Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đối chiếu cấu trúc ngữ pháp của cú bị bao (cbb) trong tiếng việt và tiếng anh...

Tài liệu đối chiếu cấu trúc ngữ pháp của cú bị bao (cbb) trong tiếng việt và tiếng anh

.PDF
23
839
59

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NCS NGUYỄN THỊ THANH TÂM ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÚ BỊ BAO TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62220110 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015 2 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – TP HỒ CHÍ MINH CB hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH Tiến sĩ NGUYỄN THỊ KIỀU THU Phản biện 1: _______________________ Phản biện 2: _______________________ Phản biện 3: _______________________ Luận án sẽ được bào vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại ____________________________________________________________________ vào hồi ____ giờ ____ ngày ____ tháng ____ năm____ Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: _____________________________________ 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do thực tiễn Người bản ngữ thường dễ dàng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ thật trôi chảy mà không cần quan tâm gì đến cú pháp hay trật tự từ của câu. Từ vựng và cú pháp của tiếng mẹ đẻ ăn sâu và tồn tại tự nhiên trong tư duy của mỗi người bản ngữ. Việc này có ảnh hưởng ít nhiều đến việc học ngoại ngữ. Có nhiều người sử dụng một ngoại ngữ nào đó hoàn toàn dựa trên cấu trúc ngữ pháp và văn phong của tiếng mẹ đẻ để kết nối các từ ngữ lại với nhau Điều này dẫn đến việc nói và viết sai ngữ pháp khi giao tiếp bằng ngoại ngữ đang học Những lỗi mà người học thường hay mắc phải này là do họ chưa nắm vững những cấu trúc cú pháp của câu tiếng Anh và quan trọng hơn là không nắm được đặc điểm tư duy của người bản ngữ nói tiếng Anh thể hiện trong ngôn ngữ Để khắc phục được những lỗi cú pháp, người học tiếng cần phải nắm vững cấu trúc câu của cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ mà họ đang học. 1.2. Lý do khoa học Việc đưa một CBB vào làm thành phần câu cần phải có những quy tắc ngữ pháp bắt buộc, mang tính đặc thù của từng ngôn ngữ, và thường không giống nhau giữa các ngôn ngữ. Vì vậy việc nghiên cứu đối chiếu CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh rất quan trọng trong việc dạy và học tiếng, cũng như dịch thuật Hơn thế nữa, trong chương trình ngữ pháp tiếng Việt mà nhà trường giảng dạy từ trước tới nay cấu trúc cú pháp cơ bản là cấu trúc chủ - vị. Chúng ta cần phải có công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về CBB trong tiếng Việt và tiếng Anh, phân tích cấu trúc cú pháp, so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt của CBB trong hai ngôn ngữ nhằm giúp cho việc học tiếng dễ dàng hơn, hiệu quả hơn Đồng thời cũng cần phải có khảo sát dịch thuật CBB để góp phần vào lý thuyết dịch Việt-Anh, AnhViệt đang ngày càng cần thiết trong quá trình phát triển toàn cầu hiện nay. So sánh, đối chiếu cấu trúc cú pháp của tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đang học là một trong những cách tốt nhất giúp cho việc dạy và học tiếng hiệu quả hơn, mang ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, trong chừng mực và giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu cú bị bao (CBB), hay nói cách khác là cụm chủ - vị giữ chức năng chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, và định ngữ trong câu. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài luận án là “Đối chiếu cấu trúc ngữ pháp của cú bị bao trong tiếng Việt và tiếng Anh” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cú pháp giữ vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học ngôn ngữ, mà trong đó câu là thành phần cốt lõi. Do chịu ảnh hưởng của ngữ pháp truyền thống châu Âu, suốt một thời gian dài, các nhà Việt ngữ học đ tập trung vào việc khảo sát từ loại mà ít chú ý đến cú pháp. Nửa sau thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đ bắt đầu nhận ra đặc thù của tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình và trật tự từ trong câu giữ một vai tr rất quan trọng trong việc chi phối nghĩa của câu Từ đó, việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đ chuyển trọng tâm từ nghiên cứu từ loại sang nghiên cứu câu. Các trường phái ngữ pháp truyền thống, tạo sinh, miêu tả hay chức năng đều nghiên cứu câu và các thành phần của câu. Với những cấu trúc đa dạng và phức tạp, câu trong tiếng Việt luôn là đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Các nghiên cứu về CBB uất hiện vào khoảng thập niên 30 của thế kỉ XX với các tác giả như Trần Trọng Kim, B i Kỷ, Phan Khôi Có thể nói nghiên cứu câu tiếng Việt lúc này chịu ảnh hưởng các khuôn mẫu của ngữ pháp châu Âu và cấu trúc câu tiếng Pháp rất nhiều Về sau, do tiếp thu được nhiều thành tựu 4 nghiên cứu ngôn ngữ học ở các nước, nên các nhà Việt ngữ học dần dần thay đổi quan điểm nghiên cứu Họ nghiên cứu cấu trúc câu tiếng Việt theo cách tiếp cận ngữ pháp truyền thống, phân tích câu dựa trên kết cấu chủ-vị và đặt biệt chú trọng đến các trường hợp kết cấu chủ-vị làm n ng cốt câu (CBB) Tiếng Việt phong phú và là ngôn ngữ đơn lập, không biến hình nên có một số câu không thể phân tích theo kết cấu chủ-vị Do đó, một số nhà Việt ngữ học chọn cách phân tích câu theo cách tiếp cận ngữ pháp chức năng D họ nghiên cứu theo quan điểm nào họ đều thừa nhận vai tr quan trọng của CBB trong cấu trúc câu Các nhà Việt ngữ học đ có những nghiên cứu về CBB như: Phan Khôi [31] Trần Trọng Kim [31] B i Đức Tịnh [44] Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [10], Lưu Vân Lăng [32, 33], Cao Xuân Hạo [19, 20, 21, 22], Nguyễn Tài Cẩn [8, 9], Mai Ngọc Chừ [11, 12], Vũ Đức Nghiệu [11, 37], Hoàng Trọng Phiến [11, 38], Nguyễn Thiện Giáp [14, 15, 16, 17, 18], Nguyễn Văn Hiệp [23, 24, 25, 37, 44], Nguyễn Minh Thuyết [17, 44, 45] , Diệp Quang Ban [2, 3, 4, 5, 6, 7], Nguyễn Chí H a [26], Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha [1], Đỗ Thị Kim Liên [34, 35], Nguyễn Thị Lương [36], Lê Xuân Thại [39], Nguyễn Kim Thản [40, 41], Phan Thiều [43] Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình nên việc phân tích cấu trúc câu và thành phần câu phải dựa trên cách biến thể của vị từ chính. Nhiều nhà ngôn ngữ học cũng rất quan tâm đến câu và các thành phần bị bao trong câu tiếng Anh như Bas Aart [65], Collins Cobuild [67], Edward Finegan [70], George Yule [72], Howard Jackson [75], James David McCawley [77], Peter Collins and Carmelle Hollo [89], Michael Swan [86], Rodney Huddleston [91], Ronald Carter, Michael McCarthy [92], Robert D. Borsley [93], Robert D. Van Valin JR [94], Peter W. Culicover [90], Roderick A. Jacobs [95], Victoria Fromkin, Robert Rodman [96] Họ cũng nghiên cứu CBB theo cách tiếp cận ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng Nói tóm lại, cấu trúc câu và các thành phần trong câu là mối quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học Tuy nhiên, theo như tìm hiểu của chúng tôi thì chưa có nghiên cứu nào so sánh đối chiếu CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh trên phương diện cấu trúc cú pháp và khảo sát việc dịch thuật. Các nghiên cứu ngữ pháp trước đây chỉ đề cập đến CBB một cách ngắn gọn, hoặc một phần. Chúng tôi thực hiện luận án này trên cơ sở kế thừa và tiếp bước các nghiên cứu ngữ pháp nhưng chuyên sâu hơn về CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi thực hiện luận án này với mục đích - Khảo sát vị trí và chức năng của CBB trong câu tiếng Việt và câu tiếng Anh để biết được khả năng hành chức của CBB. - Phân tích và đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc cú pháp của CBB nhằm giúp người học tiếng nắm vững cấu trúc cú pháp tinh tế và phức tạp của CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh. - Khảo sát cách chuyển dịch CBB Việt-Anh và Anh-Việt để khát quát hóa cách thức chuyển dịch CBB Việt-Anh và Anh-Việt. - Góp phần khẳng định sự ảnh hưởng của đặc điểm loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt (ngôn ngữ đơn lập, không biến hình) và tiếng Anh (ngôn ngữ biến hình) đến sự khác biệt trong kết cấu cú pháp của câu có chứa CBB trong hai ngôn ngữ 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 4.1. Ý nghĩa khoa học Chúng tôi thực hiện luận án với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, phân tích câu - đơn vị cú pháp quan trọng nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào. 5 Luận án này là một bước nghiên cứu nối tiếp các nghiên cứu về câu nhưng theo hướng chuyên sâu hơn về CBB, so sánh và đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt của CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, bổ sung thêm tư liệu cho việc học tập, biên soạn sách ngữ pháp, nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh mà trong đó câu là đơn vị bậc cao nhất. Luận án chỉ ra sự khác biệt về loại hình được thể hiện trong cấu trúc ngữ pháp của câu chứa CBB trong tiếng Việt và tiếng Anh. Phần khảo sát dịch thuật CBB Việt – Anh và Anh – Việt trong các tác phẩm văn học có thể đóng góp thêm cho lý thuyết dịch thuật hiện đang được nhiều người quan tâm. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Nhờ vào kết quả so sánh đối chiếu, người học tiếng thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc câu có chứa CBB của tiếng Việt và tiếng Anh để có thể sử dụng CBB một cách chính xác và hiệu quả khi giao tiếp. Luận án được thực hiện nhằm giúp cho người học tiếng có được kiến thức vững chắc về cấu trúc CBB mà người bản ngữ biết và sử dụng một cách tự nhiên, mặc định nhưng lại gây một số khó khăn nhất định đối với người đang học ngôn ngữ này như một ngoại ngữ, và giúp họ tránh được những lỗi sai khi sử dụng câu có từ hai kết cấu chủ-vị trở lên Luận án góp phần mang lại những ứng dụng thực tiễn trong công tác giảng dạy, học tập, và dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay ngược lại. Luận án góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 4.1. Ý nghĩa khoa học Chúng tôi thực hiện luận án với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, phân tích câu - đơn vị cú pháp quan trọng nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Luận án này là một bước nghiên cứu nối tiếp các nghiên cứu về câu nhưng theo hướng chuyên sâu hơn về CBB, so sánh và đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt của CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, bổ sung thêm tư liệu cho việc học tập, biên soạn sách ngữ pháp, nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh mà trong đó câu là đơn vị bậc cao nhất. Luận án chỉ ra sự khác biệt về loại hình được thể hiện trong cấu trúc ngữ pháp của câu chứa CBB trong tiếng Việt và tiếng Anh. Phần khảo sát dịch thuật CBB Việt – Anh và Anh – Việt trong các tác phẩm văn học có thể đóng góp thêm cho lý thuyết dịch thuật hiện đang được nhiều người quan tâm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu cấu trúc cú pháp của CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, phân tích CBB giữ chức năng chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, và định ngữ trong câu nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của CBB trong hai ngôn ngữ này. Luận án hướng đến việc khái quát hóa cách chuyển dịch CBB từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại. 5.2. Phạ i nghiên cứu Trong luận án này, chúng tôi dựa trên quan điểm của các tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (phần tiếng Việt) và Roderick A Jacobs (phần tiếng Anh) về CBB để nghiên cứu và phân tích vai trò, vị trí và chức năng của CBB trong câu vì các tác giả này có những nghiên cứu về CBB rất chi tiết so với các tác giả khác. Cụ thể là dựa trên quan điểm của các công trình sau: 6 - Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nhà uất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - Roderick A. Jacobs (1995), English Syntax – A grammar for English Language Professionals, Oxford University Press. Để khát quát hóa cách chuyển dịch cấu trúc cú pháp CBB và CBB làm thành phần câu Việt-Anh và Anh-Việt, chúng tôi khảo sát và liệt kê các cách chuyển dịch trong các tác phẩm: 1/ Graham Greene (1980), The Quiet American, Penguin Books. 2/ Graham Greene (Vũ Quốc Uy dịch) (2007), Người Mỹ trầm lặng, Nhà xuất bản Lao động. 3/ Stephenie Meyer (Tịnh Thủy dịch) (2006), Trăng non, Nhà xuất bản Trẻ. 4/ Stephenie Meyer (2006), New Moon, Little Brown Company. 5/ Nguyễn Thị Kiều Thu (2013). Đón nhận - Truyện ngắn đương đại Nam bộ (song ngữ) Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 6/ Wayne Karlin, Hồ Anh Thái (2004), Tình yêu sau chiến tranh, Nhà xuất bản Hội nhà văn 7/ Wayne Karlin, Hồ Anh Thái (2003), Love after War, Curbston Press. Luận án đ tiến hành khảo sát câu tiếng Việt và tiếng Anh có chứa CBB trong 20 truyện ngắn hay năm 2002 của báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật và 20 truyện ngắn hay 2002 của Mỹ (The best American short stories 2002) trên tạp chí US and Canada Magazine. Mỗi truyện ngắn dài khoảng từ 3 500 đến 4.000 từ để lấy nguồn ngữ liệu phân tích và miêu tả cấu trúc cú pháp và khả năng hành chức của CBB. Luận án không bàn về vấn đề các loại câu có chứa CBB, không phân biệt các loại câu và tên gọi của câu có chứa CBB, và sự khác nhau về các thuật ngữ cũng như quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, các tác giả về CBB mà chỉ nghiên cứu, phân tích cấu trúc cú pháp của CBB, sự hành chức của CBB trong câu, khái quát hóa cách dịch CBB Việt-Anh và Anh-Việt. Luận án này chỉ nghiên cứu CBB có vị từ biến ngôi trong tiếng Anh. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án này, chúng tôi đ sử dụng ba phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ cơ bản là miêu tả cấu trúc cú pháp, so sánh đối chiếu, và cải biến 7. Bố cục của luận án: Chính văn của luận án được chia làm ba phần chính: mở đầu, các chương, và kết luận. Chương 1: Tổng quan về cú bị bao - Đề cập đến vấn đề về giới thuyết của CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh Chương 2: CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh - Miêu tả và phân tích khả năng hành chức của CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh. Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc nội tại của CBB và CBB làm thành phần trong câu tiếng Việt và tiếng Anh Chương 3: Vấn đề chuyển dịch câu có chứa cú bị bao từ Việt sang Anh, từ Anh sang Việt - Tổng hợp các cách chuyển dịch câu có chứa CBB Việt-Anh, Anh-Việt trong các tác phẩm văn học CHƯƠNG 1 7 TỔNG QUAN VỀ CÚ BỊ BAO Các quan điể trong iệc nghiên cứu cú bị bao 1.1.1. Về iệc nghiên cứu cú bị bao trong câu tiếng Việt 1.1. Chúng ta có thể tạm chia các nghiên cứu về CBB như sau: a/ Nhóm tác giả chỉ nghiên cứu CBB làm chủ ngữ, bổ ngữ, và định ngữ: Khoảng từ thập niên 30 đến 70 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu hầu như chỉ chủ yếu tập trung vào CBB làm chủ ngữ, làm bổ ngữ, hoặc định ngữ dựa trên quan điểm “cú bản vị” hoặc “từ tổ” Họ không bàn về vấn đề CBB làm vị ngữ và trạng ngữ. Các tác giả tiêu biểu gồm: Trần Trọng Kim [31], Phan Khôi [30], B i Đức Tịnh [46], Nguyễn Tài Cẩn [9], Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê [10] b/ Nhóm tác giả nghiên cứu CBB làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, và định ngữ Từ thập niên 80 các nhà nghiên cứu Việt ngữ nghiên cứu CBB theo hai hướng tiếp cận: ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống. Cao Xuân Hạo [19] là người đi đầu trong nghiên cứu và phân tích câu theo hướng tiếp cận ngữ pháp chức năng ng đề cập đến CBB trong quyển Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (tập 1) : Câu trong tiếng Việt’ Các tác giả tiêu biểu nghiên cứu CBB làm chức năng chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, và định ngữ theo hướng tiếp cận ngữ pháp truyền thống Lưu Vân Lăng [32] phân tích câu theo ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân’ Hoàng Trọng Phiến [38] gọi việc sử dụng CBB làm thành phần câu là quá trình phức tạp hóa câu đơn’ và viết “quá trình phức tạp hóa câu đơn thường bao gồm nhiều tầng, nhiều lớp.” [38, 186]. Diệp Quang Ban [6], xét CBB với phần có liên quan với nó là quan hệ cú pháp – ngữ nghĩa bên trong một câu, chứ không phải quan hệ giữa hai câu. Nguyễn Thiện Giáp [16] cho rằng câu đơn là câu chỉ gồm một kết cấu C-V câu phức là câu có 2 kết cấu C-V trở lên, trong đó chỉ 1 kết cấu C-V là nòng cốt còn những kết cấu C-V khác bị giáng cấp, bị bao, làm bộ phận của kết cấu nòng cốt. Cùng nghiên cứu kết cấu chủ-vị như các nhà ngữ học khác, tác giả Lê Xuân Thại [39] lập một hệ thống các kiểu cấu trúc chủ-vị tiếng Việt, trong đó có một số cấu trúc có CBB làm chủ ngữ hoặc vị ngữ. Trong quyển Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt’ [40], Nguyễn Kim Thản cũng phân tích câu theo kết cấu chủ-vị và CBB làm thành phần, ông cho rằng câu phức hợp có hai bộ phận trở lên, mỗi bộ phận đó vốn là một câu đơn giản, nhưng nay tính độc lập của nó đ bị hạn chế hay mất đi và chỉ còn trở thành một vế của câu, gọi là đoạn câu. So với các tác giả khác thì Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trình bày cụ thể và chi tiết hơn về CBB làm thành phần câu trong quyển Thành phần câu tiếng Việt’ [44]. Các tác giả đ liệt kê trường hợp chủ ngữ là CBB khi vị ngữ là các vị từ biểu thị các hành vi tác động đến đối tượng và phân loại chủ ngữ, vị ngữ, và bổ ngữ theo cấu tạo nội bộ với những trường hợp CBB có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, và bổ ngữ Nguyễn Văn Hiệp phân tích các trường hợp CBB có thể làm thành phần trong câu trong quyển Cú pháp tiếng Việt’ [25] Đỗ Thị Kim Liên [34] nói “cụm từ chủ-vị là cụm từ mà giữa hai thành phần chủ-vị có tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại nương tựa nhau và cùng mang ý nghĩa tường thuật, là một đơn vị có cấu trúc cao hơn từ, gần giống trúc câu bình thường nhưng chưa thành câu.” [34, 79]. Chúng ta có thể nói tác giả Nguyễn Chí H a [26] nghiên cứu cú pháp tiếng Việt dựa trên cú pháp tiếng Anh khi ông cho ví dụ câu: Người nh đứng cạnh inh trạm trư ng đang gi ổ ra ghi.’và cho rằng câu có 8 CBB làm định ngữ người đứng cạnh inh trạm trư ng’ bổ nghĩa cho danh từ trung tâm người nh’ Các nhà ngôn ngữ học nước ngoài cũng rất quan tâm đến nghiên cứu Việt ngữ, và điển hình là V.S.Panfilov [56]. Trong quyển “Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt” của ông, chương XII Câu có thành phần lồng ghép’ viết về CBB, ông gọi CBB là thành phần lồng ghép’ hay là mệnh đề được lồng ghép’ Mặc dù các nhà Việt ngữ học có ý kiến khác nhau về thuật ngữ, cách phân loại câu có chứa CBB, và hướng nghiên cứu CBB, nhưng họ đều thừa nhận vị trí quan trọng của CBB trong câu tiếng Việt 1.1.2. Về iệc nghiên cứu cú bị bao trong câu tiếng Anh Các nhà nghiên cứu Anh ngữ nghiên cứu theo 3 cách tiếp cận chủ yếu: ngữ nghĩa, ngữ pháp chức năng, và ngữ pháp truyền thống Avram Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học người Mỹ, nổi tiếng với quyển sách “ yntactic tructures” viết năm 1957 [64] ng cũng nghiên cứu cấu trúc CBB nhưng đặt trọng tâm vào nghĩa của câu Trong khi đó, Anne Seaton [63] xem xét các CBB trong ngữ cảnh. MAK Halliday có viết hai chương, chương 6 và 7, trong quyển Functional Grammar’ [84] rất chi tiết về CBB, nhưng ông chỉ nghiên cứu chức năng của CBB, và cho rằng những chức năng của CBB là bổ nghĩa, chi tiết hóa, và mở rộng câu. Trong câu tiếng Anh, CBB chỉ giữ chức năng chủ ngữ, bổ ngữ, và định ngữ. Các nhà nghiên cứu Anh ngữ theo hướng tiếp cận ngữ pháp truyền thống có 3 quan điểm khác nhau: a/ CBB có thể giữ chức năng trạng ngữ Trong khi các nhà Anh ngữ khác cho rằng CBB chỉ có làm chủ ngữ, bổ ngữ, hay định ngữ trong câu thì Jeffrey P. Kaplan [79] cho rằng các CBB có thể kết nối với các cú khác để tạo thành câu phức và CBB có thể bổ nghĩa cho cụm chủ-vị, ngữ danh từ, ngữ tính từ, ngữ giới từ và ngữ vị từ. Hai tác giả Ronald Carter và Michael Mc Carthy [92] cũng có quan điểm về CBB giống như Jeffrey P. Kaplan. Họ cho rằng mệnh đề trạng ngữ (adverbial clauses) có liên từ cũng là CBB. b/ CBB theo cấu trúc WH-word-EVER + C + V là ‘No inal relati e clause’ Nominal relative clause’ là CBB làm định ngữ trong danh ngữ bắt đầu bằng các đại từ ở dạng WH-word-EVER (ví dụ như: whoever, whatever, và whichever…) Các tác giả theo quan điểm này gồm có Anne Seaton [63], Michael Swan [86], và Collins Cobuild [67]. c/ CBB theo cấu trúc WH-word-EVER + C + V được xe như cú danh ngữ (noun clause) làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ Nhiều nhà nghiên cứu Anh ngữ theo hướng tiếp cận ngữ pháp truyền thống cho rằng CBB có cấu trúc WH-word-EVER + C + V là cú danh ngữ và có thể giữ chức năng chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Các tác giả theo quan điểm này gồm có Howard Jackson [75], Lynn M. Berk [83], Rodney Huddleston [91], Betty Schrampfer Azar [66], Martin Hewings [85], A.J. Thomson và A.V. Martinet [57], Roderick A. Jacobs [95] 9 Cho d ý kiến của họ c n đôi chỗ khác nhau, nhưng đóng góp của họ trong quá trình nghiên cứu cú pháp tiếng Việt và tiếng Anh là rất lớn Nói tóm lại, cấu trúc câu và các thành phần trong câu là mối quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học Tuy nhiên, theo như tìm hiểu của chúng tôi thì chưa có nghiên cứu nào so sánh đối chiếu CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh trên phương diện cấu trúc cú pháp và khảo sát việc dịch thuật. Các nghiên cứu ngữ pháp trước đây chỉ đề cập đến CBB một cách ngắn gọn, hoặc một phần. Chúng tôi thực hiện luận án này trên cơ sở kế thừa và tiếp bước các nghiên cứu ngữ pháp nhưng chuyên sâu hơn về CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh. 1.2. Cú bị bao trong câu tiếng Việt 1.2.1. Định nghĩa à các thuật ngữ - Cụm chủ-vị là một loại cụm từ có 2 thành tố: một thành tố đóng vai tr chủ ngữ và một thành tố đóng vai tr vị ngữ Chủ ngữ là đối tượng hay sự việc mà vị ngữ tường thuật về đặc trưng của nó như: hoạt động, trạng thái, tính chất, hay chủng loại, và vị ngữ là thành phần tường thuật về chủ ngữ - Cụm chủ-vị có thể uất hiện với tư cách là n ng cốt câu hoặc với tư cách là một bộ phận trong câu Khi cụm chủ-vị làm bộ phận trong câu được gọi là cú bị bao’ - Về mặt thuật ngữ, CBB có 3 cách gọi phổ biến là Mệnh đề, Cú, và Câu. Khái niệm mệnh đề bắt đầu từ các tác giả như Trần Trọng Kim [31], B i Đức Tịnh [46] về sau có Diệp Quang Ban [7], Nguyễn Chí H a [26], V Panfilov [56] Cú được khởi ướng từ quan điểm cú ản vị’ của Phan Khôi [30] Một số tác giả khác cũng gọi CBB là cú như Lưu Vân Lăng (cú con) [32], Cao Xuân Hạo, Hoàng Xuân Tâm, Vũ Văn Bằng, B i Tất Tươm (tiểu cú) [20], Hoàng Văn Vân (cú ị ao) [50], Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha (tiểu cú) [1] CBB c n được gọi là câu bởi các tác giả Diệp Quang Ban (câu ị ao) [6], Hoàng Trọng Phiến (câu con) [38] - Do có nhiều cách gọi tên khác nhau của cụm chủ vị làm thành phần trong câu như đ liệt kê ở trên, nên trong luân án chúng tôi chọn cách gọi “Cú bị bao” (CBB), theo tác giả Hoàng Văn Vân, dịch từ cụm từ “Embedded Clauses” trong quyển Dẫn uận ngữ pháp chức năng (Functional Grammar) của MAK Halliday [55] cho đối tượng mà luận án nghiên cứu - Các nhà nghiên cứu chưa thống nhất về cách phân loại câu có chứa CBB Một số tác giả cho rằng câu có chứa CBB là câu đơn như Lưu Vân Lăng [33], Hoàng Trọng Phiến [38], Nguyễn Chí H a [26], Đỗ Thị Kim Liên [34] Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu khác như Diệp Quang Ban [6] [7], Cao Xuân Hạo [19], Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha [1], Nguyễn Thiện Giáp [17], Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp [44] thì câu có chứa CBB là câu phức. Ngoài ra c n có ý kiến khác như V Panfilov [56] gọi là câu có thành phần ồng ghép. 1.2.2. Phân biệt cú bị bao, cú không bị bao, à danh ngữ a/ Phân biệt cú bị bao à cú không bị bao *** Phương thức hình thành của CBB là phương thức ồng (embedding), và không có liên từ đứng trước CBB Một câu có thể có nhiều CBB CBB có tính độc lập tương đối, có những CBB có thể tách thành câu đơn độc lập, nhưng có những CBB không thể tách thành câu đơn độc lập, t y theo nghĩa của câu *** Phương thức hình thành của cú không bị bao là phương thức nối (conjoining). Hai hay nhiều cú không bị bao kết hợp với nhau, nằm ngoài nhau, mỗi cú không bị bao có tính độc lập tương đối và có thể tách thành câu riêng Các cú không bị bao thường được ghép với nhau bằng liên từ. 10 b/ Phân biệt cú bị bao à danh ngữ Vì tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên việc phân biệt CBB và danh ngữ rất phức tạp và cần thiết để tránh nhầm lẫn giữa CBB và danh ngữ có định ngữ là một vị từ Danh ngữ CBB C (Danh từ) – V (Vị từ) - Chủ ngữ là danh từ ác định hoặc danh từ riêng (Dt trung tâm – Định ngữ là ị từ) - Danh từ trung tâm là danh từ không xác định - Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là mối - Quan hệ giữa danh từ trung tâm và quan hệ quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau, để ác ác định Vị từ làm định ngữ mang tính định chủ ngữ phải dựa trên vị ngữ và chủ thuyết minh, giúp chúng ta hạn định khái ngữ quy định loại vị ngữ nào Vị ngữ tác niệm của danh từ trung tâm động đến toàn câu và có ảnh hưởng đến các thành phần khác trong câu 1.2.3. Cú bị bao là chủ ngữ Chúng tôi dựa vào tiêu chí ác định chủ ngữ mà các nhà ngữ học thường d ng để ác định CBB làm chủ ngữ Đó là tiêu chí trật tự: chủ ngữ là thành phần đứng đầu câu hoặc trước vị ngữ; tiêu chí đặt câu hỏi: chủ ngữ là thành tố cú pháp có thể trả lời cho các câu hỏi Ai ? Cái gì ? Con gì?; và tiêu chí ác định chủ ngữ thông qua việc ác định vị ngữ: vị ngữ là bộ phận của câu truyền đạt thông báo chính và bắt đầu bằng động từ tình thái, phủ định từ hoặc hư từ chỉ phương thức tồn tại của hành động hay tính chất như đã, đang, ẽ, cũng, vẫn, đều c n chủ ngữ là bộ phận của câu chỉ sự vật được miêu tả ở vị ngữ CBB làm chủ ngữ đáp ứng được với 3 tiêu chí ác định chủ ngữ này 1.2.4. Cú bị bao là ị ngữ Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ, trừ những trường hợp cần nhấn mạnh vào nội dung thông báo, hoặc những câu đặc biệt được nhấn mạnh thì có thể đảo vị ngữ ra trước chủ ngữ Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp [44, 89] khẳng định “chỉ các phó từ iểu thị thời – thể (đã, đang, ẽ…) à có thể giúp chúng ta nhận ra vị ngữ. ” Tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi, tiêu chí này không thỏa đáng khi vị ngữ là một CBB Ví dụ trong câu: Cây này // lá / vàng.’ không thể thêm phó từ biểu thị thời, thể trước CBB làm vị ngữ lá / vàng. Câu có CBB làm vị ngữ thuộc kiểu câu chứa quan hệ chỉnh thể - bộ phận, chủ ngữ chỉ chỉnh thể Vị ngữ nêu đặc trưng của chỉnh thể thông qua đặc trưng của bộ phận [6, 293] 1.2.5. Cú bị bao là bổ ngữ Khi bàn về bổ ngữ, Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp [44,155] cho rằng bổ ngữ là thành phần câu được các sách ngữ pháp tiếng Việt đề cập từ rất sớm, nhưng là một trong những thành phần câu mà các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm bất đồng Theo Nguyễn Thiện Giáp, “ Bổ ngữ à thành phần cú pháp ổ nghĩa cho vị từ ”[18, 91] V Panfilov định nghĩa “Bổ ngữ à thành phần trong chu cảnh tối ưu của động từ, không có quan hệ vị ngữ với hạt nhân ” [56,371] Về cấu tạo, bổ ngữ có thể là một từ, một ngữ, hay một CBB CBB có thể làm bổ ngữ trực tiếp hoặc bổ ngữ gián tiếp. 11 1.2.6. Cú bị bao là định ngữ CBB có thể làm định ngữ của câu, định ngữ của danh từ hoặc danh ngữ. CBB làm định ngữ trong danh ngữ tiếng Việt có thể bắt đầu bằng những kết từ như mà, do, về, của Tuy nhiên, những từ này có thể được tỉnh lược t y theo nghĩa của câu Kết từ mà và do được d ng để nhấn mạnh CBB và có thể tỉnh lược mà không làm thay đổi nghĩa của câu Có một số trường hợp ta có thể d ng của, mà hay do đều được CBB làm định ngữ câu thường bắt đầu với các phụ từ như: với, cứ, cứ như, theo, theo như và được đánh dấu bằng từ thì. 1.2.7. Cú bị bao là trạng ngữ Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ, hay một CBB. Khi trạng ngữ là một CBB thì chủ ngữ của câu và chủ ngữ của CBB làm trạng ngữ có quan hệ chỉnh thể - bộ phận, diễn đạt một sự việc, và giữa kết cấu chủ-vị nòng cốt và CBB làm trạng ngữ không nối bằng một liên từ mà cách nhau bằng dấu phẩy. 1.3. Cú bị bao trong câu tiếng Anh 1.3.1. Định nghĩa à thuật ngữ Trong tiếng Anh, cụm chủ-vị được bao chứa trong câu có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ, hay định ngữ, đó là những CBB Các nhà Anh ngữ học hầu như thống nhất với nhau trong quan điểm về CBB, và c ng d ng tên gọi Embedded Clause, chỉ riêng Victoria Fromkin và Robert Rodman [85], gọi là Embedded Sentence (câu bị bao) CBB trong câu tiếng Anh có thể giữ chức năng chủ ngữ, bổ ngữ và định ngữ 1.3.2. Phân biệt cú bị bao à cú không bị bao Roderick A Jacobs [95] phân biệt các loại cú như sau: Cú có thể đứng một mình như một câu gọi là cú chính hay cú độc lập Cú phụ thuộc (gồm có CBB và cú phụ), ngược lại, không thể đứng một mình như câu Chúng ta cũng cần phân biệt CBB và cú phụ trong tiếng Anh Cú phụ được em như trạng ngữ chỉ thời gian, có thể tỉnh lược mà không làm cú chính sai ngữ pháp 1.3.3. Cú bị bao là chủ ngữ Trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, chủ ngữ chi phối vị ngữ, quy định mặt hình thức về ngôi, giống và số của vị ngữ Theo Bas Aarts [65], chủ ngữ của một câu thường được định nghĩa là một đơn vị để chỉ ai, cái gì đang tham gia vào một hành động được ác định bởi vị từ và cũng là một đơn vị thể hiện nội dung của câu Trong một câu phải có một vị từ chính được chia theo thì, thể, số, và ngôi hợp với chủ ngữ Do đó, chủ ngữ của câu hay cú được ác định bằng hình thức ngữ pháp của vị từ chính Vị từ chính trong câu có CBB làm chủ ngữ phải chia theo số ít CBB làm chủ ngữ phải bắt đầu bằng: Tác tử phụ ngữ hóa (That, If, Whether), hoặc WHintroducers (What/Whatever, Which/Whichever, Who/Whoever, Where/Wherever, When/Whenever, Why, How) 1.3.4. Cú bị bao là bổ ngữ Từ điển Longman Dictionary of Language Teaching and Applied Linguitics định nghĩa bổ ngữ tiếng Anh như sau: Bổ ngữ là danh từ, ngữ danh từ, hay cú, hoặc đại từ trong câu với các vị từ ngoại động, theo cách miêu tả truyền thống, bị tác động bởi hành động của vị từ Bổ ngữ 12 của vị từ có thể bị vị từ tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp Nếu nó bị vị từ tác động trực tiếp thì được gọi là bổ ngữ trực tiếp Nếu nó bị vị từ tác động gián tiếp thì được gọi là bổ ngữ gián tiếp [70, 253] CBB làm bổ ngữ trong câu tiếng Anh có thể bị bao như một thành tố của các tính từ hay vị từ [95, 78] CBB làm bổ ngữ có vị từ biến ngôi trong tiếng Anh được bắt đầu bằng Tác tử phụ ngữ hóa (That, If, Whether), hoặc WH-introducers (What/Whatever, Which/Whichever, Who/Whoever, Where/Wherever, When/Whenever, Why, How) 1.3.5. Cú bị bao là định ngữ Trong tiếng Anh, CBB làm định ngữ cho danh ngữ được gọi là Relative Clause hay Adjective Clause. Trong một số sách ngữ pháp tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt, các dịch giả thường dùng thuật ngữ mệnh đề quan hệ’ hay mệnh đề tính ngữ’ Trong tiếng Anh có hai loại CBB làm định ngữ: CBB định ngữ hạn định (restrictive relative clause) và CBB làm định ngữ không hạn định (non-restrictive relative clause). Theo Jacobs, CBB định ngữ hạn định là CBB được d ng để ác định danh ngữ sở chỉ bằng cách cung cấp thêm thông tin để thu hẹp sở chỉ và CBB định ngữ không hạn định là CBB cung cấp thông tin phụ về một danh ngữ sở chỉ đ được ác định rồi vì vậy thông tin mới không cần thiết cho việc ác định sở chỉ. [95, 304]. CBB làm định ngữ trong tiếng Anh bắt đầu bằng đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ:  Đại từ quan hệ: Who, Whom, Which, That, Whose  Trạng từ quan hệ: When, Where, Why ***Trong tiếng Anh, danh từ trung tâm của danh ngữ có chứa CBB làm định ngữ quyết định đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ nào được sử dụng Trong khi các nhà Việt ngữ c n có nhiều ý kiến khác nhau về câu có chứa CBB thì các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Anh lại thống nhất trong cách gọi của họ, câu có chứa CBB được gọi là Câu phức (Complex sentence). 1.4. Tiểu kết CBB là một kết cấu chủ- vị làm thành phần của câu, bị bao trong câu, không có liên từ đứng trước CBB là một trong những vấn đề cơ bản của ngữ pháp truyền thống Có nhiều chuyên khảo nghiên cứu CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh Tuy nhiên, vẫn các nhà nghiên cứu vẫn có một số quan điểm khác nhau vể thuật ngữ và khả năng hành chức của CBB, chưa đi đến thống nhất chung CBB trong câu tiếng Việt có thể giữ chức năng chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, và trạng ngữ. CBB chỉ có thể làm vị ngữ hoặc trạng ngữ trong câu thuộc loại chỉnh thể - bộ phận. Quan hệ của CBB với các thành phần trong câu là quan hệ thành phần. Trong một số trường hợp CBB không thể tách rời để tạo thành một câu độc lập. Chúng ta cần phải dựa vào ngữ nghĩa để ác định. Chúng ta cần phải phân biệt CBB và cú không bị bao, CBB và danh ngữ. Do tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên CBB không được đánh dấu bằng các từ chức năng Điều này dễ dẫn đến việc nhầm lẫn giữa CBB và cú không bị bao, CBB và danh ngữ có định ngữ là vị từ. Trong câu tiếng Anh, CBB chỉ có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ, và định ngữ, do tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, vị từ chính phải biến hình theo chủ ngữ, thì, và thể nên CBB không thể giữ chức năng vị ngữ CBB trong câu tiếng Anh được đánh dấu bằng các từ chức năng như tác tử 13 phụ ngữ hóa và WH-introducers CBB không bắt đầu bằng liên từ nên không thể giữ chức năng trạng ngữ CHƯƠNG 2 ĐỐI CHIẾU CÚ BỊ BAO LÀM THÀNH PHẦN TRONG CÂU TIẾNG VIỆT VÀ CÂU TIẾNG ANH 2.1. Cú bị bao là thành phần trong câu tiếng Việt Bảng tổng hợp các cấu trúc câu tiếng Việt có CBB làm thành phần Chức năng của CBB Chủ ngữ Các cấu trúc câu a/ (CBB) – V (Vt LÀ – B) b/ C (CBB) - V (Vt gây khiến - B) c/ C (CBB) - V (Vt chuyển động) d/ C (CBB) - V (Vt chuyển tác – B) e/ C (CBB) - V (Vt xuất hiện / tiêu biến) f/ C (CBB) - V (tính từ / tính ngữ) Vị ngữ C – V (CBB) Bổ ngữ a/ C – V [Vt LÀ – B(CBB)] b/ C – V [Vt tình thái – B(CBB)] c/ C – V [Vt nói năng – B(CBB)] d/ C – V [Vị từ Tri giác / nhận thức – B(CBB)] e/ C – V [Vt khiển động – B (danh ngữ/CBB) – B (CBB)] f/ C – V [Vt chuyển tác – B (CBB)] Định ngữ a/ C [Dt/Dn trung tâm - Đ(CBB)] – V b/ C – V [Vt- B [Dt/Dn trung tâm - Đ(CBB)] ] c/ Đó / Đây – LÀ – Dt/Dn trung tâm - Đ(CBB) d/ Đ(CBB) - C - V Trạng ngữ a/ T (CBB) - C – V b/ C - V - T (CBB) c/ C - T (CBB) – V 2.2. Cú bị bao là thành phần trong câu tiếng Anh Bảng tổng hợp các cấu trúc câu tiếng Anh có CBB làm thành phần 14 Chức năng của CBB Chủ ngữ Các cấu trúc câu a/ C (CBB) – V [vị từ BE - B (tính ngữ / danh ngữ)] b/ C (CBB) – V (vị từ chuyển tác – B) c/ C (CBB) – V (vị từ không chuyển tác) d/ C (CBB) – Vị từ liên kết (Linking verb) Bổ ngữ a/ C – V [Vị từ BE – B(CBB)] b/ C – V [Vị từ BE – Tính từ - (Giới từ) - B(CBB)] c/ C – V [Vị từ nói năng - B(CBB)] d/ C – V [Vị từ tri giác / nhận thức – (Giới từ) – B trực tiếp (CBB)] e/ C – V [Vị từ tri giác / nhận thức – IT – Tính ngữ / Danh ngữ - B(CBB)] f/ C – V [Vị từ đơn chuyển – (giới từ) – B(CBB) trực tiếp]. g/ C – V [Vị từ song chuyển – B(CBB) gián tiếp – B(CBB) trực tiếp]. h/ IT – Vị từ BE - Tính từ / Danh từ - B(CBB) i/ IT – Vị từ gây cảm úc – B(CBB) gián tiếp – B(CBB) trực tiếp Định ngữ a/ C [Dt/Dn trung tâm – Đ(CBB)] – V b/ C – V - B [Dt/Dn trung tâm – Đ(CBB)] c/ T [Dt/Dn trung tâm - Đ (CBB)] - C – V hoặc C – V - T[Dt/Dn trung tâm - Đ (CBB)] d/ It - Be – B[Dt/Dn trung tâm - Đ (CBB)] e/ It – Be – B[(CBB) – Đ(CBB)] f/ C-V, Đ(CBB) 2.3. Đối chiếu cấu trúc nội tại của CBB tiếng Việt à tiếng Anh Jeffrey P Kaplan khẳng định CBB có cấu trúc giống như câu độc lập bình thường (“Embedded clauses have the same form as ordinary non-embedded sentences”) [78, 267] 2.3.1. Sự tương đồng 2.3.1.1. Trong tiếng Việt và tiếng Anh, tất cả các CBB đều có kết cấu chủ-vị làm n ng cốt của CBB và các cấu trúc của câu đơn độc lập Bảng so sánh: Cấu trúc nội tại CBB tiếng Việt (tV) Cấu trúc nội tại CBB tiếng Anh (tA) 15 1/ C - V (Vt) 1/ S - P (Verb) 2/ C - V (Vt – T) 2/ S - P (Verb - Adjunct) 3/ C - V (Vt - B) 3/ S - P (Verb – Complement / Object) 4/ C – V (Vt - B - T) 4/ S - P (Verb - Object - Adjunct) 5/ C – V (Vt – B gián tiếp - B trực tiếp) 5/ S - P (Verb - Indirect Object - Direct Object) 2.3.1.2. Trong tiếng Việt và tiếng Anh, khi CBB diễn đạt câu trần thuật (khẳng định hoặc phủ định) làm bổ ngữ của các vị từ nói năng và nhận thức, tác tử phụ ngữ hóa that của CBB trong tiếng Anh tương đương nghĩa với rằng, là của CBB trong tiếng Việt và câu của hai ngôn ngữ c ng có cấu trúc 2.3.1.3. Khi CBB làm bổ ngữ của vị từ nói năng hoặc nhận thức, tác tử phụ ngữ hóa that trong CBB tiếng Anh và rằng / là trong CBB tiếng Việt có thể tỉnh lược, và không làm ảnh hưởng đến nghĩa và cấu trúc của câu 2.3.2. Sự khác biệt 2.3.2.1. Tác tử phụ ngữ hóa (Co ple entizer) That Những CBB làm chủ ngữ trong câu tiếng Anh diễn đạt ý trần thuật bắt buộc phải có tác tử phụ ngữ hóa that đặt trước CBB Đây cũng là điểm khác biệt cần nhấn mạnh cho những người học tiếng Không thể viết: * Professor Pike is attending the conference is an honour. mà phải viết: - That Professor Pike / is attending the conference // is an honour. thì mới đúng cấu trúc cú pháp Trong khi đó CBB làm chủ ngữ trong câu tiếng Việt không cần có tác tử phụ ngữ hóa - Bụi cát / cứ xoáy theo từng cơn gió mạnh // àm người tôi thấm đẫm mồ hôi. (11, 7) 2.3.2.2. Trong trường hợp CBB làm chủ ngữ hay bổ ngữ diễn đạt nội dung câu hỏi và có chứa từ nghi vấn, tất cả các từ nghi vấn WH- question words trong tiếng Anh đều được đặt trước CBB Trong tiếng Việt các từ nghi vấn có thể đặt đầu hoặc cuối CBB ở dạng câu nghi vấn gián tiếp 2.4. Đối chiếu CBB là 2.4.1. CBB là thành phần trong câu tiếng Việt à tiếng Anh chủ ngữ 2.4.1.1. Sự tương đồng CBB làm chủ ngữ trong câu tiếng Việt và tiếng Anh có một số cấu trúc cú pháp câu giống nhau hoàn toàn 16 a/ Cấu trúc C(CBB) - V[Vt LÀ - B(danh ngữ)] tiếng Việt và cấu trúc C(CBB) – V[Vt BE – B(danh ngữ)] tiếng Anh, nếu vị từ BE trong tiếng Anh có nghĩa tương đương với vị từ LÀ’ trong tiếng Việt b/ Cấu trúc C(CBB) bắt đầu bằng Ai / Bất cứ ai trong tiếng Việt tương đương với Cấu trúc C(CBB) bắt đầu bằng Who / Whoever trong tiếng Anh c/ C (CBB) – V [Vt đơn chuyển – B trực tiếp (danh ngữ)] Tiếng Việt và tiếng Anh cùng có cấu trúc câu giống nhau với CBB làm chủ ngữ của vị từ đơn chuyển và vị từ đơn chuyển có một bổ ngữ trực tiếp là danh ngữ. d/ Về khả năng biến đổi cấu trúc cú pháp CBB làm chủ ngữ trong câu tiếng Việt và câu tiếng Anh giống nhau khi biến đổi CBB thành danh ngữ bằng cách thêm những từ việc, sự, hoặc điều trước CBB làm chủ ngữ trong câu tiếng Việt và The fact trước CBB làm chủ ngữ trong câu tiếng tiếng Anh 2.4.1.2. Sự khác biệt Trong câu đẳng thức, CBB làm chủ ngữ với vị từ LÀ trong tiếng Việt và vị từ BE trong tiếng Anh có thể hoán đổi vị trí với bổ ngữ mà không làm thay đổi nghĩa của câu, nhưng thay đổi cấu trúc cú pháp của câu CBB làm chủ ngữ của câu (1) đổi thành bổ ngữ của câu (2) và bổ ngữ của câu (1) đổi thành chủ ngữ của câu (2): - Người Việt Nam đầu tiên / yên nghỉ nơi đây // LÀ bà.’ (10, 29) C (CBB) BN Có thể viết lại : → Bà LÀ người Việt Nam đầu tiên yên nghỉ nơi đây. C B(CBB) ***Điểm khác nhau là trong câu tiếng Anh cần phải có tiểu tố dụng pháp IT. - That she / had forgotten me so quickly // WAS rather a shock. Phải đặt thêm IT đầu câu khi biến đổi: → IT / was rather a shock // that she / should forget me so quickly. Tác tử phụ ngữ hóa That và Tiểu tố dụng pháp IT chỉ có trong câu tiếng Anh Tiếng Việt không có dạng từ loại này Đây cũng là điểm khác nhau về loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên hình thái từ, đặc biệt là vị từ, không biến đổi khi được sử dụng trong câu Mối quan hệ giữa các từ trong câu không chỉ ra chức năng cú pháp của từ Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trât tự từ và hư từ Trong khi đó tiếng Anh là ngôn ngữ chuyển dạng, thuộc các ngôn ngữ không đơn lập Những đặc điểm cú pháp không bao giờ biểu hiện độc lập mà luôn có mối liên hệ chặt chẽ với những đặc điểm về từ pháp ự thay đổi của từ pháp ảnh hưởng đến cấu trúc cú pháp Biến đổi của động từ theo chủ ngữ là bắt buộc Trong câu không thể có hai động từ c ng được chia theo thì, thể, cách, ngôi, và số của chủ ngữ nên phải đặt thêm Tác tử phụ ngữ hóa That trước CBB làm chủ ngữ và Tiểu tố dụng pháp IT được d ng như một chủ ngữ phụ thêm vào (E traposition) Đây cũng là tính thiên chủ ngữ của tiếng Anh 2.4.2. CBB là ị ngữ Do tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên trong câu tiếng Việt, vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hay một CBB Vị ngữ thường bao gồm vị từ và bổ ngữ, bổ ngữ loại nào là do vị từ quy định Vị ngữ là vị từ nội động, không cần có bổ ngữ Vị ngữ có vị từ ngoại động, cần phải có một hoặc hai bổ ngữ Vị ngữ c n có thể là danh từ hay tính từ Vị ngữ là trung tâm của tổ chức câu 17 Xét câu ‘Anh ấy // tay / làm, hàm / nhai ’ CBB tay / làm’ và ‘hàm / nhai’ làm vị ngữ của câu, ngoài ra tay / làm, hàm / nhai’ c n là thành ngữ Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, nên trong câu tiếng Anh, vị ngữ (predicate) luôn bắt đầu bằng một vị từ được chia theo thì và thể của câu, chia theo ngôi và số của chủ ngữ Chỉ trừ những câu cảm thán hay hô ngữ đặc biệt, các câu tiếng Anh đều phải có vị ngữ bắt đầu bằng một vị từ được chia Hay nói cách khác, trong câu tiếng Anh vị ngữ không thể là một CBB 2.4.3. CBB là bổ ngữ 2.4.3.1. Sự tương đồng Trong tiếng Việt và tiếng Anh, CBB có thể làm bổ ngữ trực tiếp và bổ ngữ gián tiếp CBB làm bổ ngữ trong câu tiếng Việt và tiếng Anh có một số cấu trúc cú pháp giống nhau hoàn toàn. a/ C - V [Vị từ LÀ – B(CBB)] Có thể nói cấu trúc C – V [Vị từ LÀ – B(CBB)] giống nhau hoàn toàn trong tiếng Việt và tiếng Anh, khi vị từ BE có nghĩa là LÀ, và nếu không kể đến việc tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình nên vị từ BE phải được biến hình t y theo thì, thể của câu và ngôi, số của chủ ngữ Trong cấu trúc này chủ ngữ cũng có thể là một CBB b/ C – V [Vị từ Tri giác / Nhận thức - B(CBB)] và C – V [Vị từ Nói năng – B(CBB)] Cấu trúc C – V [Vị từ Tri giác / Nhận thức - B(CBB)] và C – V [Vị từ Nói năng – B(CBB)] trong tiếng Việt và tiếng Anh hầu như giống nhau hoàn toàn CBB làm bổ ngữ có thể là câu trần thuật hoặc câu hỏi gián tiếp với những từ nghi vấn Các vị từ nói năng trong tiếng Viết và tiếng Anh có thể có hoặc không có bổ ngữ gián tiếp chỉ người, là đối tượng mà lời nói hướng tới Tương đương với những từ rằng, là trong tiếng Việt là tác tử phụ ngữ hóa that trong tiếng Anh, tất cả những từ này đều có thể được tỉnh lược khi CBB làm bổ ngữ là một câu trần thuật 2.4.3.2. Sự khác biệt a/ Trong tiếng Việt sau vị từ tình thái là một vị từ hoặc một CBB làm bổ ngữ, nhưng sau vị từ tình thái tiếng Anh luôn là một vị từ nguyên mẫu b/ Tác tử phụ ngữ hóa (Co ple entizer) That Điểm khác biệt quan trọng của CBB trong tiếng Việt và tiếng Anh là CBB trong tiếng Anh phải bắt đầu bằng tác tử phụ ngữ hóa That nếu CBB diễn đạt ý trần thuật Tác tử phụ ngữ hóa That có thể tỉnh lược khi CBB làm bổ ngữ - Peter convinced them (that) they should not start a business. Nhưng khi biến đổi câu CBB làm bổ ngữ được chuyển đổi thành CBB làm chủ ngữ thì tác tử phụ ngữ hóa that không thể tỉnh lược mà bắt buộc phải được đặt trước CBB - IT was clear (that ) he / had made a mistake. → That he / had made a mistake // was clear. (18, 113) 18 *** Trong khi đó, trong tiếng Việt, khi biến đổi câu, CBB làm bổ ngữ của câu (1) được chuyển thành CBB làm chủ ngữ trong câu (2) CBB làm chủ ngữ trong câu tiếng Việt không cần có tác tử phụ ngữ hóa c/ Tiểu tố dụng pháp (Filler) IT Trong câu đẳng thức, CBB làm chủ ngữ của vị từ LÀ trong tiếng Việt và vị từ BE trong tiếng Anh có thể hoán đổi vị trí với bổ ngữ mà không làm thay đổi nghĩa, nhưng thay đổi cấu trúc cú pháp của câu CBB làm chủ ngữ của câu (1) đổi thành bổ ngữ của câu (2) và bổ ngữ của câu (1) đổi thành chủ ngữ của câu (2) ***Điểm khác nhau là trong câu tiếng Anh cần phải có tiểu tố dụng pháp IT 2.4.4. So sánh à đối chiếu CBB là định ngữ 2.4.4.1. Sự tương đồng a/ CBB làm định ngữ luôn được đặt sau danh từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt và tiếng Anh và có c ng chức năng là bổ nghĩa cho danh từ trung tâm b/ Trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, danh ngữ có chứa CBB làm định ngữ có thể giữ chức năng chủ ngữ hoặc bổ ngữ theo cấu trúc C [Dt trung tâm - Đ(CBB)] – V và C - V - B [Dt trung tâm - Đ(CBB)]. c/ Cấu trúc CBB làm định ngữ trong danh ngữ tiếng Việt và tiếng Anh giống nhau khi kết từ mà, do, cuả (tiếng Việt) và đại từ quan hệ (tiếng Anh) được tỉnh lược. d/ Danh ngữ có chứa CBB làm định ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có cấu trúc đặc biệt để nhấn mạnh là Đó / Đây – LÀ – danh từ trung tâm - Đ(CBB) và IT - Be Danh từ trung tâm - Đ(CBB) 2.4.4.2. Sự khác biệt CBB làm định ngữ trong danh ngữ tiếng Việt không có chức năng đồng vị với danh từ trung tâm như CBB làm định ngữ trong danh ngữ tiếng Anh Trong danh ngữ tiếng Việt không có sự phân biệt CBB làm định ngữ hạn định và CBB làm định ngữ không hạn định như trong danh ngữ tiếng Anh Trong tiếng Anh, danh từ trung tâm quyết định CBB làm định ngữ hạn định hay không hạn định Trong danh ngữ tiếng Việt giữa danh từ trung tâm và CBB làm định ngữ không có dấu phẩy như trong CBB làm định ngữ không hạn định trong danh ngữ tiếng Anh Trong danh ngữ tiếng Việt không có những đại từ quan hệ (relative pronouns) và trạng từ quan hệ (relative adverbs) như trong tiếng Anh cho d là câu có nghĩa tương đương Kết từ mà, do, cuả giới thiệu CCB làm định ngữ trong danh ngữ tiếng Việt chỉ mang nghĩa chứ không có chức năng ngữ pháp như các đại từ quan hệ hay trạng từ quan hệ trong CBB làm định ngữ trong danh ngữ tiếng Anh, và có thể tỉnh lược được hay không t y theo nghĩa của câu Các đại từ quan hệ hay trạng từ quan hệ trong tiếng Anh có thể tỉnh lược hay không t y vào chức năng ngữ pháp Trong tiếng Việt danh từ trung tâm mà CBB làm định ngữ bổ nghĩa không chi phối chức năng ngữ pháp của CBB làm định ngữ, trong khi đó, trong tiếng Anh, danh từ trung tâm chi phối và quyết định loại đại từ quan hệ nào, chỉ người hay chỉ vật, giữ chức năng chủ ngữ hay bổ ngữ mà sử dụng who, whom, which, hay that. 2.4.5. So sánh à đối chiếu CBB là trạng ngữ Trong tiếng Việt, CBB chỉ có thể làm trạng ngữ khi chủ ngữ của câu và chủ ngữ của CBB làm trạng ngữ có quan hệ chỉnh thể - bộ phận. CBB làm trạng ngữ tường thuật hoàn cảnh, 19 trạng thái cho nòng cốt câu. CBB làm trạng ngữ của câu không có kết từ, thường cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy, và có thể đặt trước, đặt sau, hoặc giữa nòng cốt câu tùy theo cách diễn đạt. Trong khi đó, cú trạng ngữ trong câu tiếng Anh luôn bắt đầu bằng một liên từ (conjunction), và có thể lược bỏ mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc câu CBB không bắt đầu bằng một liên từ, do đó CBB chỉ có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ, hay định ngữ Nếu lược bỏ CBB thì câu bao chứa nó không c n đúng cấu trúc ngữ pháp Hay nói cách khác CBB không thể làm trạng ngữ trong câu tiếng Anh Trong câu tiếng Anh cũng có cấu trúc dạng câu giống như CBB làm trạng ngữ trong câu tiếng Việt, nhưng không phải là CBB làm trạng ngữ mà chỉ là một ngữ (phrase), vị từ không được chia theo thì, thể của câu và ngôi, số của chủ ngữ mà được viết ở dạng hiện tại phân từ (present participle) khi diễn đạt ý chủ động (active voice) và viết ở dạng quá khứ phân từ (past participle) khi diễn đạt ý bị động (passive), chủ ngữ của câu và danh từ chính của ngữ cũng có quan hệ chỉnh thể - bộ phận 2.5. Tiểu kết CBB làm chủ ngữ có thường đi với vị ngữ có vị từ LÀ, vị từ gây khiến, chuyển động, chuyển tác, uất hiện, tiêu biến, tính từ / tính ngữ, hay danh từ / danh ngữ Câu có CBB làm vị ngữ thuộc kiểu câu chứa quan hệ chỉnh thể - bộ phận, chủ ngữ chỉ chỉnh thể CBB làm vị ngữ cũng có thể là một thành ngữ CBB có thể làm bổ ngữ trực tiếp và bổ ngữ gián tiếp trong câu t y theo vị từ của n ng cốt câu CBB định ngữ cho danh từ hoặc danh ngữ không thuộc bậc câu, nên không được em là một thành phần câu Khi trạng ngữ là CBB thì chủ ngữ của câu và chủ ngữ của CBB làm trạng ngữ có quan hệ chỉnh thể - bộ phận, diễn đạt một sự việc, và không có liên từ CBB làm chủ ngữ trong câu tiếng Anh bắt đầu bằng tác tử phụ ngữ hóa hoặc WHintroducers. Vị từ chính trong câu có CBB làm chủ ngữ phải chia theo số ít CBB thường làm chủ ngữ của các vị từ: BE, vị từ chuyển tác, vị từ không chuyển tác, vị từ liên kết CBB làm bổ ngữ trong câu tiếng Anh cũng bắt đầu bằng tác tử phụ ngữ hóa hoặc WHintroducers. Vị từ chính của câu quy định CBB có thể làm bổ ngữ trực tiếp hay bổ ngữ gián tiếp. CBB làm bổ ngữ cũng có thể bị bao như một thành tố của các tính từ CBB có thể làm bổ ngữ của vị từ BE, vị từ nói năng, vị từ tri giác hay nhận thức, vị từ đơn chuyển, vị từ song chuyển vị từ phức đoạn, vị từ gây cảm úc Các cấu trúc với đại từ IT làm chủ ngữ rỗng hoặc bổ ngữ rỗng thường có bổ ngữ là một CBB CBB làm định ngữ cho danh ngữ tiếng Anh có hai loại: CBB định ngữ hạn định và CBB làm định ngữ không hạn định CBB làm định ngữ trong tiếng Anh bắt đầu các đại từ quan hệ và các trạng từ quan hệ Danh từ trung tâm của danh ngữ có chứa CBB làm định ngữ quyết định đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ nào được sử dụng CBB cũng có thể làm định ngữ bổ nghĩa cho cụm chủ-vị CBB trong câu tiếng Việt và câu tiếng Anh có những điểm tương đồng và khác biệt do sự khác nhau về loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt (ngôn ngữ không biến hình) và tiếng Anh (ngôn ngữ biến hình) Cấu trúc nội tại của CBB tiếng Việt và tiếng Anh c ng có các cấu trúc tương đồng, nhưng CBB tiếng Anh luôn bắt đầu bằng tác tử phụ ngữ hóa và WH-introducers khi CBB làm chủ ngữ và bổ ngữ, hoặc đại từ quan hệ hay trạng từ quan hệ khi CBB làm định ngữ, CBB tiếng Việt không có các loại từ này 20 CHƯƠNG 3 VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CÚ BỊ BAO TỪ VIỆT SANG ANH VÀ TỪ ANH SANG VIỆT Trong phần khảo sát dịch thuật này, chúng tôi trình bày những cách biến đổi cấu trúc cú pháp nội tại của CBB, và cách biến đổi cấu trúc câu có chứa CBB khi chuyển dịch CBB ViệtAnh và Anh-Việt dựa trên những phân tích cấu trúc cú pháp của CBB trong tiếng Việt và tiếng Anh, so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt của CBB trong hai ngôn ngữ, để khái quát hóa những cách chuyển dịch CBB và các câu có chứa CBB, góp phần vào lý thuyết dịch thuật đang được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ và dịch thuật quan tâm Bảng tổng hợp các cách chuyển dịch CBB 1. CBB làm chủ ngữ tV1 tA2 C(CBB) 1/ C(CBB) 2/ C1 – V1 + C2 – V2 3/ C-V chính 4/ Danh ngữ - Dt/Dn trung tâm - Đ(CBB) - Dt/Dn trung tâm – ngữ giới từ -Dt/Dn trung tâm – ngữ hiện tại phân từ - Dt/Dn trung tâm – ngữ quá khứ phân từ - Danh ngữ: Tính từ - Dt/Dn trung tâm 5/ Đại từ IT tA1 tV2 1/ C-V (Vt – B) 2/ C(CBB) 3/ danh ngữ - Đ(CBB) C(CBB) 2. CBB làm vị ngữ tV1 C – V(CBB) tA2 C – V (ngữ vị từ) C – V; C-V (Hoặc C – V. C – V) C(ở dạng sở hữu cách) – V 3 CBB làm bổ ngữ tV1 1/ C- V [Vt nói năng - B(CBB)] 2/ C- V [Vt nhận thức - B(CBB)] 3/ C – V [Vt LÀ – B(CBB)] 4/ C – V [Vt tình thái – B(CBB)] 5/ C – V [Vt khiển động/chuyển tác – B (CBB)] 6/ C – V [Vt – B (CBB)] tA2 1/ C- V [Vt nói năng - B(CBB)] 2/ C- V [Vt nhận thức - B(CBB)] 3/ C – Be – B [danh ngữ - Đ(CBB)] 4/ C – V(Vt chính – B – giới từ TO – Vt phụ) hoặc C – V(Vt chính – giới từ TO – Vt phụ) 5/ C – V(Vt khiển động/chuyển tác – B) 6/ C – V[Vt – B (danh ngữ)] tA1 tV2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan