Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thanh niên ở miền bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thầ...

Tài liệu điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thanh niên ở miền bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần

.PDF
81
1049
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYÊN CAO MINH ĐIỀU TRA TỈ LỆ TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Ở MIỀN BẮC CÓ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN CAO MINH ĐIỀU TRA TỈ LỆ TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Ở MIỀN BẮC CÓ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Hoàng Minh GS. TS. Bahr Weiss HÀ NỘI – 2012 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................... MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 8 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 10 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu ................................................................ 11 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 11 3.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................... 11 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 11 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 11 6.1. Về khách thể nghiên cứu chính ................................................................ 11 6.2. Về giới hạn nghiên cứu ............................................................................ 11 6.3. Về địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 11 6.4. Nguồn thông tin........................................................................................ 11 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 11 8. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 12 9. Cấu trúc luận văn: ....................................................................................... 12 Chƣơng1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................... 13 1.1. Các khái niệm chung: ............................................................................... 13 1.1.1 Khái niệm Trẻ em ................................................................................... 13 1.1.2. Khái niệm Vị thành niên........................................................................ 13 1.1.3. Khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần .................................................... 23 5 1.1.4. Dịch tễ học tâm thần ............................................................................. 28 1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................. 30 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các rối loạn sức khỏe tâm thần trên thế giới ............................................................................................. 30 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nước ............................................................................................... 36 1.3. Chẩn đoán trong nghiên cứu dịch tễ học tâm thần................................... 39 1.3.1. Phương pháp chẩn đoán trong nghiên cứu dịch tễ học ........................ 39 1.3.2. Công cụ chẩn đoán trong nghiên cứu dịch tễ: ...................................... 41 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 44 2.1. Xác định biến nghiên cứu ........................................................................ 44 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 45 2.2.1. Nghiên cứu lý luận ................................................................................ 45 2.2.2.Nghiên cứu bảng hỏi (anket) .................................................................. 45 2.2.3. Phương pháp thống kê: ......................................................................... 46 2.3. Xác định mẫu nghiên cứu ........................................................................ 48 2.3.1 Phương pháp xác định mẫu nghiên cứu ................................................ 48 2.3.2. Mẫu nghiên cứu thu thập được trên thực tế: ........................................ 53 2.4. Tiến độ thực hiện đề tài ............................................................................ 55 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 57 3.1. Điểm số trung bình của thang đo YSR: ................................................... 57 3.2. Tƣơng quan giữa điểm trung bình với một số biến số độc lập: ............... 60 3.2. Điểm trung bình 8 hội chứng của Achenbach: ........................................ 62 3.3. Tỉ lệ các trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần: ......................................... 68 6 3.4. Tỉ lệ những trẻ có nguy cơ: ...................................................................... 72 KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 77 1. Kết Luận ................................................................................................ 77 2. Khuyến Nghị .......................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Chăm sóc sức khỏe thể chất tạo điều kiện cho trẻ em phát triển thể lực, chiều cao, cân nặng, hoàn thiện dần các chức năng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh tật và tránh đƣợc nguy cơ tử vong do bệnh tật. Chăm sóc sức khỏe tâm thần lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khả năng trí tuệ, phát triển mặt xã hội, tạo ra một sự cân bằng về tâm lý tình cảm, phát triển tính tự lập, sự tự tin, tình yêu cuộc sống và các giá trị đạo đức căn bản nhất của con ngƣời, giúp xây dựng và hình thành một nhân cách lành mạnh sáng tạo và chủ động. Để giúp trẻ có đƣợc sự phát triển toàn diện, trẻ cần phải đƣợc chăm sóc cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, “so với việc chăm sóc sức khỏe thể chất, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần là một lĩnh vực mới mẻ” [4, Trg.15], và chƣa đƣợc thực sự quan tâm ở mức cần thiết. Sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh đã làm nảy sinh nhiều yếu tố tác động lớn đến phát triển và gây ra những vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ. Trong những năm qua, chúng ta đã có rất nhiều báo động đáng lo ngại về các vấn đề tâm lý ở lứa tuổi học sinh. Thực tế hiện nay, các vấn đề hành vi, cảm xúc của trẻ ngày càng có xu hƣớng gia tăng, gây quan ngại cho gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Đó có thể là những vấn đề nhƣ mất tập trung, phát triển sớm, yêu sớm, chơi điện tử, chán học, học kém, thiếu kỹ năng xã hội. Hoặc đó là các vấn đề nghiêm trọng hơn nhƣ đua xe, trầm cảm, ngất tập thể (120 học sinh ở Xuân An, học sinh ở Đắc Nông), tự tử tập thể (ở Hải Dƣơng), bạo lực học đƣờng, trẻ phạm pháp, v.v. Những hiện tƣợng này đƣợc phản ánh gần nhƣ hàng ngày trên các tờ báo lớn trong cả nƣớc. Thực trạng này yêu cầu nhà nƣớc và xã hội cần có những biện pháp, chính sách can thiệp nhằm cải thiện 8 tốt hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em. Cơ sở nền tảng để xây dựng những biện pháp, chính sách can thiệp này chính là những nghiên cứu cho biết tỉ lệ trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần. Đã có một số nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam nói chung. Mặc dù kết quả không hoàn toàn nhất quán, nhƣng các nghiên cứu cho thấy một xu hƣớng rõ ràng rằng tỉ lệ trẻ em Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần là đáng kể. Có thể kể đến các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe của học sinh, điển hình nhƣ nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hƣơng năm 2005 cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong các quận nội thành là 19,46 % [43]. Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh [6] (2010) nghiên cứu trên học sinh ở 2 trƣờng THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Tây) cho thấy trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm 22.55%. Nghiên cứu của trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng tiến hành tại 6 tỉnh trên cả nƣớc cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 19,6% [45, Trg.41]. Tuy nhiên sau đó, một nghiên cứu khác lại của Ananda và Tuấn (2007) trên hai tình miền Trung lại cho kết quả tỉ lệ trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 9% [27]. Những nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm chú ý của những nhà chuyên môn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em. Tuy nhiên, những nghiên cứu này thƣờng có mẫu số không đại diện khiến nó chƣa trở thành những thông số tin cậy để xác định và xây dựng các chiến lƣợc can thiệp và phòng ngừa. Phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào trƣờng học trong khi nƣớc ta vẫn còn có những học sinh không đi học, việc tiếp cận qua trƣờng học đã bỏ qua những đối tƣợng này làm mẫu số nghiên cứu không mang tính đại điện. Thêm vào đó, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào đô thị, trong khi các 70% dân số nƣớc ta tập trung ở nông thôn. Một số nghiên cứu nhƣ nghiên cứu của trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng và nghiên cứu 9 của tác giả Ananda có nghiên cứu ở nông thôn nhƣng địa bàn nghiên cứu không bao quát hết đƣợc các đặc trƣng địa lý vùng miền của Việt Nam. Thêm vào đó, mặc dù sử dụng cùng một bộ công cụ nghiên cứu, nhƣng hai nghiên cứu này lại có sự chênh lệch quá lớn (chênh lệch 10%). Nhƣ vậy có thể nói rằng vẫn còn thiếu những nghiên cứu về dịch tễ học mang tính chất đại diện cho các vùng miền, hay lớn hơn là cả nƣớc về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nƣớc ta đƣợc chia ra làm ba miền với các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau: Bắc, Trung, Nam. Cùng với Trung Bộ và Nam bộ, miền Bắc là một vùng kinh tế, xã hội quan trọng của cả nƣớc, nơi mà các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em đang nổi lên nhƣ những vấn đề xã hội nóng bỏng nhất, từ đó đặt ra những yêu cầu cần có những chƣơng trình can thiệp trên diện rộng để cải thiện, giải quyết các vấn đề đó ở trẻ em miền Bắc. Nhằm cung cấp những cơ sở khoa học để xây dựng các chƣơng trình can thiệp và phòng ngừa trên diện rộng có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu“Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần”. Nghiên cứu này sẽ là khảo sát đầu tiên mang tính đại diện cho miền Bắc ở Việt Nam, sử dụng bộ công cụ rà soát có tính hiệu lực và đƣợc thích nghi về sức khỏe tâm thần trẻ em. Qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ xác định đƣợc tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em ở miền Bắc để từ đó có thể làm cơ sở cho các chƣơng trình can thiệp hiệu quả trên diện rộng nhằm cải thiện nâng cao đời sống tâm thần cũng nhƣ kết quả giáo dục cho các em học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em miền Bắc. - Tìm hiểu tƣơng quan giữa một số thông tin nhân khẩu và các vấn đề sức khỏe tâm thần nhƣ: độ tuổi, giới tính, vùng miền. - Từ đó, xây dựng những chính sách và chƣơng trình phòng ngừa và can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần ở cho trẻ em miền Bắc. 10 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần ở miền Bắc. 3.2. Khách thể nghiên cứu 240 trẻ vị thành niên tuổi từ 12-16 ở các tỉnh thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình. Nam nữ có tỉ lệ cân bằng nhau. 4. Giả thuyết khoa học Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần mắc phải ở trẻ em miền Bắc là khoảng từ 13% đến 20%. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các vấn đề sức khỏe tâm thần. - Xác định tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về khách thể nghiên cứu chính - Trẻ em từ 2 đến 16 tuổi. 6.2. Về giới hạn nghiên cứu - 240 trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi ở bốn tỉnh thành phố. 6.3. Về địa bàn nghiên cứu Dữ liệu sẽ đƣợc thu thập ở ba tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hòa Bình) trên miền Bắc. Các tỉnh đƣợc phân ra theo loại thành phố: đặc biệt, loại 1 đến loại 3. 6.4. Nguồn thông tin - Trẻ tự thuật. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu điều tra bằng thang đo. 11 8. Đóng góp mới của luận văn - Đây là nghiên cứu dịch tễ về sức khỏe tâm thần trẻ em đầu tiên sử dụng các công cụ sàng lọc tiêu chuẩn. Mẫu nghiên cứu mang tính ngẫu nhiên khách quan và mang tính đại diện. - Kết quả của nghiên cứu thực trạng đƣa ra đƣợc những con số chính xác về tỉ lệ trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. 9. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn đƣợc trình bày trong 03 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận: trình bày về những vấn đề lý luận trong nghiên cứu dịch tễ học. Chƣơng 2: Tổ chức nghiên cứu: trình bày về công cụ nghiên cứu, phƣơng pháp lấy mẫu, mẫu nghiên cứu và cách thức phân tích số liệu. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu: trình bày về những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc. 12 Chƣơng1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm chung: 1.1.1 Khái niệm Trẻ em Theo công ƣớc về quyền trẻ em của Liên hợp quốc “trẻ em có nghĩa là mọi ngƣời dƣới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trƣởng thành đƣợc quy định sớm hơn". Trong trƣờng hợp ở Việt Nam, luật pháp qui định tuổi trƣởng thành là 18 tuổi nên trẻ em đƣợc định nghĩa theo đúng nhƣ khoảng tuổi của công ƣớc quốc tế [38]. 1.1.2. Khái niệm Vị thành niên 1.1.2.1. Khái niệm vị thanh niên Vị thành niên là một khái niệm chƣa đƣợc thống nhất. Trẻ ở tuổi vị thành niên đƣợc xác định là giai đoạn chuyển tiếp và phát triển từ cuối tuổi trẻ em đến bắt đầu tuổi trƣởng thành. Có khá nhiều quan điểm khác nhau về độ tuổi này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chƣơng trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, tuổi vị thành niên của trẻ em Việt Nam đƣợc xác định thấp hơn. Nguyễn Thị Mỹ Lộc & cs [7, Trg11] cho rằng tuổi vị thành niên đƣợc xác định từ 10 đến 18 tuổi. Tác giả Đặng Phƣơng Kiệt lại cho rằng, tuổi này này bắt đầu từ 12 đến 18 tuổi [3]. Sở dĩ có sự khác biệt lớn về thời điểm bắt đầu tuổi vị thành niên là do vị thành niên là một khái niệm mang tính xã hội, và mỗi thời đại, mỗi xã hội có yêu cầu và quan niệm khác nhau về sự trƣởng thành của trẻ. Quá trình phát triển của trẻ em ngày nay có những sự thay đổi rất lớn, nguyên nhân là do sự thay đổi của môi trƣờng sống, cũng nhƣ do sự tác động của những tiến bộ khoa học về dinh dƣỡng cũng nhƣ khoa học y tế. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến tuổi dậy thì, một mốc 13 trung tâm của vị thành niên do tuổi dậy thì đánh dấu sự trƣờng thành về tính dục của mỗi cá nhân. Nhƣng nhìn chung, dù theo quan điểm nào thì độ tuổi từ 12 đến 16, độ tuổi của các khách thể trong nghiên cứu của chúng tôi, đều rơi vào độ tuổi dậy thì. 1.1.2.2. Các giai đoạn của tuổi vị thành niên: Theo các nhà nghiên cứu, tuổi vị thành niên có thể chia ra làm ba giai đoạn: đầu vị thành niên, giữa vị thành niên, và cuối vị thành niên. Các giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng tuổi dậy thì, nên đôi khi ba giai đoạn này còn gọi là tiền dậy thì, dậy thì và sau dậy thì [3]. 1.1.2.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý của Vị thành niên Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ lại [40, Trg3]. Giữa trẻ em và ngƣời lớn có sự khác nhau về chất. Sự vận động và phát triển của trẻ diễn ra theo quy luật riêng. Từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã là một con ngƣời, một thành viên của xã hội và có nhu cầu giao tiếp với ngƣời lớn. Mỗi nền xã hội và thời đại khác nhau sẽ cho ra đời một con ngƣời khác nhau và tƣơng ứng với xã hội đó. Nói cách khác con ngƣời chính là sản phẩm của xã hội và do xã hội tạo ra. Sự phát triển tâm lý của trẻ em là sự lĩnh hội những tinh hoa văn hóa xã hội của loài ngƣời dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn thông qua hoạt động của bản thân, làm cho tâm lý của trẻ đƣợc hình thành và phát triển. Ngƣời lớn đóng vai trò trung gian cho sự phát triển của trẻ và sự phát triển đó thể hiện qua 2 hình thái: phát triển sinh lý và phát triển tâm lý xã hội [40, Trg10]. Việc phối hợp giữa giáo dục trong nhà trƣờng và gia đình, xã hội sẽ mang lại hiệu quả cho sự phát triển của trẻ. Sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ diễn ra đầy biến động, cực kỳ nhanh chóng và là một quá trình liên tục ngay từ khi mới sinh ra, nó phát triển cùng với sự phát triển sinh lý. Chính hoạt động của trẻ dƣới sự tác động và hƣớng dẫn của ngƣời lớn làm cho tâm lý của trẻ hình 14 thành và phát triển. Sự phát triển tâm lý của trẻ phải dựa trên những điều kiện riêng của cơ thể. Đồng thời nó còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa để hình thành và phát triển tâm sinh lý ở trẻ. Trẻ phải đƣợc đặt trong môi trƣờng xã hội tƣơng ứng để phát triển tâm lý phù hợp với điều kiện xã hội. Kế thừa những quan điểm đó của tâm lý học duy vật biện chứng để hiểu tâm lý của vị thành niên, chúng ta có thể thấy rằng, trong giai đoạn của tuổi vị thành niên, mỗi cá nhân trải qua nhiều thay đổi quan trọng về mặt thể chất, cảm xúc và xã hội. Những thay đổi này xảy ra đồng thời hoặc đôi khi khá tách biệt trong từng lĩnh vực nhƣng những thay đổi này liên quan và ảnh hƣởng lẫn nhau. Sự thay đổi lớn nhất trong tuổi vị thành niên là dậy thì, quá trình phát triển hoàn thiện về mặt tính dục, từ đó dẫn đến những mốc phát triển đáng chú ý khác ở khía cạnh cảm xúc và xã hội. Những đặc điểm của vị thành niên có thể đƣợc chia nhƣ sau: 1.1.2.4. Sự phát triển về thể chất Theo Đặng Phƣơng Kiệt [3], trƣớc tuổi dậy thì, các cơ quan sinh dục không có nhiều sự thay đổi, song đến tuổi dậy thì, sự tăng trƣởng diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ. Tuổi dậy thì đƣợc xuất phát từ vùng dƣới đồi, kích thích đến tuyến yên. Tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự tăng trƣởng, kích thích sự sản xuất các hormon của buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thƣợng thận. Các tác nhân đặc biệt của tuổi dậy thì là hocmon giới tính - ở nam là androgen từ tinh hoàn và ở nữ là estrogen từ buồng trứng. Sự phát triển của hai giới có sự khác biệt, nữ thƣờng đạt tới tuổi chín muồi về giới tính sớm hơn nam 2 năm. Tuổi dậy thì trung bình ở nữ là 11-14 tuổi ở nam là 13-16 tuổi. Tuy vậy, mỗi cá nhân có tiến trình phát triển riêng, nên thời gian ở mỗi cá nhân có thể rất khác nhau và càng ngày, trẻ em càng có xu hƣớng phát triển sớm hơn. 15 Cùng đồng thời với sự phát triển của các cơ quan sinh dục, cơ thể của vị thành niên nói chung cũng diễn ra giai đoạn “nƣớc rút”. Trẻ vị thành niên nhƣ lớn lên từng ngày. Trong thời kỳ dậy thì, nam cao thêm trung bình khoảng 20 cm và nữ cao lên khoảng 9 cm. Trong giai đoạn này, không chỉ lớn lên về chiều cao và cân nặng, cơ thể còn phát triển cả các kích thƣớc khác: đầu, ngực, mông, tay, chân. Thƣờng thì tất cả các bộ phận cơ thể không phát triển cùng một tốc độ, nên trẻ vị thành niên trông có dáng lóng ngóng, ngƣợng nghịu và có phần không cân đối. Tất cả xƣơng, cơ và khớp đều có một giai đoạn phát triển rất nhanh, chúng trở nên dễ bị căng và đau. Trong quá trình phát triển của hệ tim mạch, tim có thể quá nhỏ để chống đỡ với stress và các căng thẳng, nên trẻ vị thành niên cần đƣợc bảo vệ để tránh bị kiệt sức. Trẻ vị thành niên phải đƣợc cung cấp tất cả các yếu tố dinh dƣỡng cần thiết cho sự tăng trƣởng các vitamin, muối khoáng và protein – không chỉ chất bột, chất béo, những chất cung cấp nhiều năng lƣợng. Nguyễn Thị Mỹ Lộc & cs [7, Trg12,13] cho rằng vị thành niên có một số dấu hiệu thay đổi về thể chất dễ nhận thấy sau đây: Đối với nữ: - Các em nữ có thể bắt đầu phát triển ngực khi 8-9 tuổi. Ngực phát triển đầy đủ trong độ tuổi 12 đến 18. - Lông ở các bộ phận sinh dục, nách và chân bắt đầu phát triển ở độ tuổi 9 hoặc 10 và đạt đƣợc mức nhƣ ngƣời trƣởng thành ở tuổi 13 hoặc 14. - Kinh nguyệt lần đầu xuất hiện khoảng sau 2 năm khi có ngực và lông. Tuổi kinh nguyệt xuất hiện trung bình ở trẻ vị thành niên Việt Nam năm 2003 là 14.4 tuổi. - Trẻ vị thành niên nữ phát triển chiều cao nhanh ở tuổi 10 đến 14.5, đạt đỉnh vào tuổi 12. 16 Đối với nam: - Trẻ vị thành niên nam có thể nhận thấy tinh hoàn và bừu phát triển ở tuổi lên 9. Ngay sau đó, dƣơng vật bắt đầu phát triển. Ở 16-17 tuổi, các cơ quan sinh dục đạt đƣợc hình dáng và kích cỡ nhƣ ngƣời trƣởng thành. - Lông ở cơ quan sinh dục cũng nhƣ ở lông nách, chân, ngực, râu bắt đầu phát triển ở tuổi 12 và đạt đƣợc mức nhƣ ngƣời trƣởng thành ở tuổi 15-16. - Trẻ vị thành niên nam không dậy thì đột ngột, nhƣ trƣờng hợp ở trẻ vị thành niên nữ lần đầu xuất hiện kinh nguyệt. Sự xuất tinh ban đêm đều đặn (“giấc mơ ƣớt”, “mộng tinh”) đánh dấu sự bắt đầu dậy thì ở nam giới. Mộng tinh thƣờng xuất hiện ở tuổi 13 đến 17. - Giọng nói của trẻ vị thành niên nam thay đổi (vỡ giọng) cùng lúc với dƣơng vật phát triển. Xuất tinh ban đêm xuất hiện cùng với sự đạt đƣợc tối đa về chiều cao. 1.1.2.5. Sự phát triển về tính dục của trẻ vị thành niên Sự thay đổi thể chất nhanh chóng và đột ngột mà trẻ vị thành niên trải qua khiến các em trở nên ý thức về bản thân, e dè, nhạy cảm và lo lắng về sự thay đổi cơ thể mình. Các em thƣờng so sánh bản thân với các bạn đồng tuổi. Vì những thay đổi về thể chất này rất dồn dập và có nhiều hiện tƣợng lần đầu tiên xuất hiện, thêm vào đó, sự thay đổi thể chất không diễn ra êm ả, đều đặn, vị thành niên thƣờng cảm thấy bản thân mình kì quặc, kể cả về hình dáng và phối hợp thể chất. Bắt đầu chú ý đến cơ thể mình là một trong những biểu hiện tính dục tƣơng đối đặc trƣng ở tuổi này của vị thành niên. Các em đều rất bận tâm về ngoại hình của mình và đứng trƣớc gƣơng hàng giờ để ngắm nhìn và tìm hiểu cơ thể mình. Do nữ giới phát triển sớm hơn, có một số em cao lớn vọt lên so với các bạn cùng lứa. Đôi khi các em bị các bạn trêu, dẫn đến các em thƣờng có mặc cảm về cơ thể mình. Có rất nhiều em đi còng, khom ngƣời lại để làm 17 cho ngƣời mình bé lại. Cùng với điều đó là chức năng vận động tiếp tục phát triển, hệ cơ và hệ xƣơng của em phát triển không cân xứng, khiến cho các em có dáng vẻ cử chỉ tƣơng đối lúng túng, ngƣợng nghịu và lóng ngóng. Sự lúng túng này của vị thành niên thực chất là liên quan đế sự biến đổi về cơ thể, sự thay đổi tâm sinh lý hơn là liên quan đến chức năng của hệ thần kinh. Sự phát triển hoàn thiện của của các cơ quan sinh dục dẫn đến sự thức tỉnh và các ham muốn tính dục. Tuy nhiên, xã hội lại có những ràng buộc rất nghiêm ngặt chi phối các ứng xử tính dục của vị thành niên. Xã hội và gia đình hƣớng trẻ vị thành niên kìm nén những cảm xúc tính dục của mình. Một trong những lý do đó là mặc dù chín muồi về chức năng sinh lý, trẻ tuổi vị thành niên về cơ bản vẫn là đƣợc xem là trẻ em về mặt cảm xúc và xã hội. Có rất nhiều hành vi liên quan đến tình dục bắt đầu xảy ra trong tuổi vị thành niên, song phổ biến nhất là thủ dâm. Thủ dâm diễn ra phổ biến ở nam và ít phổ biến hơn ở nữ. Thủ dâm có nghĩa là dùng những hành động tự kích thích tác động vào các vùng gây khoái cảm của cơ thể để tạo ra những cảm xúc liên quan đến tính dục. Đây không phải một vấn đề bất thƣờng của vị thành niên vì nó là những hành vi không gây hại, diễn ra phổ biến và mang chức năng khám phá bản thân mình của đứa trẻ. Mà ngƣợc lại, thủ dâm là hành vi khá có ý nghĩa với lứa tuổi vị thành niên, vì nó đánh dấu sự phát triển chín muồi tình dục trên phƣơng diện sinh học. Tuy nhiên, vị thành niên ở giai đoạn này lại chƣa sẵn sàng có các quan hệ tình dục nhƣ ở ngƣời lớn. Các em có những ham muốn và rung động tình dục, nhƣng không có cách nào bộc lộ tình cảm của mình ra ngoài mà tập quán và phong tục cho phép, vì thế phải hƣớng chúng vào bên trong, tìm thấy nguồn gốc của khoái cảm tình dục và làm giảm nhẹ căng thẳng thông qua thủ dâm. Một biểu hiện đặc trƣng trong thời kỳ này là sự bắt đầu xuất hiện của các 18 huyễn tƣởng tình dục ở các em. Các huyễn tƣởng này có vai trò chuẩn bị cho các quan hệ tình dục của ngƣời lớn sau này. Không nhƣ các bé trai, các bé gái ít thực hành thủ dâm hơn nhƣng các em lại có một số hành vi khác đặc trƣng riêng của các em. Đó chính là vấn đề rối loạn kinh nguyệt và các hành vi liên quan của các em. Thƣờng thì những “cơn đau chuột rút” có liên quan đến những trở ngại trong sự thích nghi của ngƣời thiếu nữ đối với vai trò của một ngƣời phụ nữ trƣởng thành, chứ không liên quan đến một bất thƣờng thực thể nào cả. Tuy nhiên các em nữ không đƣợc giáo dục và chuẩn bị đúng mức về việc kinh nguyệt. Chính vì vậy, các em có những biểu hiện lo lắng, xấu hổ và đôi khi là hoảng sợ và mặc cảm tội lỗi do không hiểu rõ về những gì đang diễn ra với cơ thể mình. Những lần đầu tiên có kinh nguyệt có thể làm cho các em nữ rất sợ hãi. Các em nam khi thấy hiện tƣợng đó cũng không hiểu và thƣờng có chế giễu các bạn nữ. Với nam giới, những lần mộng tinh đầu tiên cũng có thể làm các em hoang mang và cảm thấy tội lỗi do không hiểu chuyện gì đang xảy ra [3]. 1.1.2.6. Phát triển về cảm xúc Theo các nhà tâm lý học, tuổi vị thành niên là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Trƣớc tuổi vị thành niên, các em sống một cách thoải mái trong vòng tay bao bọc của bố mẹ cũng nhƣ có sự phát triển ổn định của cơ thể. Nhƣng đến tuổi vị thành niên, mỗi cá nhân phải hình thành đƣợc ý thức về bản ngã của mình. Các em phải trả lời cho câu hỏi mình là ai, mình có thể làm đƣợc gì, phạm vi và giới hạn của mình ở đâu. Trong quá trình khám phá giới hạn của mình, trẻ vị thành niên luôn luôn muốn trở nên độc lập, tự quyết định những vấn đề liên quan đến mình và thƣờng chống lại ý kiến của bố mẹ. Nhƣng ở một khía cạnh khác, trẻ vị thành niên vẫn không phải là ngƣời trƣởng thành, các em vẫn phụ thuộc vào bố mẹ và cần đƣợc bố mẹ định hƣớng. Tình huống trái ngƣợc giữa mong muốn và thực tế đó 19 của vị thành niên làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa giữa vị thành niên với những ngƣời khác, nhất là với cha mẹ. Trong nhiều trƣờng hợp, xu hƣớng độc lập hóa này diễn ra tƣơng đối yên bình, không kèm theo các biểu hiện khủng hoảng và mâu thuẫn với bố mẹ, anh chị em hay thầy cô giáo. Tuy vậy, rất nhiều trƣờng hợp, xu hƣớng độc lập hóa ở trẻ vị thành niên có thể dẫn đến các xung đột gay gắt với bố mẹ, ngƣời thân và thầy cô giáo. Do sự nhạy cảm, bồng bột vốn có của những “ngƣời lớn” chƣa trƣởng thành, những xung đột này nếu không đƣợc xử lý khéo léo có thể đẩy trẻ vị thành niên đến những hành vi rất nguy hiểm nhƣ bỏ nhà đi “bụi”, phạm pháp và tự tử. Một đặc điểm khác tƣơng đối nổi bật ở vị thành niên là thái độ ứng xử bồng bột, không nhất quán, không thể lƣờng trƣớc đƣợc của vị thành niên. Các em rất muốn đƣợc bố mẹ âu yếm, vỗ về, nhƣng ngay sau đó lại thấy xấu hổ nếu bố mẹ âu yếm vỗ về mình, nhất là trƣớc mặt nhiều ngƣời. Vừa mới đây thì tỏ ra ngoan ngoãn và phục tùng, nhƣng liền sau đó lại sinh ra ngờ vực, ngang ngạnh rất khó chịu, từ chối không nghe những lời khuyên bảo, chỉ dẫn của cha mẹ. Có lúc tỏ ra yêu thƣơng và kính trọng cha mẹ, nhƣng liền sau đó lại chê bai, bác bỏ, vì cho rằng cha mẹ cổ lỗ và và chẳng hiểu gì. Vị thành niên thƣờng tỏ ra hào hiệp, ân cần và chu đáo với ngƣời khác, song bất thình lình lại trở nên ích kỷ, tàn bạo và gian xảo. Các nhà tâm lý học cho rằng đặc điểm hành vi của trẻ vị thành niên có nguyên nhân từ nhu cầu tự trọng, muốn tạo ra bản sắc và thử nghiệm các vai trò khác nhau [3]. Trong xã hội ngày nay, trẻ em đƣợc mong đợi sẽ lớn lên, rời tổ ấm và khởi sự thành lập gia đình riêng của mình. Để làm đƣợc nhƣ vậy, mỗi cá nhân phải đƣợc tự do thoát khỏi sự che chở và điều khiển của cha mẹ, học cách tự đƣa ra quyết định, suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm về các hành động của mình. Và quá trình này bắt đầu từ giai đoạn vị thành niên. Tuy nhiên, nhiệm vụ này thƣờng vƣợt quá sức của các em, các em thƣờng mắc lỗi và rất 20 cần sự định hƣớng của ngƣời lớn. Vì hay mắc lỗi, cộng thêm với sự bồng bột, hoài nghi và xu hƣớng tự khẳng định mình, giai đoạn vị thành niên đầy rẫy những mơ hồ, hụt hẫng và mâu thuẫn. Chính lúc này, trẻ bộc lộ một nhu cầu trái ngƣợc vừa muốn độc lập, tách biệt với cha mẹ, nhƣng cũng đồng thời cần có tình thƣơng yêu, sự an ủi và hƣớng dẫn của cha mẹ. Trong quan hệ với cha mẹ, vị thành niên chịu ảnh hƣởng bởi những cảm nghĩ và các quan hệ của cha mẹ với nhau, với con cái và với ngƣời khác. Cha mẹ là những kiểu mẫu cho vị thành niên về ngƣời nam giới và ngƣời phụ nữ, ngƣời chồng và ngƣời vợ, ngƣời cha và ngƣời mẹ... nên vị thành niên có chiều hƣớng giống cha mẹ mình nhiều hơn là không giống họ. Vị thành niên học đƣợc cách ứng xử mà họ thấy cha mẹ mình bộc lộ trong cuộc sống thƣờng ngày. Vị thành niên đặc biệt dễ nhạy cảm và phê phán sự không trung thực, cho nên họ tin vào việc làm chứ không phải vào lời nói. 1.1.2.7. Phát triển về mặt xã hội Một kết quả tất yếu của xu hƣớng tách ra khỏi bố mẹ để khẳng định bản sắc riêng, sự độc lập của bản thân mình, đó là việc các em tìm đến các bạn bè đồng trang lứa, những ngƣời đang gặp các vấn đề giống nhƣ các em. Chính vì vậy, bạn bè đồng trang lứa trong tuổi này lại trở nên quan trọng hơn. Sau đây là một số đặc điểm khái quát về mối quan hệ bạn bè ở tuổi vị thành niên theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc & cs [7, Trg14].  Nhóm bạn có thể là nơi trú ẩn an toàn của trẻ vị thành niên. Ở đó, trẻ vị thành niên có thể thử các ý tƣởng mới.  Ở đầu vị thành niên, các nhóm bạn thƣờng không có các quan hệ lãng mạn, thƣờng mang tính chất là hội, nhóm. Các thành viên của nhóm thƣờng hành động giống nhau, ăn mặc giống nhau, có những bí mật hoặc nghi thức của nhóm và các thành viên cùng tham gia chung vào các hoạt động. 21  Khi bƣớc vào giữa hoặc cuối vị thành niên (14-18 tuổi), các nhóm bạn có thể bao gồm các mối quan hệ lãng mạn, yêu đƣơng. Cha mẹ, thầy cô giáo, những ngƣời khác và bạn bè cùng lứa, hết thảy đều có ảnh hƣởng đến trẻ vị thành niên. Nhƣng một hiện tƣợng đặc trƣng cho lứa tuổi này là trẻ bắt đầu hình thành những thần tƣợng, những ngƣời và các em tôn sùng và “si mê”. Những thần tƣợng này có những giá trị và các chuẩn mực thƣờng khác biệt so với giá trị và các chuẩn mực của cha mẹ, mà các em tuân theo một cách “mù quáng”. Chính sự khác biệt về chuẩn mực và giá trị này có thể làm nảy sinh mâu thuẫn gay gắt với cha mẹ. Một phần quan trọng của sự lớn lên về mặt xã hội trong tuổi vị thành niên là phát triển khả năng tự định hƣớng (self-direction) và một ý thức trách nhiệm [3]. Trẻ vị thành niên cần trải qua những cảm nghĩ về sự thỏa đáng và sự hoàn thành trong công việc mà các em làm ở nhà và ở trƣờng học, cho nên các công việc do cha mẹ và thầy cô giáo cho phải đƣợc chính trẻ vị thành niên nhìn nhận là quan trọng, là đáng giá và có hiệu quả. Trẻ vị thành niên sẽ xây dựng các chuẩn mực để hoàn thành nhiệm vụ cho phù hợp với kỳ vọng, nếu trẻ vị thành niên đƣợc đối xử với sự tôn trọng. Nếu ngƣời ta kỳ vọng trẻ vị thành niên phải làm tốt công việc, thì cha mẹ và thầy cô phải tin trẻ vị thành niên, tạo cho trẻ vị thành niên cơ hội thực hiện các nhiệm vụ đó theo cách riêng. Một sự quan tâm to lớn đối với các vị thành niên là lựa chọn sự nghiệp và chuẩn bị cho sự nghiệp đó. Sự gia tăng năng lực tự định hƣớng bao gồm khả năng đánh giá và hành động đạo đức. Ngƣời vị thành niên hình thành ý thức đạo đức về sự công bằng từ các kinh nghiệm mà mình gặt hái đƣợc. Trẻ vị thành niên có thể có các tác động qua lại mang tính tôn giáo với những ngƣời khác hoặc những ý tƣởng đang dẫn dắt trẻ vị thành niên tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời. Một phƣơng tiện quan trọng trong khả năng thích nghi của ngƣời vị thành niên là quan niệm về bản thân nhƣ một con ngƣời có đạo đức ứng xử, có trách nhiệm 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan