Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều tra tình hình nuôi xen ghép một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế ca...

Tài liệu điều tra tình hình nuôi xen ghép một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao

.PDF
56
440
148

Mô tả:

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài. Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh trong điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường nói, nuôi trồng thuỷ sản là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước.Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản đề cập đến cả các hoạt động trong môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Thị xã Hương Trà có vị trí nằm ở phần trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế, giáp thành phố Huế, có diện tích 51.853,4 ha (518,53 km²), dân số 118.534 người. Thị xã nằm giữa sông Hương và sông Bồ, có miền núi, đồng bằng và vùng duyên hải. Thị xã Hương Trà có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nuôi trồng thủy, hải sản. Thị xã Hương Trà với diện tích thủy vực rộng khoảng 685 ha, trong đó 290,1 ha nuôi thủy sản nước lợ, 120 ha nuôi thủy sản nước ngọt; tổng số lồng nuôi cá 885 lồng, trong đó có 560 lồng nuôi cá nước lợ; sản lượng trong 6 tháng đầu năm đạt 260 tấn, tập trung chủ yếu ở hai xã Hương Phong và Hải Dương.[5] Trước đây, do nuôi độc canh tôm Sú, dịch bệnh, nhiều hộ nợ nần chồng chất vì tôm chết hàng loạt. Năm 2010, người dân làm quen với mô hình nuôi xen canh tôm, cua, cá và bước đầu thu được hiệu quả kinh tế cao, nhiều khoảng nợ được trang trải,nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Đa dạng hóa nhiều đối tượng nuôi, để tăng bền vững, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời cải tạo môi trường. Đa dạng hóa nhiều đối tượng thủy sản là biện pháp đem lại hiệu quả nhất trong việc giảm rủi ro độc canh đối tượng nuôi. Trước những chuyển đổi về hình thức nuôi tại địa phương, được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Huế, khoa Thủy sản và thầy giáo hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài: “Điều tra tình hình nuôi xen ghép một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại thị xã Hương Trà–Tỉnh Thừa Thiên Huế ” 1.2. Mục tiêu đề tài Thông qua điều tra, nắm được hiện trạng nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao (diện tích nuôi, đối tượng, kỹ thuật nuôi, năng suất, sản 1 lượng, hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi…) ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần quảng bá, nhân rộng mô hình nuôi xen ghép ở nhiều địa phương khác có điều kiện sinh thái tương tự ở Thừa Thiên Huế. 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình NTTS trên Thế Giới Trên thế giới, Châu Á là nơi cho sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm 89% tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng thế giới năm 2006. Năm 2006, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới là 51 triệu tấn và sản lượng khai thác là 92 triệu tấn. Trong số này, Trung Quốc chiếm 66,7% tổng sản lượng nuôi, các nước Châu Á khác chiếm 22,8%, và các nước khác còn lại ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc,… chiếm 10,5%.[2] Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thủy sản được bắt đầu từ những năm 1970 của thế kỷ XX. Đến nay, nghề nuôi thủy sản vẫn liên tục phát triển đa dạng lẫn thâm canh hóa. Nếu như năm 1970, tốc độ tăng trưởng hằng năm về sản lượng là 3,9%, thì năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 36%. Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi đã góp phần tăng tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm thủy sản nuôi trồng từ 0,7 kg/người/năm vào năm 1970 lên 7,8 kg/người/năm vào năm 2006. Sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản chiếm 46% tổng sản phẩm thủy sản tiêu dùng hàng năm.Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 90%.[2] Mười nước đứng đầu thế giới năm 2006 về sản lượng nuôi trồng thủy sản gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Chile, Nhật Bản, Na Uy và Philippines. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là 1,7 triệu tấn, đứng thứ 5 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Idonesia, Philippines. Nghề nuôi trồng thủy sản nội địa tiếp tục đóng góp chính cho nghề nuôi thủy sản nói chung, với hơn 61% sản lượng và 53% tổng giá trị sản phẩm nuôi trồng. Nuôi thủy sản nước ngọt chiếm 58% sản lượng và 48% giá trị, nuôi biển chiếm 34% sản lượng và 36% giá trị. Trong khi đó, nuôi nước lợ với tỷ lệ sản lượng thấp 8% nhưng cho tỷ lệ giá trị đến 16% do nuôi chủ yếu các loài tôm có giá trị cao. Cơ cấu nhóm loài nuôi cho thấy, năm 2006, cá nước ngọt cho sản lượng cao nhất là 27,8 triệu tấn, đạt giá trị 29,5 triệu USD; động vật thân mềm và rong biển cho sản lượng và giá trị tương đương nhau. Trong khi đó, giáp xác có sản lượng chỉ 4,5 triệu tấn nhưng đạt giá trị đến 17,95 triệu USD. Theo một báo cáo đánh giá xuất bản tháng 1/2009 của tạp chí BioScience, ngành sản xuất thủy hải sản dường như sẽ tiếp tục phát triển mạnh trên toàn thế 3 giới đến năm 2025. Bản đánh giá do James S. Diana thuộc trường đại học Michigan thực hiện, nhận định cho dù có những mối lo ngại về tác động xấu của sản xuất thủy hải sản tới môi trường nhưng những công nghệ sản xuất đó, khi mà được áp dụng đúng cách, sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến đa dạng sinh học hơn ngành sản xuất thực phẩm. Báo cáo cho biết tổng sản lượng đánh bắt thủy hải sản trong vòng 20 năm qua dường như không hề thay đổi và có thể suy giảm một chút. Tuy nhiên sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng 8,8% mỗi năm từ 1985, chiếm 1/3 tổng sản lượng ngành thủy sản tính theo khối lượng. Những loài cá biển (finfish), động vật thân mềm và loài giáp xác là những loài chiếm đa số trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản mang lại nhiều thu nhập cho các quốc gia đang phát triển nhiều hơn các sản phẩm thịt, cà phê, chè, chuối và gạo cộng lại. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỉ lục 92 tỉ USD. Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD. Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu. Hình 1: Sản lượng và giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản thế giới qua các năm (FAO 2009). Những năm gần đây,việc nuôi nhiều đối tượng thủy sản trong cùng ao đã mang lại hiệu quả đáng kể về môi trường sinh thái, cải tạo tài nguyên, kinh tế. Cơ sở của việc nuôi xen ghép là các đối tượng này có cùng điều kiện môi trường sống và không cạnh tranh thức ăn. Hình thức nuôi này bắt đầu từ những hình thức truyền thống. Hầu hết những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện ở cá nước ngọt, là sự kết hợp giữa nhiều loại trong họ cá chép trung quốc. Hình thức nuôi xen ghép được phát triển ở cả mô hình nước mặn và nước lợ nhưng muộn hơn. 4 Với số lượng loài lớn, có giá trị kinh tế cao dẫn đến sự phát triển mạnh theo hướng độc canh đã làm môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, dịch bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các mô hình nuôi tôm (Lê Thị Thu Hà và ctv, 2004). Sự suy thoái này làm cho việc nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.[6] Để giải quyết vấn đề này, những năm 90 nhiều nhà khoa học, ngư dân đã nghiên cứu nuôi hỗn hợp các đối tượng có khả năng hỗ trợ nhau trong cùng một ao, nhằm cải tạo chất lượng môi trường, tăng tính hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước, tăng tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản mặn- lợ, giảm dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc nuôi xen ghép đang được tiến hành ở nhiều nước như Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Mêhicô, Êcuado, Pêru và nhiều khu vực khác của Philippin và hiện đang được nhân rộng trên thế giới. Ở Philippin, việc nuôi xen ghép cá rô phi và tôm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân tỉnh Ifugao tìm ra phương án mới tăng thu nhập. Người nuôi đã thu được 300kg tôm với kích cỡ 12con/kg từ ao nuôi xen ghép với cá rô phi có diện tích 600m2, sau khi thả 2.500 con tôm giống. Ở Hoa Kỳ, một số ngư dân đã thử nghiệm nuôi tôm Chân trắng với cá da trơn. Ông Jackson Curie ở trong bang Arkansas (Mỹ) đã nuôi thành công mô hình này trong hai năm qua. Ông Currie đã nuôi xen ghép tôm Chân trắng với cá da trơn ở Ảkansas cách đây ba năm, đến năm 2006 bắt đầu nuôi thương mại, mở ra triển vọng mới cho khu vực Đông Nam bang Arkansas. Việc nuôi xen ghép nhiều đối tượng thủy sản đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và áp dụng trong nuôi trồng thủy sản rất sớm. Mô hình này đã đem lại năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế, cải tạo được môi trường nuôi và hạn chế dịch bệnh. 2.2. Tình hình NTTS ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản – có bờ biển dài 3260 km kéo dài từ Bắc đến Nam, hệ thống sông ngoài phân bố dày, nhiều eo vịnh và đầm phá, chính vì vậy mà ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam phát triển từ rất lâu và là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Ngành nuôi trồng thủy sản đem lại nhiều lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển rất năng động. Nghề nuôi thủy sản truyền thống bắt đầu từ thập niên 1960, tuy nhiên trong vòng 10 năm nay, 5 nghề nuôi thủy sản có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Theo thống kê ở các tỉnh/thành phố năm 2010 cả nước có trên 1 triệu ha mặt nước NTTS, tăng 45% so với năm 2001, bình quân giai đoạn từ năm 2001-2010 tăng 4,2%/năm. Về sản lượng, năm 2010 đạt khoảng 2,47 triệu tấn thủy sản các loại, tăng 286,3% so với năm 2001. Trong đó, sản lượng nuôi thủy sản nước lợ - mặn là 691,5 nghìn tấn, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 2 triệu tấn. Hiện nay, đối tượng nuôi và mô hình nuôi thủy sản ở Việt Nam khá phong phú, tuy nhiên, chủ lực nhất vẫn là nuôi cá tra thâm canh ở vùng nước ngọt và nuôi tôm ở vùng nước lợ ven biển. Đặc biệt, năm 2010, sản lượng nuôi cá tra và basa đạt 1.038.256 tấn và sản lượng tôm nuôi đạt 470.314 tấn. Trong báo cáo vừa công bố của Tổng Cục Thống Kê cho biết, sản lượng thủy sản tháng 1/2013 ước tính đạt 376.100 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 281.700 tấn, tăng 2,1%; tôm đạt 33.200 tấn, tăng 2,5%. Tại cuộc hội thảo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 22-6-2012, TS Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản cho biết, ngành thủy sản Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn như công tác tổ chức sản xuất trên biển còn quá nhiều bất cập, đầu vào và đầu ra sản phẩm của ngư dân đều do tư thương quản lý, kể cả nguồn vốn nên tình trạng ép giá thường xuyên xảy ra. Sản lượng khai thác thủy sản (KTTS) giá thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao, trên 70% là cá tạp các loại dùng trong chế biến thức ăn và tiêu dùng nội địa. Việc sử dụng các loại hóa chất bị cấm trong NTTS vẫn xảy ra, dẫn tới nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại; dịch bệnh liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong cuộc hội thảo nhiều đại biểu tham dự đã cho rằng để quy hoạch tổng thể ngành thủy sản cho những năm tiếp theo cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, cần quy hoạch vùng nuôi theo quy mô lớn, tránh nhỏ lẻ, tự phát dẫn tới không kiểm soát được dịch bệnh. Đầu tư cơ sở vật chất cho NTTS, KTTS, chế biến và xuất khẩu; đổi mới khoa học công nghệ để giảm tổn thất sau thu hoạch xuống còn 10% trong năm 2020. Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã nhấn mạnh phát triển NTTS chưa thể hiện rõ sự gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn NTTS, chưa đáp ứng nhu cầu của người nuôi của người nuôi ở các lĩnh vực cơ bản như con giống, công nghệ nuôi, quản lý môi trường và dịch bệnh. Sự phát triển NTTS chưa bền vững đã thể hiện qua tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 1/2013 ước tính đạt 170.600 tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ 6 năm trước. Trong đó, đặc biệt nuôi cá tra vẫn còn gặp khó khăn do cá tra nguyên liệu ở mức giá thấp trong khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng nên sản lượng cá tra thu hoạch giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng trong xuất khẩu thủy sản: cá tra và cá basa chiếm 50,4% về khối lượng và 32,7% về giá trị; tôm chiếm 15,9% về khối lượng và 36,9% về giá trị; cá ngừ chiếm 4,4% về khối lượng và 4,0% về giá trị; mực và bạch tuộc chiếm 6,7% về khối lượng và 6,8% về giá trị, còn lại là các loại thủy sản khác. Năm 2009, tổng số lượng cá Tra giống các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất được 2.033 triệu con. Trong đó tỉnh Đồng Tháp sản xuất 905 triệu con giống, An Giang 589 triệu con giống và Cần Thơ 305 triệu con giống. Giá bán cá Tra giống cỡ 2 cm thời điểm cuối năm 2009 chỉ còn 500 600đ/con, giảm 20-30% so với 2 tháng trước. Ông Võ Văn Vân(2013) KP. Đông, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An - Bình Dương với mô hình nuôi cá tai tượng trong ao đất đã đưa kinh tế gia đình thoát nghèo. Thu nhập bình quân hằng năm từ nuôi cá tai tượng của ông khoảng 400 triệu.[15] Ở Mỹ Thới, địa bàn ngoại thành Long Xuyên với kinh nghiệm của người nông dân nên nơi đây có số hộ nuôi lươn nhiều nhất, với chất liệu là ny-lon, diện tích mỗi bồn 40 m2 (4m x 10m), có thể thả lươn giống 40 – 50 con/m2(loại 50 – 60 con/kg), sau 5 – 6 tháng nuôi cho trọng lượng 150 – 200g/con, sản lượng đạt 150kg– 250kg/bồn. Bình quân mỗi bồn người nuôi thu được lợi nhuận khoảng 13 triệu đồng. Tại xã Nam Thái A thuộc huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có khoảng 272 ha diện tích nuôi kết hợp tôm – cua – sò huyết tập trung ở Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình này. Với nguồn vốn đầu tư không cao, người nuôi chỉ tốn tiền mua giống, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi. Mô hình nuôi ghép này đã góp phần vào việc cải thiện môi trường nước ao như lọc tảo, xử lý mùn bã hữu cơ, vi sinh vật và đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định hơn và vươn lên làm giàu. Ngày nay, hình thức nuôi đa dạng hơn như nuôi trong ao hồ nhỏ, nuôi trong lồng bè trên sông, nuôi luân xen canh thuỷ sản – lúa… Đặc biệt là khu vực ĐBSCL với diện tích NTTS rộng lớn phân bố trên toàn vùng. Những mô hình NTTS trên vùng nước ngọt tập trung ở vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng trũng nội địa thuộc bán đảo Cà Mau, chủ yếu ở một số tỉnhthành như: Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc 7 Trăng, Cà Mau, Kiên Giang... Các mô hình nuôi thủy sản phổ biến hiện nay là: canh tác lúa-tôm (tôm nước ngọt và tôm càng xanh), canh tác lúa-cá (cá lóc, cá rô, cá sặc, thác lác, cá chép, rô phi, mè vinh...), nuôi cá bè trên sông (cá ba sa, cá tra, cá lóc đen, cá lóc bông...), nuôi tôm/cá đăng quầng (cá linh, cá rô, các loại tôm tự nhiên...), nuôi cá lóc trong vèo, nuôi lươn mùa lũ… Việc nuôi xen ghép các đối tương thủy sản trong cùng một ao nuôi ở nước ta xuất hiện khá sớm. Ban đầu hình thức này chủ yếu được áp dụng trên các đối tượng cá nước ngọt như các mô hình: nuôi xen ghép cá Mè – cá Chép – cá Trắm cỏ trong cùng một ao, mô hình lúa – cá kết hợp. Nhìn chung các mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình nuôi đơn. Hình thức nuôi xen ghép đã được nhân rộng trên nhiều đối tượng thủy sản và nhiều môi trường nước khác nhau. Độc canh tôm Sú gây nhiều rủi ro, làm thiệt hại kinh tế nặng nề cho ngư dân, đồng thời làm ô nhiễm môi trường. Để khác phục tình trạng trên, ngư dân đã nuôi xen ghép nhiều đối tượng thủy sản trong cùng một ao nuôi. Bùi Huy Cộng và ctv, (1997) với mô hinh lúa cá kết hợp tại Phú Thinh (Yên Bình, Yên Bái), Đại Bái (Gia Lương, Bắc Ninh), Yên Chính (Ý Yên, Nam Định). Kết quả cho thấy năng suất lúa ở mô hình 2 vụ lúa + 1 vụ cá tăng 8,712,2% và năng suất cá đạt 475 – 640kg/ha, hiệu quả gấp 5 lần so với cấy lúa đơn thuần. Còn năng suất lúa ở mô hình 1 vụ lúa + 1 vụ cá tăng 17,3% , năng suất cá đạt 1173 – 1377 kg/ha, hiệu quả tăng gấp 3 lần so với cấy lúa đơn thuần. Bên cạnh những lợi ích đó thì các mô hình này còn góp phần làm sạch môi trường.[1] Nguyễn Văn Hiền (2013) ở ấp 10 – xã Tân Phong- huyện Giá Rai- tỉnh Bạc Liêu với mô hình quảng canh cải tiến, kết hợp với nuôi cá và nuôi cua. Kết quả cho thấy bình quân mỗi năm thu nhập từ tôm, cua của ông đạt 200 triệu đồng.[4] Ở An Giang, nhiều người nuôi xen ghép tôm Sú với cá Kèo, một đối tượng có giá trị kinh tế cao. Việc nuôi cá Kèo bắt đầu vào mùa mưa (tháng 4 âm lịch), nên nuôi cá kèo khi tôm sú đã lớn, và chọn cá khỏe mạnh thả nuôi. Ngoài ra ở đây còn nuôi cá thát lát người thực hiện mô hình này vừa cho thu hoạch 30.000 con cá thát lát sau gần 6,5 tháng thả nuôi, được trên 14 tấn cá thương phẩm với giá 37.000 đ/kg, thu về lợi nhuận trên 150 triệu đồng.[5] Tại An Giang, với sự chuyển giao kỹ thuật của phòng Kinh tế Tân Châu và Hội Nông dân thị xã, xã Vĩnh Xương có khoảng 100 hội viên, nông dân tham 8 gia nuôi cá lóc, lươn và ếch Thái Lan. Trong đó, có việc ương con giống và nuôi ếch thịt được tổ chức khá thành công. Còn ở xã Long An, từ Tổ hùn vốn Long Thành đã xuất phát nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ cho hội viên và nông dân có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cá chình là một loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Ở Bà Rịa – Vũng Tàu, đã nuôi xen ghép cá Chình với cá Trắm, cá Mè. Mật độ cá Trắm, cá Mè 4000 – 5000 con/ha. Trên thực tế việc nuôi xen ghép tôm Sú với cá rô Phi đã mang lại lợi ích kinh tế cao, giảm thiểu được nhiều rủi ro, dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi. 2.3. Tình hình nuôi xen ghép ở Thừa Thiên Huế Khu hệ đầm phá Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Trong những năm đầu mới đưa con tôm sú vào nuôi trong khu vực đã góp phần thay đổi đáng kể tập quán sản xuất của người ngư dân ven phá đồng thời đem lại nguồn thu đáng kể, nhiều hộ đã giàu lên nhờ nghề nuôi tôm. Tuy nhiên cùng với sự phát triển theo thời gian trên 1 đối tượng nuôi chuyên canh là tôm sú đã làm môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh và hiệu quả mang lại từ việc nuôi độc canh con tôm sú không còn nữa. Từ thực trạng đó, đã nảy sinh suy nghĩ từ phía cán bộ và người dân có liên quan đến nghề sông nước này. Việc nghiên cứu các mô hình nuôi xen ghép tôm Sú cùng 1 số đối tượng khác (cá Rô phi, cá Kình, cá Dìa, rong Câu…) là hướng đi mới, thân thiện với môi trường góp phần cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển 1 cách bền vững. Năm 2007, nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Thủy Sản trường Đại học Nông Lâm Huế cũng đã tiến hành đề tài nghiên cứu tác động của việc nuôi ghép một số loài thủy sản trong ao nuôi tôm Sú (P. monodon) đến chất lượng môi trường nước tại khu vực đầm Sam- Chuồn thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động của các yếu tố môi trường trong các ao thí nghiệm nằm trong phạm vi cho phép, các đối tượng nuôi có tốc độ tăng trưởng khá nhanh chứng tỏ các đối tượng này có thể nuôi xen ghép trong cùng 1 ao, sinh khối của Rong câu không tăng chứng tỏ đã cá Dìa sử dụng làm thức ăn. Trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề nuôi xen ghép ở đầm phá Tam Giang- Thừa Thiên Huế: Công Trình nghiên cứu về nuôi xen ghép, cải tạo môi trường. Năm 1998 1999, dự án quản lý nguồn lợi sinh học đầm phá Tam Giang – Cầu Hai do IDRC 9 tài trợ đã sử dụng cá Rô phi đơn tính để cải thiện môi trường nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao nên chưa được nhân rộng.[3] Năm 2003- 2004, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Nha Trang đã triển khai mô hình nuôi sinh thái ốc Hương, rong Sụn, rong Câu, cá Dìa, vẹm Xanh tại đầm Lăng Cô. Bước đầu đã hạn chế được dịch bệnh cho ốc Hương. Năm 2004. Tôn Thất Chất và ctv , đã tiến hành cho sinh sản thành công giống tôm Rằn, một loài bản địa được người dân nuôi ghép ao với các đối tượng khác, mô hình này cũng đã đạt được hiệu quả cao.[9] Cùng với hướng đi đó, Trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu và nhân rộng các mô hình : tôm Sú – cá Dìa , tôm Sú – cá Kình , tôm Sú – cá Dìa – rong Câu , tôm Sú – cá Dìa – cá Kình – rong Câu tại một số xã vùng đầm phá và thực tế cho thấy các mô hình trên mang lại hiệu quả tốt, giúp bà con ngư dân yên tâm ổn định sản xuất.[2] 10 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Mô hình nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản được nuôi xen ghép có giá trị kinh tế cao tại thị xã Hương Trà –Tỉnh Thừa Thiên Huế. Các đối tượng thủy sản thường được ngư dân nuôi xen ghép : tôm Sú , cua Xanh , cá Kình , cá Dìa. 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu Xã Hương Phong và Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. \ Hình 3.1. Bản đồ thị xã Hương Trà , tỉnh Thừa Thiên Huế (FAO,2009) 3.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 25/3/2013 đến ngày 25/5/2013 11 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình hình nuôi xen ghép ở thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế (tập trung hai xã có thế mạnh về thủy sản là Hương Phong và Hải Dương). Các tiêu chí điều tra: + Đối tượng nuôi: Đối tượng sử dụng nuôi xen ghép, các công thức nuôi ghép hiện đang được sử dụng… + Hình thức nuôi: Tự nhiên, lồng bè, nuôi ao. + Diện tích nuôi + Kỹ thuật nuôi - Thiết kế ao, hồ: hình dạng,ví trí xây dựng, diện tích, độ sâu… - Con giống: màu sắc, kích cỡ, chất lượng, mùa vụ, thời gian, mật độ thả giống - Chăm sóc, quản lý: Cho ăn (loại thức ăn, thời gian cho ăn , khối lượng thức ăn. . . ); quản lý và chăm sóc (theo dõi các yếu tố môi trường, tốc độ tăng trưởng, chất lượng nước định kỳ, tình hình dịch bệnh…) - Thu hoạch + Hiệu quả kinh tế + Nghiên cứu đặc điểm sinh học các đối tượng nuôi xen ghép ở Hương Trà 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra - Nguồn thông tin thứ cấp: Thu thập số liệu lưu trữ ở các cơ quan chuyên ngành (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh), chính quyền địa phương thị xã Hương Trà, hai xã Hương Phong, Hải Dương, nguồn tài liệu từ sách báo, internet, tạp chí chuyên ngành. - Nguồn thông tin sơ cấp: Trực tiếp phỏng vấn các hộ nông ngư dân hai xã Hương Phong, Hải Dương về tình hình nuôi xen ghép theo phiếu điều tra đảm bảo các nội dung. - Nguyên tắc chọn hộ điều tra: Người có hộ khẩu tại địa phương. Nghề nghiệp chính là nuôi trồng thủy sản. Có tham gia lao động NTTS thường xuyên. 12 Nhiệt tình, sẵn sàn chia sẽ kinh nghiệm. - Phương pháp tổ chức thực hiện điều tra. + Điều tra thí điểm: Xây dựng bộ bảng hỏi điều tra với 36 chỉ tiêu điều tra. Dùng bảng hỏi để điều tra thí điểm ngẫu nhiên một số hộ nuôi trồng thủy sản trong danh sách được cung cấp lấy mẫu đối chiều với mục tiêu và nọi dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó điều chỉnh bảng hỏi điều tra để tiến hành điều tra chính thức. + Điều tra chính thức: Chọn ngẫu nhiên số hộ nuôi trồng thủy sản trong xã để điều tra. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng hộ, chọn hộ ngẫu nhiên (hộ có tham gia NTTS) bằng bảng hỏi điều tra hoàn chỉnh. - Số phiếu điều tra: 60 phiếu (30 phiếu/xã) 3.3.2. Phương pháp thống kê tổng hợp. Thống kê tất cả các thông tin có liên quan sau đó chia các tổng thể hay các vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản để thuận lợi cho nghiên cứu và sản xuất. Thống kê tổng hợp là liên kết, thống nhất các bộ phận, yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong nhận thức tổng thể. Trong luận văn, tôi sử dụng phương pháp này để thống kê tất cả các yếu tố có liên quan đến đề tài, ví dụ: số liệu về diện tích NTTS, sản lượng... từ đó phân tích, tổng hợp lại và rút ra những thông tin có cơ sở và tin tưởng để hoàn thành bài báo cáo của mình. Trong phương pháp này, tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 để xử lý và phân tích số liệu. 13 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Hương Trà Thị xã Hương Trà có vị trí nằm ở phần trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế, giáp thành phố Huế, có diện tích 51.853,4 ha (518,53 km²) và dân số 118.534 người. Thị xã nằm giữa sông Hương và sông Bồ, có miền núi, đồng bằng và vùng duyên hải. Phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Phía Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới. Phía Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông. Hình 4.1: Bản đồ hành chính thị xã Hương Trà-Tỉnh Thừa Thiên Huế.(Trang thông tin điện tử thị xã Hương Trà) Thị xã Hương Trà chịu ảnh hưởng đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. 14 - Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 24-25oC, mùa hè 29oC và mùa đông 18-21oC. Lượng bốc hơi hàng năm trên 1000 mm. - Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm trên 3200 mm/năm, các vùng xung quanh 3000-2500mm/năm. Lượng mưa trên toàn lưu vực các sông đổ về hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai lớn, nhưng phân bố không đều theo mùa, khoảng 78% tổng lượng mưa cả năm thuộc về mùa mưa. - Bảo lụt: Bảo lụt thường xuất hiện vào tháng 9-10 (tần suất bảo lớn vào tháng 9 khoảng 37 %). Hàng năm lụt tiểu mãn thường xuất hiện vào tháng 5-6, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản (Đỗ Nam và ctv, 2004). Các yếu tố thủy hóa phân hóa rõ theo không gian và thời gian. Hơn nữa, chế độ khí hậu khắc nghiệt và cấu trúc cửa phá đã tạo ra những biến động lớn các yếu tố thủy hóa theo mùa. + Hàm lượng oxy hòa tan chênh lệch không đáng kể: Mùa khô từ 7-7,9 mg/l, mùa mưa 8-9 mg/l và phân bố khá đồng điều. Hàm lượng oxy hòa tan tầng mặt cao hơn tầng đáy khoảng 0,5 mg/l. + Độ pH khá đồng đều ở các vùng, dao động từ 7,2-7,9 và có khuynh hướng nghiên về kiềm, tăng dần về phía Nam trong mùa khô. Độ pH phân tầng mạnh về mùa mưa (biên độ chênh lệch 0,9 ở Thuận An), pH tầng đáy cao hơn tầng mặt. + Nhiệt độ chịu ảnh hưởng mạnh của sự biến đổi thời tiết và khí hậu. Mùa lạnh nhiệt độ trung bình 18,50C (tháng 12). Mùa khô nhiệt độ nước tăng cao vào tháng 6,7 ( 31-320C), có lúc > 320C. + Độ trong tương đối cao vào mùa khô từ 1-1,5m và thấp vào mùa mưa khoảng 0,3-0,6 m. + Đặc điểm muối dinh dưỡng: Theo một số tác giả, phần lớn muối dinh dưỡng đạt giá trị cao ở vùng phía bắc cửa Thuận An, vùng Tam Giang, đầm Sam An Truyền, mùa khô thấp hơn mùa mưa. Muối phosphate (PO43-): Có hàm lượng trung bình 151,40 mmg/l (vùng Tam Giang), phần phía nam cửa Thuận An (vùng Sam –An Truyền) dao động từ 109,74-139,16mg/l. Muối Nitrate (NO3): Có hàm lượng 0,18mg/l (vùng Tam Giang), phần phía nam cửa Thuận An (vùng Sam- An Truyền) dao động từ 0109,74 – 139,16mg/l. Thừa Thiên Huế mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 năm sau (6 tháng), nên độ mặn của nước biến động theo hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa mưa và mùa khô (Đỗ Nam và ctv, 2004). 15 Vùng Tam Giang có độ mặn tăng dần theo hướng Bắc – Nam. Khu vực từ cửa sông Ô Lâu đến chợ Đầm độ mặn thay đổi từ 0-20/00 vào mùa mưa và không quá 50/00 vào mùa khô. Vùng từ chợ Đầm đến bến đò An Gia độ mặn biến động từ 0- 30/00 vào mùa mưa và 0-70/00 vào mùa mưa và dao động từ 16- 300/00 vào mùa khô. 4.2.Đặc điểm địa bàn. Theo kết quả tìm hiểu và khảo sát thực tế, diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố phân bố xen kẽ với diện tích đất nông nghiệp. Nguồn nước cấp phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn nước thải khác nhau tùy theo mỗi địa phương. Nhưng nhìn chung, ảnh hưởng từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu. Bảng 4.1: Đặc điểm địa bàn điều tra (Niên giám thống kê 2012) STT Địa bàn điều tra Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích NTTS (2012) Dân số Số phiếu điều tra 1 Xã Hương Phong 1580 209 ha 10346 30 2 Xã Hải Dương 1027 75 ha 7879 30 Đồ thị 4.1: Biểu diễn diện tích NTTS của địa bàn điều tra. Qua biểu đồ ta thấy được diện tích nuôi trồng thủy sản xã phân bố không đều. Hương Phong là xã có diện tích NTTS lớn nhất 209 ha trong tổng số 284 ha (năm 2012). Trong khi đó, Hải Dương chỉ có 75 ha diện tích NTTS. 4.3. Lao động tham gia NTTS 16 Qua điều tra cho thấy được sự đa dạng về tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi tôm cũng như diện tích nuôi của mỗi người lao động. Một số đặc điểm của người lao động thủy sản được trình bày ở các phần sau: - Về độ tuổi lao động: Đồ thị 4.2: Diễn biến độ tuổi lao động thủy sản ở 2 xã Hương Phong và Hải Dương năm 2012 Theo kết quả điều tra, người gia lao động kinh tế thủy sản có độ tuổi từ 40 – 50 chiếm đa số. Đó là một khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật. Người tham gia NTTS tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật NTTS và rất ít hoặc không biết áp dụng kỹ thuật đó như thế nào mà chủ yếu người tham gia NTTS dựa vào kinh nghiệm lâu năm của họ nên hiệu quả sản xuất chưa cao, nhiều hộ bị thua lỗ. Như vậy, để thuận lợi cho việc phát triển nghề NTTS, việc tổ chức các buổi tập huấn đào tạo kỹ thuật, trình diễn mô hình cho các hộ dân cũng là một vấn đề cần được lưu ý, đồng thời vận động người dân xây dựng tính cộng đồng cao hơn để người nuôi có thể áp dụng được các biện pháp kỹ thuật hiện hành nhằm nâng cao kết quả NTTS và gìn giữ tốt hơn thành quả chung của thành phố. Với xu hướng hiện nay của thành phố là thanh niên trẻ tham gia ngày càng nhiều hơn vào NTTS, đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu. Điểm mạnh là thanh niên trẻ năng động, nhiệt tình, tiếp thu kỹ thuật nuôi tốt. Điểm yếu là thế hệ thanh niên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong NTTS. - Về trình độ học vấn và kinh nghiệm nuôi. 17 Trình độ học vấn của chủ hộ ở các huyện chủ yếu cấp 1 và cấp 2, trong đó xã Hải Dương cấp 2 chiếm 66,67% còn xã Hương Phong trình độ học vấn chủ yếu cấp 1. Người dân ở các xã bắt đầu nuôi xen ghép 10 năm trở lại đây. Số hộ mới bắt đầu nuôi từ 4-6 năm chiếm phần lớn ở hai xã Hương Phong và Hải Dương, nuôi từ 7-10 năm chiếm số lượng ít. Số lần tập huấn nuôi cá mà bà con tham dự cả 2 xã từ 1-2 lần. Bảng 4.2: Trình độ học vấn của ngư dân Trình độ chủ hộ(%) Xã Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Hương Phong 60,00 40,00 0 Hải Dương 33,33 66,67 0 Đại Học (Kết quả điều tra ) Đồ thị 4.3: Biểu diễn trình độ học vấn của ngư dân 2 xã Hương Phong và Hải Dương. Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm nuôi của ngư dân. Số năm kinh nghiệm (%) Xã Hương Phong Hải Dương 1-3 4-6 7-10 30 53,33 16,67 23,33 63,34 13,33 (Kết quả điều tra) 18 Đồ thị 4.4: Biểu diễn số năm kinh nghiệm của ngư dân 2 xã Phong và Hải Dương Qua điều tra cho thấy được số năm kinh nghiệm NTTS của các chủ hộ nuôi trung bình từ 2 đến 8 năm, trong đó mặt bằng chung của các hộ đều có số năm kinh nghiệm từ 4 đến 6 năm như thế cho thấy rằng, nuôi trồng thủy sản của xã thực sự phát triển trong những năm gần đây. Mặc khác điển hình của nghề NTTS là tay nghề, kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật do vậy người nuôi của xã sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu quản lý, xử lý kỹ thuật và các vấn đề cần thiết trong quá trình nuôi. Phần lớn người nuôi phải tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua cán bộ khuyến ngư, tập huấn và bạn bè cùng làm nghề nuôi trồng thủy sản vì thế hiệu quả sản xuất chưa cao. Như vậy, việc tổ chức các khóa tập huấn nhằm phổ biển những kinh nghiệm nuôi giúp ích cho người nuôi và nâng cao được hiệu quả sản xuất, thu lại lợi nhuận cao là việc làm cần thiết. Bảng 4.4: Số lần tập huấn trong năm của ngư dân2 xã Phong và Hải Dương Số lần tập huấn trong năm(%) Xã 1-2 3-4 Hương Phong 83,33 16,67 Hải Dương 86,67 13,33 (Kết quả điều tra) 19 Đồ thị 4.5: Biểu diễn số lần tập huấn trong năm của ngư dân 2 xã Hương Phong và Hải Dương. Theo bảng trên cho thấy số hộ tham gia tập huấn là 100% vì đa số người tham gia kinh tế thủy sản tại xã là nuôi xen ghép. Trong các buổi tập huấn, người nuôi được phát tài liệu về NTTS nhưng rất ít hộ nuôi áp dụng theo kỹ thuật có trong tài liệu tài liệu. Vì vậy, điều cần thiết cần phải thực hiện ở đây là tổ chức các mô hình trình diễn để người tham gia kinh tế thủy sản dễ tiếp cận và tiếp thu kiến thức kỹ thuật dễ dàng hơn. - Về nguồn thu nhập chính của ngư dân Bảng 4.5: Nguồn thu nhập quan trọng nhất của các hộ (%) Xã Hương Phong Hải Dương Nuôi trồng thủy sản Trồng Lúa Nghề khác 60 23,33 16,67 66,67 20 13,33 (Nguồn: Kết quả điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy đại đa số các hộ dân được điều tra đều có nguồn thu nhập quan trọng nhất từ nuôi trồng thủy sản. 4.4. Đánh giá hiện trạng NTTS của 2 xã Hương Phong và Hải Dương 4.4.1. Diện tích NTTS từ năm 2009 đến năm 2012 Bảng 4.6: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tại 2 xã Hương Phong và Hải Dương. Năm 2009 Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản Xã Hương Phong Xã Hải Dương 194,65 ha 58 ha 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan