Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự án kinh doanh tàu du lịch...

Tài liệu Dự án kinh doanh tàu du lịch

.DOCX
40
460
141

Mô tả:

lập dự án kinh doanh và quản trị rủi ro
DỰ ÁN KINH DOANH MỤC LỤC I. MỞ ĐẦẦU ................................................................................................................................................ 3 1. Lý do chọn đềề tài: .............................................................................................................................. 3 2. Nội dung nghiền cứu:........................................................................................................................ 3 II. TỔNG QUAN VỀẦ THỊ TRƯỜNG............................................................................................................... 3 1. Thuận lợi: .......................................................................................................................................... 3 2. Khó khăn ........................................................................................................................................... 4 3. Khăắc phục .......................................................................................................................................... 5 III. TIỀẦM NĂNG TẠI HÒN TĂẦM .............................................................................................................. 6 1. Khái quát huyện đảo Hòn Tăềm ........................................................................................................ 6 2. Tiềềm năng du lịch: ............................................................................................................................. 6 3. Phát triển các loại hình du lịch .......................................................................................................... 8 4. Đốắi thủ cạnh tranh: ......................................................................................................................... 15 5. Kềắt luận: .......................................................................................................................................... 16 IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ ............................................................................................................................. 16 1. Tuân thủ theo Nghị định sốắ 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ. ........... 16 2. Quy định các yều câều kyỹ thuật và bảo vệ mối trường đốắi với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đềm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi ................................................................................................................... 18 V. BẢN VẼẼ VÀ ĐIỀẦU KIỆN GIẢ ĐỊNH ĐẦẦU TƯ ........................................................................................... 24 1. Bản veỹ.............................................................................................................................................. 24 2. Điềều kiện giả định đâều tư (PHỤ LỤC BẢNG TÍNH ẼXCẼL) ................................................................ 25 VI. BẢN KỀẾ HOẠCH KINH DOANH ......................................................................................................... 25 1. Tóm tăắt dự án: ................................................................................................................................ 25 2. Mố tả dự án: ................................................................................................................................... 25 3. Khách hàng mục tiều:...................................................................................................................... 25 4. Mục tiều: ......................................................................................................................................... 25 5. Kềắ hoạch đâều tư và kinh doanh: ..................................................................................................... 26 VII. CÁC BẢNG TÍNH VÀ XÁC ĐỊNH CÁC NGƯỠNG NGUY HIỂM CỦA DỰ ÁN ........................................ 28 (Phụ lục) ...................................................................................................................................................... 28 VIII. PHẦN TÍCH CÁC RỦI RO ĐẦẦU RA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH .................................................... 28 1. NGUỒẦN CUNG VỀẦ NGUYỀN LIỆU CHỀẾ BIỀẾN:.................................................................................... 28 1 QUẢN TRỊ RỦI RO 2. ĐỘI NGŨ NHẦN SỰ TRỀN TÀU: ....................................................................................................... 28 3. CÁC RỦI RO VỀẦ MỒI TRƯỜNG THIỀN NHIỀN .................................................................................. 29 a. RỦI RO: ............................................................................................................................................ 29 4. RỦI RO VỀẦ TỶ GIÁ ............................................................................................................................ 29 b. GIẢI PHÁP: ....................................................................................................................................... 29 5. VỀẦ LƯỢNG KHÁCH ĐỀẾN HÒN TĂẦM:............................................................................................... 29 6. CẠNH TRANH TỪ ĐỒI THỦ HIỆN TẠI: .............................................................................................. 31 7. CÁC ĐỒẾI THỦ CẠNH TRANH TIỀẦM NĂNG: ....................................................................................... 31 8. RỦI RO VỀẦ CHÍNH QUYỀẦN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH:............................................................ 31 9. CHẦẾT LƯỢNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ: ............................................................................................... 32 IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 34 X. PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. 35 1. NHẬT KÝ CỒNG TÁC ........................................................................................................................ 35 2. PHỤ LỤC BẢN VẼẼ ............................................................................................................................. 37 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Du lịch từ lâu đã trở thành một mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới, và đây cũng là một trong những ngành đóng góp một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay do nhu cầu khách đa dạng nên để đáp ứng được nhu cầu cảu người khách du lịch thì đã có rất nhiều loại hình du lịch được mở ra, như: du lịch Homestay, du lịch Mice, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa, du lịch biển…. Ở đây, bài luận nghiên cứu sâu về tiềm năng du lịch biển qua hình thái: Tàu Du Lịch, địa điểm phát triển dự án cụ thể là Huyện Đảo Hòn Tằm. 2. Nội dung nghiên cứu: a. Mô tả hình thức kinh doanh: Kinh doanh dịch vụ tàu du lịch tại đảo Hòn Tằm. Dịch vụ bao gồm nhà hàng, trên tàu và dịch vụ vui chơi trên đảo (lặn biển, bar trên mặt nước, du ngoạn đảo…), cho du khách vui chơi, vòng quanh đảo H ò n T ằ m sau đó quay về cảng. Ăn trưa, ăn tối và nghỉ ngơi trên tàu. Ngoài ra còn kinh doanh dịch vụ tiệc cưới, hội nghị… trên tàu. b. c. d. II. Đối tượng nghiên cứu: Ngành du lịch biển: Du lịch tàu biển Việt Nam. Tiềm năng Du lịch tàu biển tại Hòn Tằm. Sức cạnh tranh với đối thủ trong và ngoài ngành. Phạm vi nghiên cứu: Tại địa phương Hòn Tằm. Kết nối Quốc Tế. Phương pháp nghiên cứu: PP tiếp cận thu thập thông tin. PP nghiên cứu tài liệu. PP phi thực nghiệm. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG 1. Thuận lợi: Ngày nay khi mà ngành vận tải biển ngày càng phát triển với những con tàu vận tải có trọng lượng lớn ngày càng nhiều thì cũng với nó nhu cầu đi du lịch biển của du khách ngày càng tăng. Các tour du lịch bằng đường biển cũng phát triển rất đa dạng: từ bình dân đến cấp cao, từ ngắn ngày đến vài ba tháng, từ một điểm tham quan tới hành trình vòng quanh thế giới…, với rất nhiều dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, chỉ có những con tàu tiện nghi hiện đại, có sức chứa lớn, cũng cả một hệ thống dịch vụ mua sắm, làm đẹp, ăn uống, gỉải trí… có sức lôi cuốn du khách đến với loại hình du lịch này. Nắm bắt được xu hướng này các hãng vận tải đã mở rộng hành trình của mình ra nhiều khu vực trên Thế Giới, trong đó Châu Á đã trở thành một thị trường quan trọng, như là một mảnh đất hứa hẹn điều mới lạ cho khách thích đu du lịch đường biển, chính vì vậy chiến lược tranh giành khách trong tương lai không xa sẽ diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết. Cạnh tranh này diễn ra trong ngành Du lịch Tàu biển từ những dịch vụ bổ sung mới như du lịch hội nghị, du lịch khám phá, du lịch sự kiện … 2. Khó khăn Tuy nhiên du lịch tàu biển ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các hang tàu biển và du khách. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ chưa có một chiến lược phát triển du lịch tàu biển làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển du lịch tàu biển tỏng từng thời kỳ, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO nhắm phát huy tối đa tiềm năng du lịch biển VN. Mặt khác do các cảng biển của nước ta đều là cảng hàng hóa, chưa có cảng hành khách phục vụ cho việc đón khách tàu biển. Nhiều tàu biển có trọng tài lớn không vào được do thềm lúc địa của chúng ta nông và các thiệt bị tại cảng còn hạn chế, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các hãng tàu không muốn đưa khách vào VN, Vì muốn đưa khách vào thì phải thông qua một tàu nhỏ đưa khách vào, con tàu chính đậu ngoài khơi, việc này gấy bất tiện cho việc đi lại nghỉ ngơi của khách. Bên cạnh đó, dịch vụ cảng biển còn hạn chế do vậy không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch tàu biển. Các dịch vụ vui chơi giải trí và bán hàng còn mang tính tự phát chưa có chiến lược và cách thức kinh doanh chuyên nghiệp, nên còn tình trạng lộn xộn ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch VN. Do đặc điểm là khách du lịch biển là đi với số lượng đông tham quan theo nhiều chương trình riêng do họ thườn đi trong một khoảng thời gian dài. Trong khi đó, du lịch VN còn thiếu nhiều phương tiện vận chuyển, thiếu các du thuyền chất lượng cao cũng như đội ngũ hướng dẫn viên sử dụng ngoại ngữ thông dụng ít, trong khi những người có trình độ ngoại ngữ tốt thì kinh nghiệm và kỹ năng còn hạn chế do đó ảnh hưởng tới việc án tour trên tàu và thực hiện cho khách tham quan VN. Không chỉ có vấn đề về càng biển, đội ngũ hướng dẫn viên không đáp ứng nhu cầu, có thể nói còn một vấn đề đnags được quan tâm đó là sản phẩm du lịch còn đơn điệu, ít được đổi mới nên chưa hấp dẫn được khách du lịch; chất lượng của các dịch vụ ăn uống, mua sắm, tham quan, giải trí tại cảng và tại nhiều nơi chưa hấp dẫn được khách nên khách đến. Ngoài ra vấn đề an toàn cũng là một vấn đề ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các chương trình du lịch. Vấn đề này không phải là nước ta không đảm bảo an ninh mà do vấn đề tốc độ của các phương tiện trên tuyến quốc lộ và cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện do vậy các hãng du lịch thường không tổ chức các tour du lịch xa cảng đến. Ngoài những vấn đề trên thì còn một vấn đề mà luôn gây đau đầu cho những doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài nước; đó là môi trường tại cảng và các điểm tham quan du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Chính điều này đã khiến các công ty lữ hành rất lo lắng khi đưa khách tời nới đây. Hơn thế nữa, công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch biển VN trên thị trường quốc tế còn yếu. Hầu như Du lịch VN chưa tham gia vào các hội nghị, hội chợ về du lịch tàu biển trên TG. Do đó hình ảnh du lịch tàu biển ở nước ta còn rất mờ nhat trên thị trường Quốc Tế. 3. Khắc phục Vậy một câu hỏi lớn đặt ra với ngành du lịch biển nói riêng và chúng ta nói chúng là làm gì và làm như thế nào để có thể phát triển ngàn du lịch biển, và hình ảnh du lịch tàu biền có thể được nhiều người trên TG biết đến. Hơn thế nữa là chúng ta có thể trở thành điểm lý tưởng của các hãng tàu biển trên TG. Để tăng cường thu hút khách du lịch tàu biển, cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển du lịch biển trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tăng cường thiết lập mối quan hệ với các hãng tàu lớn đêt hu hút sự quan tâm của họ tới, có kế hoạch nghiên cứu, xây dựng, chào bán các chương trình du lịch tàu biển cho khách chu đáo. Đẩy mạnh công tác nghien cứu thị trường khách du lịch tàu biển; tham gia các hội chợ về du lịch tàu biển lớn.. để hu hút khách; nghiên cứu mở văn phòng đại diện tại nước ngoài quang khu vực nhằm hỗ trợ nghiên cứu thị trường và tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch tàu biển tại những thị trường này; tăng cường quảng bá trên các kênh truyền hình lớn về du lịch; sản xuất các ấn phẩm về du lịch biển theo hướng chuyên nghiệp hơn. Mặt khác do cảng biển đa phần là hàng hóa do vậy chúng ta cần đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cáng biển chuyên dụng dành cho việc đón khách du lịch tàu biền, có ga hàn khách hiện đại đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra chũng ta cũng cần có những quy hoạch tổng thể và các chi tiết cá điểm du lịch biển nổi tiếng của VN theo hướng phát triển các khu du lịch cao cấp, kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan, hệ thống dịch vu lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí đa dạng, chất lượng cao, đội ngũ nhận viên phục vụ chuyên nghiệp, cởi mở, hiếu khách. Đối với khách du lịch biển cần có chính sách thị thực mềm dẻo, áp dụng chính sách thị thực miễn phí, kể cả với những khách đến bằng đường biển và xuất cảnh. Đồng thời cần có những chính sách khuyến khích sự phát triển các trung tâm mua sắm hiện đại tại các cảng biển. Một số vấn đề cần phải được giải quyết ngay đó là vấn đề vệ sinh môi trường. Chúng ta cần có công tác tuyên truyền vận động giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái ở các cảng biển và các điểm tham quan du lịch, đảm bảo tài nguyên phát triển bền vững. Bên cạnh những giải pháp này thì chũng ta cũng nên mở các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên đồng thời cho cả những người dân sống ở những cùng này để cho họ thấy được lợi ích của học để từ đó họ sẽ hiểu và có những giải pháp đẻ bảo vệ và giữ gìn. Với sự phát triển của loại hình du lịch tàu biển như hiên nay thì trong tương lai không xa VN sẽ trở thành điểm đến của các hãng du lịch TG. Và chúng ta hi vọng rằng VN sẽ trở thành một trong những nược có loại hình du lịch biển phát riển và có vị thể trên Thế Giới. III. TIỀM NĂNG TẠI HÒN TẰM 1. Khái quát huyện đảo Hòn Tằm Hòn Tằm hấp dẫn du khách bởi hình ảnh rừng nhiệt xanh tươi, bãi biển trong xanh, bãi cát trải dài, nhìn xa hòn đảo có vẻ đẹp tuyệt hảo giữa dòng nước biển trong xanh và mát dịu khiến vẻ đẹp của bãi biển càng trở nên hấp dẫn hơn. Hòn Tằm có diện tích rộng 110 ha nằm trong vịnh Nha Trang bốn mùa nước biển trong xanh, đầy nắng và gió, Hòn Tằm nằm cách đất liền khoảng 7 km về phía Đông Nam của thành phố Nha Trang. Đến với Hòn Tằm điều thú vị nhất đối với du khách là được thả mình trên bãi cát vàng đầy nắng gió hay ngắm hoàng hôn đỏ rực rang chiều để xua đi những cái không khí ồn ào của nơi đồ thị phồn vinh. 2. Tiềm năng du lịch: Với vị trí đặc biệt quan trọng, nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú. Hòn Tằm có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, vững chắc ngành du lịch. a) Tiềm năng du lịch tự nhiên: Hòn Tằm có các lợi thế cạnh tranh để xây dựng khu du lịch quy mô bậc nhất Việt Nam. Khí hậu Khí hậu Hòn Tằm mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4m/s, có khi lên đến 24m/s, độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 (35oC). Đây chính là mùa du lịch, du khách thích đến Hòn Tằm vào thời điểm này vì đây là thời điểm có thể tham gia được nhiều hoạt động du lịch ngoài trời như: lướt sóng, thuyền buồm, tắm nắng, tắm biển, lặn, thả dù... Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ gió trung bình 4,5m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao (85 - 90%). Lượng mưa trung bình 414mm/tháng. Lượng mưa trong mùa này là nguồn nước ngọt chủ yếu cung cấp cho cư dân trên đảo. Nhìn chung, khí hậu Hòn Tằm nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động. Do đó, Hòn Tằm có lợi thế cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế. Sinh vật biển: Biển Hòn Tằm có 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rặng san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài cỏ biển (trong đó 9 loại đã được ghi nhận), có nhiều loài quan trọng như trai tai tượng, ốc đun cái. Các bãi san hô luôn là sức hút đối với những khách du lịch thích khám phá những sinh vật dưới lòng đại dương. Bãi biển: Bao bọc xung quanh Hòn Tằm là biển với tổng chiều dài 150km. Có những bãi tắm đẹp như với những ghềnh đá nhô ra bờ biển như mũi Dinh Cậu, mũi Ông Đội. Ở vị trí xa đất liền, xa các khu công nghiệp nên chất lượng nước biển, bãi tắm của Hòn Tằm hơn hẳn những nơi khác. Rừng: Có nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng, như: hệ sinh thái rừng cây nguyên sinh cây họ Dầu, hệ sinh thái rừng trên núi đá, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng Tràm… Thành phần thực vật, động vật ở vườn quốc gia Hòn Tằm rất phong phú và đa dạng: khoảng 470 loại thực vật cao, 150 loại động vật hoang dã, có nhiều động thực vật quý hiếm, có giá trị đặc hữu. Sinh cảnh chung của rừng Hòn Tằm hiện nay có thể được coi là một trong những nơi hấp dẫn nhất Nam Bộ. b) Tiềm năng du lịch nhân văn: Văn hóa phi vật thể: Hòn Tằm không chỉ nổi tiếng là một hòn đảo có cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn là một vùng đất mang đậm màu sắc văn hóa dân gian với những truyền thuyết, ca dao, dân ca, tín ngưỡng... Có nhiều đình chùa, miếu mạo, thờ cúng những vị thần có công khai đảo và những vị anh hùng đã được dân gian thần thánh hóa (như: cúng bà Kim Giao, cúng cầu an ở đình Dương Đông, cúng cô Sáu, cúng giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực...). Nét đặc sắc của văn hóa phi vật thể ở đảo Hòn Tằm là mảng truyền thuyết. Hầu hết các địa danh du lịch trên đảo đều gắn với một vài truyền thuyết, như truyền thuyết về sự ra đời của đạo Cao Đài, về vua Gia Long - Nguyễn Ánh, về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực… Có thể nói rằng, du khách đến đây đều rất hứng thú khi được nghe những mẫu chuyện li kì về “hồn thiêng sông núi”, dân dã mà cao siêu, đời thường mà thoát tục. Văn hóa vật thể: - - Cấu trúc nhà cổ ở Hòn Tằm: Nhà cổ Hòn Tằm giống như nhà rông ở Tây Nguyên, dạng nhà sàn, nhưng nó lại mang những nét riêng của nhà sàn vùng sông nước miền Tây Nam Bộ như: nhà sàn trong vườn, bên bờ sông, bờ rạch, bờ biển. Mục đích của nhà sàn ở Hòn Tằm không phải để tránh thú dữ như vùng miền núi mà là để tránh cát thổi, tránh côn trùng, vì vậy cấu trúc nhà sàn nơi đây đơn giản hơn. Hiện nay, Hòn Tằm có ngôi làng cổ (với khoảng 15 căn nhà), mọi sinh hoạt trong làng nguyên sơ từ nhà ở đến ăn uống, ứng xử vẫn giữ được nét điển hình truyền thống của cư dân bản địa rất độc đáo. Nghệ thuật ẩm thực: Không thể thống kê hết các món ăn đặc sản ở Hòn Tằm. Ẩm thực của Hòn Tằm là điểm gặp gỡ, giao thoa cách chế biến của các dân tộc Việt Hoa - Khmer tạo nên hương vị độc đáo khó lẫn với nơi khác. Nét đặc sắc rất Hòn Tằm là ở chỗ: Những sản phẩm ấy không chỉ là sự ưu đãi của thiên nhiên mà cao hơn đó chính là ở bàn tay nhào nặn, chế biến đạt đến trình độ điêu luyện của con người sở tại. Với du khách, điều quan trọng mà họ muốn chiêm ngưỡng chính là quy trình làm ra sản phẩm và tài nghệ của các nghệ nhân. 3. Phát triển các loại hình du lịch a) Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch: Hòn Tằm có các sân chơi: bóng đá, bóng chuyền trên bãi cát. Ngoài việc tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ, du khách còn có thể tham gia các loại hình giải trí hấp dẫn như leo núi, thám hiểm rừng, chèo thuyền, bơi thuyền buồm, câu cá, săn bắt dưới nước hoặc thể hiện lòng can đảm bằng các môn thể thao cảm giác mạnh như bay dù, lướt ván, mô tô nước... và đặc biệt khám phá thế giới dưới đại dương bằng các tour lặn biển. Nằm về phía Tây Nam Hòn Tằm chừng 10 phút leo núi là bãi Thiên Nga rất hoang sơ với thảm cát óng mịn và những gộp đá. Nơi đây đang được đầu tư để xây dựng đường leo núi, đường đua xe đạp địa hình, nuôi một số loài chim, thú và tổ chức cho du khách săn bắn... Đến Hòn Tằm, du khách có thể thưởng thức nhiều loại hải sản tươi ngon, giá cả phải chăng. Từ Hòn Tằm, có thể nhìn thấy cả thành phố Nha Trang về hướng Bắc và bán đảo Cam Ranh về phía Nam Du lịch sinh thái: Theo đánh giá của ông Seth D. Wennick, Tổng Lãnh sự Hoa Kì tại TPHCM: “Hòn Tằm là nơi tuyệt vời, chưa bị tàn phá bởi con người, vì vậy, rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái”. Du lịch sinh thái ở Hòn Tằm được tổ chức thành các tour tham quan, du ngoạn. Các loại hình du lịch như: du lịch tắm biển; du lịch ngắm thiên nhiên; du lịch khám phá đảo; du lịch sinh thái khám phá văn hóa và sản phẩm địa phương. Đây là loại hình du lịch mà hầu như tất cả du khách khi đến với Hòn Tằm đều tham gia theo tour. Chất lượng của tour du lịch này về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của du khách; vì vậy, số lượt khách tham gia loại hình du lịch sinh thái đã không ngừng tăng trong thời gian qua. Du lịch nghỉ dưỡng: Đây là loại hình cao cấp, mới được hình thành ở Hòn Tằm song có tốc độ phát triển nhanh với những loại hình như: nghỉ dưỡng tuần trăng mật, du lịch nghỉ dưỡng và spa, du lịch chữa bệnh… Có thể nói rằng, không chỉ du khách quốc tế có nhu cầu nghỉ dưỡng tại các Resort & Spa vùng biển, mà du khách Việt Nam cũng vậy. Họ ngày càng thích đến các Resort & Spa để nghỉ dưỡng với gia đình, hưởng tuần trăng mật, kết hợp tổ chức hội nghị và du lịch đối với các công ti. Đặc biệt, số lượng khách du lịch nghỉ dưỡng tại Hòn Tằm thường tăng cao vào các ngày lễ. Du lịch thể thao biển: Đây là loại hình du lịch có tiềm năng phát triển, nhưng thực sự còn mới mẻ đối với du khách và cả nhà làm du lịch. Một số hoạt động tiêu biểu: lặn ngắm san hô, câu cá, thuyền buồm, lướt sóng, các trò chơi trên biển, leo núi dã ngoại. Đối tượng tham gia là những người thích cảm giác mạnh (thường là giới trẻ), các doanh nghiệp, các vận động viên chuyên và không chuyên. Tuy nhiên, các trò chơi thể thao phục vụ du khách còn nghèo nàn, chưa đủ sức để giữ chân du khách. Du lịch khám phá: Du khách đến với Hòn Tằm ngoài tham quan, nghỉ dưỡng còn vì mục đích nghiên cứu, khám phá. Với các loại hình du lịch như: khám phá đảo hoang, dã ngoại thám hiểm, thám hiểm rừng nguyên sinh, lặn ngắm san hô… Đối tượng du khách là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, du khách thích khám phá, ưa mạo hiểm. Ngoài các loại hình du lịch nêu trên, Hòn Tằm còn phát triển các loại hình du lịch khác, như: tham quan thắng cảnh, hội nghị, hội thảo, săn bắn thú hoang dã, mua sắm, tàu biển, nghỉ cuối tuần của khách quốc tế trong khu vực… Tất cả các loại hình trên đã góp phần tạo nên sự đa dạng các sản phẩm du lịch, thúc đẩy du lịch đảo Hòn Tằm ngày càng phát triển. c) Đánh giá chung về các hoạt động du lịch vốn có của Hòn Tằm: Về loại hình: Du lịch Hòn Tằm chỉ thực sự được quan tâm, đầu tư phát triển vào những năm cuối thế kỉ XX song đã hình thành một số loại hình du lịch, như: sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, nghiên cứu khám phá… Trong đó, có một số loại hình mới đưa vào khai thác (du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng) nhưng đã khẳng định ưu thế vượt trội của mình so với các điểm du lịch khác. Ngành du lịch Hòn Tằm đã có những chiến lược khai thác các loại hình du lịch vốn có, mở rộng thêm các loại hình mới nhằm tạo thêm nhiều điểm du lịch, tuyến du lịch. So sánh giữa tiềm năng và thực trạng khai thác các loại hình du lịch hiện nay, thiết nghĩ du lịch Hòn Tằm cần mở rộng thêm một số loại hình mới như du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch mua sắm, du lịch tàu biển, du lịch cuối tuần… và cần đầu tư nâng cấp các loại hình vốn có, đi vào khai thác theo chiều sâu các loại hình: du lịch lặn ngắm san hô, du lịch thám hiểm, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao. Tất cả các loại hình trên sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng các sản phẩm du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển, đưa Hòn Tằm trở thành điểm đến hấp dẫn trong thế kỉ XXI. Chất lượng phục vụ du lịch: Du lịch Hòn Tằm đang tiến đến phát triển theo chiều sâu. Các loại hình du lịch đa dạng và phong phú hơn, quy cách phục vụ ngày càng mang tính chuyên nghiệp, từng bước đáp ứng được nhu cầu về điểm đến, hành trình chuyến đi, chất lượng phục vụ ăn, ngủ cũng như các dịch vụ khác. Tuy nhiên, du lịch Hòn Tằm vẫn còn một vài hạn chế như: cơ sở lưu trú chưa đồng bộ và không đủ sức chứa vào mùa du lịch… Số lượng khách du lịch: Lượng khách du lịch đến Hòn Tằm tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2004 Hòn Tằm đón và phục vụ 295.000 lượt khách trong đó khoảng 35% là khách quốc tế. Dịp lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần số lượng du khách đến đây có thể lên đến 2.500-3.000người/ngày. Đây là nguồn thu lớn cho địa phương. Hòn Tằm là "Một trong những điểm đến được hài lòng nhất năm 2004, 2005" do người tiêu dùng bình chọn. Khách nội địa: Khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 80%) trong tổng số khách nội địa đến Hòn Tằm. Họ đi du lịch quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào dịp hè, các ngày nghỉ cuối tuần, các lễ hội… Khách du lịch công vụ thường kết hợp công tác với du lịch, loại hình du lịch này diễn ra quanh năm; trong khi đó, du lịch với mục đích chữa bệnh chiếm tỉ lệ thấp hơn. Về cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa: Nguồn khách du lịch nội địa đến Hòn Tằm chủ yếu từ TPHCM, miền trung và các tỉnh phía Bắc. Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số khách du lịch đến với Hòn Tằm . Khách quốc tế: Hòn Tằm có nhiều lợi thế thu hút khách du lịch quốc tế, chủ yếu là Việt kiều về thăm quê hương, nhóm du khách này gia tăng nhanh và có nhu cầu quay lại Hòn Tằm. Về cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế: Hầu hết khách quốc tế đến Hòn Tằm với mục đích chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa bản địa. Thị trường khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mĩ (như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kì, Canada…) chiếm 70%, Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm 18,2%, khu vực ASEAN (như Thái Lan, Malaysiar, Indonesia, Cambodia…) chiếm 6,8% (xem biểu đồ 2). * Nhận xét chung Tuy số lượng khách đến Hòn Tằm còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng, tỉ trọng khách quốc tế còn thấp, thời gian lưu trú của khách chưa nhiều, chi tiêu cho mua sắm, vui chơi giải trí chưa cao nhưng đánh giá về chỉ tiêu thu hút khách những năm gần đây đều tăng: Giai đoạn 2000 - 2005, tổng lượt khách đến Hòn Tằm tăng bình quân 48,34%/năm (so với cả tỉnh là 12,02%/năm), năm 2010 đạt 31%/năm tổng lượt khách du lịch trên toàn tỉnh. Thời gian lưu trú bình quân của du khách tăng lên: Giai đoạn từ 2000 - 2005 là 1,9 ngày/lượt khách, 2005 - 2010 là 2,1 ngày/lượt khách, dự báo giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 2,5 - 3 ngày/lượt khách. Doanh thu từ du lịch: Năm 2010, GDP thương mại và du lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 647 tỉ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 3,16 lần so với năm 2005. Doanh thu từ du lịch đạt 447.144,22 triệu đồng, tăng 3,29 lần so với 2005. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ khách quốc tế chiếm 65,1% và khách trong nước chiếm 34,9%. Theo kế hoạch phát triển Hòn Tằm 2010 - 2015, dự kiến vào năm 2015 tổng số lượt khách đến Hòn Tằm là 500.000 lượt khách. Khách du lịch đến Hòn Tằm ngày càng tăng dẫn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ, khả năng tạo việc làm cũng tăng theo. Trong vòng 6 năm (2005 - 2010), khách du lịch quốc tế đến Hòn Tằm tăng gần 400%, khách du lịch nội địa tăng 132%. Đó vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn cho Hòn Tằm, khi mà công tác chuẩn bị cơ sở vật chất kĩ thuật, con người, chính sách… còn chưa theo kịp. 4. Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường Tàu Du Lịch, các hãng như: Nha Trang Holiday, Sanhoviet, Tramhuongtourist, … với các gói tour tại Nha Trang; các công ty này kinh doanh bằng cách bán gói dịch vụ cho khách đoàn. Các tour trên thường với lộ trình đi qua các địa điểm là các đảo khác nhau. http://sanhoviet.vn/ve-hon-t%E1%BA%B1m-nha-trang-2013/, http://nhatrangholiday.net/diendan/showthread.php?t=1214, http://www.tramhuongtourist.com/en/home.html. Hay có thể kể đến các hãng Du Lịch One Travel International, Blue Ocean Tours… với các tour nước ngoài thượng hạng, thường hay phối hợp với chương trình nghỉ dưỡng, trả thưởng cho nhân viên cấp cao, đối tượng giàu có nhu cầu. http://thegioidulich.com/tour-du-thuyen-5-sao, http://www.blueoceantours.net/ Thì trong hai thị trường trên, chưa có thị trường nào chính thức kinh doanh rộng rãi, chuyên sâu về hình thức Tàu Du Lịch tại một địa điểm. Đặc biệt hơn nữa là ngay tại thị trường Hòn Tằm sơ khai. Nơi có hội tụ rất nhiều điểm du lịch, dịch vụ thu hút nếu kinh doanh đúng cách, Hòn Tằm vẫn chưa được biết tới là điểm tham quan Tàu Du Lịch từ góc nhìn của khách hàng trong nước cũng như nước ngoài. Có thể thấy Kinh Doanh Tàu Du Lịch tại địa bàn huyện đảo Hòn Tằm còn khá mới mẻ, nhiều tiềm năng cần được chú ý khai thác. 5. Kết luận: Hòn Tằm có vị trí đặc biệt và nhiều lợi thế so sánh để phát triển du lịch như: bãi biển đẹp còn hoang sơ, thảm thực vật phong phú đa dạng, con người nơi đây hiền hòa mến khách, có nhiều nét văn hóa đặc sắc... Việc khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, có xu hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Hòn Tằm nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Sự phát triển đa dạng các loại hình, các sản phẩm du lịch trong thời gian qua đã thu hút khách du lịch đến với Hòn Tằm nhiều hơn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội huyện đảo theo hướng tích cực. IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ 1. Tuân thủ theo Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ. Các nội dung chủ yếu của Nghị định: Nghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, bao gồm: Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa; điều kiện hoạt động của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện; quản lý hoạt động tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài và phương án bảo đảm an toàn khi vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng. Đối tượng áp dụng của Nghị định này là tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa tại Việt Nam. Nghị định xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trong một số trường hợp đặc biệt, trong đó, có quy định về : + Đối với những tuyến luồng đường thủy nội địa đã được phê duyệt quy hoạch, việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa phải căn cứ vào cấp kỹ thuật đường thủy nội địa theo quy hoạch để thực hiện. + Khi lập dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng tuyến đường thủy nội địa, chủ đầu tư dự án phải căn cứ vào quy hoạch hệ thống đường thủy nội địa để xác định rõ cấp kỹ thuật của tuyến đường thủy nội địa, đồng thời xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc chỉ giới sau khi hoàn thành dự án. * Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa phải có đủ 5 điều kiện chung. 5 điều kiện chung gồm: 1- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải thủy nội địa. 2- Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh. 3- Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. 4- Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh). 5- Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba. 7 điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định Theo Nghị định, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải bảo đảm 7 điều kiện: 1- Có đủ các điều kiện chung quy định nêu trên. 2- Có văn bản chấp thuận tuyến hoạt động và phương án khai thác tuyến của cơ quan có thẩm quyền nơi đơn vị kinh doanh nộp đơn đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục đăng ký tuyến hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định. 3- Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. 4- Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác. 5- Có nơi neo đậu cho phương tiện phù hợp với phương án khai thác tuyến và bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định. 6- Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo. Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch Trong đó, đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngoài phải đáp ứng đủ 5 điều kiện chung còn phải đáp ứng các điều kiện: Phương tiện phải được cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định có liên quan của pháp luật về du lịch. Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2015. (Nguồn: Nghị định 24/2015/ NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015) 2. Quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi Điều 5. Vật liệu 1. Vật liệu thép, nhôm, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, gỗ, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép dùng để đóng tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu về vật liệu nêu trong các quy phạm tương ứng mà tàu phải áp dụng. 2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, không đóng mới thân tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi bằng vật liệu gỗ hoặc hoán cải các tàu vỏ gỗ có công dụng khác thành tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi. Điều 6. Kết cấu tàu và trang thiết bị 1. Kết cấu thân tàu của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu về kết cấu thân tàu khách đối với từng vật liệu nêu trong các Quy phạm tương ứng mà tàu phải áp dụng. 2. Trang thiết bị của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Phần Trang thiết bị của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005 và các yêu cầu trong các quy phạm tương ứng mà tàu phải áp dụng. Điều 7. Hệ thống máy tàu Hệ thống máy tàu của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Phần Hệ thống máy tàu của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005 và các yêu cầu đối với hệ thống máy tàu nêu trong các quy phạm mà tàu phải áp dụng. Không sử dụng máy bộ đã thủy hóa làm máy chính của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Đối với các tàu có trang bị máy bộ đa thủy hóa làm máy chính của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải thay đổi máy chính cho phù hợp với quy định tại Thông tư này. Điều 8. Trang thiết bị điện Trang thiết bị điện của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Phần Trang bị điện của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005 và các yêu cầu đối với trang bị điện nêu trong các quy phạm mà tàu phải áp dụng. Điều 8. Trang thiết bị điện Trang thiết bị điện của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Phần Trang bị điện của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005 và các yêu cầu đối với trang bị điện nêu trong các quy phạm mà tàu phải áp dụng. Điều 9. Phòng, phát hiện và chữa cháy 1. Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu của Luật Phòng cháy chữa cháy, các yêu cầu nêu trong Phần Phòng phát hiện và chữa cháy của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005 và các yêu cầu nêu trong các quy phạm mà tàu phải áp dụng. 2. Phải có thiết bị tự động báo cháy ở các buồng ở, buồng phục vụ, buồng máy và các trạm điều khiển. Điều 11. Phân khoang 1. Phân khoang của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Phần Phân khoang của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005. 2. Các vách ngang kín nước không được bố trí các cửa dùng vào mục đích làm lối đi lại giữa các khoang. Các khoang phải bố trí tối thiểu một cửa có kích thước 450mm x 600 mm xuống từ boong chính và có lối đi đảm bảo tiếp cận được tất cả các cơ cấu thân tàu. Đối với các tàu vật liệu kim loại, trong trường hợp đặc biệt, nếu phải mở các cửa trên vách ngang thì các cửa đó phải đảm bảo tính nguyên vẹn về độ bền và kín nước của vách ngang. Các cửa phải thường xuyên được đóng và có chỉ báo tình trạng đóng mở nó trên buồng điều khiển. 3. Trường hợp bố trí dằn cứng thì vật dằn phải được cố định vào thân tàu để không dịch chuyển trong quá trình khai thác nhưng phải có khả năng kiểm tra các kết cấu phía dưới khi cần thiết. Điều 13. Trang bị an toàn 1. Số lượng và bố trí trang bị cứu sinh của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu theo các quy định dưới đây: a) Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm phải trang bị phao áo cứu sinh đủ cho 200% số người trên tàu, trong đó 100% số phao được bố trí trong các buồng ngủ và 100% số phao còn lại bố trí trong phòng ăn, phòng bar, tại nơi làm việc một cách phù hợp. Ngoài ra phải trang bị thêm số lượng phao cho trẻ em bằng 10% số lượng khách. Số lượng phao tròn tối thiểu là 8 chiếc, trong đó 4 chiếc có dây ném; mỗi mạn bố trí 04 chiếc, trong đó, 2 chiếc có dây ném. Dụng cụ nổi phải bố trí đủ cho 100% số người trên tàu. b) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải trang bị phao áo cứu sinh đủ cho 100% số người trên tàu và được bố trí trong phòng ngủ, phòng ăn, phòng bar một cách phù hợp. Số phao trẻ em là 30% số lượng khách, số lượng phao tròn tối thiểu là 8 chiếc, trong đó 4 chiếc có dây ném; mỗi mạn bố trí 04 chiếc, trong đó, 2 chiếc có dây ném. c) Ngoài các yêu cầu trên, trang bị cứu sinh của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi còn phải thỏa mãn các yêu cầu được nêu trong Chương 1 Phần 10 Trang bị an toàn của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005. Nếu do đặc điểm bố trí của tàu mà việc tiếp cận các phao cứu sinh không dễ dàng thì phải tăng số lượng phao cứu sinh so với quy định trên. 2. Tín hiệu giao thông a) Tín hiệu giao thông của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải phù hợp với các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và các yêu cầu nêu trong Phần Trang bị an toàn của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005. b) Yêu cầu kỹ thuật của trang bị tín hiệu phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của tín hiệu trên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 30/2004/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Bộ Giao thông vận tải.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan