Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học G đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ...

Tài liệu G đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

.DOCX
81
701
63

Mô tả:

HỌC VIÊỆN NÔNG NGHIÊỆP VIÊỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ------------------- KHÓA LUÂÂN TỐT NGHIÊÂP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI Xà THẠCH KIM, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH Người thực hiê nỆ : NGUYỄN THỊ PHƯỢNG Lớp : K57- MTC Khóa : K57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN TRUNG QUÝ Hà Nô i - 2016 HỌC VIÊỆN NÔNG NGHIÊỆP VIÊỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ------------------- KHÓA LUÂÂN TỐT NGHIÊÂP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI Xà THẠCH KIM, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH Người thực hiê nỆ : NGUYỄN THỊ PHƯỢNG Lớp : K57- MTC Khóa : K57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN TRUNG QUÝ Địa điểm thực tâ pỆ : Xà THẠCH KIM, LỘC HÀ, HÀ TĨNH Hà Nô i - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là khóa luận của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và được sự cho phép công bố của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng và trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nô ôi, ngày 10 tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phượng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên cho phép em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn Tiến sĩ Phan Trung Qúyđã chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô giáo trong khoa Môi Trường cũng như toàn thể các Thầy cô trong trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập tại trường để những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai. Nhân đây, em cũng xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới cán bộ và nhân dân xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại địa phương. Gia đình là nguồn động viên rất lớn cho em trong suốt thời gian qua. Em xingửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, độngviên em trong suốt quá trình thực tập vừa qua. Trong thời gian thực tập em đã cố gắng để hoàn thành báo cáo của mình, tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy, mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn đểbài khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nô ôi, ngày 10 tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phượng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii MỤC LỤC......................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................v DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH....................................................................................................viii MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung..........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4 1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................4 1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta................................6 1.1.3. Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới...........................................7 1.1.4. Nội dung,tiêu chí xây dựng nông thôn mới...............................................8 1.1.5. Nội dung xây dựng tiêu chí môi trường.................................................10 1.1.6. Các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường.............................12 1.2. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới.....................................................................13 1.2.1 Trung Quốc..............................................................................................13 1.2.2. Hàn Quốc.................................................................................................15 1.3. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam......................................................................17 1.3.1. Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường...............17 1.3.2. Vĩnh Phúc gắn xây dựng nông thôn mới với công tác bảo vệ môi trường......................................................................................................19 1.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................................21 1.5. Bài học kinh nghiệm................................................................................22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NÔỆI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU ............................................................................................................................23 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................23 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................23 2.2. Nội dung nghiên cứu...............................................................................23 2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................23 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................23 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................24 2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu................................................................25 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................25 2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá việc cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh................25 2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nước thải..............25 2.4.3. Chỉ tiêu phát triển môi trường.................................................................25 2.4.4. Chỉ tiêu suy giảm môi trường..................................................................26 2.4.5. Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường................................................................26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................27 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thạch Kimhuyện Lộc Hà- tỉnh Hà Tĩnh....................................................................27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................27 3.1.2. Nguồn nước và đất đai............................................................................30 3.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội..........................................................................33 3.2. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.............36 3.2.1. Các hoạt động triển khai thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Thạch Kim...............................................................................................36 3.2.2. Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Thạch Kim........................41 3.3. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng Nông thôn mới xã Thạch Kim...................................................................................55 3.3.1. Những thuận lợi.......................................................................................55 3.3.2. Những khó khăn......................................................................................56 3.3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim.............................................57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................59 1. Kết luận...................................................................................................59 2. Kiến nghị.................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61 PHỤ LỤC.......................................................................................................................63 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt BCĐ BQL CC CNH-HĐH Nghĩa đầy đủ Ban chỉ đạo Ban quản lí Cơ cấu Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa HVS HTX MT MTTQ Hợp vệ sinh Hợp tác xã Môi trường Mặt trận tổ quốc NS & VSMT NTM SL TW UBND VSMT Nước sach và vệ sinh môi trường Nông thôn mới Số lượng Trung ương Uỷ ban nhân dân Vệ sinh môi trường DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng nội dung thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) trong xây dựng nông thôn mới........................................................................10 Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của xã Thạch Kim qua 3 năm.....................32 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp dân số xã Thạch Kim năm 2015.............................33 Bảng 3.3. Tổng hợp phân bố theo độ tuổi xã Thạch Kim...............................33 Bảng 3.4. Các kênh thông tin tiếp nhận về xây dựng nông thôn mới.............38 Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác tuyên truyền của xã Thạch Kim .........................................................................................................40 Bảng 3.6. Kết quả chung thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Thạch Kim..........42 Bảng 3.7. Nhận thức của hộ dân về tiêu chí môi trường.................................42 Bảng 3.8. Tình hình sử dụng nước sạch của hộ dân xã Thạch Kim................44 Bảng 3.9. Tình hình thu gom rác thải của hộ dân xã Thạch Kim....................45 Bảng 3.10. Tình hình thu gom, xử lý rác thải xã Thạch Kim............................46 Bảng 3.11. Tình hình xử lý rác thải mềm của hộ dân xã Thạch Kim................47 Bảng 3.12. Tình hình xử lý rác thải rắn của hộ dân xã Thạch Kim...................48 Bảng 3.13. Thể hiện mức độ đạt tiêu chí trong xử lý chất thải ở cơ sở kinh doanh, dịch vụ xã Thạch Kim.................................................49 Bảng 3.14. Thể hiện số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn môi trường .........................................................................................................50 Bảng 3.15. Bảng thể hiện hình thức xử lý nước thải của người dân xã Thạch Kim.......................................................................................51 Bảng 3.16. Tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình trên địa bàn xã Thạch Kim.......................................................................................52 Bảng 3.17. Hoạt động bảo vệ môi trường của xã Thạch Kim...........................54 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Sơ đồ 3.1. Ban Quản lý thực hiện tiêu chí môi trường cấp xã, thôn..................37 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện hình thức xử lý nước thải của các hộ dân trên địạ bàn xã Thạch Kim.......................................................................52 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện các kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.........................................53 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp, dân số khu vực nông thôn chiếm trên 70% dân số cả nước. Trong quá trình thực hiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang đặt ra nhiều nội dung, nhiệm vụ hết sức quan trọng cần giải quyết và luôn giữ môt vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội bền vững, gìn giữ ổn định chính trị,đảm bảo an ninh quốc phòng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa xã hội cho người dân khu vực nông thôn, từng bước xóa dần khoảng cách, mức sống giữa khu vực nông thôn với thành thị và hình thành các điểm dân cư theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020 cần phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa nông thôn. Để đáp ứng yêu cầu trên Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập nển kinh tế thế giới. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐTTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn,thời gian vừa qua huyện Lộc Hà- tỉnh Hà Tĩnh nói chung và xã Thạch Kim nói riêng đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng “Nông thôn mới” với 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nông thôn tại địa phương trong đó có tiêu chí số 17 nhằm bảo vệ môi trường.Mục tiêu chung của tiêu chí này là nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống khu vực nông thôn. Chương trình xây dựng nông thôn ở huyện Lộc Hà-tỉnh Hà Tĩnh nói chung và xã Thạch Kim nói riêng trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể ,tạo sự chuyển biến tích cực góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, do là một xã đất chật người đông ,phải chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như bão, lụt,… nên việc triển khai xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn và thách thức mà cần phải khắc phục để đạt hiệu quả lâu dài về môi trường. Để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Thạch Kim nói chung và việc thực hiện tiêu chí môi trường nói riêng,đánh giá đúng thực trạng đang diễn ra,những kết quả đạt được và tác động của việc thực hiện tiêu chí thứ 17 tới chất lượng môi trường xã Thạch Kim,trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thực hiện tốt tiêu chí này,tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể -Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. -Tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Thạch Kim. -Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã. -Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Cơ sở lí luận 1.1.1.Các khái niệm cơ bản a. Các khái niệm liên quan đến môi trường - Khái niệm Môi trường: Môi trường là gì? Theo luật bảo vệ môi trường,khái niệm môi trường được hiểu như sau:” Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.Thành phần môi trường là yếu tố tạo thành vật chất môi trường gồm đất,nước,không khí,âm thanh,ánh sáng,sinh vật và các hình thái vật chất khác” (Luật bảo vệ môi trường, 2014) - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường : “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. -Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch,phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường,ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,suy thoái,phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. b.Khái niệm Nông thôn,nông nghiệp và nông dân Nông thôn là khu vực có ở hầu hết ở mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển nông nghiệp,nông thôn hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa (CNH,HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam,một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn.Phát triển nông nghiệp,nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh tế,xã hội,văn hóa và môi trường. Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là khu vực địa lý nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ dân số thấp hơn so với thành thị. Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn hay dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn không phát triển bằng đô thị. Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi theo thời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Đến nay khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại thông tư số 54/2009/TT –BNNPTNT ngày 21- 8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể : “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã” Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho con người và tạo ra của cải cho xã hội. Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác và tư liệu chính là đất đai. c.Khái niệm nông thôn mới Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phải là thị xã, thị trấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. “Nếu so sánh giữa NTM và nông thôn truyền thống thì NTM phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới” (Cù Ngọc Hướng,2006). Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa ,tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông thôn mới là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế,xã hội đến quốc phòng,an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng hay nói cách khác nông thôn mới có nền kinh tế phát triển toàn diện,bền vững,cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ,hiện đại, phát triển theo quy hoạch,gắn kết hợp lí giữa nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định,giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. d. Xây dựng nông thôn mới Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. 1.1.2.Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta Để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trở thành quốc gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước cần quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp,nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản . Thực hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước trong chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp được xem như mặt trận hàng đầu, chú trọng đến các chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc sang nền công nghiệp hàng hóa. Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp nông thôn thời kì đổi mới là rất to lớn ,tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn còn tiềm ẩn những mâu thuẩn,thách thức và bộc lộ nhiều hạn chế cần được giải quyết để đáp ứng kịp xu thế toàn cầu như: nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng được mục tiêu phát triển lâu dài, quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn thấp, vấn đề văn hóa - môi trường - y tế - giáo dục, hệ thống chính trị tại cấp xã còn yếu về trình độ và năng lực điều hành. Vậy xây dựng nông thôn mới là một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực, có sự liên kết giữa các lĩnh vực với nhau tạo nên khối thống nhất vững mạnh. 1.1.3. Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến các ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản. Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới. Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các làng xã văn minh, văn hóa. Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu. Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. 1.1.4.Nội dung,tiêu chí xây dựng nông thôn mới a.Nội dung xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm tạo ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất, văn hóa và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nông thôn mới cho phù hợp. Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới bao gồm: - Quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Giảm nghèo và an sinh xã hội - Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn - Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn - Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn - Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn - Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn Tóm lại xây dựng nông thôn mới tập trung phát triển về kinh tế, văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn, hướng đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ văn minh. b. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới Căn cứ quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.Quyết định số 342QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chi Quốc gia về nông thôn mới;Thông tư số 41/2013/TTBNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Các tiêu chí gồm 5 nhóm: - Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí) - Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí) - Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí) - Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường (4 tiêu chí) - Nhóm 5: Hệ thống chính trị ( 2 tiêu chí) Cụ thể 19 tiêu chí về nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng: Tiêu chí thứ 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch Tiêu chí thứ 2: Giao thông nông thôn Tiêu chí 3: Thủy lợi Tiêu chí 4: Điện nông thôn Tiêu chí 5: Trường học Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa Tiêu chí 7: Chợ nông thôn Tiêu chí 8: Bưu điện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan