Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn trung tâm nuôi dư...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật hà nội

.PDF
84
525
111

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TÂM DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG NGƢỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN TẬT HÀ NỘI Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC SƠN Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và đƣợc phép công bố. Hà Nội, tháng 03 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ......................13 ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT .................................................................................13 1.1. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ......................................................13 1.2. Các khái niệm công cụ trong nghiên cứu .......................................................18 1.3. Các vấn đề về dịch vụ công tác xã hội cho trẻ khuyết tật ................................21 1.4. Hoạt động của trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng ...........................32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG NGƢỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN TẬT HÀ NỘI ............................................................................................................35 2.1. Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật ở Hà Nội hiện nay ............35 2.2. Nhận thức của cộng đồng và gia đình ............................................................39 2.3. Nhu cầu tiếp cận dịch vụ công tác xã hội của trẻ khuyết tật ..........................40 2.4. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội ..........................................................41 2.5. Đánh giá khái quát những thành tựu và hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em khuyết tật tại Trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội. .......................................................................................................53 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG NGƢỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN TẬT HÀ NỘI ...........................................................................57 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..................................................................57 3.2. Biện pháp thực hiện công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội ..........................................................57 Phụ lục : .....................................................................................................................73 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban Quốc gia về Ngƣời khuyết tật Việt Nam hiện nay Việt Nam có khoảng 7,2 triệu ngƣời khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân số; ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%; khoảng 58% ngƣời khuyết tật là nữ; 28,3% ngƣời khuyết tật là trẻ em; 10,2% ngƣời khuyết tật là ngƣời cao tuổi; khoảng 15% ngƣời khuyết tật thuộc hộ nghèo. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đƣa lại cho đất nƣớc nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt từ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, nhất là những thành tựu của khoa học công nghệ đã khiến mọi ngƣời xích lại gần nhau hơn, thu hẹp khoảng cách vùng miền, khoảng cách giữa các quốc gia. Bên cạnh những thành quả tích cực thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nƣớc ta cũng đã nảy sinh những tác động tiêu cực, những hệ lụy cho xã hội và ngƣời dân nhƣ: sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội, tội phạm xuyên quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, ô nhiễm môi trƣờng, thiên tai dịch bệnh, tha hóa về phẩm chất đạo đức lối sống, dân số gia tăng, biến đổi khí hậu… đã khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó, trẻ em phải lang thang kiếm sống, nhiều đứa trẻ mới sinh ra đã bị bỏ rơi, ngƣời già neo đơn, phụ nữ bạo hành, ngƣời khuyết tật không đƣợc hỗ trợ đầy đủ và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội còn hạn chế khiến họ phải sống nhờ sự hỗ trợ, bảo trợ của Nhà nƣớc, xã hội. Để giải quyết đƣợc những thách thức trên cần có sự chung tay của toàn xã hội, của các cấp các ngành, trong đó công tác xã hội đóng vai trò rất quan trọng. công tác xã hội chiếm vị trí quan trọng và ý nghĩa trong giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong mỗi quốc gia. 1 Chính vì vậy, công tác xã hội đã đƣợc ghi nhận là một nghề quan trọng tại nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, các nhóm đối tƣợng yếu thế hiện nay chủ yếu đang đƣợc sự bảo trợ của ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, mà trực tiếp là các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm điều dƣỡng - ngôi nhà thứ hai để chăm sóc, nuôi dƣỡng các nhóm đối tƣợng yếu thế có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với sự ra đời của các trung tâm là sự ra đời của các tổ chức, các hội bảo trợ cũng đóng góp không nhỏ vào việc trợ giúp cho các đối tƣợng yếu thế nói trên, trong đó có trẻ khuyết tật. Trong những năm tới, số trẻ khuyết tật có xu hƣớng gia tăng. Nếu nhƣ các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật do bẩm sinh, bệnh tật chiến tranh giảm đi thì các nguyên nhân do tai nạn có xu hƣớng tăng do quá trình phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Trẻ khuyết tật là đối tƣợng đầu tiên và trực tiếp bị ảnh hƣởng bởi các mặt trái, các hiện tƣợng tiêu cực của xã hội và là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong quá trình phát triển xã hội. Họ có những hạn chế nhất định so với những ngƣời không khuyết tật nhƣ: hạn chế về sức khỏe, năng lực, thu nhập, cơ hội việc làm, định kiến xã hội, khả năng tiếp cận về quyền và dịch vụ xã hội… Họ sẽ khó có thể tham gia bình đẳng trong cuộc sống cộng đồng nếu nhƣ không có sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc và cộng đồng. Trẻ khuyết tật là đối tƣợng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Trẻ khuyết tật thƣờng đƣợc phân thành các nhóm: trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác. Dƣới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật đƣợc hiểu là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chƣơng trình giáo dục phổ thông. Việt Nam có gần 1 triệu trẻ khuyết tật từ 0-16 tuổi, vẫn có hơn 800 nghìn trẻ khuyết tật chƣa đƣợc đến trƣờng. Trong số trẻ khuyết tật đã đến tuổi 2 đi học có thì tới 32,99% số trẻ bỏ học, còn khoảng 2,57% số trẻ em chƣa có cơ hội đến trƣờng vì lý do khuyết tật. Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật là điều trăn trở đối với những ngƣời làm công tác xã hội, hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật hiện nay. Dịch vụ công tác xã hội cho trẻ khuyết tật đóng vai trò quan trọng và mang nhiều ý nghĩa không chỉ đối với trẻ khuyết tật mà còn cả với gia đình các em và toàn xã hội. Nhu cầu đƣợc phát triển mọi mặt của trẻ khuyết tật ngày càng cao; trẻ khuyết tật có nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng ngày càng nhiều, nhƣng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật trong phục hồi chức năng chƣa đƣợc tốt. Công tác xã hội giáo dục hòa nhập đã, đang và sẽ luôn làm tiền đề để trẻ khuyết tật cũng có cơ hội, khả năng phát triển nhƣ trẻ bình thƣờng khác. Việc phát huy vai trò của cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội trở nên quan trọng, góp phần giải quyết những khó khăn mà trẻ khuyết tật và gia đình trẻ đang gặp phải. Xuất phát từ những lý do cơ bản đó, đề tài: “ Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Nghiên cứu ngoài nước Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc trẻ em khuyết tật là một trong những nhóm bị đẩy ra ngoại lề và bị loại trừ nhất trong xã hội. Đối mặt với sự phân biệt hàng ngày dƣới hình thức thái độ tiêu cực, thiếu chính sách và pháp luật đầy đủ, họ sẽ không đƣợc hƣởng quyền chăm sóc sức khỏe, giáo dục và thậm chí là sống còn. Ƣớc tính cho thấy có ít nhất 93 triệu trẻ em khuyết tật trên thế giới, nhƣng con số có thể cao hơn nhiều. Họ thƣờng có thể là một trong những thành viên nghèo nhất của dân số. Họ ít có khả năng đi học, tiếp cận các dịch vụ y tế, hoặc có tiếng nói của họ đƣợc nghe trong xã hội. Khuyết 3 tật của họ cũng làm cho họ có nguy cơ lạm dụng thể chất cao hơn, và thƣờng loại trừ họ khỏi nhận đƣợc dinh dƣỡng thích hợp hoặc hỗ trợ nhân đạo trong trƣờng hợp khẩn cấp. Bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật không phải là một chủ đề mới cho UNICEF. Nó đã là một phần không thể tách rời của chƣơng trình kể từ Công ƣớc về Quyền trẻ em (CRC) - hiệp ƣớc quốc tế đầu tiên công nhận rõ ràng các quyền của trẻ em khuyết tật. Với sự ra đời của Công ƣớc về Quyền của ngƣời khuyết tật (CRPD ) [3]. Công việc của UNICEF tập trung nhiều hơn vào vấn đề công bằng, nhằm xác định và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng để tất cả trẻ em - đặc biệt là những ngƣời phải đối mặt với những mất mát tồi tệ nhất trong xã hội - đều có thể nhận ra các quyền của mình. Cách tiếp cận dựa trên cơ sở cùng tham gia là một trong những yêu cầu của chƣơng trình hành động vì ngƣời khuyết tật, mục tiêu chính là lồng ghép vấn đề khuyết tật trên tất cả các chính sách và chƣơng trình - cả về phát triển và hành động nhân đạo - và phát triển khả năng lãnh đạo về quyền trẻ em khuyết tật, xây dựng năng lực cho nhân viên và đối tác. Những nghiên cứu dƣới đây là tiền đề trong việc hỗ trợ dịch vụ xã hội đối với trẻ khuyết tật: Nghiên cứu về trẻ em và vị thành niên khuyết tật ở Zimbabwe: Bối cảnh và Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này đƣợc UNICEF ủy thác để phân tích tình hình trẻ em khuyết tật ở Zimbabwe. Trẻ em khuyết tật trong nƣớc sống trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và dễ bị tổn thƣơng khi họ sống với thái độ tiêu cực, niềm tin, bị gán nhãn và những dấu hiệu tiêu cực xung đột với chúng. Họ phải đối mặt với những thách thức và những vấn đề mà những đứa trẻ bình thƣờng không trải nghiệm. Họ có quyền tiếp cận cơ sở vật chất hạn chế và các quyền cơ bản của họ, chẳng hạn nhƣ giáo dục và y tế, thƣờng bị xâm nhập. Hầu hết các dịch vụ dành cho trẻ em khuyết tật do các tổ chức phi chính phủ cung cấp là từ thiện. Khuyết tật đã không đƣợc đƣa vào chƣơng trình nghị sự quốc gia nhƣ là một phần của sự phát triển và đƣợc coi 4 là hoạt động từ thiện hoặc là một vấn đề phúc lợi xã hội. Trẻ em khuyết tật do đó rơi vào một tình huống khó khăn do đó nghiên cứu này để phân tích tình hình của họ. Phân tích các nhân tố nhân quả đề cập đến các vấn đề phát sinh trong quá trình rà soát tài liệu, một số đã đƣợc xác nhận. Trong quá trình nghiên cứu thực địa mô tả khuôn khổ sử dụng để phân tích nhân quả ở các cấp độ khác nhau. Chính sách khác quan tâm đến cuộc thảo luận này là Đạo luật Tâm lý Tâm thần Zimbabwe (sửa đổi năm 1988) ủng hộ cho sự phát triển của các chƣơng trình cá nhân hóa cho ngƣời khuyết tật và việc nhu cầu đặc biệt của trẻ em trong môi trƣờng giáo dục hạn chế nhất. Nói cách khác, Đạo luật này ủng hộ hội nhập của trẻ em khuyết tật trong các trƣờng học bình thƣờng bất cứ khi nào có thể (môi trƣờng hạn chế tối thiểu). Trong báo cáo về tình hình trẻ em thế giới 2013 do UNICEF công bố cho thấy trẻ em khuyết tật đang bị lấy đi nhiều thứ mà các em đáng đƣợc hƣởng. Trẻ khuyết tật có nguy cơ cao phải đối mặt với nghèo đói, thất học, bị bạo hành, ít có cơ hội đƣợc tiếp cận những điều kiện tối thiểu nhƣ nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng. Báo cáo về Ngƣời khuyết tật thế giới của WHO và Ngân hàng thế giới (WB) công bố năm 2011 cung cấp bức tranh toàn diện về ngƣời khuyết tật trên thế giới. Báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu về thực trạng của ngƣời khuyết tật dựa trên số liệu chính xác nhất [22]. Báo cáo tổng kết dự án PEPDEL & INCLUDE. Dự án “Thúc đẩy việc làm bền vững cho ngƣời khuyết tật thông qua khung pháp lý hiệu quả” (Promoting the imployability and employment of people with disabilitys through effective legislation – PEPDEL) và dự án “Thúc đẩy việc làm bền vững cho ngƣời khuyết tật thông qua dịch vụ hòa nhập” (Promoting decent work for people with disabilities through a disability inclusion support service (INCLUDE): Mục tiêu của dự án là thúc đẩy hòa nhập xã hội của ngƣời 5 khuyết tật trong các chính sách, chƣơng trình và dịch vụ thông qua việc thí điểm thành lập và hoạt động. Ở Mỹ, Margeret S.Malone đã viết quyển “Agenda for Social Security: Chalenges for the new congress and the new administration (Social security advisory board, February, 2001) [23], trong đó nói nhiều đến sự an toàn thu nhập của ngƣời khuyết tật, lƣu ý sự thiếu công bằng với ngƣời khuyết tật, nhất là những ngƣời không còn khả năng làm việc. Nhiều nhà nghiên cứu về phúc lợi xã hội đã đặt ra vấn đề chính sách xã hội đối với gia đình, đặc biệt là gia đình nghèo, bị tai nạn hoặc khuyết tật (Lundqvist 2007; Lundvist & Roman 2008…), quan tâm đến sự công bằng trong chính sách an sinh, những điều kiện để bình đăng trong việc làm và thu nhập, trong đó có ngƣời yếu thế và tàn tật (Ralph Dollgoff, Donald Feldstein, Mark J.tern…) 2.2. Nghiên cứu trong nước Trong giai đoạn 2005 - 2010, vấn đề dạy nghề và xúc tiến việc làm cho trẻ khuyết tật mới bắt đầu đƣợc quan tâm nghiên cứu cả về phƣơng diện lý luận, cả về những vấn đề thực hành. Nguyễn Đăng Các cùng với những cán bộ nghiên cứu về tật học đã nghiên cứu chuyển sách giáo khoa từ chữ in thƣờng sang chữ nổi (Braille). Sau hơn 5 năm, nhóm tác giả dƣới sự chỉ đạo khoa học của Nguyễn Đăng Các đã chuyển đƣợc các sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 12 sang chữ Braille và sách chữ nổi này bắt đầu đƣợc dùng trong toàn quốc. Đây là cơ sở để trẻ khiếm thính tiếp tục học nghề sau phổ thông [13]. Năm 2005, dƣới sự chỉ đạo của Phạm Tất Dong, một tập thể khoa học đã nghiên cứu mô hình dạy nghề cho trẻ khuyết tật. Năm 2007, Phạm Tất Dong đã thành lập Tổ chức Hỗ trợ và Giáo dục trẻ em thiệt thòi Việt Nam (OSEOC), trực tiếp lãnh đạo và mở ra các trung tâm trực thuộc ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Việt Trì, Hà Nội… 6 Nguyễn Thị Báo (2008), với luận án: “Hoàn thiện pháp luật về quyền của ngƣời khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” – trong lĩnh vực Luật học. Luận án đã tập trung phân tích, đánh giá sự hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về ngƣời khuyết tật; trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở hệ thống pháp luật về quyền của ngƣời khuyết tật ở nƣớc ta hiện nay [13]. Còn vấn đề thực thi những chính sách liên quan đến quyền lợi của ngƣời khuyết tật nhƣ thế nào, thực trạng ra sao thì chƣa đƣợc đề cập sâu trong luận án. Phạm Xuân Trƣờng với luận văn quản lí hành chính công: “Quản lý Nhà nƣớc về việc làm cho ngƣời khuyết tật ở nƣớc ta hiện nay”, 2014. Đây là một luận văn mới, nghiên cứu sâu về vấn đề việc làm cho ngƣời khuyết tật. Luận văn cũng đã chỉ ra những kết quả và tồn tại trong lĩnh vực lao động việc làm của ngƣời khuyết tật. Tuy nhiên luận văn mới chỉ dừng lại ở một chính sách cụ thể là lao động, việc làm và tác giả chọn hƣớng tiếp cận từ góc độ quản lí nhà nƣớc [24]. Các báo cáo năm 2011 về tình hình hỗ trợ ngƣời khuyết tật Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội (Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật Việt Nam (2012), [25]; Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh về ngƣời tàn tật và đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội năm 2008 [26] đã nêu lên kết quả và hạn chế trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật, đồng thời cũng đã chỉ ra đƣợc một số vƣớng mắc trong quá trình triển khai chính sách. Tuy nhiên, các báo cáo trên chƣa tập trung phân tích sâu những tồn tại trong quá trình triển khai chính sách nên chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp cụ thể, tập trung để giải quyết những tồn tại đó. Mặt khác, các báo cáo trên là tổng hợp tình hình trợ giúp ngƣời khuyết tật trên phạm vi cả nƣớc nên không thể căn cứ 7 vào đó để đánh giá và đề ra giải pháp cho vấn đề chính sách đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn một tỉnh cụ thể. Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam 2010 đƣợc xây dựng trong 2 năm với sự cộng tác chặt chẽ giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam phân tích này lấy cách tiếp cận dựa tên quyền con ngƣời, xem xét tình hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con ngƣời nhƣ bình đẳng, không phân biện đối xử và trách nhiệm giải trình. Báo cáo nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về vấn đề hòa nhập xã hội cho trẻ khuyết tật đƣợc UNICEF Việt Nam hỗ trợ tài chính và kỹ thuật do TS. BS Trịnh Thắng và các cộng sự thực hiện nghiên cứu định tính về trẻ khuyết tật tại Đồng Nai, An Giang và đƣa ra những kết luận chung về tình hình trẻ em khuyết tật trong đó có đánh giá về vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho trẻ em khuyệt tật [27]. Các nghiên cứu trong nƣớc về trẻ khuyết tật nói chung là khá nhiều tuy nhiên nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật thì chƣa nhiều và chƣa có nhiều phát hiện mới đồng thời cách tiếp cận vấn đề còn chƣa đa dạng do đó những giải pháp đƣa ra để hỗ trợ cho trẻ khuyết tật một phần chƣa hiệu quả và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của trẻ. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội” sẽ đem lại một cái nhìn tổng thể, khách quan về sự thay đổi trong cuộc sống của trẻ em khuyết tật trong tỉnh nhờ vào cách chính sách cụ thể của địa phƣơng. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra những tồn tại trong triển khai chính sách, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả trong triển khai thực thi chính sách cho trẻ em khuyết tật. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em khuyết tật tại Trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng của hoạt động này, góp phần cải thiện cuộc sống của trẻ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa, khái lƣợc hóa một số nội dung về lí thuyết liên quan đến trẻ khuyết tật và công tác xã hội cho trẻ khuyết tật. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lí luận về công tác xã hội cho trẻ khuyết tật. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác xã hội cho trẻ em khuyết tật tại trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội hiện nay; phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng công tác xã hội cho trẻ khuyết tật em ở trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội hiện nay. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác xã hội cho trẻ em khuyết tật tại trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với Trẻ khuyết tật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các loại hình Dịch vụ công tác xã hội với Trẻ khuyết tật tại thành phố Hà Nội gồm có dịch vụ hỗ trợ giáo dục; dịch vụ hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng; dịch vụ hỗ trợ tâm lý - xã hội; dịch vụ hỗ trợ pháp lý; dịch vụ hỗ trợ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí cho trẻ khuyết tật. 9 Về không gian và thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật từ năm 2014 - 2016. Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 02/2016 đến 06/2016. Khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu 25 Trẻ em khuyết tật trong độ tuổi từ 10-16 tuổi, 40 cha mẹ của các em khuyết tật, 50 ngƣời dân trong cộng đồng, 11 cán bộ phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các huyện, thị xã, 4 cán bộ của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài áp dụng phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, tổng hợp nhằm xem xét việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội trong mối quan hệ với các yếu tố nhƣ chính sách, môi trƣờng xã hội, gia đình, cộng đồng. Các đối tƣợng đƣợc nghiên cứu trong đề tài sẽ đƣợc đánh giá theo mốc thời gian, mang tính lịch sử rõ ràng. Qua đó các vấn đề và các yếu tố quan trọng trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh, đối chiếu, đảm bảo tính chính xác trong trình bày kết quả nghiên cứu. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp, các tài này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp nhƣ: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu-văn thƣ, bản thảo viết tay, … Mục đích của phƣơng pháp này giúp tác giả làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình, giúp đề tài có luận cứ chính xác hơn, giúp tác giả có kiến thức sâu và rộng hơn về lĩnh vực nghiên cứu. 10 5.2.2. Phương pháp quan sát Thu thập thông tin của khách thể nghiên cứu thông qua các tri giác nhƣ nghe, nhìn…để thu thập các thông tin thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành quan sát thực trạng đời sống, kinh tế, xã hội tại địa phƣơng và đời sống tâm lý của trẻ khuyết tật thông qua qua các hoạt động thƣờng ngày. Phƣơng pháp quan sát thực tế góp phần làm rõ thêm những kết quả của nghiên cứu định lƣợng. Quan sát đem lại cho ngƣời nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học những giá trị thực sự. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn Thông qua phỏng vấn trực tiếp với khách thể nghiên cứu để thu thập thông tin, bổ sung và chính xác các kết quả điều tra thực trạng. Tác giả thực hiện phỏng vấn với 25 trẻ khuyết tật và 40 cha mẹ trẻ khuyết tật. 5.2.4. Phương pháp khảo sát Khảo sát thực trạng các dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm. Đánh giá chất lƣợng của các dịch vụ. 5.2.5. Phương pháp thống kê toán học Thống kê và xử lý các số liệu thực đã thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu đƣa ra những kết quả cụ thể và chi tiết liên quan tới đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lí luận về trẻ khuyết tật và công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động đào tạo tại các cơ sở đào tạo nói chung và công tác xã hội nói riêng. Đồng thời là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho những ai quan tâm về lĩnh vực dịch vụ công tác xã 11 hội, vai trò của lý thuyết dịch vụ công tác xã hội đối với hoạt động và hiệu quả của các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cái nhìn tổng quan hơn về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật, qua đó có thể bổ sung vào việc đóng góp ý kiến, tham vấn chính sách pháp luật trong hoàn thiện cơ chế, chính sách cho trẻ khuyết tật đối với cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các chính sách, dịch vụ hỗ trợ cho trẻ khuyết tật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn chỉ ra những thực trạng công tác xã hội cho trẻ khuyết em tật tại Trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội cho trẻ khuyết tật. Nghiên cứu cũng góp phần cung cấp thông tin với địa phƣơng và các tổ chức xã hội, đề xuất các phƣơng án cũng nhƣ khuyến nghị để có các chính sách hỗ trợ kịp thời và phù hợp giúp trẻ khuyết tật có cuộc sống tốt hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật. Chƣơng 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội. Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội. 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT 1.1. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Lý thuyết nhu cầu Nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Abraham Maslow đƣợc xem là cha đẻ của lý thuyết nhu cầu. Theo ông, hành vi của con ngƣời bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu tự nhiên của con ngƣời đƣợc chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao về tầm quan trọng, Tháp nhu cầu của ông chia làm hai cấp: cấp thấp và cấp cao. Bảng 1.1 Tháp nhu cầu của Abraham Maslow Nhu cầu cấp thấp gồm hai nhu cầu về vật chất (1) và an toàn (2). Nhu cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhƣng cần thiết nhất đảm bảo con ngƣời tồn tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, ở, mặc, ngủ nghỉ, đi lại…Nhu cầu về an toàn bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình. Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần. Nhu cầu cấp cao gồm ba nhu cầu về xã hội (3), tôn trọng (4) và phát triển (5). Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thƣơng, đƣợc chấp nhận và đƣợc tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa 13 mãn đƣợc nhu cầu đƣợc chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con ngƣời có xu hƣớng đƣợc tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân nhƣ quyền lực, địa vị, uy tín…cao nhất trong thang nhu cầu của con ngƣời là nhu cầu đƣợc phát triển toàn diện (6,tr103). Theo ông, khi con ngƣời thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất đinh sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn. Ứng dụng khi làm việc với trẻ khuyết tật: Trƣớc tiên ứng dụng lý thuyết này nhân viên công tác xã hội cần hiểu rằng trẻ khuyết tật thƣờng gặp rất nhiều vấn đề. Để giải quyết các vấn đề đó triệt để thì cần chuyển sang các nhu cầu cụ thể. Tiếp cận theo nhu cầu trong làm việc trực tiếp với trẻ sẽ giúp nhân viên công tác xã hội hiểu rằng đối với mỗi trẻ khác nhau, trong từng hoàn cảnh không giống nhau lại này sinh những nhu cầu khác biệt. Vì thế, vận dụng lý thuyết nhu cầu giúp nhân viên công tác xã hội hiểu, đáp ứng nhu cầu cho trẻ cần đi theo từng cấp bậc cụ thể. Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu, đề tài tìm hiểu nhu cầu của trẻ khuyết tật tại Trung tâm theo năm bậc thang về nhu cầu. Từ đó xem xét các nhu cầu nào đã đƣợc đảm bảo, nhu cầu nào chƣa đƣợc đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ƣu tiên đáp ứng nhu cầu nào trƣớc, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A. Maslow. Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhu cầu, luận văn còn tìm hiểu xem liệu các nhu cầu của trẻ khuyết tật đã đƣợc ngƣời chăm sóc và các giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng đƣợc phần nào, nhu cầu nào chƣa thực hiện và nguyên nhân tại sao? 1.1.2. Lý thuyết hệ thống Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng thực hiện những chức năng cụ thể. Mỗi hệ thống bất kỳ nào đều có các thành tố; hành vi, cấu trúc, văn hóa và diễn biến của hệ thống 14 Môi trƣờng xã hội đƣợc hiểu là những liên hệ, tác động, ảnh hƣởng giữa các thành tố cùng tồn tại trong một môi trƣờng sống. Những mối liên hệ này có tính hai chiều và phụ thuộc vào nhau. Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trƣờng, chúng ta phải tìm hiểu cả hệ thống môi trƣờng xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống đó. Lý thuyết hệ thống cho rằng một hệ thống, vừa bao gồm các tiểu hệ thống nhỏ trong nó đồng thời có cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống rộng lớn hơn. Hệ thống càng phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống và các thành tố càng đa dạng. Giữa các thành tố có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự thay đổi, biến động của mỗi thành tố trong một hệ thống đều ảnh hƣởng, tác động đến các thành tố khác và ngƣợc lại. Bởi những liên hệ đó mà tập hợp các tiểu hệ thống và thành tố tạo thành một sự toàn vẹn, thống nhất. Trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, lý thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng, nhóm, gia đình ảnh hƣởng lên trẻ. Lý thuyết hệ thống sinh thái cho phép phân tích thấu đáo sự tƣơng tác giữa trẻ khuyết tật và hệ thống sinh thái - môi trƣờng xã hội. Mỗi cá nhân trẻ khuyết tật đều có một môi trƣờng sống và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trƣờng sống và cũng tác động, ảnh hƣởng ngƣợc lại môi trƣờng xung quanh. Khi làm việc với trẻ hoặc cha mẹ trẻ khuyết tật, nhân viên công tác xã hội cần xem xét bản thân họ là một hệ thống, hệ thống này nằm trong hệ thống lớn hơn là hệ thống gia đình và hệ thống gia đình là một phần tử trong hệ thống một cộng đồng nhất định chứa gia đình đó. Các hệ thống này đều có sự tƣơng tác và ảnh hƣởng lẫn nhau. Khi xác định vấn đề của trẻ hoặc gia 15 đình trẻ thì cần đặt trong mối quan hệ tƣơng tác giữa các hệ thống này để phân tích sâu hơn về các nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Các hệ thống có sự tƣơng hỗ lẫn nhau. Vấn đề ở đây nếu chƣa có sự tƣơng hỗ này là do những xung đột nhất định hoặc vì một lí do nào đó mà trẻ và gia đình trẻ chƣa tiếp cận tới đƣợc các hệ thống hỗ trợ đó. Vì vậy, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là tìm ra những mâu thuẫn trong việc kết nối giữa các nhu cầu của trẻ và các hệ thống trợ giúp bên ngoài để có thể hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ nhiều hơn. Ngoài ra áp dụng thuyết hệ thống sinh thái sẽ giúp nhân viên công tác xã hội. Sử dụng và phát huy tối đa khả năng của trẻ trong sự tƣơng tác với các hệ thống khác để giải quyết vấn đề. Xây dựng mối quan hệ mới giữa trẻ, gia đình trẻ với các hệ thống trợ giúp trong xã hội. Giúp tăng cƣờng khả năng tƣơng tác giữa trẻ, gia đình trẻ và các hệ thống. Cải tạo mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành viên trong cùng hệ thống. cụ thể là phá bỏ những hệ thống đóng trong cùng một gia đình. Trên cơ sở lý thuyết hệ thống, học viên nhận thấy vấn đề trợ giúp của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật là một hệ thống trong đó bao gồm các tiểu hệ thống: cán bộ quản lý, giáo viên là làm công tác chăm sóc, phục hồi chức năng, can thiệp, giáo dục trẻ khuyết tật, cha mẹ và ngƣời nuôi dƣỡng trẻ khuyết tật, hàng xóm, họ hàng, các hội đoàn thể, chính sách chăm sóc trẻ em, cơ sở vật chất, tài chính…Mặt khác, hệ thống chăm sóc nuôi dƣỡng, giáo dục dành cho trẻ khuyết tại Trung tâm cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em rộng lớn hơn của ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Bên cạnh đó, tìm hiểu hoạt động trợ giúp, phục hồi chức năng trẻ khuyết tật trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, đề tài cũng phân tích mối 16 quan hệ giữa trẻ với các cá nhân, tổ chức, nhóm cộng đồng trong một hệ thống sinh thái. Ở đó, các mối quan hệ có sự tác động qua lại với nhau. Để hiểu một yếu tố nào đó đều liên quan và ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống đó. Lý thuyết hệ thống có ảnh hƣởng rất nhiều đến các phƣơng thức thực hiện trong công tác xã hội nhƣ tƣ vấn, xử lý ca, tƣ vấn nhóm, tổ chức và phát triển cộng đồng. 1.1.3. Lý thuyết vai trò Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một hệ kỳ vọng riêng của họ. Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi đƣợc xã hội quan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó phải đƣợc thực hiện ra sao. Những hành vi đƣợc thực hiện đúng với mong muốn của xã hội đƣợc gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó. Trong xã hội, mỗi ngƣời không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thƣờng đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò không đƣợc tổ chức và vận dụng logic, hài hòa sẽ dẫn đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổi vai trò. Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiện các vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng, chuẩn mực, quy ƣớc của xã hội hay không. Có hai khuynh hƣớng lý thuyết chính liên quan đến vai trò. Khuynh hƣớng thứ nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặt các khuôn mẫu vai trò cho các thành viên trong đó. Khuynh hƣớng thứ hai giải thích việc học “đóng vai” ngoài đời giống nhƣ học theo một thứ kịch bản gợi ý, một thứ kịch bản mở. Loại kịch bản này buộc các “diễn viên” phải linh hoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những chi tiết thích hợp để biết rằng mình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan