Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu...

Tài liệu Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu

.DOCX
16
391
97

Mô tả:

1. Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta tin rằng tầm quan trọng của đồng Đô la Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm và đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi (tiếng Anh: Floating Rate Notes): Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỉ đô la trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng Đô la Mỹ, 880 tỉ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yen và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ. Tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001 xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời. 2. mã tiền tệ ISO Ký hiệu quốc tế bao gồm ba mẫu tự của đồng Euro (mã tiền tệ ISO) là EUR. Ký hiệu này là một trường hợp đặc biệt trong mã tiền tệ ISO vì nhiều lý do:Thông thường thì chữ cái đầu tiên của ký hiệu cho một loại tiền tệ được sử dụng trong khuôn khổ của một liên minh tiền tệ là chử X. Vì thế ký hiệu nếu như theo như tiêu chuẩn phải là XEU. Nếu như chữ đầu tiên không phải là X thì hai mẫu tự đầu tiên là mã quốc gia theo ISO 3166. Ký hiệu EU dành cho Liên minh châu Âu cũng được định nghĩa trong tiêu chuẩn này nhưng thật ra là trường hợp đặc biệt vì Liên minh châu Âu không phải là một quốc gia có chủ quyền. Chữ cái cuối cùng của mã tiền tệ thường là chữ cái đầu tiên của tiền tệ. Không có ký hiệu chính thức và cũng không có cách viết tắt chính thức cho Cent của Euro. 3. Tiền giấy và tiền xu euro Ngày của đồng euro (1­1­2002) là ngày cuối  cùng của một dự án dài tới 6 năm để thiết kế và in hơn 14 tỉ tờ tiền giấy và một lượng lớn  khoảng 50 tỉ tiền xu. Trong cùng một lúc,  khoảng 10 tỉ tờ tiền giấy được đưa vào lưu  thông. Số tiền này thay thế cho tiền của từng  quốc gia riêng biệt, số còn lại đưa vào dự trữ.  Đồng tiền euro có hai loại: Tiền giấy và tiền xu  với các loại mệnh giá khác nhau. Đôi với tiền  giấy, có tất cả 7 loại mệnh giá cụ thể là: 5 euro,  10 euro, 20 euro, 50 euro, 100 euro, 200 euro,  500 euro. Bảy loại mệnh giá được in với bảy  loại màu sắc riêng biệt để giúp thêm cho việc  nhận diện. Kích thước của các đồng tiền cũng khác nhau  và tăng dần  tương ứng với giá trị đồng tiền.  Những đặc trưng chung cho tất cả các loại tiền  giấy euro là: Tên của đồng tiền được viết theo  cả hệ chữ cái latinh (euro) và hệ chữ cái Hylạp  (EYPW); những chữ cái đầu của Ngân Hàng  Trung ương Châu Âu được viết theo năm ngôn  ngữ khác nhau ­ BCE, ECB, EZB, EKT, EKP  bao gồm trong đó tất cả 11 ngôn ngữ chính thức của các quốc gia trong cộng đồng Châu Âu;  Kí hiệu thể hiện bản quỳên đã được đăng kí ; chữ kí của ông Wilem  F.Duisenberg, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Châu Âu và cuối cùng là  cờ của liên minh Châu ÂU. Đồng euro xu được đưa vào lưu thông có 8  loại mệnh giá khác nhau: 1, 2, 5, 10, 20 và 50 cent và 1 euro, 2 euro.Một euro tương đương với 100 cent. Các đồng xu euro khác nhau về kích  thước, trọng lượng, chất liệu, màu sắc và độ dày mỏng để giúp người  mù, người suy giảm thị năng nhận dạng. ngoài ra, từng đồng xu này  cũng khác nhau. 3.Hình dạng và kích thước Euro (ký hiệu tiền tệ quốc tế: "EUR") là tiền tệ chung của 12 nước thuộc Liên minh châu Âu. Tiền giấy và tiền kim loại Euro bắt đầu được lưu hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 tuy rằng loại tiền tệ này đã được đưa vào sử dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Tiền giấy Euro có 7 mệnh giá, mỗi mệnh giá có một màu khác nhau. Các tờ tiền giấy mang hình của kiến trúc châu Âu từ các thời kỳ khác nhau trong lịch sử nghệ thuật. Mặt trước có hình của một hay nhiều cửa sổ hay cổng vào và mặt sau là một chiếc cầu. Đó không phải là công trình kiến trúc có thật mà chỉ là tập hợp của những đặc điểm phong cách của từng thời kỳ kiến trúc một. Tất cả các tờ tiền giấy đều có cờ hiệu châu Âu, chữ đầu tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu bao gồm 5 ngôn ngữ (BCE, ECB, EZB, EKT, EKP), một bản đồ châu Âu (bao gồm cả các khu hành chính hải ngoại của Pháp) ở mặt sau, tên "Euro" bằng chữ La tinh và chữ Hy Lạp, chữ ký của Giám đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đương nhiệm. Vì Wim Duisenberg đã trao lại chức giám đốc cho Jean-Claude Trichet trong mùa thu 2003 nên trên các tờ tiền giấy in sau này chữ ký cũng đã thay đổi. 12 ngôi sao của EU cũng có trên tờ tiền giấy Euro. Các tờ tiền giấy là do người Áo Robert Kalina thiết kế sau một cuộc thi trong toàn EU. 5.] Các mệnh giá Miêu tả têền giấấy Euro Mệnh giá 5 Euro 5 € Kích thước Màu chính 120 x 62 Xám mm 10 127 x 67 10 € Euro mm Đỏ Kiêấn trúc Thời kỳ Vị trí mã nhà in Kiểu Cổ điển Trước thếế Cạnh phía trái kỷ thứ 5 Kiểu Lãng mạn Thếế kỷ 11– Ngôi sao phía 8 Thếế kỷ 12 giờ 20 133 x 72 Xanh da Thếế kỷ 13– Ngôi sao hướng 20 € Kiểu Gô tch Euro mm trời Thếế kỷ 14 9 giờ 50 140 x 77 Thời kỳ Phục Thếế kỷ 15– 50 € Da cam Euro mm Hưng Thếế kỷ 16 100 100 147 x 82 Xanh lá Euro € mm cây Barock và Rococo Cạnh phải Bến phải của Thếế kỷ 17– ngôi sao hướng Thếế kỷ 18 9 giờ Bến phải của 200 200 153 x 82 Vàng- Kiếến trúc bằằng Thếế kỷ 19– ngôi sao hướng Euro € mm Nâu thép và kính Thếế kỷ 20 8 giờ 500 500 160 x 82 Euro € mm Tía Kiếến trúc hiện Thếế kỷ 20– đại Thếế kỷ 21 Ngôi sao ở hướng 9 giờ ]6. Sốố xê ri Khác với tiền kim loại Euro các tờ tiền giấy Euro không có một mặt đặc trưng cho từng quốc gia và vì thế mà không thể nhận biết qua hình ảnh là tờ tiền giấy là của quốc gia nào. Thay vào đấy, thông tin này có trong số xê ri trên mặt sau. Mẫu tự đầu tiên của số xê ri có 12 chữ số là dấu hiệu của Ngân hàng Trung ương Quốc gia chịu trách nhiệm in tờ tiền giấy này. Ngân hàng Trung ương Quốc gia này hoặc là đã đưa tờ tiền giấy vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân hàng hoặc là đã cung cấp cho một Ngân hàng Trung ương Quốc gia khác để ngân hàng này đưa vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân hàng đó. Các mẫu tự W, K và J được dành riêng cho các quốc gia EU không tham gia vào Euro trong thời gian này. Sau mẫu tự của Ngân hàng Trung ương Quốc gia là một số bao gồm 10 con số và cuối cùng là một con số kiểm định. Tổng số ngang (cộng tất cả các con số của dãy số lại cho đến khi nào chỉ còn một con số) của 11 con số này là một tổng số kiểm định trong bảng phía dưới. Con số kiểm định cũng có thể được kiểm tra bằng cách thay thế mẫu tự bằng thứ tự của mẫu tự đó trong bảng chữ cái (A=1;Z=26). Tổng số ngang của các con số kể cả số thay cho chữ cái phải là 8. Một con số kiểm định đúng tất nhiên không phải là một sự bảo đảm là tờ tiền giấy này là tờ tiền thật. Chỉ có con số kiểm định đúng thôi thì tờ tiền giả không trở thành tờ tiền thật nhưng kinh nghiệm cho thấy nhiều người giả mạo đã in số kiểm định sai trên tờ tiền giả. Để kiểm tra tiền giả hay thật nên dùng những phương pháp khác. 7.Cách nhận biết tiền giả Đối với đồng euro giấy, có tất cả 7 mệnh giá khác nhau là 5, 10, 20, 50, 100, 200, 500 euro. Chúng có một số đặc điểm sau: 1/ Các đồng euro được in trên một loại giấy đặc biệt, có thành phần cấu tạo chủ yếu là sợi bông, nó tạo cảm giác giòn chứ không mềm uột hay nhẵn nhụi. 2/ Như các đồng tiền khác, đồng euro có hình mờ in biểu tượng về các kiến trúc, mệnh giá đồng tiền và có thể nhìn từ hai mặt. Các hình mờ được tạo bằng cách thay đổi độ dày mỏng của đồng tiền trong các công đoạn sản xuất khác nhau. Có thể nhìn thấy những bộ phận khác nhau, một số có sắc màu nhạt hơn, một số đậm hơn những bộ phận xung quanh. 3/ Chỉ bảo mật được đưa vào đồng tiền khi sản xuất. Nếu nhìn qua ánh sáng có thể thấy một sợi chỉ chạy xuyên suốt chiều ngang đồng tiền, nhưng nếu nhìn kỹ trên sợi chỉ còn có các chữ euro và các con số chỉ giá trị đồng tiền (ở cả hai mặt). 4/ Góc trái trên của mặt trước đồng tiền có một số hình ảnh nhìn xuyên, gồm những dấu hiệu bất thường được in cả trước và sau. Khi đưa ra trước ánh sáng chúng kết hợp với nhau để tạo nên con số chính xác và hoàn hảo. 5/ Mặt trước trên, phía bên phải của những đồng mệnh giá 5, 10, 20 euro có một vạch 3 chiều (có chứa hình ảnh 3 chiều), khi lật hai mặt của đồng tiền có thể thấy ký hiệu đồng euro, con số mệnh giá màu sắc tươi sáng. Còn đối với đồng có mệnh giá 50, 100, 200 và 500 euro, cũng có vạch 3 chiều nhưng khi dịch chuyển đồng tiền có thể thấy con số chỉ mệnh giá cùng các công trình kiến trúc có màu sắc tươi. 6/ Đối với 4 đồng tiền có mệnh giá lớn nhất, các con số chỉ giá trị đồng tiền trên góc dưới bên phải của mặt trái các đồng tiền đều in bằng mực đổi màu. Nó có mầu tím khi nhìn thẳng, chuyển sang ôliu, hoặc thậm chí là nâu khi nhìn nghiêng. 7/ Đối với 3 loại đồng tiền mệnh giá thấp có một vạch ngũ sắc chỉ xuất hiện ở mặt trái, phát sáng dưới ánh sáng mạnh và có thể nhìn rõ ký hiệu euro và con số giá trị đồng tiền ở vạch ngũ sắc đó. Đối với tiền xu có tất cả 8 loại mệnh giá khác nhau 1, 2, 5, 10, 20, 50 cent và 1, 2 euro (1 euro = 100 cent). Các loại mệnh giá khác nhau về kích cỡ, trọng lượng, chất liệu, màu sắc, độ dày mỏng và cả rìa đồng tiền (giúp người khiếm thị nhận biết). Đồng tiền có cấu tạo đơn giản hơn tiền giấy, đối với 3 loại có giá trị thấp nhất có hình bản đồ với biểu tượng tượng trưng cho Liên minh châu Âu như một khối thống nhất từ nhiều quốc gia thành viên. Các loại tiền xu còn lại có biểu tượng của cả khoi lien minh chau au Đôằng USD Giới thiệu Đôằng đô la Myỹ hay Myỹ kim (United States dollar, ký hiệu: $; mã: USD), còn được gọi ngằến là "đô la" hay "đô", là đơn vị tếằn tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tếằn được quản lý bởi các hệ thôếng ngân hàng của Cục Dự trữ Liến bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biếến nhâết cho đơn vị này là dâếu $. Mã ISO 4217 cho đô la Myỹ là USD; Quyỹ tếằn tệ quôếc tếế (IMF) dùng US$. Trong nằm 1995, trến 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phâằn ba ở ngoài nước. Đếến tháng 4 nằm 2004, gâằn 700 tỷ đô la đã được lưu hành [1], trong đó hai phâằn ba vâỹn còn ở nước ngoài Đồng đô la Mỹ thông thường được chia ra thành 100 xu (cent, ký hiệu ¢). Trong một cách chia khác, có 1.000 min (mill) trong mỗi đô la; thêm vào đó, 10 đô la còn được gọi là Eagle (đại bàng). Tuy nhiên, chỉ có đơn vị xu mới được dùng rộng rãi; dân chúng Mỹ ít nghe đến "eagle" hay "mill", tuy mill có khi được dùng trong việc thu thuế. Trong tiền được lưu hành, các đơn vị ít hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền kim loại trong khi các đơn vị nhiều hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền giấy (đơn vị 1 đô la có thể theo dạng tiền giấy hay tiền kim loại, nhưng tiền giấy được lưu hành hơn nhiều). Trước đây, tiền giấy đôi khi được phát hành cho các đơn vị ít hơn 1 đô la, và tiền đúc bằng vàng đã được phát hành cho các đơn vị tới 20 đô la. USD gồm tiền kim loại và tiền giấy 1. Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United States Mint). Tiền giấy được in bởi Cục Khắc và In (Bureau of Engraving and Printing) cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm 1914. Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ, Tiền giấy trên 100 đô la không còn được in nữa sau 1946 và đã chính thức ngưng lưu hành trong năm 1969. Những tờ tiền giấy này thường được dùng bởi các ngân hàng để trao đổi với nhau hay bởi các thành phần tội phạm có tổ chức .Sau khi việc trao đổi tiền điện tử được ra đời, chúng trở thành dư thừa. Các đơn vị tiền lớn đã được phát hành gồm có $500, $1.000, $5.000, $10.000 và $100.000. Tiền kim loại 1 đô la chưa bao giờ là phổ biến tại Hoa Kỳ. Đồng bạc được đúc giữa 1794 đến 1935 với một vài thời gian bị gián đoạn; tiền đúc bằng đồng và niken cùng cỡ được đúc từ 1971 đến 1978. Đồng Susan B. Anthony được ra mắt trong năm 1979; chúng không được ưa chuộng vì dễ bị nhầm lẫn với đồng quarter (25¢) có cỡ gần bằng, có viền răng cưa và màu sắc tương tự. Những đồng này bị ngừng đúc ngay sau đó, nhưng vẫn là có thể dùng làm tiền hợp pháp. Trong năm 2000, một đồng $1 mới có hình Sacagawea được ra mắt, chúng có viền phẳng và có màu vàng kim loại. Dù vậy, chúng không được ưa chuộng bằng đồng tiền giấy $1 và ít được dùng trong công việc hằng ngày. Sự thất bại của tiền kim loại đã bị đổ lỗi vào sự thất bại trong việc đồng thời thu hồi tiền giấy và cố gắng yếu kém trong việc phổ biến tiền kim loại. Hầu hết các máy bán hàng tự động không thối tiền bằng giấy được, cho nên chúng thường được thiết kế để thối bằng đồng đô la hay nửa đô la kim loại. Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã đúc tiền kim loại với giá trị: nửa xu, hai xu, ba xu, hai mươi xu, $2,50, $3,00, $4,00, $5,00, $10,00 và $20,00. Chúng vẫn là tiền tệ chính thức theo giá trị trên mặt, nhưng cao giá hơn đối với những nhà sưu tầm tiền cổ. Sở Đúc tiền Hoa Kỳ cũng sản xuất tiền thoi vàng và bạch kim, được gọi là "American Eagles" (Đại bàng Mỹ), đều là tiền tệ chính thức tuy chúng rất hiếm khi được dùng. Lý do là chúng không được sản xuất để trao đổi, do đó giá trị mặt của chúng thấp hơn giá kim loại quý được dùng để tạo chúng. Đồng thoi American Silver Eagle (Đại bàng bạc Mỹ) được lưu hành với giá trị $1 (1 ounce troy). Đồng thoi American Gold Eagle (Đại bàng vàng Mỹ) có giá trị $5 (1/10 ounce troy), $10 (1/4 ounce troy), $25 (1/2 ounce troy) và $50 (1 ounce troy). Đồng thoi American Platinum Eagle (Đại bàng bạch kim Mỹ) có giá trị $10 (1/10 ounce troy), $25 (1/4 ounce troy), $50 (1/2 ounce troy) và $100 (1 ounce troy). Đồng bạc có 99,9% bạc, đồng vàng có 91,67% vàng (22 karat) và đồng bạch kim có 99,95% bạch kim. Các đồng tiền này không có bán lẻ cho cá nhân, mà phải mua từ các cơ quan có phép. Sở Đúc tiền còn sản xuất tiền kim loại dành cho các nhà sưu tầm, có cùng giá mặt và thể tích vàng thoi, để bán lẻ. Hiện giờ đơn vị lớn nhất được lưu hành là tờ $100 và đồng $100 ounce troy Platinum Eagle. 2. Tiền giấy Tiền kim loại và giấy Hoa Kỳ đang lưu hành Đơn vị ($) Hình trong mặt trước Hình trong mặt sau Tiền kim loại 0,01 Abraham Lincoln Tượng đài Lincoln 0,05 Thomas Jefferson Hành trình về hướng tây 0,10 Franklin D. Roosevelt đuốc, nhánh cây sồi, cành ôliu 0,25 George Washington Biểu tượng các tiểu bang 0,50 John F. Kennedy Dấu ấn của Tổng thống Hoa Kỳ 0,50 Benjamin Franklin Chuông Độc lập 1 Sacagawea Đại bàng trắng đang bay 1 Dwight Eisenhower Đại bàng trắng đáp trên Mặt Trăng 1 Susan B. Anthony Đại bàng trắng đáp trên Mặt Trăng Tiền giấy 1 George Washington Dấu ấn Hoa Kỳ 2 Thomas Jefferson Tuyên ngôn độc lập 5 Abraham Tượng đài Lincoln Lincoln 10 Alexander Hamilton Toà ngân khố 20 Andrew Jackson Nhà Trắng 50 Ulysses S. Grant Toà Quốc hội 100 Benjamin Franklin Toà Độc lập Đơn vị lớn hơn (không dùng nữa) Mặt phải của 1 đô la Mỹ (1999) Mặt trái của 1 đô la Mỹ (1995) Mặt trái của tờ 100 đô la (1996), có hình Hội trường Tự do Đồng 1 đô la Mỹ (1862) Đồng 1 đô la Mỹ (1917) $100 Benjamin Franklin $50 Ulysses S. Grant $20 Andrew Jackson $10 Alexander Hamilton $5 Abraham Lincoln $2 Thomas Jefferson $1 George Washington 3. Vấn đề chống làm giả Tuy các biện pháp nhằm chống tiền giả như thêm màu và hình mờ đã được đưa vào tiền giấy, các người chỉ trích cho rằng việc làm tiền giả còn quá dễ dàng. Họ cho rằng việc in hình màu là việc dễ dàng đối với các máy in hiện đại rẻ tiền. Họ đề nghị Cục dự trữ Liên bang nên đưa vào các chức năng ảnh toàn ký (holography) như đã có trong các đơn vị tiền lớn khác như Đô la Canada, franc Thụy Sĩ và đồng euro, khó giả mạo hơn. Một kỹ thuật khác được phát triển tại Úc, được một vài nước sử dụng (kể cả Việt Nam), chế tạo ra tiền giấy bằng polymer. Tuy nhiên, có lẽ tiền Mỹ cũng không dễ giả mạo như các nhà chỉ trích đã nói. Hai chức năng chống tiền giả quan trọng nhất trong tiền Mỹ là giấy và mực. Các thành phần của giấy và các chế biến mực còn được giữ bí mật. Sự kết hợp của giấy và mực tạo ra một lớp da đặc biệt, càng được nổi rệt ra khi tiền được qua nhiều tay. Các đặc điểm này khó tái tạo được nếu không có đủ thiết bị và vật dụng. Tuy nhiên, tiền giấy Mỹ vẫn còn dễ giả mạo hơn hầu hết các tiền khác, và trong khi một ngân hàng có thể phát hiện tiền giả, chúng ít được xem xét kỹ lưỡng khi được sử dụng. Các nhà chỉ trích đồng thời còn cho rằng tiền giấy Mỹ rất khó phân biệt: chúng có hoa văn rất giống nhau, và được in bằng cùng màu, và có cỡ bằng nhau. Các tổ chức hỗ trợ người mù muốn chúng được in bằng cỡ khác nhau tuỳ theo mệnh giá và có chữ Braille cho những người khiếm thị có thể sử dụng chúng mà không cần phải đọc chữ. Tuy một số người khiếm thị đã có thể dùng cảm giác để phân biệt tiền giấy, nhiều người khác phải dùng máy đọc tiền; trong khi một số người khác gấp tiền khác nhau theo mệnh giá để dễ phân biệt chúng. Giải pháp này vẫn cần sự giúp đỡ của một người thấy rõ, cho nên không phải là một giải pháp hoàn thiện. Trong khi đó, các đơn vị tiền quan trọng khác như đồng euro có tiền với cỡ khác nnhau: mệnh giá càng cao thì cỡ tiền càng lớn, và chúng còn được in bằng nhiều màu khác nhau. Chẳng những chúng giúp người khiếm thị, chúng còn giúp người thường không lẫn lộn một tờ giấy có giá trị cao trong một xấp tiền có giá trị thấp, một vấn đề thường gặp ở Mỹ. Các du khách cũng thường không phân biệt được tiền Mỹ vì họ không rành lắm với những hoa văn trên mặt giấy. Đã có dự án để đổi tiền giấy thành nhiều cỡ, nhưng những nhà sản xuất máy bán hàng tự động và máy đổi tiền cho rằng làm vậy sẽ làm các máy đó phức tạp hơn và tốn tiền hơn. Tại châu Âu họ cũng dùng lý luận này trước khi có nhiều cỡ tiền, nhưng đã bị thất bại. Ngoài việc in tiền nhiều màu và nhiều cỡ khác nhau, nhiều nước khác cũng có các chức năng cảm giác trong tiền không tìm thấy được trong tiền Mỹ để hổ trợ người khiếm thị. Tiền Canada có một số nút có thể cảm nhận được trong góc trên phải để cho biết mệnh giá tiền. Ngoài chức năng giúp người dùng phân biệt tiền, việc in tiền nhiều cỡ có một chức năng chống một cách làm tiền giả mà tiền Mỹ đã bị nhiều lần: các người làm tiền giả tẩy trắng mực từ một tờ tiền với mệnh giá thấp (như là 1 đô la) và in lại với mệnh giá cao hơn (như là 100 đô la). Hiện đang có đề nghị được đưa ra để làm tờ 1 đô la và 5 đô la một inch ngắn hơn và nửa inch thấp hơn; tuy nhiên, giải pháp này không hoàn thiện vì có 7 đơn vị tiền mà chỉ có 2 cỡ tiền giấy. Đối với các đồng USD mang các series năm phát hành từ 1996 đến nay, chữ cái đặc trưng và con số của NH nằm dưới dãy series số hiệu góc bên trái mặt trước của tờ bạc. Các loại USD phát hành trước năm 1990 không có ký hiệu bóng chìm, nhưng từ năm 1990 đến nay có thêm ký hiệu bóng chìm là ảnh chân dung tổng thống theo từng loại mệnh giá. Mỗi đồng USD đều có thêm dây bảo hiểm dạng chữ và số trên bề mặt. Dây bảo hiểm (DBH) được nhuộm màu phát quang, dưới ánh đèn cực tím sẽ phát sáng các màu khác nhau: 100USD phát màu đỏ, 50USD màu vàng, 20USD màu xanh lá cây... Tất cả các loại USD đều có các sợi tơ màu đỏ và xanh nước biển quyện trong giấy. Các sợi tơ màu bảo hiểm và tơ phát quang được đưa vào giấy trong quá trình chế tạo giấy (trước đây được thực hiện theo phương pháp rắc trên bề mặt giấy tiền khi còn ướt để các sợi tơ bám dính tự nhiên, hiện nay phương pháp này chỉ được những kẻ in tiền giả thực hiện). USD được in từ 3 loại mực: Mực từ tính, mực phát quang và mực phản ứng dung môi (mực tự huỷ, là loại mực được trộn thêm một số hoá chất tạo ra khả năng phản ứng khi tiếp xúc với các dung môi, sẽ tự huỷ các hoạ tiết để bảo vệ tờ giấy bạc trước việc tẩy, sửa các hoạ tiết trên tờ giấy bạc của bọn tội phạm). Ngoài ra, tờ USD thật còn có các đặc điểm bảo hiểm khác như có dải băng quang học, khi tờ bạc được quan sát dưới luồng sáng, trên bề mặt sẽ xuất hiện một dải băng rực rỡ lấp lánh với các hình hoa văn, con số mệnh giá và ký hiệu tiền tệ; các dòng chữ hay số siêu nhỏ in theo phương pháp intaglio có khả năng chống giả rất cao; phoi quang học chống giả hologram (là những tem nhiều lớp màu sắc và hình ảnh khác nhau trên cùng một diện tích được chế tạo một cách tinh vi từ bột kim loại và bột gốm, được gắn trên bề mặt tờ bạc để điểm định vị bằng phương pháp ép nóng nhằm tăng khả năng bảo vệ tờ giấy bạc. Các họa tiết này sẽ thay đổi nếu chuyển góc nhìn từ thẳng sang nghiêng và ngược lại Ngoài việc quan sát mực in, sợi tơ bảo hiểm, hình dập nổi... trên tờ bạc, chúng ta có thể phân biệt tiền giả qua các đặc điểm sau: Tiền giả không được in bằng phương pháp intaglio nên các hoạ tiết không được khắc lõm, mà trơn nhẵn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan