Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giá hiệu quả kinh tế và môi trường của một số loại hình sản xuất nông nghiệp tại...

Tài liệu Giá hiệu quả kinh tế và môi trường của một số loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

.DOC
96
554
131

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐINH THỊ TUYẾT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SÔẾ LOẠI HÌNH SẢN XUẤẾT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã sôố: 60.44.03.01 Người hướng dẫẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thai Đai 0 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Đinh Thị Tuyết i năm 2016 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Hoàng Thái Đại đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Tiểu ban 1, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyê nê Vĩnh Tường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Đinh Thị Tuyết ii năm 2016 MỤC LỤC Lời cam đoan.....................................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................................ii Mục lục........................................................................................................................iiiiiii Danh muc chư viêt tăt...................................................................................................vvv Danh mục bảng và hình.............................................................................................vivivi Trich yêu luân văn..................................................................................................viiviivii Phần 1. Mở đầu...........................................................................................................111 1.1. Tinh câp thiêt cua đê tai...................................................................................111 1.2. Mục đích yêu cầu.............................................................................................111 1.3. Yêu cầu của đề tài............................................................................................111 Phần 2. Tổng quan tài liệu........................................................................................223 2.1. Hê ê sinh thái nông nghiêp, ê sản xuất nông nghiêpê và chiến lược sản xuất nông nghiêp.....................................................................................................223 ê 2.1.1. Các hệ sinh thái nông nghiệp..........................................................................223 2.1.2. Sản xuất nông nghiệp.......................................................................................334 2.1.3. Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững hiện nay................889 2.2. Hiệu quả kinh tế và môi trường của SXNN theo hướng bền vững ....................................................................................................................111112 2.2.1. Hiệu quả kinh tế.........................................................................................111112 2.2.2. Hiệu quả môi trường..................................................................................121214 2.3. Tình hình sản xuất nông nghiêpê theo hướng bền vững trên thế giới và ơ Việt Nam.....................................................................................................131315 2.3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên thế giới ...................................................................................................................131315 2.3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam ...................................................................................................................151517 2.4. Các vấn đề đặt ra đối với SXNN của tỉnh Vĩnh Phúc................................212122 2.4.1. Các vấn đề đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................................................................212122 2.4.2. Phương hướng giải quyết các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................232325 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.....................................................242426 iii 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................242426 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................242426 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................242426 3.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................242426 3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................................................................242426 3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế và sinh thái của một số loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Vĩnh Tường...........................................................242426 3.2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiê êp theo hướng phục hồi và phát triển các hệ sinh thái nông nghiệp.......................252527 3.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................252527 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin cho đề tài................................................252527 3.3.2. Phương pháp phân tích..............................................................................252527 3.3.3. Phương pháp xử lý thông tin.....................................................................272729 Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................282830 4.1. Điêu kiên tư nhiên va kinh tê – xa hôi huyên vinh tương..........................282830 4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Vĩnh Tường......................................................282830 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên..............................................................................313133 4.1.3. Điều kiê ên kinh tế – xã hô .êi.........................................................................323234 4.1.4. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư.........................................363638 4.1.5. Đánh giá những lợi thế và hạn chế của vùng.............................................383840 4.2. Đánh giá hiê êu quả kinh tế và sinh thái của mô êt số loại hình sản xuất nông nghiê êp tại huyê ên vĩnh tường.............................................................393941 4.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất................................393941 4.2.2. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sản xuất.........................595962 4.2.3. Hiê êu quả xã hô êi của các loại hình sản xuất................................................696973 4.2.4. Nhận xét về ưu điểm, nhược điểm, tồn tại, nguyên nhân của các loại hình sản xuất đã triển khai trên địa bàn.....................................................707074 4.3. Đề xuất mô êt số giải pháp nhằm phát triển sản xuất theo hướng phục hồi và phát triển các hê ê sinh thái nông nghiê êp.................................................727276 4.3.1. Giải pháp về sử dụng đất...........................................................................737377 4.3.2. Giải pháp về cơ cấu cây trồng....................................................................737377 iv 4.3.3. Giải pháp về quy trình kỹ thuật canh tác hướng đến nông nghiệp bền vững ...................................................................................................................747478 4.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách..................................................................767680 Phân 5. Kết luận và kiến nghị..............................................................................777781 5.1. Kết luận......................................................................................................777781 5.2. Kiến nghị....................................................................................................787882 Tài liệu tham khảo...................................................................................................797983 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ATGT BHYT BVTV CN CT GTGT HĐND HST HSTNN KH NM NT NS NN&PTNT NN-LN-TS NHCS-XH LĐTB& XH QCCP QHCT TN TT ST SXNN VNAH Nghĩa tiếng Viê êt An toàn giao thông Bảo hiểm y tế Bảo vệ thực vật Công nghiệp Công thức Giao thông vận tải Hội đồng nhân dân Hệ sinh thái Hệ sinh thái nông nghiệp Khoa học Nước mă tê Nước trước Nước sau Nông nghiệp phát triển nông thôn Nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản Ngân hàng chính sách xã hội Lao động thương binh và xã hội Quy chuẩn cho phép Quy hoạch chi tiết Thí nghiệm Trước trồng Sau trồng Sản xuất nông nghiệp Việt Nam anh hùng v DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu cây trồng chính của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, 2015........................................................................................................191921 Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu đất thực hiện thí nghiệm..................................................262628 Bảng 3.2. Vị trí lấy mẫu nước.................................................................................262628 Hình 4.1. Bản đồ huyện Vĩnh Tường......................................................................292931 Bảng 4.1. Bảng cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyê ên Vĩnh Tường.........................404042 Bảng 4.2. Các chỉ tiêu theo dõi cây trồng...............................................................424244 Bảng 4.3. Hiệu quả kinh tế của loại hình sản xuất..................................................444447 Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của CT.2-TN.1.............................................................464649 Bảng 4.5. Hiệu quả kinh thế của CT.3–TN1...........................................................484851 Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của CT.4–TN1.............................................................505053 Bảng 4.7. Hiệu quả kinh thế của CT.1-TN2............................................................525255 Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của CT.2-TN2..............................................................545457 Bảng 4.9. Hiệu quả kinh thế của CT.3-TN2............................................................565659 Bảng 4.10. Kết quả phân tích mẫu đất trước trồng.................................................606063 Bảng 4.11. Kết quả phân tích pHKCL của mẫu đất sau trồng................................626265 Bảng 4.12. Kết quả phân tích mẫu đất trước và sau trồng của TN1........................626266 Bảng 4.13 . . Kết quả phân tích OM và Humic.....................................................636367 Bảng 4.14. Kết quả phân tích mẫu đất sau trồng TN2............................................656568 Bảng 4.15. Kết quả phân tích OM và Humic..........................................................656569 Bảng 4.16. Kết quả phân tích mẫu nước mă êt..........................................................676771 Bảng 4.17. Kết quả phân tích mẫu nước trước trồng..............................................686872 Bảng 4.18. Kết quả phân tích mẫu nước sau trồng.................................................686872 vi TRÍCH YẾU LUÂêN VĂN Tên tác giả: Đinh Thị Tuyết Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của một số loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Chuyên ngành: Môi Trường Mã số: 60.44.03.01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá được hiê êu quả kinh tế và môi trường của mô êt số loại hình sản xuất nông nghiê êp tại huyê ên Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm đánh giá hiê êu quả kinh tế và môi trường của mô êt số loại hình sản xuất nông nghiê êp để từ đó đưa ra được loại hình sản xuất thích hợp với viê êc phục hồi và phát triển hê ê sinh thái của huyê ên. Phương pháp được sử dụng bao gồm viê êc thu thâ êp tài liê êu, theo dõi các chỉ tiêu sinh thái, lấy mẫu đất và nước của mỗi loại hình sản xuất, xử lý số liê êu và đánh giá dựa trên những số liê êu phân tích. Kết quả chính và kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với vùng đất trũng chuyên canh lúa khi trồng thêm vụ đông với cây hàng năm không những mang lại hiê êu quả kinh tế cao mà còn trả lại dinh dưỡng cho đất khi luân canh cây trồng thích hợp. Đối với những vùng đất trồng lúa – màu,1 lúa -2 màu hoă êc chuyên màu khi luân canh cây trồng thích hợp và sử dụng giống lai F1 hay những giống mới cho năng suất cao đã giúp người nông dân giảm công lao đô êng mà còn mang lại hiê êu quả kinh tế và tăng đô ê phì nhiêu cho đất. Như vâ êy, với các loại hình sản xuất nông nghiê êp thích hợp giúp mang lại thu nhâ êp cao cho người nông dân, mă êt khác còn giúp bảo vê ê môi trường đất, nước cho địa phương. Bên cạnh đó, luâ ên văn đưa ra mô êt số giải pháp về cơ cấu cây trồng, các biê ên pháp kỹ thuâ êt canh tác và cơ chế chính sách. vii THESIS ABSTRACT Master candidate: Dinh Thi Tuyet Thesis title: Assessing the economic and environmental effectiveness of some agricultural production models in Vinh Tuong District, Vinh Phuc Province Major: Environment Code: 60.44.03.01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Assessing the economic and environmental effectiveness of some agricultural production models in Vinh Tuong District, Vinh Phuc Province Research Methods The thesis is about the essessment of the economic and environmental effectiveness of some agricultural production models in order to offer appropriate production types for restoring and developing the ecosystem of the district. The methods used includes collection of documents, monitoring ecological norms, testing soil and water samples of each types of production, data treatment and giving assessments based on analysed data. .Main findings and conclusions The results showed that low land areas where rice is growed, when being rotated with winter crops, it does not only bring highly economic efficiency, but also return nutrients to the soil when rotating with suitable plants. For areas growing one rice and one vegetable season model, one rice season and two vegetable season model or specialized growing vegetable when rotating with appropriate crops and using F1 hybrid crops or new high-yielding varieties which do not only help farmers reduce labor force but also bring economic efficiency and increase soil fertility. Therefore, the appropriately agricultural production models help to bring higher income for farmers as well as protect soil, water environment for the locals. Besides, the thesis offers some suitable solutions for crop structure, farming techniques, mechanism and policies. viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế quốc dân ngành nông nghiệp giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị và cho xuất khẩu. Ngành nông nghiệp cũng có tác động rất lớn đến môi trường. Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp trong hơn 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan, sản lượng các loại nông sản đều tăng, giá trị xuất khẩu tăng. Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu. Vĩnh Tường là mô êt huyê nê khá thuần nông của tỉnh Vĩnh Phúc thuô êc vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc Bô ê. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiê êp gă êp phải khá nhiều khó khăn, thách thức như: sản xuất nông nghiê êp manh mún, nhỏ lẻ, liên kết sản xuất tiêu thụ còn hạn chế, khả năng cạnh tranh còn yếu, vấn đề an toàn vê ê sinh thực phẩm còn là lỗi lo của người tiêu dùng do sử dụng phân bón và thuốc bảo vê ê thực vâ êt chưa hợp lý. Trước những vấn đề đó, tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiê nê chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiê êp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiê êp bền vững. Nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, lúng túng trong viê êc tìm ra giải phát hữu hiê uê , học viên tiến hành thực hiê ên đề tài:“Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của một số loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá được hiệu quả kinh tế và môi trường của một số loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. 1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI Nắm vững điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Nắm vững tình hình và phương hướng sản xuất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu. Đề xuất được các loại hình sản xuất thích hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, hướng đến các giải pháp phục hồi và phát triển các hệ sinh thái nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu. 1 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. HÊê SINH THÁI NÔNG NGHIÊêP, SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊêP VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊêP 2.1.1. Các hệ sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra trên cơ sở các quy luật khách quan của tự nhiên, vì mục đích thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt và ngày càng tăng của mình. Ví dụ nông trường, hợp tác xã, nông trại, làng xóm...là các HSTNN lớn. HST đồng ruộng, HST đồng cỏ chăn nuôi, HST VAC vườn ao chuồng, ao nuôi thủy sản...là các HSTNN nhỏ hơn HSTNN nằm trong HST tự nhiên, có tác động đến HST tự nhiên, nhưng không bền vững như HST tự nhiên. HSTNN là một hệ sinh thái nhân tạo điển hình, chịu sự điều khiển trực tiếp của con người. Với thành phần tương đối đơn giản, đồng nhất về cấu trúc, HSTNN kém bền vững, dễ bị phá vỡ hay nói cách khác nó là những hệ sinh thái không khép kín trong chu chuyển vật chất, chưa cân bằng. Bởi vậy, các HSTNN được duy trì trong sự tác động thường xuyên của con người để bảo vệ hệ sinh thái mà con người đã tạo ra và cho là hợp lý. Nếu không qua diễn thế sinh thái, nó sẽ quay về trạng thái hợp lý trong tự nhiên. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, vòng quay vật chất thường bị hở, do hàng năm con người phải lấy ra một lượng vật chất đáng kể thông qua các nông sản thu hoạch, nhưng lại thường không được tính toán để trả đủ lại cho đất, đặc biệt là chất hữu cơ. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, các chất vô cơ lấy ra từ sản phẩm thu hoạch (thường chiếm từ 1% đến 5% sinh khối thu hoạch) có thể được tính toán để trả đủ lại cho đất (nếu không nói là thừa) thông qua việc bón phân khoáng. Còn lại 95% đến 99% sinh khối thu hoạch là chất hữu cơ thì không được tính toán để trả lại đủ cho đất sau mỗi vụ thu hoạch. Điều này đã dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, và và làm suy thoái đất cả về tính chất vật lý, hóa học và sinh học (Trần Danh Thìn, 2006, 2009; Collin, 1998; Kumar, 1995). Vì chất hữu cơ tạo ra sự tơi xốp của đất, thấm nước nhanh, giảm xói mòn; tạo ra tính đệm của đất; là nguồn dinh dưỡng cân đối cả đa lượng và vi lượng cung cấp cho cây; là nguồn dinh dưỡng cho tất cả các thành phần sinh vật phân hủy sống trong đất, và và quyết định tiềm năng tạo ra năng suất cây trồng của đất (sức sản xuất của đất) (Trần Danh Thìn, 2006; Kollin, 1998). 2 2.1.2. Sản xuất nông nghiệp 2.1.2.1. Khái niệm về sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước 2.1.2.2. Mục đích của sản xuất nông nghiệp Tạo ra lương thực thực phẩm phục vụ sức khỏe con người phục vụ sự phát triển hoàn thiện của nhân loại chứ không phải sản xuất ra các nông sản thiếu an toàn nhằm mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất hay lợi ích của một nhóm người nào đó, để rồi làm phương hại đến môi trường hay tài nguyên chung của mọi người, của tương lai.(Nguồn: Tổ chức GRET Doanh nghiệp xã hội ArecA, Sản xuất nông nghiệp sinh thái giải pháp bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế). 2.1.2.3. Các điều kiện cần thiết để sản xuất nông nghiệp Các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật đang được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu chọn tạo các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao và thích ứng với BĐKH, phù hợp với định hướng phát triển cũng như điều kiện tự nhiên xã hội của từng địa phương: khảo nghiệm một số giống cây trồng mới cho năng suất cao, chống chịu bệnh tốt,chịu hạn, chịu mặn, phù hợp với đặc điểm đất đai khí hậu của các địa phương, phục tráng các giống cho năng suất tốt... Thực tế hiện nay, giống cây trồng chưa phát triển tương xứng với nền nông nghiệp trong tình hình mới, đặc biệt là các loại rau, hoa cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao và chất lượng tốt. Trong khi đó, rất nhiều loại giống đang sản xuất hiện nay đã bị thoái hóa, cho năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Vì những khó khăn về nguồn giống và lối canh tác manh mún, nhỏ lẻ mà nhà nông ở nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm trong cả nước vẫn đang sử dụng những loại giống này để sản xuất. Giống không tốt không thể cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao được. Ứng dụng công nghệ cao là hướng đi tất yếu của phát triển nông 3 nghiệp, tuy nhiên không thể lấy các loại giống đã thoái hóa lạc hậu, cho năng suất, chất lượng thấp để đưa vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Vì thế, muốn nền nông nghiệp “cất cánh” trong tình hình hiện nay, cần phải có một cuộc cách mạng về giống. (Ngô Khắc Lịch, 2016). Đầu tư hoàn thiện quy hoạch, xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nghiên cứu, sáng chế và áp dụng máy móc công nghệ cao vào sản xuất, giảm sức lao động cho người nông dân, tăng năng suất lao động. Đây chính là giải pháp đột phá trong xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, Đào tạo lao động công nghệ cao: Việc ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham gia lao động nông nghiệp thường xuyên. Do đó, khi xây dựng các vùng nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn huyện, cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất. (Ngọc Sơn và cs., 2015). 2.1.2.4. Các xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay Thời gian gần đây, nhiều phương thức sản xuất nông nghiệp gắn với những khái niệm như: nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đầu vào thấp và trong mỗi phương thức đều có vai trò gắn với sự phát triển bền vững. a. Nông nghiệp hữu cơ Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ) với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ: - Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự tăng trưởng của cây trồng, và và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. 4 - Các nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và và kiểm soát cỏ, côn trùng và các loại sâu bệnh khác. - Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người.” Nhìn chung canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và và có chất lượng cao,… Ngoài ra còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,… b. Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ". Công nghệ cao (CNC) là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Hiện nay, Nhà nước đang tập trung đầu tư phát triển CNC trong 4 lĩnh vực chủ yếu là: (1) Công nghệ thông tin; (2) Công nghệ sinh học; (3) Công nghệ vật liệu mới và (4) Công nghệ tự động hóa. 5 Nhiệm vụ phát triển CNC trong nông nghiệp: - Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao. - Phòng, trừ dịch bệnh. - Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao. - Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp. - Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp. - Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC. - Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp. Nội dung phát triển NNCNC: Để xúc tiến phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát triển NNCNC ở nước ta hiện nay bao gồm những nội dung chủ yếu như sau: (i) Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá những công nghệ tiến bộ nhất về giống, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến, công nghệ tưới, công nghệ sau thu hoạch - bảo quản - chế biến. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường. (ii) Sản phẩm NNCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá khi có yêu cầu của thị trường. (iii) Sản xuất NNCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, trong sản xuất khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường. (iv) Phát triển NNCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tuỳ tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra được hiệu quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường. c. Nền nông nghiệp đầu vào thấp Hệ thống canh tác đầu vào thấp là ‘tìm kiếm sự tối ưu hoá việc sử dụng đầu vào từ bên trong (nghĩa là tài nguyên của đồng ruộng) và giảm tối thiểu sử dụng đầu vào (các nguồn không phải từ trang trại) như phân hoá học, thuốc trừ sâu vào bất cứ thời điểm nào ở đâu có thể thực hiện được nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm và giảm rủi ro chung cho nông dân, tăng lợi nhuận trong trại cả ngắn và dài hạn . (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005). 6 d. Canh tác sinh học và sinh thái Canh tác sinh học và sinh thái là khái niệm phổ biến được sử dụng ở châu Âu và các nước phát triển. Canh tác sinh học là hệ thống trồng trọt mà người sản xuất cố gắng giảm tối thiểu việc sử dụng hoá chất trừ sâu để bảo vệ cây trồng. Khái niệm canh tác sinh học và sinh thái được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao hàm các kỹ thuật và quy trình canh tác đặc biệt hơn đối với tính bền vững của hệ canh tác, chẳng hạn như canh tác hữu cơ, chức năng sinh học, chính thống và tự nhiên… (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005). e. Canh tác tự nhiên Canh tác tự nhiên phản ánh những kinh nghiệm và triết lý của nông dân Nhật bản, ông Masanobu Fukuoka. Trong cuốn sách của ông ‘Sự quay vòng của một cọng rơm: giới thiệu về hệ thống canh tác tự nhiên và Phương thức tự nhiên của canh tác: lý thuyết và thực tế’. Phương pháp canh tác của ông đề xuất là không cày bừa, không sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, không làm cỏ, đốn tỉa cành và điều quan trọng là sử dụng ít lao động. Hoàn thành tất cả khâu trên bằng điều chỉnh kỹ lưỡng thời gian gieo hợp và phối hợp hệ thống cây trồng (đa canh). Nói tóm lại, ông sử dụng nghệ thuật làm việc cùng tự nhiên để đạt được mức độ cao của sự tinh tế. Theo khái niệm canh tác tự nhiên Kyusei của tác giả Teruo Higa, Nhật Bản vào những năm 1980, "Canh tác tự nhiên Kyusei là cứu cánh nhân loại thông qua phương pháp canh tác hữu cơ hay tự nhiên. Điểm bổ sung trong khái niệm này là phương thức Kyusei thường khai thác kỹ thuật liên quan đến các vi sinh vật có lợi như việc nhiễm vi sinh vật để tăng sự đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật đất trồng trọt và như vậy sẽ tạo nhân tố tăng sự sinh trưởng của cây trồng, tăng năng suất và chất lượng”. f. Phương thức canh tác nông nghiệp chính xác Nông nghiệp chính xác là ‘chiến lược quản lý sử dụng thông tin chi tiết, ở địa điểm đặc trưng để quản lý chính xác đầu vào. Khái niệm này nhiều khi gọi là nông nghiệp chính xác, canh tác chính xác hay quản lý chính xác theo vị trí đặc trưng. Ý tưởng phải biết được đặc trưng của đất và cây đến từng mảnh ruộng để tối ưu hoá đầu vào phù hợp từng vị trí. Đầu vào là phân bón, hạt giống, hoá chất trừ sâu bệnh chỉ nên sử dụng vào đúng thời điểm, đúng nhu cầu để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Kỹ thuật này yêu cầu sử dụng một số thiết bị như máy tính cá nhân, thiết bị viễn thông, viễn thám, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống 7 thông tin địa lý (GIS), người giám sát/kiểm tra, theo dõi. Phương thức canh tác chính xác hứa hẹn một nền sản xuất nông nghiệp giảm sử dụng hoá chất đầu vào tối ưu nhất, đảm bảo năng suất tính theo hiệu quả kinh tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về tính bền vững vì phải đầu tư kinh phí lớn và yêu cầu sử dụng kỹ thuật tiến bộ. Xu hướng này hiện đang rất phổ biến trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản. (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005). 2.1.3. Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững hiện nay 2.1.3.1. Luân canh Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích. Người ta có thể tiến hành các loại luân canh sau: - Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau. - Luân canh giữa các cây trồng cạn với cây trồng nước. Khi luân canh, cần chú ý mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng, nhiều hay ít khả năng chống sâu bệnh hại.Các loại cây khác nhau có thể có nhu cầu các chất dinh dương rất khác nhau vì vậy cần phải chú ý đến việc dự định trồng cây nào kết hợp trước khi làm đất mua giống. Trồng luân canh cho hiê êu quả kép. Tại nhiều vùng núi phía Bắc Viê êt Nam các hê ê thống sản xuất du canh truyền thống trống lúa dựa vào nước trời được thay thế bằng sản xuất đô êc canh và thâm canh cây ngô, sử dụng ồ ạt các giống ngô lai, thuốc bảo vê ê thực vâ êt, phân khoáng, tiến hành cày bừa trên đất dốc. Trồng ngô giúp cải thiê ên đáng kể thu nhâ pê của người dân, tuy nhiên phương thức sản xuất thâm canh và đọc canh cây ngô đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống con người và môi trường. Chẳng hạn, xói mòn đất và giảm đô ê phì nhiêu của đất, đánh mất đa dạng sinh học, rủi ro về kinh tế và môi trường tăng cao. Tuy nhiên khi luân canh cây ngô với cây họ đâ uê ( trồng cây họ đâ uê trước cây ngô) cho hiê êu quả cao về năng suất, tăng lợi nhuâ nê , đồng thời không tốn chi phí, nhân công làm cỏ như trước đây, lại cải thiê ên được đô ê phì nhiêu cho đất. Hay khi trồng lạc xen sắn trên đất dốc làm tăng năng suất cho sắn lên 10% so với trồng đô êc canh do giữ được đô ê ẩm, hạn chế cỏ dại và cải thiê ên đô ê phì nhiêu của đất (năng suất sắn đạt từ 30-45 tấn/ha, tùy từng vùng). Cùng với đó, năng suất lạc đạt trung bình 1,2 – 1,6 tấn.ha. như vâ êy, cách xen canh này cho hiê uê quả kinh tế cao hơn trồng sắn đô êc canh lên tới khoảng 9 triê uê đồng/ha/năm. Hơn thế, cách canh tác này giúp hạn chế tới 85% lượng đất xói mòn, cải tạo và duy trì đô ê phì nhiêu đất và khống chế gần như hoàn toàn cỏ dại. (Hà Trần và cs., 2013). 8 2.1.3.2. Xen canh Xen canh là phương pháp trồng trọt theo đó trên cùng một diện tích, người ta trồng hai loại cây trồng cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng nhưng gì có (diện tích, chất dinh dưỡng,...). Xen canh không những là biện pháp tốt nhất để đồng thời sử dụng tối ưu hoá các điêu kiện đất, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng làm tăng năng suất mà còn có thể làm giảm thiệt hại do các loài dịch hại gây ra cho cây trồng. Một số mô hình trồng xen canh: trồng xen canh ngô- đậu tương, cây hồng- bắp cải, camrau lang. Xen canh giúp tận dụng đất, ánh sáng giảm sâu bệnh. 2.1.3.3. Đa canh Trên thế giới đã có rất nhiều những mô hình đa canh khác nhau, và và không ít trong số đó là những ví dụ thành công theo hướng thuận tự nhiên. Eric Toensmeier – tác giả cuốn sách ”Edible Forest Gardens” (tạm dịch: Vườn rừng thực phẩm) đã đi khắp nơi trên thế giới để quan sát và tìm hiểu về những mô hình này. Ông đã khái quát ra được một số khuôn mẫu cho việc trồng cây cố định đạm. Tầng tán cố định đạm: Trong khuôn mẫu này, những cây cố định đạm là những cây cao nhất, thường được sử dụng trong khai thác những giống cây ưa bóng như ca cao, cà phê, hồ tiêu hay kava. Khuôn mẫu này có ưu điểmlà toàn bộ tầng dưới tán có thể trồng cây thực phẩm tuy nhiên nhược điểm tầng tán quá lớn sẽ tạo ra quá nhiều bóng. Có thể khắc phục nhược điểm bằng cách tỉa tán. Tầng dưới cố định đạm: Cây phủ đất trong những vườn trái cây thường sẽ là những cây cố định đạm như cỏ lạc dại.Ưu điểm của mô hình này là cho phép những cây còn lại trong hệ thống đều là cây ăn được. Tuy nhiên mô hình này lại có nhược điểm là không trồng được gì khác ở tầng cây thấp nhất. Diễn thế sớm bằng cây cố định đạm:Trong những hệ thống kiểu như thế này, mùa vụ đầu tiên sẽ được trồng bằng những cây cố định đạm để cung cấp lượng đạm lớn cho đất. Những năm tiếp theo các loại cây này sẽ thay thế dần bằng cây ăn quả và cây lương thực. Đây là chiến thuật nổi tiếng của Geoff Lawton. Mô hình này có ưu điểm chống cỏ dại, giảm thiểu giá nhân công và làm đất nhưng lại có nhược điểm giảm sản lượng lương thực trong những năm đầu 9 Trồng lẫn lộn các cây cố định đạm:Hệ thống này có các cây cố định đạm đa dạng, từ cây lớn cho tới cây bụi và cây phủ đất. Chúng được sử dụng để thu hoạch, hoặc để làm cây phân xanh bằng cách tỉa thường xuyên hoặc chặt-và-thả. Xen canh với cây cố định đạm: Những hàng cây cố định đạm sẽ trồng xen với cây lương thực. Cách này sẽ trồng cây theo hàng hoặc đường viền, có thể trồng xen giữa các cây lưu niên và thường niên. Mô hình này dễ quản lí, có thể thu hoạch bằng cơ giới nhưng cây cố định đạm chiếm mất phần nắng mà có thể sử dụng để trồng cây lương thực. Giá đỡ cố định đạm: Cây cố định đạm sẽ làm giá đỡ cho các cây dây leo. Hệ thống này thường dùng cho chanh leo, hồ tiêu và khoai mỡ. Khi triển khai mô hình này không cần phải làm giá đỡ nhưng phải chờ cho cây giá đỡ trưởng thành, phải tỉa thường xuyên. Cây cố định đạm và chăn thả gia súc: Cây cố định đạm phủ đất sẽ được gieo chung với cỏ. Gia súc sẽ gặm cỏ tại đây. Mô hình này rất tiết kiệm nhưng lại trồng được ít cây cố định đạm trên một đơn vị diện tích hơn Trồng đa canh cây cố định đạm. Ở Việt Nam, mô hình trồng bắp trên đất lúa đã mang lại đời sống tốt hơn cho nhà nông vùng ĐBSCL. Tại Đồng Tháp, trong vụ hè thu năm 2013, hai ấp Tân Lập và Tân Bình của xã Tân Thuận Đông (huyện Châu Thành) đã chuyển đổi sang trồng cây đỗ tương với tổng diện tích gần 40 ha. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Đồng Tháp, với mô hình sản xuất kết hợp bao tiêu sản phẩm, qua tính toán, người nông dân có lợi nhuận trung bình khoảng 16,5 triệu đồng/ha, tăng hơn 8,7 triệu đồng so với sản xuất lúa. Tương tự, mô hình canh tác cây mè (vừng) trên đất lúa cũng đã giúp người dân cải thiện đáng kể thu nhập. Với việc chuyển đổi 128 ha đất lúa trong vụ hè thu 2013 sang trồng mè ở tại hai huyện Hồng Ngự và Cao Lãnh, nếu so sánh với lúa vụ hè thu thì hiệu quả kinh tế của cây mè cao hơn lúa từ 14,5 triệu đồng/ha ở huyện Cao Lãnh và 23,5 triệu đồng/ha ở huyện Hồng Ngự. Tại thành phố Cần Thơ, có trên 8.200/88.000 ha đất trồng lúa bị ảnh hưởng bởi hạn đầu vụ hè thu và lũ vào cuối vụ thu đông, năng suất lúa không cao, nên thời gian qua tại một số địa phương như: Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai, Cờ Đỏ... người dân đã dần chuyển sang các loại cây trồng khác như đỗ tương, mè, lạc, dưa hấu, khoai lang... 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan