Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học đt da hsg bm sinh 9 huyen thoi lai 2015 2016...

Tài liệu đt da hsg bm sinh 9 huyen thoi lai 2015 2016

.DOC
6
476
58

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THỚI LAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016 Khóa ngày 27 tháng 12 năm 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC (Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. (3,0 điểm) Ánh sáng cần thiết cho quang hợp, nhưng yêu cầu về ánh sáng của các loài cây không giống nhau. Có những cây ưa sống ở nơi có ánh sáng mạnh; có những cây ưa sống ở nơi có bóng râm. Để quang hợp, cây cần các điều kiện môi trường khác nhau. Với hàm lượng khí cacbônic bình thường của không khí là 0,03% thì cây đã có thể quang hợp được. Nếu hàm lượng khí đó tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi thì sản phẩm quang hợp sẽ tăng. Nhưng nếu tăng lên cao quá (0,2%) cây sẽ bị đầu độc và có thể chết. Dựa vào đoạn thông tin vừa nêu, hãy cho biết: 1. Nếu dựa vào nhu cầu về ánh sáng, các nhà khoa học đã chia thực vật thành những nhóm nào? Mỗi nhóm cho ví dụ minh họa. 2. Để quang hợp được, cây cần những điều kiện nào? Hãy phân tích mối tương quan giữa quá trình quang hợp của cây và nồng độ khí cacbônic trong không khí. Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày tóm tắt vai trò có ích của vi khuẩn theo bảng sau: Vai trò của vi khuẩn đối với Ví dụ Cây xanh: Con người: Công nghệ sinh học: Tự nhiên: Câu 3. (1,5 điểm) Nêu tóm tắt các đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động ở người. Từ đó, hãy nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Câu 4. (1,5 điểm) Nêu đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp Chim. Lớp chim có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người? Câu 5. (4,0 điểm) 1. Dựa vào diễn biến chính của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân, hãy giải thích vì sao nói “Giảm phân thực chất là quá trình phân bào giảm nhiễm”? 2. Một tế bào sinh dục sơ khai ở gà trống (2n = 78) sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 19890 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con được tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân cho tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%; của trứng là 50%. Theo lí thuyết, hãy xác định: 2.1. Số lượng tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh. 2.2. Để hoàn tất quá trình thụ tinh, môi trường đã phải cung cấp bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng các tế bào sinh trứng được tạo ra từ một tế bào sinh dục cái ban đầu. Câu 6. (4,0 điểm) -1- 1. Nguyên tắc bổ sung (trong phân tử axit nucleotit) là gì? Hệ quả chính của nguyên tắc bổ sung. 2. Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Bb), mỗi gen đều có 90 vòng xoắn. Gen trội B có 600 liên kết hiđrô giữa các cặp A-T; gen lặn b có 1950 liên kết hiđrô. 2.1. Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên. 2.2. Khi cặp nhiễm sắc thể đang xét không phân li ở lần phân bào thứ hai của giảm phân thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử (có chứa gen đang xét) được hình thành bằng bao nhiêu? 2.3. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loại hợp tử nếu cho các loại giao tử không bình thường (có chứa gen đang xét nói trên) tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn. Câu 7. (4,0 điểm) 1. Hiện tượng di truyền liên kết là gì? Trình bày cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết. Nêu những điểm khác biệt chủ yếu giữa di truyền liên kết với quy luật di truyền phân li độc lập của Menđen. 2. Ở một loài côn trùng, tiến hành cho giao phối giữa con cái thuần chủng thân xám, cánh ngắn với con đực thân đen, cánh dài. F 1 thu được toàn thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F 1 giao phối với nhau thì tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Biết rằng hai tính trạng đang xét do 2 gen khác nhau liên kết chặt chẽ với nhau trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường qui định. -------------- HẾT --------------Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ....................................................................... Số báo danh: ................... Chữ ký của giám thị 1: .................................... Chữ ký của giám thị 2: .............................. -2- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THỚI LAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016 Khóa ngày 27 tháng 12 năm 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM - MÔN SINH HỌC Câu Nội dung trả lời 1 (3,0đ) 1. Nếu dựa vào nhu cầu về ánh sáng các nhà khoa học chia thực vật thành 2 nhóm: - Cây ưa sáng. Ví dụ: Lúa, bắp, …. - Cây ưa bóng: Rau má, trầu không, …. 2. Các điều kiện cần cho quang hợp: - Điều kiện ngoài: Ánh sáng, H2O, khí cacbônic. - Điều kiện bên trong: Diệp lục tố. * Mối tương quan: - Cây có thể quang hợp được khi nồng độ khí cacbônic trong không khí từ 0,03% 0,2% (không khí bình thường). - Nếu nồng độ khí cacbonic dưới 0,03% hoặc từ 0,2% trở lên, cây không quang hợp được. - Cây quang hợp mạnh (sản phẩm tăng) khi nồng độ khí cacbonic từ 0,045% (gấp rưỡi) - 0,06% (gấp đôi). Chú ý: Ở ý 1 học sinh có thể nêu ví dụ khác, nếu hợp lí vẫn hưởng trọn điểm; Ở ý 2 - Mối tương quan, học sinh có thể có phân tích khác, nếu hợp lí, tùy mức độ giám khảo thống nhất cho điểm; nếu học sinh chỉ nêu “Nồng độ khí cacbonic tăng, quang hợp tăng (tỷ lệ thuận) thì không tính điểm. Điểm 0,5 0,5 0,75 0,25 0,5 0,25 0,25 Tóm tắt vai trò (có ích) của vi khuẩn theo bảng sau: Vai trò của vi khuẩn đối với (1,0đ) Ví dụ (1,0đ) Cây xanh: Cung cấp chất đạm cho cây. 2 (2,0đ) Vi khuẩn nốt sần cây Họ đậu; … Con người: Góp phần làm tăng hiệu quả Vi khuẩn đường ruột, …. quá trình tiêu hóa. Công nghệ sinh học: Là đối tượng nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm sinh học E.coli; …. (vitamin, kháng sinh, …). 0,5 0,5 0,5 0,5 Tự nhiên: Góp phần phân hủy các chất hữu Vi khuẩn đất: bacillus sp.; …. cơ, hình thành mùn, than mùn, …. 3 (1,5đ) 4 (1,5đ) * Chú ý: Học sinh có thể nêu ví dụ khác, nếu hợp lí, đúng vẫn hưởng trọn điểm. * Đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động: + Cột sống cong bốn chỗ; xương chậu lớn. + Xương bàn chân hình vòm; xương gót chân lớn. + Cơ tay phân hóa; cơ cử động ngón cái (ngón cái đối diện với các ngón còn lại). * Ý nghĩa: + Dinh dưỡng hợp lí: Cung cấp đủ chất để xương phát triển. + Tắm nắng: Nhờ vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương. + Thường xuyên luyện tập: Tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, xương thêm cứng, phát triển cân đối. 3 bộ trong lớp Chim thường gặp: Chim chạy, Chim bay và Chim bơi. - Đặc điểm đặc trưng nhất phân biệt 3 bộ trong lớp trên là cơ quan di chuyển + Bộ Chim chạy: Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón. + Bộ Chim bay: Cánh phát triển, chân có 4 ngón. -3- 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 (4,0đ) 6 (4,0đ) + Bộ Chim bơi: Cánh không đặc sắc; chân ngắn, có màng bơi rộng nối liền các ngón trước. - Vai trò của Chim: + Trong tự nhiên: Qua mối quan hệ dinh dưỡng giúp tiêu diệt thiên địch trong nông nghiệp. + Trong đời sống con người: Cung cấp thực phẩm, làm cảnh, trang trí, đồ dùng, phục vụ du lịch,… 1. Thực chất của giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm, vì Trong giảm phân: - Có 2 lần phân chia tế bào nhưng nhiễm sắc thể nhân đôi 1 lần thành nhiễm sắc thể kép. - Đến kỳ sau 1, hai nhiễm sắc thể kép trong cặp đồng dạng phân li về hai cực của tế bào → Mỗi cực tế bào có một nhóm nhiễm sắc thể với số lượng giảm một nửa so với tế bào ban đầu. - Đến kỳ cuối 1, tế bào chất phân chia thành hai tế bào mới, mỗi tế bào mới có số lượng nhiễm sắc thể bằng 1/2 số nhiễm sắc thể của tế bào ban đầu. Đến lần phân bào 2, mỗi tế bào tạo ra 2 tế bào mới theo cơ chế tương tự như quá trình nguyên phân. → Một tế bào ban đầu (2n) giảm phân sẽ tạo 4 tế bào con, mỗi tế bào con có n nhiễm sắc thể (giảm 1/2 so với tế bào ban đầu 2n). Vậy thực chất đây là quá trình phân chia tế bào mà số lượng nhiễm sắc thể ở tế bào con giảm một nửa (phân bào giảm nhiễm) so với tế bào ban đầu. 2.1. Gọi x là số lần nguyên phân (nguyên, ≥ 1) → Số NST môi trường đã cung cấp cho tế bào sinh dục cái nguyên phân: 2n(2x – 1) = 5588 → 2x = 128. Mỗi tế bào con giảm phân sẽ tạo thành một trứng → Số trứng được hình thành: 2 x = 128 → Số tế bào sinh trứng cần thiết là 128 (tế bào). Số hợp tử được hình thành = số tinh trùng thụ tinh = 128/2 = 64 Theo đề: Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25% → Số tinh trùng được hình thành là: 64×100/6,25 = 1024. Mỗi tế bào sinh tinh giảm phân sẽ tạo ra 4 tinh trùng → Số tế bào sinh tinh cần thiết là: 1024/4 = 256 (tế bào). 2.2. - Số nhiễm sắc thể cung cấp cho tế bào sinh dục cái hoàn tất quá trình thụ tinh: + Cung cấp cho nguyên phân: 5588 NST (Theo đề). + Cung cấp cho giảm phân: Mỗi tế bào giảm phân, con trường cung 2n NST → Số NST cung cấp cho 128 tế bào sinh trứng giảm phân là 44×128 = 5632 NST. → Số NST cung cấp cho tế bào sinh dục cái: 5588 + 5632 = 11220 NST. - Số nhiễm sắc thể cung cấp cho tế bào sinh dục đực hoàn tất quá trình thụ tinh: + Cung cấp cho nguyên phân: 256 tế bào sinh tinh được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục đực → Số tế bào sinh dục đực nguyên phân 8 lần → Số nhiễm sắc thể cung cấp cho tế bào sinh dục đực nguyên phân 44×(28 – 1) = 11220 NST. + Cung cấp cho giảm phân: Mỗi tế bào giảm phân, môi trường cung cấp 2n NST → Số NST cung cấp cho 256 tế bào sinh tinh giảm phân là 44×256 = 11264 NST. → Số NST cung cấp cho tế bào sinh dục đực: 11220 + 11264 = 22484 NST. Vậy tổng số nhiễm sắc thể cung cấp để hoàn tất quá trình thụ tinh: 11220 + 22484 = 33704 NST. 1. Nguyễn tắc bổ sung (NTBS) là sự liên kết giữa một nucleotit có kích thước lớn (A, G) với một nucleotit có kích thước bé (T, X) có cùng số vị trí hình thành liên kết hydro và ngược lại (theo kiểu A=T; G≡X). * Hệ quả chính của NTBS: - Hai mạch của phân tử ADN song song nhau. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 -4- - Trong phân tử ADN: A  T  G  X - Nucleotit từng loại trên mỗi mạch: 0,25  A1  T2 T  A  1 2  G1  X 2   X 1  G2 - Số liên kết hydro của ADN (H): H = 2A + 3G. Trong đó, 2A là số liên kết hydro giữa các cặp A-T; 3G là số liên kết hydro giữa các cặp G-X. 2. Mỗi vòng xoắn có 10 cặp Nu = 20 Nu Theo đề: - Số vòng xoắn của gen B = Số vòng xoắn của gen b = 90 → NB = Nb = 90×20 = 1800 (1) - Số liên kết hydro giữa các cặp A-T của gen B = 2AB = 600 → AB = 300 → GB = 1800/2 – 300 = 600  AB  TB  300 → Số nucleotit từng loại của gen B:  GB  X B  600 - Số liên kết hydro giữa của gen b: Hb = 2Ab + 3Gb = 1950 (2) - Số nucleotit từng loại của gen b: Giải hệ phương trình (1) và (2), ta được:  Ab  Tb  750  Gb  X b  150 2.1. Mỗi giao tử chứa một gen B hoặc b → Số nucleotit từng loại trong mỗi giao 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 tử là:  AB  TB  300 - Giao tử chứa gen B:  GB  X B  600 0,25  Ab  Tb  750 - Giao tử chứa gen b:  Gb  X b  150 0,25 0,25 2.2. Cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Bb không phân li lần 2 của giảm phân sẽ tạo giao tử BB, bb và O (giao tử không chứ gen đang xét)  A  T  2 AB  600 → Số nucleotit có trong giao tử BB là:  G  X  2GB  1200 -5-  A  T  2 Ab  1500 Số nucleotit có trong giao tử bb là:  G  X  2Gb  300 2.3. Giao tử không bình thường BB kết hợp với giao tử lặn b → Hợp tử BBb. Giao tử không bình thường bb kết hợp với giao tử lặn b → Hợp tử bbb. → Số nucleotit có trong hợp tử BBb là: A = T = G = X = 2A B+Ab = 2GB + Gb = 1350 Số nucleotit có trong hợp tử bbb là: 7 (4,0đ)  A  T  3 Ab  2250  G  X  3Gb  450 1. Hiện tượng di truyền liên kết là hiện tượng di truyền của các gen qui định các tính trạng liên kết chặt chẽ với nhau trên cùng 1 nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân. Cơ sở tế bào học: Trong giảm phân, cặp nhiễm sắc thể phân li và tổ hợp dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các cặp gen cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể đó. Điểm khác biệt chủ yếu: Di truyền liên kết là hiện tượng di truyền của các gen qui định các tính trạng cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử, còn di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen thì các gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau phân li độc lập trong giảm phân tạo giao tử. 2. Theo đề: Ptc, F1 đồng loạt xuất hiện thân xám, cánh dài → thân xám, cánh dài là hai tính trạng trội; thân đen, cánh ngắn là hai tính trạng lặn tương ứng. Qui ước gen: A qui định thân xám, a qui định thân đen; B qui định cánh dài, aB b qui định cánh ngắn → Kiểu gen của Ptc là: Ab Ab (xám, ngắn); aB (đen, dài) Sơ đồ lai: Ab aB Ptc: × Ab (xám, ngắn) aB (đen, dài) G: 1Ab 1aB Ab F1: 100% aB (xám, dài) Ab Ab F1×F1: aB (xám, dài) × aB (xám, dài) G: 1/2Ab, 1/2aB 1/2Ab, 1/2aB Ab Ab F2: TL KG: 1/4 Ab : 2/4 aB : 1/4 aB aB TL KH: 1 xám, ngắn : 2 xám, dài : 1 đen, dài. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Chú ý: Ở các câu bài toán, học sinh có thể biện luận, giải cách khác, nếu hợp lí, logic và đúng vẫn hưởng trọn số điểm. --------------- HẾT --------------- -6-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan