Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị của thang điểm stop bang trong chẩn đoán ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn...

Tài liệu Giá trị của thang điểm stop bang trong chẩn đoán ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

.PDF
107
1
66

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẬU NGUYỄN ANH THƯ GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM STOP-BANG TRONG CHẨN ĐOÁN NGƯNG THỞ KHI NGỦ DO TẮC NGHẼN LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẬU NGUYỄN ANH THƯ GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM STOP-BANG TRONG CHẨN ĐOÁN NGƯNG THỞ KHI NGỦ DO TẮC NGHẼN CHUYÊN NGÀNH : LAO MÃ SỐ: CK 62 72 24 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ THU BA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –NĂM 2020 . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4 I. TỔNG QUAN VỀ NTKN ............................................................................ 4 I.1.Sinh lý giấc ngủ .......................................................................................... 4 I.2. Một số khái niệm cơ bản về hội chứng NTKN ......................................... 5 I.3 .Dịch tể học .................................................................................................. 7 I.4. Yếu tố nguy cơ ........................................................................................... 8 I.5. Sinh bệnh học.............................................................................................. 9 I.6. Biểu hiện lâm sàng .................................................................................... 11 I.7. Chẩn đoán và đánh giá ............................................................................ 12 I.8. Điều trị ..................................................................................................... 16 I.9. Hậu quả và biến chứng của NTKN........................................................... 18 I.10. NTKN và các bệnh đồng mắc ................................................................ 19 II. TỔNG QUAN VỀ VIỆC TẦM SOÁT NTKN VÀ BẢNG CÂU HỎI STOP-BANG ................................................................................................. 20 II.1.Tổng quan về việc tầm soát NTKN .......................................................... 20 II.2 Bảng câu hỏi STOP-Bang ........................................................................ 23 II.3. Tình hình Nc về NTKN tại Việt Nam ..................................................... 31 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 33 . . 1.Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 33 2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 33 3.Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 34 4. Vấn đề thống kê .......................................................................................... 37 5.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 38 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ .............................................................................. 39 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ....................................................................... 39 2.Đặc điểm nhóm bệnh nhân được chẩn đoán NTKNDTN và kết quả bảng câu hỏi SROP-Bang................................................................................ 42  Đặc điểm tuổi ,giới,BMI,vòng cổ........................................................ 42  Đặc điểm đa ký hô hấp ........................................................................ 45  Tỷ lệ mức độ bệnh NTKNDTN .......................................................... 46  Kết quả bảng câu hỏi STOP-Bang ...................................................... 47  Điểm STOP-Bang ................................................................................ 48 3.Giá trị chẩn đoán của STOP-Bang ............................................................... 49  Khả năng dự đoán NTKNDTN của STOP-Bang ................................ 49  Chỉ số AHI trong từng nhóm nguy cơ theo STOP-Bang .................... 51  Hồi quy tuyến tính giữa chỉ số AHI và STOP- Bang .......................... 54  Phân tích đường cong ROC,AUC ,độ nhạy ,độ đặc hiệu của bảng câu hỏi STOP-Bang để chẩn đoán NTKNDTN .............................................. 53  AUC trung vị của đường cong ROC của STOP-Bang để dụ đoán NTKNDTN mức độ trung bình –nặng ................................................ 54  AUC trung vị của đường cong ROC của STOP-Bang để dự đoán NTKNDTN mức độ nặng .................................................................... 55  Giá trị tiên đoán dương ,giá trị tiên đoán âm của STOP-Bang trong chẩn đoán NTKNDTN .................................................................................. 57 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ........................................................................... 57 . . 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ................................................................. 58 2. Đặc điểm nhóm BN được chẩn đoán NTKNDTN ............................... 60 3. Nguy cơ NTKNDTN theo bảng câu hỏi STOP-Bang ........................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đậu Nguyễn Anh Thư . . DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT : BVCR Bệnh viện Chợ Rẫy BVĐHYD Bệnh viện Đại Học Y Dược BN Bệnh nhân BPTNMT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cs Cộng sự HCNT Hội chứng ngưng thở NTKNDTN Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn NTKN Ngưng thở khi ngủ NC Nghiên cứu 95%CI Khoảng tin cậy 95% TIẾNG ANH Area under curve (AUC) Diện tích dưới đường cong Apnea-hypoapnea index (AHI) Chỉ số ngưng thở giảm thở Body mass index (BMI) Chỉ số khối cơ thể Chonic obstructive Pulmonary desease (COPD) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Negative predictive values (NPV) Giá trị tiên đoán âm N-REM(non-rapid eye movement) Không cử động mắt nhanh Obstructive sleep apnea Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn . . Positive predictive values (PPV) Giá trị tiên đoán dương REM (rapid eye movement) Cử động mắt nhanh Receive operating curve (ROC) Đường cong ROC Sleep-disordered breathing Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Định nghĩa biến số Bảng 2.2 : Đánh giá mức độ NTKNDTN dựa theo AHI Bảng 3.1 : Phân bố dân số Nc theo nghề nghiệp Bảng 3.2 : Phân bố dân số Nc theo nơi cư trú Bảng 3.3 : Tỷ lệ các bệnh kèm theo của dân số Nc Bảng 3.4: Phân bố chỉ số khối cơ thể (BMI) ở 2 nhóm Bảng 3.5 : Phân bố vòng cổ ở 2 nhóm và 2 giới Bảng 3.6 : Tỷ lệ trả lời dương tính của từng câu hỏi của bảng STOP-Bang Bảng 3.7: Tỷ lệ điểm STOP-Bang ở 2 nhóm bệnh nhân Bảng 3.8 : Độ nhạy ,độ đặc hiệu trong chẩn đoán NTKNDTN của STOPBang. Bảng 3.9 : Giá trị chẩn đóan NTKNDTN trung bình –nặng của STOP-Bang Bảng 3.10 : Giá trị chẩn đóan NTKNDTN nặng của STOP-Bang Bảng 3.11 : Độ nhạy ,độ đặc hiệu ,AUC,PPV,NPV của các điểm cắt STOPBang để dự đoán NTKNDTN với AHI ≥ 5; AHI ≥ 15; AHI ≥ 30 Bảng 4.1 : Đặc điểm về giới và tuổi trong Nc tại Việt Nam và trên thế giới Bảng 4.2: So sánh BMI trung bình trong các Nc tại Việt Nam và trên thế giới Bảng 4.3: So sánh số đo vòng cổ Bảng 4.4: So sánh kết quả đa ký giấc ngủ trong Nc tại Việt nam và trên thế giới Bảng 4.5: AUC của bảng STOP-Bang qua các nghiên cứu Bảng 4.6 : Độ nhạy ,độ đặc hiệu của STOP-Bang với điểm cắt ≥ 3 trong các Nc tại Việt nam và trên thế giới . . Bảng 4.7: Độ nhạy ,độ đặc hiệu của STOP-Bang với điểm cắt ≥ 5 trong các Nc tại Việt nam và trên thế giới Bảng 4.8: So sánh giá trị của bảng Berlin và Stop-Bang Bảng 4.9 : So sánh giá trị tiên đón dương PPV ,giá trị tiên đoán âm NPV của STOP-Bang trong chẩn đoán NTKNDTN các mức độ. . . DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1 : Ngưng thở khi ngủ do trung ương và do tắc nghẽn Hình 1.2 : Giản đồ đa ký giấc ngủ . Hình 1.3 : Giản đồ đa ký hô hấp Biểu đồ 3.1 : Phân bố lý do đền khám bệnh Biểu đồ 3.2: Phân bố tuổi ở nhóm BN NTKNDTN. Biểu đồ 3.3 : Phân bố giới ở nhóm BN NTKNDTN Biểu đồ 3.4 : Tỷ lệ dấu hiệu đến khám ở nhóm BN NTKNDTN Biểu đồ 3.5: Phân bố kết quả AHI của bệnh nhân NTKNDTN. Biểu đồ 3.6 : Phân bố chẩn đoán NTKNDTN theo mức độ Biểu đồ 3.7 : Phân bố điểm STOP-Bang Biểu đồ 3.8: Số bệnh nhân chẩn đoán NTKNDTN trong từng nhóm nguy cơ theo STOP-Bang. Biểu đồ 3.9: Đường cong ROC thể hiện giá trị của STOP-Bang trong chẩn đoán NTKNDTN. Biểu đồ 3.10: Đường cong ROC thể hiện giá trị của STOP-Bang trong chẩn đoán NTKNDTN trung bình –nặng (AHI ≥ 15) Biểu đồ 3.11 : Đường cong ROC thể hiện giá trị của STOP-Bang trong chẩn đoán NTKNDTN nặng (AHI ≥ 30 ) . . op 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng ngưng thở khi ngủ(HCNTKN) là ngưng hô hấp lặp đi lặp lại trong khi ngủ, từ đó gây giảm oxy và tăng khí carbonic trong máu [32] HCNTKN gây nên nhiều hậu quả. Có một mối liên quan độc lập giữa NTKNDTN với việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch và thần kinh, và suy giảm chức năng nhận thức thần kinh, ngay cả khi không có triệu chứng [6],[20],[22],[32],[50]. Vì thế HCNTKN đã và đang trở thành một vấn đề quan tâm ,một gánh nặng về y tế của rất nhiều quốc gia [10]. HCNTKN đã được nghiên cứu trong vòng 30 năm qua và tần suất xuất hiện ngày càng tăng.Theo thống kê ở Mỹ có khỏang 12 triệu người bị HCNTKN [30], ở châu Âu ước tính có khỏang 7% nam và 2% nữ tuổi trung niên bị ngưng thở khi ngủ (NTKN) [32], ở châu Mỹ -Latin khoảng 2,9% dân số bị ngưng thở khi ngủ. Còn ở châu Á ước tính khỏang 5% nam và 3% nữ dân số ở tuổi trung niên bị ngưng thở khi ngủ[41] HCNTKN có thể do tắc nghẽn, do trung ương, hoặc hỗn hợp ,trong đó ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (NTKNDTN) thường gặp nhất .Theo ước tính có khỏang 4% nam và 2% nữ bị NTKNDTN[55]. Một nghiên cứu vừa xuất bản năm 2018 đã cho thấy NTKNDTN rất phổ biến tại Việt Nam, tần suất NTKNDTN là 8,5% trong dân số chung [112]. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một bệnh lý mạn tính phổ biến, và bệnh thường đòi hỏi sự điều trị suốt đời [36]. Vì thế NTKNDTN đã và đang trở thành một vấn đề quan tâm ,một gánh nặng về y tế của rất nhiều quốc gia. NTKNDTN thường gặp ở bệnh nhân béo phì và ngáy to [36].Béo phì, lớn tuổi, giới nam được xem là những yếu tố nguy cơ hàng đầu của . . op 2 NTKNDTN. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngáy to và buồn ngủ ban ngày quá mức ,ngộp thở trong lúc ngủ là 3 triệu chứng thường gặp nhất của NTKNDTN.[36],[38],[56] Hiện nay đo đa ký giấc ngủ hay đa ký hô hấp qua đêm là tiêu chuẩn vàng để chẩn đóan NTKNDTN, dựa vào chỉ số ngưng thở -giảm thở người ta chia NTKNDTN thành 3 mức độ : nhẹ ,trung bình , nặng .[31,58] .Tuy nhiên đa ký giấc ngủ là một phương tiện kĩ thuật cao, đắt tiền và chưa phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh các nước đang phát triển như Việt Nam ,ngay cả ở Mỹ ước tính chỉ có 13% bệnh nhân được đo đa ký giấc ngủ để chẩn đóan [ 27]. Nhiều cách tiếp cận chẩn đoán đã được đặt ra nhằm giải quyết những khó khăn này. Các bảng câu hỏi nhằm đánh giá nguy cơ NTKNDTN có thể là một phương pháp tầm soát hữu ích ban đầu. Trong các công cụ này, thang điểm STOP-Bang là thang điểm được kiểm định rộng rãi và thể hiện khả năng tiên đoán tốt [27], [28], [72]. Việc sử dụng một công cụ đơn giản và hiệu quả có thể là một giải pháp hiệu quả để bước đầu sàng lọc, đánh giá sơ lược tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ bị NTKNDTN.Việc sàng lọc bằng một công cụ đơn giản không tốn kém cũng giúp ưu tiên nguồn lực chẩn đoán và điều trị còn hạn hẹp cho những bệnh nhân nguy cơ cao. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để trả lời câu hỏi : Thang điểm STOP-Bang có giá trị trong chẩn đoán ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở người Việt Nam ? . . op 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.Mục tiêu tổng quát : Xác định giá trị chẩn đoán ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn của thang điểm STOP- Bang 2.Mục tiêu chuyên biệt : 2.1.Xác định đặc điểm dân số nghiên cứu 2.2. Xác định đặc điểm nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và kết quả bảng STOP - Bang 2.3. Xác định độ nhạy ,độ đặc hiệu , giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên đoán dương của STOP- Bang trong chẩn đoán ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. . . op 4 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. TỔNG QUAN VỀ NGƯNG THỞ KHI NGỦ: I.1.Sinh lý giấc ngủ :  Chu kỳ giấc ngủ [15,106] Các giai đoạn giấc ngủ hình thành nên chu kỳ giấc ngủ. Một đêm ngủ bắt đầu bằng ngủ trong giai đoạn 1,đi sâu hơn vào giai đoạn 2, rồi đi vào giai đoạn “ngủ sâu” (giai đoạn 3 và 4).Tiếp đó có thể quay ngược lại giai đoạn 2 và cuối cùng đi vào giai đoạn giấc ngủ REM. Kết thúc của giai đoạn giấc ngủ REM đầu tiên cũng là kết thúc chu kỳ giấc ngủ đầu tiên. Lưu ý con người có thể không bắt đầu ngủ bằng giai đoạn 1 và đi theo toàn bộ tiến trình, mà có thể bắt đầu ngủ ở giai đoạn 2, đi thẳng vào giai đoạn 4 và giai đoạn REM. Một chu kỳ giấc ngủ được định nghĩa bằng sự hiện diện ít nhất một giai đoạn giấc ngủ NREM và một giai đoạn giấc ngủ REM. Chu kỳ ngủ và giai đoạn ngủ hình thành nên cấu trúc giấc ngủ. Cấu trúc giấc ngủ thay đổi từ đêm này qua đêm khác, tùy thuộc trạng thái thể chất, tâm lý và các điều kiện môi trường. Mỗi người có các kiểu ngủ khác nhau và bị thay đổi tùy theo vệ sinh giấc ngủ và tuổi tác. Một người trưởng thành trẻ kết thúc chu kỳ ngủ đầu tiên gần cuối giờ thứ hai và kết thúc chu kỳ thứ hai khoảng giữa của giờ thứ tư. Điển hình thì một người trưởng thành trẻ sẽ trải qua khoảng 75 – 80% thời gian một đêm trong giai đoạn giấc ngủ NREM và 20 – 25% trong giai đoạn giấc ngủ REM. Một chu kỳ giấc ngủ điển hình có thể bao gồm các giai đoạn : tỉnh – giai đoạn 1 – giai đoạn 2 – giai đoạn 3 – giai đoạn 4 – giai đoạn 3 – giai đoạn 2 – REM.  Thở trong lúc ngủ [15,52,81] : . . op 5 Giấc ngủ không cử động mắt nhanh (NREM): Trong giấc ngủ NREM, thông khí giảm, khí lưu thông giảm, nhịp thở thay đổi ít.Các cơ dãn đường hô hấp trên mất trương lực,làm hẹp đường thở, gây tăng kháng lực đường thở dẫn đến xẹp đường thở trên.Vì đáp ứng của trung tâm hô hấp trong não giảm nên có thể có nồng độ CO2 hơi cao và O2 hơi thấp. Giấc ngủ REM:Thông khí còn giảm nhiều hơn nữa, nhịp thở nông và không đều, thể tích khí lưu thông giảm và hiện diện sự mất trương lực cơ hoàn toàn. Cơ hoành là cơ hô hấp duy nhất vẫn còn giữ được trương lực, còn các cơ hô hấp phụ khác như cơ liên sườn thì hoàn toàn bị liệt, và như thế đường hô hấp trên còn bị xẹp nhiều hơn nữa, hậu quả là kháng lực đường hô hấp trên tăng lên thêm. Não bộ bây giờ sẽ dung nạp nồng độ CO2 cao hơn và nồng độ O2 thậm chí còn thấp hơn nữa. Và chính trong giai đoạn này một vi thức giấc có thể xảy ra để điều chỉnh lại sự thông thoáng đường thở và điều chỉnh khí trong máu. I.2.Một số khái niệm cơ bản về hội chứng ngưng thở khi ngủ : HCNTKN lần đầu tiên được mô tả năm 1965, ngưng thở khi ngủ (NTKN) sử dụng từ Hy Lạp là apnea, có nghĩa là “không thở”. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ mười giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại bình thường phối hợp với vi thức giấc. Giảm thở tương tự như ngưng thở nhưng thay vì hoàn toàn ngưng thở trong 10 giây, giảm thở chỉ là giảm lưu lượng khí lưu thông 25 – 50% trong thời gian ít nhất mười giây và giảm độ bão hòa oxy ít nhất 4% hoặc vi thức giấc [32].Giảm thở có hậu quả lâm sàng tương đương ngưng thở. Độ nặng của hội chứng ngưng thở khi ngủ được đánh giá qua chỉ số ngưng-giảm thở (AHI). AHI được định nghĩa là số biến cố hô hấp trở lên chủ yếu do tắc nghẽn (ngưng thở tắc nghẽn hay ngưng thở hỗn hợp, giảm thở, hay . . op 6 thức giấc liên quan tới gắng sức hô hấp) trong một giờ ngủ (đối với đa ký giấc ngủ) hoặc thời gian ghi nhận (đối với các xét nghiệm ngưng thở tại nhà). Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể chia thành 3 loại: (1) Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: thường gặp nhất, biểu hiện bằng sự ngừng luồng khí thở do tắc nghẽn đường hô hấp trên và các cử động ngực – bụng vẫn duy trì. (2) Ngưng thở khi ngủ trung ương: ít gặp, biểu hiện sự ngừng luồng khí qua mũi, miệng và không có cử động ngực và bụng do trung tâm hô hấp không hoạt động. (3) Ngưng thở khi ngủ hỗn hợp: phối hợp với hai loại trên. NTKN là một bệnh lý mãn tính thường gặp thường cần sự điều trị suốt đời [36]. Các đặc điểm kinh điển ở người lớn bao gồm: ngưng thở, giảm thở, hay việc thức giấc do gắng sức hô hấp do nguyên nhân tắc nghẽn; các triệu chứng ban ngày gây ra do giấc ngủ bị gián đoạn như buồn ngủ, mệt mỏi, hay kém tập trung; các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ, như ngáy, ngủ không, thở nấc sau một cơn ngưng thở. Triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (NTKNDTN) đã được nhận biết nhiều năm. Trong đó Charles Dickens đã mô tả bức chân dung điển hình là một người nam béo phì, buồn ngủ ngày quá mức trong tạp chí The Pickwick. William Osler cũng ghi nhận sự liên kết của béo phì và buồn ngủ ngày quá mức khi ông ta mô tả hội chứng béo phì- giảm thông khí hay còn gọi là hội chứng Pickwickian năm 1918. Gastaut : mô tả NT gây thức giấc ban đêm và ngủ gà ban ngày năm 1966. Đến năm 1973 Guilleminault mô tả hội chứng NTKNDTN. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu (NC) đã được thực hiện với sự gia tăng sự hiểu biết về sinh bệnh học và điều trị của rối loạn này. . . op 7 Thông khí Cử động ngực Cử dộng bụng Thông khí Cử động ngực Cử động bụng Hình 1.1: Ngưng thở khi ngủ do trung ương (trên) và tắc nghẽn (dưới). I.3 .Dịch tễ học : NKTN là bệnh lý rối loạn hô hấp khi ngủ thường gặp nhất. Tần suất lưu hành thay đổi tùy thuộc vào cách chọn lựa chỉ số chẩn đoán NTKN và cũng như sự tình hình các yếu tố nguy cơ trong dân số. Ước đoán tần suất lưu hành tại Bắc Mỹ vào khoảng 20-30% nam giới và 10-15% nữ giới, nếu NTKN được định nghĩa “rộng rãi” hơn dựa vào chỉ số AHI lớn hơn 5 sự kiện/giờ theo kết quả đa ký giấc ngủ [36], [110]. Khi NTKN được định nghĩa “chặt chẽ” hơn, chỉ số AHI ≥ 5 cùng với một triệu chứng của rối loạn giấc ngủ (như là buồn ngủ vào ban ngày) hoặc khi chỉ số AHI ≥ 15, tần suất lưu hành ước đoán tại Hoa Kỳ vào khoảng 15% ở nam giới và 5% ở nữ giới [99], [102]. Tần suất NTKN ở Hoa kỳ được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng do sự gia tăng của tần suất béo phì. . . op 8 I.4. Yếu tố nguy cơ: Các yếu tố nguy cơ lâm sàng là : lớn tuổi, giới tính nam, béo phì và đặc điểm hình thái học hàm mặt và bất thường mô mềm đường thở trên. Các yếu tố nguy cơ khác cũng được tìm thấy nhưng với bằng chứng thấp hơn bao gồm hút thuốc lá, tắc nghẽn mũi, mãn kinh và tiền căn gia đình. Tần suất NTKN cũng gia tăng trong một số tình trạng bệnh lý hoặc sinh lý như thai kỳ, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, suy tim, bệnh phổi mạn tính, hội chứng stress sau chấn thương, và đột quỵ. Tuổi : tần suất NTKN gia tăng theo tuổi từ lúc thiếu niên tăng dần cho tới thập niên 60 – 70 tuổi, sau đó tần suất giữ ổn định [100], [110]. Giới tính: nam giới có tần suất NTKN cao hơn nữ giới từ hai đến ba lần, sự chênh lệch này giảm xuống khi người phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh [86], [100], [110]. Cơ chế của ảnh hưởng của giới tính lên NTKN vẫn đang được nghiên cứu. Béo phì:ở cả hai giới, tần suất NTKN gia tăng theo chỉ số khối cơ thể (BMI) và các chỉ số khác như chu vi vòng cổ, tỷ số eo/hông [36], [100]Trong một nghiên cứu hồi cứu với khoảng 700 người lớn, theo dõi trong 4 năm, mỗi 10% cân nặng gia tăng có liên quan tới tăng nguy cơ NTKN lên 6 lần [111]. Bất thường hàm mặt và đường thở trên:các bất thường hàm mặt và bất thường mô mềm đường thở trên gia tăng khả năng mắc NTKN [23]. Nhưng đặc điểm này đặc biệt có ý nghĩa trong dân số bệnh nhân gốc Á, những bệnh nhân mà tần suất béo phì không cao [23,96]. Một số đặc điểm hàm mặt và đường thở trên được mô tả là tật hàm nhỏ, tật lùi hàm, bất thường . . op 9 kích thước xương hàm trên hay xương hàm dưới ngắn, sàng hàm mặt rộng, quá phát cuống lưỡi, và phì đại hạnh nhân khẩu cái. Các yếu tố nguy cơ khác : tắc nghẽn mũi do bất kỳ nguyên nhân nào đều gia tăng nguy cơ NTKN lên gấp 2 lần so với nhóm chứng [36], mặc dù vậy việc điều trị tắc nghẽn mũi có thể cải thiện NTKN hoặc không. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ NTKN hay ít nhất làm nặng thêm các triệu chứng của NTKN. Trong một nghiên cứu, người hút thuốc lá có nguy cơ NTKN cao gấp 3 lần người chưa từng hút thuốc hoặc đã cai thuốc [101]. Phụ nữ mãn kinh tăng nguy cơ NTKN so với phụ nữ chưa mãn kinh, bất kể tuổi và chỉ số khối cơ thể (BMI) [107]. Bệnh nhân NTKN thường báo cáo tiền căn gia đình có người thân có triệu chứng ngáy hoặc có tiền căn NTKN. Mặc dù có thể do các yếu tố hành vi dẫn tới béo phì, nguyên nhân di truyền có thể khiến một người dễ phát triển NTKN hơn thông qua các yếu tố nguy cơ ví dụ như đặc điểm hàm mặt [30]. Một nghiên cứu cũng cho rằng khoảng 25% bệnh NTKN là một bệnh lý di truyền [87]. Một số chất gây nghiện hay một số thuốc, bao gồm rượu, thuốc an thần, có thể làm triệu chứng NTKN nặng hơn, nhưng không được chứng minh là nguyên nhân gây NTKN[81] I.5. Sinh bệnh học : Đường hô hấp trên ở người là một cấu trúc duy nhất có nhiều chức năng bao gồm thực hiện những nhiệm vụ như nói, nuốt thức ăn/nước uống và thở không khí đi qua. Giải phẩu học và kiểm soát thần kinh của đường hô hấp trên phát triển để cho phép thực hiện những chức năng khác nhau này. Cho nên đường thở bao gồm nhiều cơ và mô mềm nhưng thiếu cấu trúc cứng hoặc xương chống đỡ. Đáng kể nhất, nó bao gồm phần có thể gập lại đưa ra từ khẩu cái cứng đến thanh quản. Mặc dù khả năng thay đổi hình dạng và đóng .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất