Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Điều trị gãy đầu dưới xương quay trẻ em bằng phương pháp xuyên kim kirschner qua...

Tài liệu Điều trị gãy đầu dưới xương quay trẻ em bằng phương pháp xuyên kim kirschner qua da dưới màn tăng sáng

.PDF
121
1
66

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------- LÊ QUANG VÀNG ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TRẺ EM BẰNG PHƯƠNG PHÁP XUYÊN KIM KIRSCHNER QUA DA DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ LÊ QUANG VÀNG ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TRẺ EM BẰNG PHƯƠNG PHÁP XUYÊN KIM KIRSCHNER QUA DA DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG CHUYÊN NGÀNH: CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH MÃ SỐ: CK 62 72 07 25 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Người hướng dẫn khoa học: TS.BS CKII. PHAN ĐỨC MINH MẪN Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. BS CKII Phan Đức Minh Mẫn. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Lê Quang Vàng . . MỤC LỤC - Trang phụ bìa. - Lời cam đoan. - Danh mục các chữ viết tắt. - Danh mục đối chiếu thuật ngữ Việt- Anh. - Danh mục các bảng, biểu đồ, hình. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 4 1.1 Giải phẫu đầu dưới xương quay: ............................................................ 4 1.2 Đặc điểm gãy xương trẻ em: .................................................................. 5 1.3 Chẩn đoán gãy đầu dưới xương quay trẻ em: ......................................... 7 1.4 Phân loại gãy đầu dưới xương quay trẻ em: ......................................... 10 1.5 Điều trị gãy đầu dưới xương quay trẻ em: ............................................ 13 1.6 Biến chứng của gãy đầu dưới xương quay trẻ em:............................. 20 1.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:.......................................... 23 2.Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 25 Đối tượng: ........................................................................................... 25 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................... 25 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh: .................................................................. 25 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ: ....................................................................... 25 2.2 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................... 26 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: ...................................................................... 26 2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ................................................. 26 2.2.3 Phương pháp tiến hành: ................................................................. 26 . . 2.2.4 Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu...................................... 30 2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ........................................ 34 3.Chương III. KẾT QUẢ 3.1 35 ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM NGHIÊN CỨU: .................................. 35 3.1.1 Tuổi và giới: .................................................................................. 35 3.1.2 Tay chấn thương và tay thuận-nghịch:........................................... 36 3.1.3 Nguyên nhân và cơ chế: ................................................................ 38 3.1.4 Đặc điểm xương gãy: .................................................................... 39 3.1.5 Chỉ định điều trị: ........................................................................... 43 3.1.6 Thời gian trước mổ:....................................................................... 44 3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:......................................................................... 44 3.2.1 Kết quả nắn-xuyên kim: ................................................................ 44 3.2.2 Kết quả phục hồi giải phẫu:........................................................... 49 3.2.3 Kết quả phục hồi chức năng: ......................................................... 51 3.3 BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT: ......................................................... 53 3.3.1 Biến chứng ngay sau mổ xuyên kim: ............................................. 53 3.3.2 Biến chứng sớm: ........................................................................... 54 3.3.3 Biến chứng muộn: ......................................................................... 54 4.Chương IV. BÀN LUẬN 4.1 55 ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM NGHIÊN CỨU: .................................. 55 4.1.1 Tuổi và giới: .................................................................................. 55 4.1.2 Tay chấn thương và tay thuận-nghịch:........................................... 57 4.1.3 Nguyên nhân và cơ chế chấn thương: ............................................ 57 . . 4.1.4 Đặc điểm xương gãy: .................................................................... 58 4.1.5 Chỉ định điều trị: ........................................................................... 62 4.1.6 Thời gian trước mổ:....................................................................... 63 4.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:......................................................................... 63 4.2.1 Kết quả nắn- xuyên kim: ............................................................... 63 4.2.2 Kết quả phục hồi giải phẫu: ........................................................... 70 4.2.3 Kết quả phục hồi chức năng: ......................................................... 72 4.3 BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT: ......................................................... 73 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Tài liệu tham khảo. - Bệnh án mẫu. - Bệnh án minh họa. - Danh sách bệnh nhân. . 78 . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ BN Bệnh nhân ĐKTT Đa khoa trung tâm TK Thần kinh TNLĐ Tai nạn lao động TNGT Tai nạn giao thông TNSH Tai nạn sinh hoạt TNTDTT Tai nạn thể dục thể thao . . DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT –ANH TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Bệnh nhân Patient Bệnh viện Hospital Di lệch thứ phát Redisplacement Can lệch Malunion Đầu dưới xương quay Distal radius Đầu dưới xương trụ Distal ulnar Đầu xương Epiphysis Điều trị bảo tồn Conservative treatment Gãy xương trẻ em Paediatric fracture Hành xương Metaphysis Khớp quay-trụ dưới Distal radio- ulnar joint Kim kirschner Kirschner wire Nắn kín Closed reduction Ngừng tăng trưởng Physeal Arrest Thân xương Diaphysis Trẻ em Paediatric Tự điều chỉnh Remodelling Xuyên kim qua da Percutaneous Kirschner wire fixation . . DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH 1 2 1. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1 Phân loại gãy hành xương đầu dưới xương quay ........................... 13 Bảng 2. 1 Bảng điểm “Mayo wrist score” ...................................................... 32 Bảng 3. 1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ................................................ 35 Bảng 3. 2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính ................................................... 35 Bảng 3. 3 Phân bố tay chấn thương và tay thuận-nghịch .................................. 36 Bảng 3. 4 Phân bố theo nguyên nhân chấn thương ......................................... 38 Bảng 3. 5 Phân bố theo cơ chế chấn thương ................................................... 39 Bảng 3. 6 Phân loại gãy đầu dưới xương quay ............................................... 39 Bảng 3. 7 Phân loại gãy bong sụn tiếp hợp đầu dưới xương quay ................. 40 Bảng 3. 8 Phân loại gãy đầu dưới xương trụ kèm theo ................................... 40 Bảng 3. 9 Đường gãy xương quay và xương trụ ............................................. 40 Bảng 3. 10 Phân bố di lệch sang bên trước mổ............................................... 41 Bảng 3. 11 Phân bố di lệch gập góc trước mổ xương quay ............................ 41 Bảng 3. 12 Phân bố số trường hợp có di lệch gập góc trước mổ xương quay 42 Bảng 3. 13 Phân bố di lệch gập góc trước mổ xương trụ .............................. 43 Bảng 3. 14 Chỉ định điều trị ............................................................................ 43 Bảng 3. 15 Thời gian điều trị trước mổ ........................................................... 44 Bảng 3. 16 Phương pháp xuyên kim ............................................................... 44 Bảng 3. 17 Xuyên kim xương trụ.................................................................... 45 Bảng 3. 18 Cách xử lý đầu kim ....................................................................... 45 Bảng 3. 19 Thời gian phẫu thuật ..................................................................... 45 Bảng 3. 20 Tỉ lệ thành công nắn kín- xuyên kim qua da ................................ 46 Bảng 3. 21 Thời gian nằm viện sau mổ .......................................................... 48 Bảng 3. 22 Phân bố di lệch sang bên sau mổ xương quay:............................. 49 . . Bảng 3. 23 Phân bố di lệch gập góc sau mổ xương quay ............................... 49 Bảng 3. 24 Phân bố thời gian có can xương chắc ........................................... 50 Bảng 3. 25 Phân bố thời gian lấy dụng cụ ...................................................... 50 Bảng 3. 26 Phân bố lý do lấy dụng cụ ............................................................ 51 Bảng 3. 27 Phân bố biên độ vận động tay chấn thương so với tay lành ......... 52 Bảng 3. 28 Phân bố sức cầm nắm bàn tay ...................................................... 52 Bảng 3. 29 Kết quả phục hồi chức năng theo bảng điểm Mayo wrist score .. 53 Bảng 3. 30 Biến chứng sau mổ ....................................................................... 53 Bảng 3. 31 Biến chứng sớm ............................................................................ 54 Bảng 4. 1 So sánh tuổi trung bình với các tác giả khác .................................. 55 Bảng 4. 2 So sánh nhóm tuổi với các tác giả khác.......................................... 56 Bảng 4. 3 So sánh thời gian theo dõi với các tác giả khác.............................. 69 3 . . 4 2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1 Mối tương quan giữa nhóm tuổi và giới..................................... 36 Biểu đồ 3. 2 Mối tương quan giữa tay gãy và tay thuận-nghịch..................... 37 Biểu đồ 3. 3 Mối tuơng quan giữa tay gãy và giới ........................................... 38 Biểu đồ 3. 4 Mối liên quan giữa đường gãy xương quay và tỉ lệ thành công. 46 Biểu đồ 3. 5 Mối liên quan giữa thời gian trước mổ và tỉ lệ thành công ........ 47 Biểu đồ 3. 6 Mối liên quan giữa phân loại gãy và tỉ lệ thành công ................ 47 Biểu đồ 3. 7 Mối liên quan giữa chỉ định mổ ban đầu và tỉ lệ thành công ..... 48 Biểu đồ 3. 8 Mối liên quan giữa biến chứng sớm và cách xử lý đầu kim ...... 54 Biểu đồ 4. 1 Kết quả phục hồi chức năng theo bảng điểm Mayo wrist score 73 . . 3. DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Hệ thống dây chằng cổ tay ................................................................ 4 Hình 1. 2 Biến dạng hình lưỡi lê mặt lòng ........................................................ 7 Hình 1. 3 Biến dạng hình lưỡi lê mặt lưng........................................................ 9 Hình 1. 4 Bảng phân loại Salter Harris ........................................................... 11 Hình 1. 5 Bảng phân loại Peterson .................................................................. 12 Hình 1. 6 Phương pháp kéo nắn gãy đầu dưới xương quay di lệch ................ 16 Hình 1. 7 Khuôn bất động “3 điểm” ............................................................... 16 Hình 1. 8 Phương pháp dùng đinh bẩy đoạn gãy ............................................ 20 Hình 2. 1 Tư thế bệnh nhân ............................................................................. 27 Hình 2. 2 Xuyên kim thứ nhất ......................................................................... 28 Hình 2. 3 Xuyên kim thứ hai ........................................................................... 29 Hình 2. 4 Đầu kim để bên ngoài da................................................................. 29 Hình 2. 5 Thước đo Jama ................................................................................. 32 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy đầu dưới xương quay trẻ em thường gặp ở trẻ từ 6-15 tuổi, chiếm tỉ lệ 20-30% tất cả gãy xương trẻ em [33], [34], [43], [51]. Hầu hết các trường hợp gãy đầu dưới xương quay trẻ em được điều trị bảo tồn bằng nắn kín và bó bột [19], [20], [21]. Điều này được giải thích dựa trên cơ chế tự điều chỉnh di lệch ở trẻ em [25], [60]. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây chứng tỏ rằng sự điều chỉnh hoàn toàn không phải lúc nào cũng đạt được hoàn hảo, đặc biệt đối với trẻ em trên 10 tuổi [28]. Biến chứng thường gặp nhất trong điều trị bảo tồn là di lệch thứ phát với tỉ lệ từ 20-34% [13], [31], [48]. Đặc biệt, nghiên cứu Van Leemput so sánh 2 phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương quay di lệch ở trẻ em, kết quả tỉ lệ di lệch thứ phát ở nhóm điều trị bảo tồn là 45,8% và không có trường hợp nào di lệch thứ phát ở nhóm điều trị xuyên kim qua da [61]; Hellebrekers báo cáo điều trị gãy đầu dưới xương quay di lệch trẻ em, kết quả chỉ có 58,8% không di lệch thứ phát [26]. Những yếu tố nguy cơ gây di lệch thứ phát bao gồm nguyên nhân ban đầu như: tuổi trên 9 tuổi, gãy di lệch hoàn toàn trên 50% thân xương quay, gập góc trên 200, đường gãy chéo, có mảnh rời, gãy đầu dưới xương trụ kèm theo và cả những nguyên nhân thứ phát như nắn không hết di lệch ban đầu, kỹ thuật và chất lượng bột kém,…[12], [13], [37], [55]. Di lệch thứ phát thường xuất hiện trong khoảng 2 tuần đầu sau bó bột. Do đó, bệnh nhi gãy đầu dưới xương quay di lệch được điều trị bảo tồn cần phải được tái khám và chụp X quang kiểm tra mỗi tuần trong vòng 2 tuần đầu để theo dõi di lệch thứ phát. Nếu có di lệch thứ phát chấp nhận được nhưng biến dạng nhìn thấy rõ sẽ gây lo lắng cho bệnh nhi và gia đình. Còn nếu di lệch thứ phát không chấp nhận được, sự lo lắng của bệnh nhi và gia đình sẽ . . càng lớn hơn vì bệnh nhi sẽ phải gây mê, nắn lại và tốn kém nhiều hơn. Tuy nhiên điều này sẽ không xảy ra với phương pháp điều trị nắn kín và xuyên kim qua da, tỉ lệ di lệch thứ phát sau nắn kín và xuyên kim hầu như không có [49], [61]. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ di lệch thứ phát và tránh phải điều trị nhiều lần, ảnh hưởng đến tâm sinh lý bệnh nhi và gây giảm niềm tin của bệnh nhi và gia đình, những trường hợp gãy đầu dưới xương quay trẻ em không vững, di lệch nhiều nên được điều trị phẫu thuật ngay từ đầu. Nhờ có máy C-arm, phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình có nhiều chọn lựa phương pháp điều trị tối ưu, an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Riêng đối với chấn thương chỉnh hình Nhi, phương pháp điều trị nắn kín và xuyên kim qua da đã trở thành một tiêu chuẩn vàng từ thập niên 90 của thế kỷ trước trong điều trị gãy xương di lệch ở trẻ em. Đối với gãy đầu dưới xương quay di lệch trẻ em, có rất nhiều tác giả nước ngoài đã nghiên cứu ứng dụng hiệu quả của phương pháp nắn kín và xuyên kim Kirschner qua da dưới màn hình tăng sáng và đều đạt được kết quả rất cao [18], [23], [24], [30], [32], [40], [53], [59]. Tuy nhiên ở Việt Nam, vẫn chưa có báo cáo chính thức nào, mặc dù phương pháp điều trị này đã trở nên rất phổ biến ở tất cả các bệnh viện trong cả nước. Vậy phương pháp nắn kín và xuyên kim Kirschner qua da dưới màn tăng sáng có giá trị điều trị tốt hơn như thế nào trong một số loại gãy đầu dưới xương quay trẻ em cũng như những nguy cơ gì đe dọa đến chất lượng kết quả điều trị? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu với đề tài “điều trị gãy đầu dưới xương quay trẻ em bằng phương pháp xuyên kim Kirschner qua da dưới màn tăng sáng” nhằm mục tiêu sau: . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng. Mục tiêu cụ thể là: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang gãy đầu dưới xương quay trẻ em. 2. Đánh giá kết quả nắn xuyên kim và theo dõi ngắn 3-6 tháng. . . 1. Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giải phẫu đầu dưới xương quay [4], [6]: Đầu dưới xương quay là một vùng xương xốp, dài 2-2.5cm tính từ mặt khớp cổ tay, gồm xương xốp với các bè xương xếp theo hướng vuông góc với mặt khớp. Về mặt cấu trúc: đầu dưới xương quay bao gồm: mặt trước là nơi bám của 3 dây chằng mặt gan cổ tay; mặt sau có lồi củ Lister; mặt ngoài là mỏm trâm quay; mặt trong và mặt khớp. Ngoài ra, hệ thống dây chằng và bao khớp quay trụ dưới và khớp quay cổ tay giúp giữ vững khớp cổ tay trong mọi cử động. Hình 1. 1 Hệ thống dây chằng cổ tay Nguồn: “Nerter Frank H. Nguyễn Quang Quyền dịch, (1999), Atlas giải phẫu người, NXB y học” [4]. Hệ thống mạch máu: nguồn cấp máu chính cho đầu dưới xương quay từ động mạch gian cốt trước và động mạch quay. . . Hệ thống thần kinh: vùng cổ tay có các nhánh thần kinh quan trọng đi qua là: nhánh cảm giác thần kinh quay nằm ngoài động mạch quay, trước gân cơ dạng ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn; thần kinh giữa nằm trong ống cổ tay và thần kinh trụ nằm trong ống Guyon. 1.2 Đặc điểm gãy xương trẻ em [51], [63]: 1.2.1 Đặc điểm cấu tạo xương trẻ em: Xương trẻ em có sụn tiếp hợp làm xương phát triển theo chiều dài. Sụn tiếp hợp đầu dưới xương quay xuất hiện ở bé trai khoảng từ 0,5 đến 2,3 tuổi và bé gái từ 0.4 đến 1.7 tuổi. Đầu tiên là mảnh xương mỏng nằm ngang, sau đó nhanh chóng phát triển thành hình tam giác, đường viền quanh mỏm trâm quay phát triển dài ra và kéo dài đến khi xương trưởng thành. Sụn tiếp hợp ở đầu dưới xương trụ cũng xuất hiện ở giai đoạn này. Trung bình sụn tiếp hợp kết thúc phát triển lúc 16 tuổi ở bé gái và 17 tuổi ở bé trai, trong khi sụn tiếp hợp đầu dưới xương quay kết thúc phát triển muộn hơn khoảng 6 tháng tuổi. Sụn tiếp hợp đầu dưới xương quay và xương trụ ảnh hưởng 75-80% sự phát triển chiều dài xương cẳng tay và 40% sự phát triển của xương chi trên. Do đó, những tổn thương ở sụn tiếp hợp đầu dưới xương quay và xương trụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều dài xương. Thành phần cấu trúc xương trẻ em có tỉ lệ collagen rất cao nên có khả năng uốn dẽo và đàn hồi. Tính chất này giảm dần khi trẻ lớn lên với những cấu trúc phiến xương phát triển làm xương trở nên cứng và chịu lực hơn. Đặc biệt màng xương có chức năng tạo cốt bào rất mạnh ở trẻ em và khá dày so với người lớn nên khó rách hoàn toàn trong gãy xương và thường chỉ bị tróc khỏi thân xương do máu tụ. Màng xương đóng vai trò bản lề cho nắn xương và giữ ổ gãy vững sau nắn. . . 1.2.2 Khả năng tự điều chỉnh xương gãy ở trẻ em: Xương trẻ em có khả năng tự điều chỉnh rất cao và thời gian lành xương nhanh. Sự tự điều chỉnh gãy xương trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Tuổi càng nhỏ, khả năng tự điều chỉnh càng cao. - Vị trí gãy: đường gãy càng gần đầu dưới xương quay thì khả năng tự điều chỉnh càng lớn. - Kiểu di lệch cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tự điều chỉnh. Di lệch chồng ngắn, được xem là không quan trọng nếu trục cẳng tay vẫn tốt. Vấn đề được quan tâm nhiều nhất là di lệch gập góc: gập góc có đỉnh hướng về màng liên cốt có tiên lượng xấu hơn các gập góc trước- sau, gập góc ở gãy 1/3 dưới cẳng tay điều chỉnh tốt hơn gãy 1/3 trên. Ở trẻ em, di lệch gập góc có thể tự điều chỉnh dần theo thời gian. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này không phải lúc nào cũng đạt được như mong muốn. - Theo Charles T price, chấp nhận điều trị bảo tồn ở trẻ dưới 8 tuổi có di lệch gập góc 150, di lệch xoay 450, di lệch sang bên hoàn toàn. Riêng đối với trẻ trên 8 tuổi, di lệch chấp nhận được là: gập góc dưới 100, di lệch xoay dưới 300, di lệch sang bên hoàn toàn [47]. - Theo Rockwood, khả năng điều chỉnh di lệch chấp nhận được trong gãy đầu dưới xương quay ở trẻ dưới 10 tuổi là: chồng ngắn < 2cm, gập góc < 200, di lệch sang bên 1 thân xương, trong khi di lệch xoay thì không tự điều chỉnh được. Sau 10 tuổi, sự tự điều chỉnh giảm dần, đối với di lệch gập góc trên 100 hầu như tự điều chỉnh không hết và để lại di chứng là giới hạn sấp ngửa cẳng tay. 1.2.3 Các kiểu gãy đặc biệt ở trẻ em: Đặc điểm cấu tạo xương trẻ em có sự khác biệt so với xương người lớn. Do đó, ở vùng đầu dưới xương quay có thể thấy các kiểu gãy đặc biệt như sau: . . - Gãy tạo hình: là kiểu gãy riêng của trẻ em do tính chất mềm dẻo của xương trẻ em: vùng lồi có hiện tượng gãy xương vi thể và bên lõm có hiện tượng gãy xương kiểu ép lún vi thể. Hình ảnh X-quang có thể không thấy can xương nếu mức độ gãy không tạo máu tụ làm tróc bong màng xương. Biến dạng xương nếu không điều trị có thể để lại di chứng biến dạng vĩnh viễn. - Gãy phình võ xương: là loại gãy do đè lún lên trên vùng tiếp giáp hành xương và thân xương. Do áp lực đè ép lên cấu trúc xương xốp bởi chất xương đặc của thân xương đã tạo nên hình ảnh phình vỏ xương vào màng xương giống hình ảnh trụ đỡ của tòa nhà La Mã. - Gãy cành tươi: do lực gãy chỉ đến mức làm xương biến dạng như cong xương nhưng chưa đủ bẻ gãy toàn bộ thân xương nên chỉ gãy một phần vỏ xương. Kiểu gãy này hay kèm theo gãy tạo hình bên phía lõm. - Gãy bong sụn tiếp hợp: liên quan đến tổn thương sụn tăng trưởng. Đây là những loại gãy vững, hầu hết điều trị bảo tồn. 1.3 Chẩn đoán gãy đầu dưới xương quay trẻ em [51]: 1.3.1 Cơ chế: Gãy đầu dưới xương quay thường do cơ chế té chống tay với bàn tay duỗi, tạo ra biến dạng hình lưỡi lê mặt lưng điển hình với di lệch gập góc đỉnh hướng về mặt lòng. Ngược lại, nếu bệnh nhân té chống tay với cổ tay gập sẽ gây biến dạng hình lưỡi lê mặt lòng với di lệch gập góc đỉnh hướng về mặt lưng. Hình 1. 2 Biến dạng hình lưỡi lê mặt lòng Nguồn: “Rockwood and Wilkins’,(2020), Fracture in children, 9th edition” [51]. . . Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tải trọng và lực tác động sẽ gây ra những loại gãy và mức độ di lệch khác nhau. Phổ chấn thương có thể từ gãy không di lệch (thường gặp ở trẻ nhỏ với chấn thương nhẹ) đến gãy di lệch hoàn toàn (thường gặp ở trẻ lớn do chấn thương với lực tác động mạnh) gây di lệch chồng ngắn và biến dạng hình lưỡi lê. Chấn thương do tải lực lặp lại vùng cổ tay như tập luyện quá mức, sai kỹ thuật hoặc cố gắng quá mức cho phép có thể gây tổn thương sụn tiếp hợp đầu dưới xương quay. Đôi khi, cơ chế té từ trên cao xuống với lực tác động mạnh cũng có thể gây ra gãy đầu dưới xương quay kèm theo gãy xương vùng cẳng tay và khuỷu tay. Tình trạng này gọi là “ khuỷu bập bềnh” và thường liên quan đến những yếu tố nguy cơ như: tổn thương mạch máu- thần kinh và hội chứng chèn ép khoang. 1.3.2 Lâm sàng: Gãy đầu dưới xương quay và xương trụ trẻ em thường có đau, sưng và biến dạng đầu dưới xương cẳng tay. Dấu hiệu lâm sàng phụ thuộc vào mức độ di lệch của xương gãy. Những trường hợp gãy không di lệch ở trẻ nhỏ như gãy tróc màng xương, triệu chứng lâm sàng có thể không phát hiện được trong vài ngày đầu sau chấn thương. Do cấu trúc màng xương dày và đặc điểm đàn hồi cao nên trẻ thường không đau hoặc đau ít. Tương tự với những trường hợp tổn thương sụn tiếp hợp không di lệch thường chỉ có dấu hiệu đau nhẹ hoặc bong gân vùng sụn tăng trưởng. Ngược lại với những trường hợp gãy xương di lệch, gập góc nhiều gây biến dạng rõ và dấu hiệu lâm sàng điển hình. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất