơ ..........81 . . iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2-1: Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................26 . . v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3-1: Sự phân bố tổng điểm của bộ câu hỏi SARC-F ..................................44 Biểu đồ 3-2: Sự phân bố điểm từng câu trong SARC-F ..........................................45 Biểu đồ 3-3: Khác biệt điểm SARC-F giữa hai giới ................................................46 Biểu đồ 3-4: Phân bố điểm SARC-F theo chẩn đoán thiếu cơ .................................48 Biểu đồ 3-5: Đường cong ROC của SARC-F trong chẩn đoán thiếu cơ ..................51 Biểu đồ 3-6: Phân bố điểm SARC-F theo tình trạng giảm chức năng cơ ................52 Biểu đồ 3-7: Đường cong ROC của SARC-F trong chẩn đoán thiếu cơ và chẩn đoán giảm chức năng cơ ....................................................................................................54 Biểu đồ 3-8: Đường cong ROC của SARC-CalF trong chẩn đoán thiếu cơ ............58 Biểu đồ 3-9: Đường cong ROC của phương pháp Ishii trong chẩn đoán thiếu cơ ..61 Biểu đồ 3-10: Đường cong ROC của 3 phương pháp trên dân số nghiên cứu .........63 . . vi DANH MỤC HÌNH Hình 1-1: Các nguyên nhân gây thiếu cơ ...................................................................6 Hình 1-2: Mối liên quan giữa đề kháng insulin và thiếu cơ .......................................9 Hình 1-3: Tư thế và kết quả đo khối lượng cơ bằng máy DEXA ............................12 Hình 1-4: Máy đo lực bóp tay ..................................................................................13 Hình 1-5: Lưu đồ tầm soát theo EWGSOP ..............................................................17 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2019, số bệnh nhân đái tháo đường trên toàn cầu ước tính khoảng 463 triệu người, trong đó 90% là đái tháo đường típ 2[103]. Trong số này, nhóm bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên khoảng 135,6 triệu người, con số này được dự đoán sẽ tăng lên 195,2 triệu người vào năm 2030 và đạt 276,2 triệu người vào năm 2045 [106]. Đây cũng là nhóm bệnh nhân được dự đoán sẽ có tỉ lệ mắc đái tháo đường tăng nhanh nhất so với những nhóm bệnh nhân còn lại[87]. Thiếu cơ là một hội chứng lão khoa, đặc trưng bởi sự suy giảm từ từ khối lượng và chức năng cơ bắp diễn ra trên toàn cơ thể, dẫn tới tăng tỉ lệ tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong[20]. Tỉ lệ thiếu cơ trong các nghiên cứu dao động từ 9,9% đến 40,4% tùy vào định nghĩa và công cụ đánh giá[104]. Tại Việt Nam, trong số những nghiên cứu đã thực hiện, tỉ lệ thiếu cơ dao động khoảng 16,1% đến 20,6%[1, 2]. Đây là con số không hề nhỏ và với tốc độ già hóa dân số ngày càng nhanh, tỉ lệ này có thể sẽ còn tăng cao trong những năm sắp tới. Đái tháo đường típ 2 là một trong những nguyên nhân gây thiếu cơ theo nhóm làm việc về thiếu cơ ở người cao tuổi châu Âu (EWGSOP)[20]. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tần suất thiếu cơ gấp 3 lần so với người không đái tháo đường[19]. Trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi, thiếu cơ là một yếu tố nguy cơ gây giảm khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày, tăng nguy cơ nhập viện và chi phí y tế, tăng tỉ lệ tàn tật và tử vong[12, 26]. Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường kèm thiếu cơ cũng có huyết áp tâm thu, triglycerid và HbA1C cao hơn so với nhóm không kèm thiếu cơ[27]. Việc đánh giá thiếu cơ trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là cần thiết và đã được khuyến cáo bởi Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Hội nội tiết châu Âu và nhóm làm việc về thiếu cơ ở người cao tuổi châu Âu (EWGSOP) [20, 66, 105]. Tuy nhiên, việc chẩn đoán thiếu cơ theo những định nghĩa và tiêu chí hiện nay còn phức tạp và . . 2 khó thực hiện trên lâm sàng. Trong khi đó, nhiều công cụ tầm soát thiếu cơ đã được phát triển, ví dụ như phương pháp Ishii (Công thức tính dựa vào tuổi, chu vi bóp chân và lực bóp tay) hay các công thức dựa vào nhân trắc[45]. Năm 2013, Morley và cộng sự đã phát triển bộ câu hỏi SARC-F bao gồm 5 câu hỏi nhằm tầm soát thiếu cơ một cách đơn giản, nhanh chóng và kinh tế.Từ sau khi được phát triển, có nhiều nghiên cứu trên thế giới được thực hiện để đánh giá bộ câu hỏi này. Nghiên cứu do L.Cao và cộng sự thực hiện tại Trung Quốc cho thấy SARCF từ 4 điểm trở lên có liên quan với sự suy giảm sức nắm tay và chức năng vận động, đồng thời liên quan đến tăng nguy cơ nhập viện[32]. Trong khi đó, một nghiên cứu tại Hồng Kông do Woo và cộng sự thực hiện cho thấy SARC-F có độ đặc hiệu tốt khi tầm soát thiếu cơ[41], ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy SARC-F có giá trị tiên đoán tốc độ đi bộ, sự giới hạn vận động, nhập viện và tử vong[41]. Các nghiên cứu trên đã cho thấy, SARC-F là công cụ có độ đặc hiệu tốt trong tầm soát thiếu cơ, đồng thời có liên quan tới những kết cục lâm sàng bất lợi trong tương lai. Theo khuyến cáo mới nhất của EWGSOP và Hội nội tiết châu Âu , SARC-F đã được chọn là công cụ cho tầm soát thiếu cơ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi[57, 66]. Các phiên bản tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật Bản của SARC-F đã được áp dụng[49, 56, 71]. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam chưa có phiên bản tiếng Việt nào của bộ câu hỏi SARC-F được phát triển và đánh giá trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tính giá trị của bộ câu hỏi SARC-F phiên bản tiếng Việt trong tầm soát thiếu cơ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi, với mong muốn tìm được một công cụ tầm soát thiếu cơ hiệu quả và dễ thực hiện trên nhóm bệnh nhân này. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Xác định giá trị của bộ câu hỏi SARC-F phiên bản tiếng Việt trong tầm soát thiếu cơ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi ngoại trú. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định độ tin cậy, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, diện tích dưới đường cong ROC và điểm cắt tối ưu đối với thiếu cơ của bộ câu hỏi SARC-F phiên bản tiếng Việt ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi ngoại trú. 2. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, diện tích dưới đường cong ROC và điểm cắt tối ưu đối với giảm chức năng cơ của bộ câu hỏi SARC-F phiên bản tiếng Việt ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi ngoại trú. . . 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thiếu cơ 1.1.1. Định nghĩa Thiếu cơ được định nghĩa là một hội chứng lão khoa đặc trưng bởi sự suy giảm khối lượng cơ và chức năng cơ diễn tiến theo tuổi, làm tăng những kết cuộc lâm sàng bất lợi như tàn tật, giảm chất lượng cuộc sống và tử vong[20]. Giảm chức năng cơ được định nghĩa khi có giảm sức cơ hoặc giảm chức năng vận động, hoặc cả hai[20]. 1.1.2. Dịch tễ và gánh nặng chăm sóc y tế. Hiện nay, tỉ lệ thiếu cơ giữa các nghiên cứu còn dao động tùy vào định nghĩa và phương pháp đánh giá được lựa chọn. Nghiên cứu Epidos thực hiện tại Pháp, đo khối cơ bằng máy DEXA trên 1458 phụ nữ cao tuổi, kết quả cho thấy tỉ lệ thiếu cơ là 9,5%[8]. Còn đối với nghiên cứu InChianti đo lường khối lượng cơ bằng máy CTscan trên 1030 người Ý từ 65 tuổi trở lên, tỉ lệ thiếu cơ là 20% ở nam và 15% ở nữ[9]. Tại châu Á, các nghiên cứu cũng cho tỉ lệ thiếu cơ không thống nhất. Một nghiên cứu trên 527 người từ 70 tuổi trở lên tại Trung Quốc, sử dụng DEXA làm phương pháp đo khối cơ, cho tỉ lệ thiếu cơ là 12,3% ở nam và 7,2% ở nữ[13]. Trong khi đó, tại Đài Loan, một nghiên cứu trên 302 người từ 65 tuổi trở lên, sử dụng phương pháp đo khối lượng cơ bằng trở kháng sinh học (BIA), cho thấy tỉ lệ thiếu cơ là 18,6% ở nữ và 23,6% ở nam[15]. Một phân tích gộp được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Đại học Oxford năm 2018 cho thấy, tỉ lệ thiếu cơ dao động từ 9,9% đến 40,4% tùy vào công cụ và tiêu chí chẩn đoán được chọn lựa[104]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Anh Đào và cộng sự thực hiện tại bệnh viện Lão khoa trung ương, cho tỉ lệ thiếu cơ là 16,1% trong tổng số 310 bệnh nhân từ 60 . . 5 tuổi trở lên tham gia nghiên cứu[1]. Một nghiên cứu khác do Đỗ Thị Tư và cộng sự thực hiện trên đối tượng bệnh thận mạn cho tỉ lệ thiếu cơ là 20,6%[2]. Thiếu cơ dẫn tới nhiều hệ lụy, trực tiếp dẫn tới tăng gánh nặng chăm sóc y tế, ví dụ như tăng nguy cơ nhập viện, tăng khả năng té ngã và gãy xương, giảm chất lượng cuộc sống, tăng khả năng tàn phế và tăng tỉ lệ tử vong [20]. Theo một nghiên cứu cộng đồng với cỡ mẫu lớn tại châu Âu, chi phí y tế dành cho bệnh nhân cao tuổi có thiếu cơ gấp 5 lần so với nhóm không thiếu cơ [51]. 1.1.3. Các nguyên nhân gây thiếu cơ. Theo EWGSOP, nguyên nhân thiếu cơ được chia làm hai nhóm, nguyên phát và thứ phát[20]. Thiếu cơ được xem là nguyên phát (hay còn gọi là liên quan tới tuổi tác) khi không có bất cứ nguyên nhân nào khác rõ ràng ngoài vấn đề về tuổi tác, trong khi đó thiếu cơ được phân nhóm thứ phát khi có một nguyên nhân rõ ràng trở lên. Ở nhiều người, thiếu cơ thường do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy một số trường hợp không thể phân định rõ ràng thiếu cơ này là nguyên phát hay thứ phát. Khối lượng cơ thường chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể ở người trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, khối lượng cơ sẽ giảm theo tuổi, chỉ còn chiếm khoảng 25% cân nặng cơ thể ở tuổi 70[11]. Nghiên cứu cho thấy, khối cơ tứ đầu đùi giảm 40% ở tuổi 80, so với năm 20 tuổi[77]. Nhiều tác nhân cùng góp phần vào việc suy giảm khối lượng cơ và sức cơ theo tuổi, ví dụ như lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, sự thay đổi nội tiết (đề kháng insulin, suy giảm tiết GH, nội tiết tố sinh dục...) và chế độ ăn. Sự suy giảm khối cơ theo tuổi đến một mức độ nhất định gây ra giảm sức cơ và chức năng hoạt động. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây lại cho thấy, sức cơ và chức năng hoạt động thậm chí còn giảm trước khi có sự suy giảm khối lượng cơ, đặc biệt trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên[84]. Một trong những cơ chế giải thích hiện tượng suy giảm sức cơ và chức năng hoạt động trước khi suy giảm khối lượng cơ được cho là do sự thâm nhiễm mỡ ở cơ mức độ đại thể hoặc vi thể [96], tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu trong tương lai để chứng minh cơ chế này. . . 6 Việc tìm ra nguyên nhân gây thiếu cơ là một yếu tố quan trọng để lập kế hoạch điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Ở một số người, thiếu cơ có thể chỉ có một nguyên nhân và dễ dàng xác định được. Tuy nhiên trong phần lớn những trường hợp còn lại, thiếu cơ thường do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau và khó để xác định đâu là nguyên nhân quan trọng hơn. Nội tiết (Bệnh lý tuyến giáp, đề kháng insulin...) Bệnh mạn tính của các hệ cơ quan khác Bệnh lý ác tính Tuổi (thiếu cơ nguyên phát) Thiếu cơ Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, bệnh lý kém hấp thu Ít hoạt động thể lực, bất động “Nguồn: Alfonso J. Cruz-Jentoft, et al (2010)” [20] Hình 1-1: Các nguyên nhân gây thiếu cơ Trong số những nguyên nhân gây thiếu cơ thứ phát, thường gặp là bệnh động mạch ngoại biên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim mạn, bệnh thận mạn, xơ gan, ung thư, viêm khớp dạng thấp, HIV. Trong viêm khớp dạng thấp, những yếu tố gây viêm có lẽ là cơ chế chính gây giảm khối lượng và sức cơ, ngoài ra, hạn chế hoạt động do đau khớp, đề kháng insulin, chế độ ăn thiếu đạm có thể thúc đẩy nhanh quá trình giảm khối lượng cơ ở nhóm bệnh nhân này[93]. Bệnh động mạch ngoại biên cũng được chứng minh có liên quan đến thiếu cơ, mức độ nặng của bệnh động mạch ngoại biên tương quan với mức độ giảm của khối cơ cũng như sức cơ[90]. Quá trình thiếu máu, hoại tử cơ lặp lại nhiều lần gặp trong các tình trạng như bệnh động mạch ngoại biên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim sung huyết làm tổn thương cơ và giảm khả năng tái tạo cơ, cuối cùng cũng dẫn tới giảm khối cơ và sức cơ. Ngoài ra, giảm oxy mô kéo dài trong suy tim hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm tăng stress oxy hóa, . . 7 cũng góp phần đẩy nhanh diễn tiến thiếu cơ[86]. Ung thư cũng có thể dẫn tới thiếu cơ. Khối u làm tăng các chất gây viêm trung gian như interleukin 6, interferon gamma..., dẫn tới hậu quả là giảm đồng hóa và tăng dị hóa đạm, ngoài ra, giảm khả năng ăn uống ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cũng đóng vai trò quan trọng. Bệnh lý nội tiết cũng là một nhóm nguyên nhân gây thiếu cơ thứ phát. Trong cường giáp, có sự tăng li giải cơ, khối cơ có thể giảm đến 20% và sức cơ giảm 40% ở bệnh nhân cường giáp rõ[81]. Việc điều trị về bình giáp có thể giúp hồi phục khối cơ và sức cơ, nhưng thường mất nhiều thời gian, có khi lên đến 9 tháng[83]. Hội chứng Cushing nội sinh hoặc Cushing do thuốc đều có thể gây ra yếu cơ vì corticoid ức chế sự tổng hợp đồng thời tăng sự li giải cơ, thiếu cơ cũng được cải thiện sau khi điều trị hội chứng Cushing[95]. Testosterone làm tăng tổng hợp cơ, do đó, sự suy giảm testosterone theo tuổi có vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành thiếu cơ. Từ sau 30 tuổi, trung bình mỗi năm nồng độ testosterone ở nam sẽ giảm 1%. Một số nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến đang sử dụng các liệu pháp ức chế androgen cho thấy sự suy giảm khối lượng cơ và tăng khối lượng mỡ so với nhóm chứng[80]. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy sự cải thiện về khối lượng cơ và sức cơ sau khi điều trị với testosterone ngoại sinh [78]. Tuy nhiên, việc điều trị thiếu cơ bằng bổ sung testosterone chưa được khuyến cáo. Nội tiết tố tăng trưởng GH được tiết ra bởi tuyến yên, cũng là một thành phần quan trọng kích thích sự tăng trường của nhiều mô cơ quan, trong đó có mô cơ. Cũng như testosterone, nồng độ GH cũng giảm dần theo tuổi với tốc độ 1% mỗi năm từ tuổi 30 [89], dẫn tới giảm tổng hợp đạm, giảm khối lượng cơ, giảm sức cơ và tăng khối lượng mỡ[79]. Việc điều trị với GH ngoại sinh ở những bệnh nhân thiếu GH cho thấy cải thiện cả về khối lượng cơ, sức cơ cũng như giảm khối lượng mỡ [76], tuy nhiên cho đến nay, việc điều trị thiếu cơ bằng GH vẫn chưa được khuyến cáo. 1.2. Mối liên quan giữa thiếu cơ và đái tháo đường típ 2 Năm 2019, số bệnh nhân đái tháo đường trên toàn cầu ước tính khoảng 463 triệu người, được dự đoán tăng lên 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào . . 8 năm 2045, trong đó, 90% là đái tháo đường típ 2[103]. Ước tính khoảng 19,3% người từ 65 tuổi trở lên mắc đái tháo đường típ 2, tức khoảng 135,6 triệu người. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 195,2 triệu người vào năm 2030 và đạt 276,2 triệu người vào năm 2045 [106]. Nhóm bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên cũng được dự đoán sẽ có tỉ lệ mắc đái tháo đường tăng nhanh nhất so với những nhóm bệnh nhân còn lại[87]. Có đến 70% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 gặp khó khăn trong thực hiện những hoạt động thường ngày [88]. Đái tháo đường típ 2 là một yếu tố nguy cơ mạnh và độc lập cho gần như tất cả các hội chứng lão khoa, trong đó có thiếu cơ[97]. Bên cạnh đó, những bệnh lý đi kèm với đái tháo đường típ 2 ở người cao tuổi như bệnh tim mạch, bệnh thận mạn càng làm tăng tỉ lệ thiếu cơ trên nhóm bệnh nhân này. Đái tháo đường típ 2 vừa có thể là nguyên nhân, vừa có thể là hậu quả của thiếu cơ trên bệnh nhân cao tuổi[42]. Một nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tỉ lệ thiếu cơ cao gấp 3 lần so với bệnh nhân không đái tháo đường[19]. Một nghiên cứu khác trên 2657 phụ nữ cao tuổi cho thấy khối cơ vùng đùi trên bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2 giảm nhiều hơn so với nhóm không đái tháo đường[17]. Bên cạnh sự suy giảm khối lượng cơ, nghiên cứu cũng cho thấy đái tháo đường típ 2 lên quan đến giảm tốc độ đi bộ và sức cơ, sự ảnh hưởng này tương quan với thời gian mắc đái tháo đường[91, 94]. Trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2, sự suy giảm khối lượng và chức năng cơ là hậu quả của cả hai hiện tượng, đề kháng insulin và tăng đường huyết[97]. Đề kháng insulin là cơ chế chính của đái tháo đường típ 2, giảm hoạt động insulin dẫn tới tăng thoái biến tế bào cơ, giảm tổng hợp và tăng thoái giáng đạm, giảm chức năng ti thể, cuối cùng dẫn tới mất dần khối cơ và chức năng cơ. Sự suy giảm khối lượng và chức năng cơ ngược lại cũng làm tăng đề kháng insulin[97]. Đường huyết tăng cao trong máu kéo dài làm tăng nồng độ các sản phẩm tận cùng của quá trình glycat hóa. Các sản phẩm tận cùng này tích tụ dần trong các tế bào cơ làm tăng độ xơ cứng và giảm dần chức năng cơ. Nghiên cứu đã cho thấy tăng nồng độ sản phẩm tận cùng glycat hóa có liên quan đến giảm sức bóp tay và tốc độ đi bộ ở người cao tuổi[16]. Bệnh . . 9 nhân đái tháo đường típ 2 còn có sự tăng tỉ lệ mỡ giữa các bó cơ, dẫn đến giảm sức cơ và hoạt động chức năng cơ[23]. “Nguồn: Rita Rastogi Kalyani, et al (2014)” [97] Hình 1-2: Mối liên quan giữa đề kháng insulin và thiếu cơ Bên cạnh việc đái tháo đường típ 2 có liên quan đến tăng tỉ lệ thiếu cơ, sự suy giảm khối lượng cơ cũng có thể làm tăng khả năng mắc đái tháo đường típ 2. Một nghiên cứu đoàn hệ thực hiện tại Hàn Quốc trên hơn 200000 người trưởng thành cho thấy, nhóm bệnh nhân có khối lượng cơ thấp có nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 cao hơn hai lần so với nhóm có khối lượng cơ bình thường[50]. Ngoài ra, bệnh nhân mắc đồng thời hội chứng chuyển hóa và thiếu cơ có huyết áp tâm thu, triglycerid và HbA1C cao hơn so với nhóm chỉ mắc hội chứng chuyển hóa đơn thuần[27]. Cả thiếu cơ và đái tháo đường típ 2 đều đã được chứng minh làm tăng nguy cơ té ngã trên bệnh nhân cao tuổi[12, 26]. Ngoài ra, giảm tốc độ đi bộ, một tiêu chí trong chẩn đoán thiếu cơ, cũng đã được chứng minh làm tăng nguy cơ té ngã trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương và tàn tật[40]. Sự suy giảm chức năng cơ bắp, ngoài việc làm tăng khả năng té ngã, còn có khả năng làm tăng nguy cơ trầm cảm và sa sút trí tuệ [24, 28], đây cũng là hai vấn đề ảnh hưởng tới kiểm soát đái tháo đường típ 2. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất