Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm công tác x...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm công tác xã hội tỉnh vĩnh long

.PDF
96
332
90

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CHÂU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS: HÀ THỊ THƯ HÀ NỘI, 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI ................................................................... 12 1.1. Khái niệm, đặc điểm người cao tuổi ............................................................ 12 1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi.......................... 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi . 32 1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi................ 35 Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG .................................................................................................................. 40 2.1. Khái quát đặc điểm trung tâm và khách thể nghiên cứu. ............................. 40 2.2. Thực trạng thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi ......... 46 2.3.Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại tỉnh Vĩnh Long ................................................................................. 55 2.4. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi.................... ........................................... .62 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ............................................. 70 3.1. Các biện pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội ............ 70 3.2. Biện pháp tăng cường công tác vận động hỗ trợ nguồn lực ........................ 72 3.3. Biện pháp duy trì và mở rộng nhiều hình thức của hoạt động hỗ trợ xã hội...... ................................................................................................................ ..73 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 80 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số đối tượng năm 2013 tại Trung tâm ............................................ 45 Bảng 2.2 Số đối tượng năm 2016 tại Trung tâm ............................................. 46 Bảng 2.3 Dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm .................................. 47 Bảng 2.4 Đặc điểm của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm .................. 48 Bảng 2.5: Đánh giá của người cao tuổi về các dịch vụ y tế ở Trung tâm ...... 50 Bảng 2.6 Các nội dung mà nhân viên công tác xã hội thực hiện trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho người cao tuổi.................................................. 51 Bảng 2.7: Tỷ lệ người cao tuổi phân chia theo độ tuổi ................................... 52 Bảng 2.8. Cá tiêu chí trong cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng với người cao tuổi ............................................................................................................ 53 Bảng 2.9 Phân nhóm nguyên nhân người cao tuổi quan tâm ........................ 59 nhưng chưa chính thức đăng ký vào Trung tâm ............................................. 59 Bảng 3.1. Một ngày chăm sóc của Ba tại trung tâm .................................... 65 BIỂU Biểu 2.1 Mức độ quan tâm của gia đình đến người cao tuổi theo .................. 57 đánh giá của bản thân người cao tuổi .............................................................. 57 HÌNH VẼ Hình 1.1 Thang nhu cầu của Maslows ............................................................ 26 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long................................................................................................................. 43 Hình 3.1 Tiến trình can thiệp cá nhân ............................................................. 62 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Dân số Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa với tốc độ nhanh trong thời gian tới. Tỷ lệ người cao tuổi hiện chiếm khoảng 10,9% tổng dân số, với hơn 10 triệu người. Việt Nam có 10 % dân số là người cao tuổi. Trong đó, khoảng 10.000 cụ đang được nuôi dưỡng tại các trung tâm chăm sóc. Tính đến tháng 8-2016, tỉnh Vĩnh Long có hơn 99.300 người cao tuổi. Làm sao để phát huy được truyền thống hiếu nghĩa, kính lão đắc thọ là điều trân quý mà mỗi người đều phải luôn nhớ và khắc ghi. Các nhà chuyên môn đều có cùng nhận định là mọi cố gắng loại bỏ đối xử khác biệt và kỳ thị với người già là công việc khó khăn và cần thời gian lâu dài, nhưng phải bắt tay vào việc ngay. Nếu trì hoãn, thì một thế hệ người cao tuổi khác sẽ rơi vào tình trạng không ý thức được nhu cầu của mình, không tiếp nhận, tìm kiếm được giúp đỡ và sẽ không sống đời sống có ích như họ mong muốn. Một trong những định hướng của Nhà nước hiện nay là đa dạng hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi, phát triển các trung tâm tư nhân, trong đó kết hợp cả chăm sóc theo hình thức dịch vụ có thu phí và cả chăm sóc đối tượng khó khăn dựa vào nguồn xã hội hóa. Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm nhất quán về việc chăm sóc người cao tuổi và coi đây là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, được thể hiện thông qua các Văn kiện đại hội đảng và các Chỉ thị như: Chỉ thị 59/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương “Về chăm sóc người cao tuổi”, quy định: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội... Trước hết cần quan tâm chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh”; Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng cũng đã nêu: “Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hoá, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc…. giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”. 1 Nước ta được đánh giá là một nước có số người cao tuổi ngày càng gia tăng nhanh. Điều đó tạo áp lực cho hệ thống hạ tầng cơ sở hiện có, hệ thống dịch vụ sức khỏe, giao thông, đi lại… cho người cao tuổi cũng như quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống, chăm sóc người cao tuổi và đảm bảo chất lượng chăm sóc người cao tuổi…chắc chắn sẽ làm cho những vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường thêm khó khăn và có nhiều biến động không thể lường trước. Từ đó tạo ra các khó khăn, thách thức đối với nhà nước, xã hội, gia đình và người cao tuổi. Để thích ứng với già hóa dân số, việc chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để đáp ứng nhu cầu của dân số già là một thách thức rất lớn đối với các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách khi Việt Nam đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các dịch vụ, chính sách của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy an sinh xã hội sẽ làm gì và làm như thế nào trước vấn đề đó? Đây chính là vấn đề cần nghiên cứu cụ thể. Ở Việt Nam dịch vụ công tác xã hội được xem là một lĩnh vực quan trọng trong việc tăng cường an sinh xã hội và hỗ trợ cho sự phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững. Với vai trò của công tác xã hội trong hệ thống an sinh, thiết nghĩ dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi sẽ mang lại những ý nghĩa nhân văn sâu sắc . Hiện nay trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long hiện đang nuôi dưỡng 90 người khuyết tật ( thần kinh, vận động), 45 trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn, 2 trẻ vị thành niên, 2 đối tường thuộc diện bảo vệ khẩn cấp và trong đó có 31 người cao tuổi. Các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp đang được bắt đầu áp dụng tại Trung tâm và cũng còn nhiều bất cập. Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại trung tâm công tác xã hội Tỉnh Vĩnh Long và quá trình học tập nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam chúng tôi chọn đề tài : “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2 2.1 Tình hình nghiên cứu về người cao tuổi ở nước ngoài Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo cho biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2050 trên quy mô toàn cầu, số người già sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi. Già hoá dân số sẽ trở thành một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà dân số sẽ bị già hoá nhanh chóng trong nửa đầu của thế kỷ XXI. Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tỷ lệ người cao tuổi theo dự báo sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi đó tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống 22%. Hơn một nửa dân số tuổi 80 trở lên sống ở những nước đang phát triển, dự báo sẽ tăng lên 71% vào năm 2050. Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, số người cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ người. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Ví dụ, năm 2012, Châu Phi có 6 % dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%, Châu Đại dương là 15%, Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến năm 2050, dự báo tỷ trọng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số, so với 24% ở Châu Á, 24% ở Châu Đại dương, 25% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe, 27% ở Nam Mỹ và 34% ở Châu Âu. Tại Hoa Kỳ, phần lớn người cao tuổi đều muốn sống độc lập đến chừng nào có thể, trong khi nhiều người chỉ yêu cầu các dịch vụ tối thiểu để đảm bảo sự độc lập của mình thì những người nhiều tuổi hơn khác lại phụ thuộc vào những hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho phép họ tồn tại trong cộng đồng. Những dịch vụ này trợ giúp việc chăm sóc cá nhân, cung cấp thuốc, các hoạt động thường ngày và các hoạt động duy trì sức khỏe. 2.2. Tình hình nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam - Theo tác giả Bùi Thế Cường trong cuốn sách “Trong miền an sinh xã hội – những nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam” xuất bản năm 2005, 3 nghiên cứu người cao tuổi trong nghiên cứu xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970, các nhà y khoa là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về người cao tuổi. - Từ năm 2000 trở đi cũng có nhiều nghiên cứu, bài viết về người cao tuổi được tiến hành, có thể kể đến công trình nghiên cứu: Năm 2001 Tổ chức Hỗ trợ quốc tế người cao tuổi – HelpAge International (HAI) đã có cuộc nghiên cứu về “Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo Việt Nam” tại 5 điểm là khu ổ chuột TP Hồ Chí Minh, một làng người H’mong tại tỉnh Lào Cai, một làng người Kh’me ở tỉnh Sóc Trăng, một làng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và một làng người Kinh ở tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu trình bày những thông tin về hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo, về những đóng góp chưa được biết đến của họ và những mối quan tâm cũng như kinh nghiệm về nghèo khổ và bị phân biệt của họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp có sự tham gia để khuyến khích người dân nông thôn nghèo, học vấn thấp có thể trao đổi cởi mở bằng ngôn ngữ và nhận thức của chính họ. Năm 2004 TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành điều tra ở 7 tỉnh thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ được phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhu cầu của phụ nữ cao tuổi và nhận thức của các cấp Hội phụ nữ về các vấn đề liên quan đến NCT trong cộng đồng .Cuộc nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình tiến hành tại 3 tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Đắk Lắk của Viện nghiên cứu Người cao tuổi do Tiến sĩ Nguyễn Thế Huệ chủ biên. Điều tra năm 2007 của Ủy ban Quốc gia Khảo sát đời sống người cao tuổi tại 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố với 2.878 người cao tuổi, các thông tin thu thập về tình hình sức khỏe, đời sống vật chất, việc làm, phát huy vai trò người cao tuổi tại địa phương. Trong cuốn " Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam" một công trình nghiên cứu phối hợp giữa Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em với Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển năm 2008 – 2009. Đây là tập hợp nghiên cứu được thực hiện trên 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng 4 và thành phố Hồ Chí Minh, với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, cán bộ địa phương và cộng đồng. - Trong Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam (2009) cho thấy: Nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam là rất lớn trong khi những điều kiện tự thân của người cao tuổi Việt Nam có những đặc trưng rất hạn chế. Ví dụ như: Tỷ lệ người cao tuổi sống độc thân tương đối cao ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam - 14,2% dẫn đến hạn chế cả về hỗ trợ kinh tế, tinh thần từ phía gia đình, người thân và không có người trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày. Về tình trạng kinh tế, thu nhập của người cao tuổi còn rất thấp, hầu như không có nguồn tiết kiệm tích lũy từ lúc còn trẻ khỏe hơn. Tình hình đặc biệt khó khăn ở các vùng nông thôn và miền núi. Gần đây nhất năm 2011, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương tổ chức “Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam” (VNAS), đây là một phần của dự án “Tăng cường các quyền của người cao tuổi thiệt thòi tại Việt Nam” được triển khai bởi Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Kết quả Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam lần đầu tiên được công bố là một cơ sở quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách đối với người cao tuổi Việt Nam. VNAS thu thập số liệu từ tháng 10 - 12/2011 tại 12 tỉnh, thành phố đại điện cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên,Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, TiềnGiang và TP. Hồ Chí Minh). Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra này. Số liệu điều tra mô tả các đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình sức khỏe, xu hướng bệnh tật, đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu chăm sóc và 5 được chăm sóc cũng như việc tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội và dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam. Trong giai đoạn những năm 2000-2005, khi công tác xã hội chính thức được đưa vào giảng dạy tại một số trường cao đẳng, đại học ở nước ta với tư cách là một chuyên ngành độc lập cũng chính là thời điểm bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu về CTXH với người cao tuổi tại Việt Nam. Tuy nhiên những đề tài về CTXH với người cao tuổi trong giai đoạn này chủ yếu là các nghiên cứu về mặt lý thuyết để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập về CTXH. Kể từ năm 2010, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 về phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH, ở nước ta đã có thêm nhiều nghiên cứu mới dưới dạng các đề tài, các bài báo khoa học về lĩnh vực CTXH nói chung, trong đó có các nghiên cứu về dịch vụ CTXH, tiêu biểu là: Đề tài “Đánh giá nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội và xây dựng kế hoạch thiết lập mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng” được thực hiện năm 2011 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Lao động Xã hội do Đặng Kim Chung chủ trì. Trong đề tài nói trên, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng về dịch vụ công tác xã hội của các nhóm đối tượng ở Việt Nam trong đó có người cao tuổi, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Trong những năm gần đây tiếp tục có thêm một số đề tài nghiên cứu về hoạt động CTXH với người cao tuổi tại các địa bàn cụ thể. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Năm 2014 có đề tài: “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” của tác giả Man Khánh Quỳnh. Năm 2014 có đề tài “Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng” (Nghiên cứu tại địa bàn xã Trực Tuấn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) của tác giả Đồng Thị Minh Phúc trường Đại học Khoa học xã hội 6 & nhân văn. Đề tài nghiên cứu về thực trạng trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại xã Trực Tuấn, huyện Nam Trực, tỉnh Hà Nam và đề xuất một số giải pháp về chăm sóc sức khỏe, trợ giúp về đời sống vật chất, trợ giúp trong đời sống văn hóa, tinh thần; trợ giúp về tiếp cận các thông tin – chính sách xã hội. Năm 2015 có đề tài: "Công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" của tác giả Lê Thị Mai Hương. Trong các đề tài nói trên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn trong hoạt động CTXH với người cao tuổi ở các địa phương, tập trung vào các nội dung như: Đặc điểm của người cao tuổi; các vấn đề người cao tuổi thường gặp phải; vai trò của nhân viên CTXH trong trợ giúp người cao tuổi. Những liệt kê này cho thấy đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu công tác xã hội đối với người cao tuổi còn rất ít. Những nghiên cứu trên chỉ mới tiếp cận ở khía cạnh chủ yếu như: y tế, pháp luật, tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe hoặc phân tích thực trạng cũng như các đặc điểm lao động và sắp xếp công việc trong gia đình của người lao động hay đánh giá hiệu quả chính sách của công tác xã hội. Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn của tỉnh Vĩnh Long. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, cũng như các yếu tố tác động đến thực trạng này; từ đó ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ tiếp cận dịch vụ và đề xuất biện pháp thúc đẩy hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Long 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về người cao tuổi, dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi - Phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long hiện nay 7 - Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi. - Đề xuất các biện pháp thúc đẩy hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Long 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các dịch vụ công tác xã hội, bao gồm: dịch vụ chăm sóc- nuôi dưỡng; dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ y tế; dịch vụ tư vấn tâm lý- xã hội; dịch vụ phục hồi chức năng…) - Phạm vi khách thể nghiên cứu: điều tra 33 NCT đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm, phỏng vấn 10 cán bộ tại trung tâm (gồm giám đốc, các phó giám đốc phụ trách, trưởng các bộ phận chuyên môn, nhân viên công tác xã hội, 05 người nhà NCT). - Thời gian nghiên cứu: tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng : từ những đánh giá thực trạng về người cao tuổi, thực trạng của các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi trong trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long, rút ra được lý luận và đưa ra được đề xuất để nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi trong các trung tâm công tác xã hội trong cả nước và trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người cao tuổi, hệ thống chính sách đối với người cao tuổi 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. + Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như: Nhập môn CTXH, Lý thuyết CTXH, CTXH nhóm, CTXH với người cao tuổi… + Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối với người cao tuổi + Đọc và phân tích các tài liệu như: Luật người cao tuổi, các đề án. + Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với người cao tuổi 5.2.2 Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi Tác giả sử dụng bảng hỏi khảo sát với 33 người cao tuổi đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm để thu thập các thông tin về các đặc điểm của người cao tuổi, nhu cầu của người cao tuổi về dịch vụ CTXH và kết quả cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi của Trung tâm tỉnh. 5.2.3.Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thông qua các tri giác như nghe, nhìn, …để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng người cao tuổi đang được nuôi dưỡng trong trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long. 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu (Cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp chăm sóc, người cao tuổi, thân nhân người cao tuổi) 9 Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, nhu cầu, động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối với các vấn đề liên quan. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phỏng vấn sâu để tìm hiểu về đời sống, tâm tư nguyện vọng cũng như nhu cầu của người cao tuổi trong Trung tâm công tác xã hội Tỉnh Vĩnh Long. Thuận lợi và khó khăn gặp phải của đội ngũ cán bộ khi thực hiện chính sách trợ giúp người cao tuổi tại Trung tâm, thực hiện cung cấp các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại trung tâm và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 5.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Sử dụng phương pháp này qua nghiên cứu 1 trường hợp điển hình được tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội của Trung tâm từ đó đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội trong cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại trung tâm. Là câu chuyện có thật đã đang được Trung tâm cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Đề tài này thuộc nhóm đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết, phương pháp công tác xã hội vào việc giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể. Cụ thể là việc sử dụng hệ thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp công tác xã hội vào việc đánh giá, phân tích và đưa ra phương pháp hỗ trợ thích hợp. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ những chủ trương, chính sách hỗ trợ, chế độ trợ cấp của Đảng và Nhà nước ta đối với người cao tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp những người quản lý, những nhà lãnh đạo, có thêm cái nhìn toàn diện, sâu sắc tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, Luật pháp của Đảng và Nhà nước đến với người cao tuổi, gia đình người cao tuổi cũng như cộng đồng mà người cao tuổi đang 10 sinh sống. Giúp cho người cao tuổi nhận ra vấn đề và tiềm năng giải quyết vấn đề của mình. Bên cạnh đó, hiểu rõ các chế độ trợ cấp đối với họ và các dịch vụ trợ giúp của công tác xã hội trong lĩnh vực này. Giúp cho nhân viên công tác xã hội nói riêng và các ngành có liên quan hiểu biết thêm về các chế độ trợ cấp, các dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người cao tuổi và những yêu cầu cần thiết để trở thành nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi. Bản thân sau khi nghiên cứu đề tài sẽ củng cố, mở rộng kiến thức về công tác xã hội nói chung và các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi nói riêng, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực này. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, các phụ lục luận văn còn có 3 chương, gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi. Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy hiệu quả dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Khái niệm, đặc điểm người cao tuổi 1.1.1 Khái niệm người cao tuổi Về mặt pháp luật, ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ khác nhau tùy theo các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể mà có sự xác định khái niệm khác nhau về Người cao tuổi. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định trong Luật người cao tuổi ngày 23/11/2009 thì người cao tuổi: “ là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” [14, tr.3] Người cao tuổi là một khái niệm thường được dùng để chỉ những người đã có nhiều tuổi trong xã hội. 1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi 1.1.2.1 Đặc điểm sinh lý * Quá trình lão hóa [31] - Diện mạo thay đổi như tóc, da, nếp nhăn…. - Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai… - Cơ quan cảm giác, nghe nhìn, khứu giác bắt đầu hoạt động kém hiệu quả. - Các cơ quan nội tạng: tim, phổi có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều đến vấn đề liên quan đến lão hóa. - Khả năng tình dục giảm: Do thay đổi nội tiết tố, ham muốn tình dục ở người cao tuổi giảm đi rõ rệt. Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ gặp khó khăn. [18] * Các bệnh thường gặp của người cao tuổi Người cao tuổi thường mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh về xương khớp, hô hấp, răng miệng, tiêu hóa và dinh dưỡng, ung bướu, thần kinh, sức khỏe tâm thần 1.1.2.2 Đặc điểm tâm lý 12 * Hướng về quá khứ Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, hội cựu chiến binh…Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật… * Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động bận rộn với công việc, nặng nề sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. * Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi - Sự cô đơn và mong được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. - Cảm thấy bất lực và tủi thân nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường. - Nói nhiều hoặc trầm cảm: Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó. - Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh - Tử là quy luật của tự nhiên, dù sao người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. 1.1.2.3. Nhu cầu của người cao tuổi. Ở tuổi này, có người tỏ ra sức yếu lực tàn, song có người vẫn còn nhanh nhẹn, khoẻ mạnh về thể chất và minh mẫn về trí tuệ. Tuy nhiên, cũng như ở những lứa tuổi khác thì NCT cũng có những nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng có nhu cầu về dinh dưỡng, nhu cầu cần được chăm sóc, yêu mến; 13 nhu cầu chăm sóc sức khỏe; nhu cầu thấy mình có ích cho xã hội; nhu cầu được học hỏi thêm và vui hưởng tuổi thọ quây quần bên con cháu * Nhu cầu về dinh dưỡng ở người cao tuổi Khi người ta về già, thể chất bắt đầu thay đổi, nó gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và làm giảm tính ngon miệng, ăn ít hơn. Trong khi đó, việc hấp thụ dưỡng chất của cơ thể lại giảm nên dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mắc phải nhiều căn bệnh nan y như: ung thư, tim mạch, béo phì, loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường. Hiện tượng suy dinh dưỡng ở NCT còn gây ra căn bệnh có tên là Hypochlorhydria hay còn gọi là hiện tượng thiếu acid của dạ dày, làm cho dạ dày tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất kém hơn, nhất là khi thiếu hụt vitamin B12. Khi về già, sức khỏe hệ thống miễn dịch suy giảm, làm cho cơ thể dễ mắc bệnh viêm nhiễm virus, cơ bắp bị tổn thương và thay vào đó là việc tích mỡ nên cơ thể suy yếu, dễ bị mắc bệnh loãng, giòn và gãy xương, bởi vậy, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất ở NCT là vô cùng quan trọng. Nhu cầu protein đầu vào được tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể, trung bình tiêu thụ từ 0,8 - 1g protein/1kg trọng lượng hoặc xấp xỉ 70g/ngày cho người nặng 67kg. Về chất xơ nên ăn tối thiểu 25g/ngày và tăng lên nếu mắc bệnh táo bón. Để phòng ngừa bệnh loãng xương, giòn xương nên bổ sung canxi, vitamin D, K trong đó canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tỷ trọng và sức khỏe cho xương. Nhu cầu tiêu thụ canxi ở nhóm trên 70 tuổi, bất kể giới tính là 1.200mg. Nếu phụ nữ mãn kinh không sử dụng liệu pháp thay thế hormone thì bổ sung thêm nhiều canxi, ít nhất 1.500mg/ngày. Ngoài ra, tăng cường thêm vitamin D vì nó giúp cho việc hấp thụ và sử dụng canxi của cơ thể được tốt. Để bảo vệ xương cần bổ sung thêm vitamin K như trong rau bina, bông cải, xúp lơ, cà rốt và măng tây.Vitamin E, C và caroten có tác dụng bảo vệ tế bào trước nguy cơ phá hủy của các gốc tự do, hạn chế bệnh thoái hóa điểm vàng, bệnh tim mạch và ung thư.Crom là dưỡng chất rất cần thiết đối với nhóm NCT để ngăn ngừa bệnh đái tháo 14 đường. Acid folic, vitamin B6 và vitamin B12 có tác dụng rất tốt làm giảm homocysteine, đây là một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, thủ phạm gây phá hủy thành mạch, gây chứng xơ vữa động mạch, làm gia tăng bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ). Ngoài ra, NCT cũng nên bổ sung thêm 3 khoáng chất quan trọng là kẽm, magiê và kali, trong đó kẽm có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, tăng cường tính ngon miệng giúp cho vết thương nhanh lành. Ngoài các dưỡng chất kể trên, NCT nên bổ sung thêm nước, vì khát nước có thể gây nhiều bệnh về thể chất, trong đó có hai loại bệnh thường gặp là táo bón và sỏi thận * Nhu cầu giải trí Ngoài nhu cầu về din dưỡng thì giải trí cũng là một nhu cầu trong các nhu cầu khác của NCT. Các bác cần tham dự vào một thú tiêu khiển nào đó để khỏi rơi vào cảnh “nhàn cư vi bất thiện” cũng như để duy trì tình trạng sức khoẻ tinh thần và thể chất lành mạnh. Các cụ thư giãn với công việc trồng hoa, nuôi chim, làm cây cảnh hoặc “ngao du sơn thuỷ” thăm viếng bạn bè, quyến thuộc gần xa. Các cụ gặp nhau đánh cờ giao lưu, trà dư tửu hậu, bàn chuyện năm châu bốn bể. Ngày nay lại còn nhiều thú tiêu khiển khác mà NCT có thể tham gia, như là: - Tiểu công nghệ tạo ra các sản phẩm nhỏ bé nhờ bàn tay khéo léo kinh nghiệm của các NCT, như đồ chơi trẻ em, đồ gốm, vật dụng bằng gỗ. - Học vẽ, sử dụng máy vi tính, học chơi một nhạc khí nào đó hoặc tham gia nhóm ca hát tại cơ sở tôn giáo, tổ chức nhân dân. - Đọc sách để hiểu biết sự thay đổi của thời cuộc, để có thêm kiến thức dạy con cháu. - Tập luyện dưỡng sinh với nhiều phương pháp khác nhau, nhưng có chung mục đích là thư giãn tâm hồn, tập trung tư tưởng, giữ tâm thân an lạc 15 - Khiêu vũ, múa đôi cũng đang được nhiều bác ưa thích, vừa để thư giãn tâm hồn trong điệu nhạc và cũng dẻo dai đôi chân, uyển chuyển thân hình, giảm béo, hạ huyết áp, đường huyết, cholesterol. - Tham gia các công tác từ thiện giúp đỡ người có nhu cầu, thăm viếng bệnh nhân tại bệnh viện hoặc các vị lão niên khác chẳng may kém sức khoẻ đang sống tại nhà người già. - Tham quan di tích lịch sử, nhiều người cao tuổi còn sức khỏe có nhu cầu đi thăm lại nơi công tác cũ, chiến trường xưa, bạn bè đồng nghiệp cũ. - Làm vườn, trồng cây cảnh, vun tưới mấy luống rau thơm cũng là thú tiêu khiển thanh nhã, thoải mái mà lại tạo thêm cảnh quang đẹp mắt cho ngôi nhà mà đôi vợ chồng già đang ở. - Người có khả năng làm thơ, hát, đàn có nhu cầu tham gia các câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ hát kịch, đàn… 1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi Trên thế giới, công tác xã hội phát triển như một nghề nhằm giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nghề công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh.Việc tồn tại và phát triển CTXH ở Việt Nam đã trở thành một nhu cầu xã hội. 1.2.1.Một số khái niệm * Khái niệm dịch vụ Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hóa nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội. Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. * Khái niệm công tác xã hội: 16 Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống. [23] Theo IFSW (Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế), Tháng 07/2000, Montreal, Canada: "Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề." Theo các nhà nghiên cứu về CTXH Philippines: “Công tác xã hội là một nghề bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội và sự điều chỉnh hòa hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội để có xã hội tốt đẹp hơn” [23] [Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động xã hội. Các nhà khoa học Việt Nam: Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ - qua đó, công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan