Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Di tích đồi a1 trong phát triển du lịch thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên...

Tài liệu Di tích đồi a1 trong phát triển du lịch thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên

.PDF
100
684
77

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG VĂN ĐỊNH DI TÍCH ĐỒI A1 TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60 22 01 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ VĂN TẤN Hà Nội, 2017 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Lê Văn Tấn. Kết quả thu được hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Văn Định 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU. ......................................................................................................... 1 Chương 1: ĐỒI A1 XƯA VÀ NAY............................................................... .7 1.1. Đồi A1 và sự lựa chọn của quân đội Pháp. ............................................... .7 1.2. Di tích Đồi A1 từ 1954 đến nay.. ............................................................. 18 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 24 Chương 2: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DI TÍCH ĐỒI A1 TẠI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ. ........................ .25 2.1. Du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Điện Biên Phủ .................................................................................................................. .25 2.2. Vai trò của di tích Đồi A1 trong phát triển du lịch thành phố Điện Biên Phủ. ................................................................................................................. .37 Tiểu kết Chương 2 .......................................................................................... .48 Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐỒI A1. ..... 49 3.1. Những hạn chế về bảo tồn và khai thác giá trị di tích Đồi A1................. 49 3.2. Giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích Đồi A1 trong phát triển du lịch thành phố Điện Biên Phủ ............................................................ 59 Tiểu kết Chương 3...... .................................................................................... .76 KẾT LUẬN.................. .................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO............ ............................................................ ....79 PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kế hoạch số 16-KH/Th.U của thành ủy Điện Biên Phủ ngày 12 tháng 10 năm 2016 triển khai thực hiện nghị quyết 03-NQ/TU ngày 23 tháng 05 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên về phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu: thành phố Điện Biên Phủ phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đón 565 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế là 14 nghìn lượt, tổng doanh thu từ dịch vụ, du lịch đạt 678 tỷ đồng; năm 2030 đón hơn 1triệu lượt khách, tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt trên 1.240 tỷ đồng. Quy hoạch định hướng phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ Pá Khoang trở thành điểm du lịch hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao, trên cơ sở đặc biệt nhấn mạnh việc khai thác các giá trị lịch sử hào hùng của Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ để tạo nên sự khác biệt, đặc trưng về sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, hiện tại du lịch và loại hình du lịch lịch sử thành phố Điện Biên Phủ đang bất cập và tồn tại nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được tiềm năng thế mạnh nên chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ bên cạnh những di tích nổi tiếng đã được khai thác vào phát triển du lịch thì còn lại vẫn nằm ở dạng tiềm năng. Dù vậy, ngay chính những di tích được xem là điểm di tích quan trọng, được ưu tiên đầu tư và khai thác thì kết quả vẫn chưa cao. Du lịch lịch sử là loại hình du lịch chủ đạo ở hiện tại và cả tương lai của Thành phố cũng như của Tỉnh. Di tích chiến trường Điện Biên là di tích quốc gia đặc biệt nên rất được quan tâm và có nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, 1 các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào cả Quần thể di tích, phạm vi nghiên cứu rộng, biện pháp còn chung chung. Di tích Đồi A1 là một trong những di tích tiêu biểu của Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với thành phố Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích còn chưa hiệu quả, thiếu đồng bộ. Từ những lí do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Di tích Đồi A1 trong phát triển du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” để làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay có khá nhiều đề tài, luận văn, tài liệu nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, tiêu biểu như: Đề tài “Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004” của tác giả Ngô Đức Thọ, trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2004) đã nghiên cứu tổng quan về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đánh giá kết quả, ý nghĩa của chiến dịch. Từ đó, phân tích tác động đối với việc thu hút du khách. Giới thiệu toàn cảnh về hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Điện Biên, đánh giá tiềm năng du lịch của chúng đồng thời đưa ra giải pháp thu hút đầu tư, đề xuất biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch trong những năm tới. Bài viết “Làm sống lại các di tích” của tác giả Đặng Văn Bài, Huyền Phương. Tài liệu chủ trích: Tạp chí Lao động và xã hội (2004). Nội dung đã đánh giá tiềm năng, giá trị của Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ và thực trạng công tác trùng tu, bảo tồn Di tích Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đề xuất các giải pháp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. 2 Bài viết “Mường Thanh - Điện Biên Phủ địa danh lịch sử văn hóa” của tác giả: Đặng Việt Bích. Tài liệu chủ trích: Tạp chí văn hóa nghệ thuật (2004). Nội dung nghiên cứu về Mường Thanh và Điện Biên Phủ đã đi vào văn hóa, văn học, nghệ thuật. Đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị của Quần thể di tích lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ hướng vào hoạt động du lịch” của tác giả Trần Văn Việt, trường Đại học Văn hóa Hà Nội – Khoa Quản lí văn hóa (2006) đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng bảo tồn quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ và vấn đề phát huy giá trị của Quần thể di tích từ năm 2006 trở về trước. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch. Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên” của tác giả Đặng Thanh Nhường, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2013) đã làm rõ những vấn đề thực tiễn và lí luận về du lịch văn hóa, đánh giá điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên. Thông qua những phân tích về thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở Điện Biên, đề tài đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch văn hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Điện Biên nói riêng và kinh tế - xã hội của Điện Biên nói chung. Như vậy, những đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu chỉ nghiên cứu về Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ nói chung, phạm vi rất rộng, những giải pháp được đưa ra vẫn còn mang tính chung chung, chưa cụ thể; trong khi mỗi điểm di tích lại có những đặc điểm khác nhau nên cần có phương pháp, cách thức trùng tu bảo tồn khác nhau. Mặt khác, chưa có những công trình nghiên cứu thật chi tiết, cụ thể về di tích lịch sử Đồi A1. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan di tích lịch sử Đồi A1. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn hiệu quả và khai thác tối đa giá trị, tiềm năng du lịch của di tích vào phát triển du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan về di tích Đồi A1 thuộc Di tích Chiến trường Điện Biên và các giá trị của nó. Chỉ rõ tầm ảnh hưởng của các giá trị di tích Đồi A1 đến sự phát triển du lịch của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn hiệu quả, khai thác bền vững và phát huy một cách triệt để các giá trị của di tích Đồi A1 đối với sự phát triển của du lịch Thành phố. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là di tích Đồi A1 trong phát triển du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các thành phần, hiện vật thuộc di tích Đồi A1. 4 Các giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục truyền thống, cảnh quan đặt trong mối tương quan với các di tích thuộc Quần thể di tích chiến trường Điện Biên và sự phát triển của du lịch thành phố Điện Biên Phủ để nghiên cứu các vấn đề có liên quan. 4.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu Nghiên cứu lịch sử hình thành của di tích từ thế kỉ XI – XII cho đến 1954 Nghiên cứu công tác trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích từ sau 1954 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong đề tài này. Với phương pháp liên kết nhiều phương pháp của nhiều ngành khoa học khác nhau, đề tài vừa thể hiện đặc trưng của phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học, vừa giúp làm nổi bật mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, xã hội với lịch sử; giữa di tích, giá trị di tích với phát triển du lịch Thành phố hay giữa bảo tồn với khai thác, phát huy giá trị di tích. Qua đó có đánh giá tổng quát nhất, biện chứng nhất nhằm đi tới đưa ra biện pháp thực sự hiệu quả trong phát triển bền vững du lịch thành phố Điện Biên Phủ. Phương pháp khảo sát: Đề tài hướng tới việc đánh giá vấn đề quy hoạch, bảo tồn, khai thác phát huy giá trị di tích trên phương châm khách quan; phương pháp khảo sát giúp kiểm chứng lí thuyết, đánh giá nhận định vấn đề khách quan, chân thực, đồng thời đây cũng chính là điểm nhấn giúp đề tài có thêm những tư liệu quý báu và nội dung thêm phong phú, hấp dẫn. 5 Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp giúp phát hiện mối quan hệ giữa các vấn đề liên quan từ đó rút ra kết luận cần thiết liên quan đến nội dung và vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống, đầy đủ về di tích Đồi A1. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, độc giả và khách du lịch khi có ý muốn tìm hiểu, tham quan di tích Đồi A1. Đề tài cũng sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch và bảo tồn di tích sau này. Đề tài đề xuất một số biện pháp tham khảo trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích Đồi A1 trong phát triển du lịch thành phố Điện Biên Phủ. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được cấu tạo thành 3 chương: Chương 1: Đồi A1 xưa và nay (18 trang, từ tr. 7 đến tr. 24). Chương 2: Chiến lược phát triển du lịch và vai trò của di tích Đồi A1 tại thành phố Điện Biên Phủ (23 trang, từ tr. 25 đến tr. 48). Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đồi A1 (27 trang, từ tr. 49 đến tr. 76) 6 CHƯƠNG 1 ĐỒI A1 XƯA VÀ NAY 1.1. Đồi A1 và sự lựa chọn của quân đội Pháp 1.1.1. Tên gọi và vị trí 1.1.1.1. Tên gọi qua các thời kì Đồi A1 nằm ở trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đồi cao 32 m so với mặt đường, có diện tích 83.000 m2. A1 vốn là kí hiệu mà bộ đội ta đặt cho quả Đồi trên bản đồ quân sự, còn trong quá khứ quả Đồi có nhiều tên gọi khác nhau, gắn với lịch sử của xứ Mường Thanh. Tên gọi Lạng Chượng. Đồi Lạng Chượng là tên gọi đã tồn tại suốt nhiều thế kỉ cho đến trước khi người Pháp đặt chân xâm lược đến Điện Biên. Tên gọi ấy, bắt nguồn từ câu chuyện lịch sử nhuốm đầy màu sắc giai thoại nhưng có thật về chàng Lạng Chượng. Theo cuốn Sông núi Điện Biên của tác giả Trần Lê Văn [39, tr. 128 - 131], cuối thế kỉ XI đầu thế kỉ XII, tại Mường Lò (tức Văn Chấn – Yên Bái ngày nay) có chàng Lạng Chượng con trai út của tạo Lò (tạo Lò là con của tạo Xuông là một trong hai thủ lĩnh bộ tộc Thái thiên di đến Mường Lò vào thế kỷ XI), là một chiến tướng có tài thao lược và tầm nhìn xa ngay từ khi còn trẻ (30 tuổi). Ông tự ví mình như “con ngựa chiến, không ở yên chỗ nào lâu được” nên trong suốt 25 năm đã chinh chiến liên miên với các chúa bộ tộc khác. Lạng Chượng đã sớm nhìn thấy sự trù phú và vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của Mường Then (tức Mường Thanh Điện Biên) và luôn ao ước được làm chủ vùng đất này. Ông đưa người của mường mình mở cuộc chinh chiến khắp các mường từ Mường Lò xuống các 7 mường ở tả ngạn sông Đà, đánh chiếm cả đất đai của các chúa Mường xứ Sơn La. Tuy nhiên, Lạng Chượng lại thất bại khi đánh chiếm đất của chúa ở Mường Muổi (Thuận Châu – Sơn La) là Ẳm Poi, là một chiến tướng vô địch người La Ha, mà người Thái gọi là Xả Khao tức là Xá Trắng. Nhờ mưu kế xin cưới con gái của chúa Mường Muổi là nàng Ho Quảng (cũng là một chiến tướng), Lạng Chượng đã có được lòng tin của bố vợ. Sau khi gả con gái cho Lạng Chượng, Ẳm Poi dẫn quân về Mường Thanh, vợ chồng Lạng Chượng cũng theo lên. Lên đây, ông đóng quân tại một quả đồi không tên, chính là đồi A1 ngày nay, rồi lập mưu giết bố vợ để độc chiếm Mường Thanh (có truyền thuyết kể rằng Ẳm Poi bị giết ngay khi còn ở Mường Muổi). Sau đó ít lâu, con trai út của Lạng Chượng không bệnh tật gì mà chết, nghĩ là ông Trời báo oán, nửa đêm Lạng Chượng khóc than con. Không ngờ, Ho Quảng nghe được, biết chồng chính là kẻ lập mưu hại cha, nàng quyết đóng quân riêng ở Pom Loi (nghĩa là đồi Cháy, người Pháp gọi là đồi Hói Đầu). Một hôm khi đang cưỡi ngựa từ dinh lũy của mình sang thăm vợ, Lạng Chượng bị một mũi tên của Ho Quảng giết chết. Vì tình nghĩa vợ chồng, Ho Quảng làm lễ tang cho Lạng Chượng ở Pom Loi (đồi Lễ Tang) và chôn xác chồng Pom Ca (đồi Sa Nhân, chính là đồi F mà người Pháp gọi là đồi Tưởng Tượng). Từ đó người dân gọi quả đồi là Lạng Chượng (hay Pom Lạng Chượng, trong tiếng Thái, pom nghĩa là đồi), cũng để chỉ mối bi kịch hiếu tình giữa Lạng Chượng và Ho Quảng. Tên gọi Đồi Đồn Tây. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta với sự kiện tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, đến năm 1890 thực dân Pháp đặt ách cai trị ở Lai Châu (bao gồm Điện Biên và Lai Châu ngày nay). Năm 1908, Pháp bắt đầu củng cố việc cai trị ở Lai Châu, Sơn La; ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu, đồng thời đặt Lai Châu vào Đạo quan binh thứ 4 năm 1915. Chính quyền thực dân Pháp khi đặt 8 chân lên Điện Biên đã thấy được tầm quan trọng của đồi Lạng Chượng. Từ khi Điện Biên Phủ thuộc Đạo quan binh thứ 4, viên Đại lý người Pháp – một quan binh kiêm quan cai trị đã cho xây dựng tòa sở của mình ở đỉnh Đồi. Dinh cơ của viên quan này nằm ở sau Đài Tưởng niệm của ta hiện nay, toàn thể khu vực được xây dựng theo lối thành lũy rất kiên cố. Ngay dưới tòa sở là căn hầm ngầm được xây bằng gạch nung, lúc nguy cấp hầm có thể chứa tới hàng trăm người, xung quanh có lô cốt và hào sâu bảo vệ, mỗi lô cốt lại có quân lính thay nhau canh phòng. Chính căn hầm này đã được “những người Pháp đến sau” xây dựng thành lô cốt kiến cố, gây cho quân ta rất nhiều khó khăn trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Khi Nhật đảo chính Pháp năm 1945, quân Nhật cũng đóng quân tại quả Đồi này. Tên gọi Elian 2 – Đồi A1. Năm 1953, sau 8 năm sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương, thực dân Pháp bị rơi vào thế bị động trên chiến trường. Trong khi đó, quân đội của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã kiểm soát được nhiều vùng đất rộng lớn, bất lực trước tình thế chi phí chiến tranh ngày càng tăng cao, Pháp cầu viện trợ từ Mĩ. Chính phủ Pháp lúc này muốn có một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được, một lối thoát danh dự; nhưng vẫn muốn duy trì quyền lợi của mình ở Đông Dương. Tướng Henri Navarre được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy và kế hoạch Navarre được đề ra. Henri Navarre luôn lo sợ việc Việt Minh sẽ chiếm được Thượng Lào và cả Bắc Đông Dương, làm hỏng kế hoạch chiến tranh của y nên đã quyết định chọn Điện Biên Phủ làm nơi thiết lập điểm ngăn chặn, bảo vệ cho Thượng Lào, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra đời. Nằm trong Tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ, Đồi A1 được Pháp đặt tên là Elian 2 (Cụm cứ điểm Elian gồm các cao điểm A1, C1, C2) theo tên một cô gái đẹp nước Pháp, tên gọi nhằm động viên, khích lệ tinh thần binh lính Pháp: “Hãy bảo vệ ngọn Đồi như bảo vệ chính những cô gái đẹp nước Pháp”. A1 vốn là một kí hiệu 9 trên bản đồ quân sự của ta, còn Đồi A1 là tên được gọi sau chiến thắng của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và được sử dụng cho đến ngày nay. Những chiến tích hào hùng, bi tráng của quân đội ta cùng với dư âm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tạo cho cái tên A1 một sức gợi cảm không một danh xưng nào có thể thay thế. Mỗi người dân, du khách lên Điện Biên Phủ khi nhắc tới Đồi A1 thì lòng tự hào, xúc động lại dâng lên khó diễn tả. Trong cuốn “Sông núi Điện Biên” tác giả Trần Lê Văn có viết: “Đồi A1 gắn với Điện Biên Phủ như Ngọc Hồi gắn với Đống Đa” [39, tr. 116]. Từ một quả đồi không tên, cho đến khi được gọi là Lạng Chượng, Đồi Đồn Tây, quả đồi này luôn gắn với những bi kịch, từ bi kịch hiếu tình đến bi kịch chiến tranh. Nhưng khi được gọi là Đồi A1 gắn với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, quả Đồi đã mang trong mình niềm tự hào về một chiến công vĩ đại của dân tộc. 1.1.1.2. Vị trí của đồi A1 Đồi A1 có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Mường Thanh. Khi Lạng Chượng đóng quân tại Mường Thanh, quả Đồi này được chọn làm nơi đóng quân vì có địa thế cao có thể quan sát toàn bộ lòng chảo Mường Thanh. Thời kì người Pháp mới đặt ách thống trị ở Điện Biên Phủ, quan cầm quyền Pháp đã chọn nơi đây làm đặt tòa sở và đóng binh. Trong âm mưu xây dựng Tập đoàn cứ điểm - “Con nhím Điện Biên Phủ” của mình, thực dân Pháp đã ưu tiên, lựa chọn xây dựng Đồi A1 trở thành một cứ điểm mạnh nhất trong số 49 cứ điểm. 49 cứ điểm được chia làm 8 cụm, mang tên những cô gái đẹp nước Pháp gồm: 1. Gabrien – Đồi Độc Lập 5. Clodin – Nằm ở phía Tây lòng 2. Beaxtorio – Đồi Him Lam chảo Mường Thanh 10 3. Anno Mari – Đồi Bản Kéo 6. Elian – Đồi A1, C1, C2 4. Huyghet – Nằm ở phía Tây lòng 7. Đominich – Đồi E1, D1 chảo Mường Thanh 8. Izaben – Nằm ở phía Nam lòng chảo Mường Thanh Trong đó, Đồi A1 được bố trí cùng 4 ngọn đồi là E1, C1, C2, D1 thuộc 2 cụm cứ điểm phía Đông là Elian và Đominich, gọi chung là những cao điểm phía Đông. Dãy đồi xếp thành hình vòng cung này được ví như bức tường thành vững chắc che chở cho phân khu trung tâm, đồng thời được bố trí binh hỏa lực cực mạnh, khi cần có thể chi viện cho nhau hoặc nhận chi viện từ các cụm cứ điểm khác nên rất khó tiêu diệt. Người Pháp gọi những trận chiến ác liệt trên cụm cứ điểm này là “Trận chiến năm quả đồi”. Về phía ta, ngay từ đầu trong kế hoạch tác chiến, ta đã sớm nhận định được vị trí chiến lược của Đồi A1 và các cao điểm phía Đông “Hội nghị cán bộ do Đảng ủy mặt trận triệu họp từ ngày 25 đến 27 tháng 3 tại Mường Phăng đã nhận định: “Trong hệ thống phòng ngự của tập đoàn cứ điểm hiện nay, phân khu trung tâm là nơi phòng ngự chủ yếu. Chỗ mạnh của phân khu này là ở những cao điểm phía Đông. Nếu ta tiêu diệt được những điểm cao lợi hại này, thì phân khu trung tâm sẽ không đủ sức chống đỡ, và tập đoàn cứ điểm cũng bị uy hiếp nghiêm trọng” ” [39, tr. 119]. Di tích Đồi A1 hiện nay thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. Tọa lạc trên trục đường Võ Nguyên Giáp, từ di tích này có thể nhìn thấy và di chuyển dễ dàng đến các di tích, tham quan, tưởng niệm quan trọng khác trong thành phố thuộc quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ như: Hầm De Castries, Sân bay Mường Thanh, Cầu Mường Thanh, Tượng đài 11 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nghĩa trang liệt sĩ A1,… 1.1.2. Đồi A1 – Pháo đài kiên cố bảo vệ phân khu trung tâm Đồi A1 là cứ điểm từng được cả Pháp và Nhật sử dụng trong các lần chiếm đóng. Khi xây dựng lại cứ điểm, Pháp phá các tầng trên, xây dựng hầm nhà cũ thành hầm cố thủ và đặt Sở chỉ huy tiểu đoàn. Xác định Đồi A1 là điểm phòng ngự chủ yếu trong cụm cứ điểm phía Đông bảo vệ Sở chỉ huy trung tâm nên Pháp rất chú ý tăng cường tổ chức phòng ngự trên cứ điểm này. Pháp cho xây dựng và biến Đồi A1 trở thành một cứ điểm lợi hại. Nhìn từ mọi góc độ: từ vị trí, địa thế, kết cấu cho tới bố trí binh hỏa lực, Đồi A1 hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành cơn ác mộng đối với đối thủ. Thứ nhất: Địa thế vững chãi. Đồi A1 nằm ngay phía Đông Sở Chỉ huy Gono, tại đây cùng với 4 cao điểm khác là E1, C1, C2, D1 tạo thành thế năm cao điểm vững chãi. Năm cao điểm này lại được bố trí thành 2 cụm cứ điểm là Elian và Đominich, chúng vừa có thể tập trung hỏa lực vào một điểm, lại vừa có thể bảo vệ, yểm trợ cho nhau khi cần: A1 cao nên tiện cho việc bố trí phòng ngự. Phía bắc A1 giáp C2 và cách C1 200 mét. Đồi C2 thấp hơn C1 khoảng 5 mét lại thụt vào trong. Đồi C1 cao hơn A1 khoảng 2 mét, nhô ra bên ngoài nên hỏa lực Pháp bố trí trên 3 điểm cao này thành một lưới lửa dày đặc về phía Bắc A1 và có thể chi viện đắc lực cho nhau khi bị tấn công; phía tây A1 giáp các cứ điểm A2, A3 (2 cứ điểm này tuy đóng trên đất bằng nên thấp hơn A1 nhiều nhưng lại nhô ra phía Nam A1 nên rất tiện cho Pháp dùng làm bàn đạp tăng viện cho Al phản xung phong và bảo vệ bên sườn phía Tây và Nam A1). Đường 41 chạy từ phía Bắc xuyên giữa A1 và A3 chạy xuống phía Nam. Phía Tây Bắc có một đường từ khu trung tâm qua sông Nậm Rốm nối liền với đường 41, Pháp có thể dùng để cơ động lực lượng ra phản xung 12 phong lên A1 khi bị tiến công. Mặt khác, dựa vào căn hầm ngầm có từ trước, chúng cho xây dựng một lô cốt rất lớn vừa sở chỉ huy ở ngay đỉnh Đồi, đạn pháo dễ dàng bắn từ trên xuống, sức sát thương mạnh; trong khi quân đội Việt Minh lại từ dưới đánh lên, không có hầm ngầm che chắn địa thế bất lợi nên dễ bị tổn thương. Cũng nhờ có hầm ngầm, Pháp dễ dàng kêu gọi pháo binh oanh tạc trong khi chúng hoàn toàn không hề hấn gì. Xung quanh căn hầm là hệ thống hào sâu với tổng chiều dài 4000 mét, 37 lô cốt và ụ súng máy, hố chiến đấu; năm lớp hàng rào dây thép gai dày hơn 100 mét, được cài mìn dày đặc như một lưới lửa tự động, sẵn sàng thiêu sống đối phương nếu đến gần. Thứ hai: Phòng tuyến chắc chắn, hỏa lực mạnh, binh lực thiện chiến lại được sự chi viện mạnh mẽ. Đồi A1 được chia làm ba phòng tuyến cực mạnh: + Tuyến thứ nhất: Bố trí ở khu vực chân Đồi có nhiệm vụ phòng chủ yếu đặt ở gần sát chân Đồi. + Tuyến thứ hai: Bố trí ở lưng chừng Đồi, công sự không được kiên cố như tuyến ngoài, có nhiệm vụ hỗ trợ cho tuyến ngoài, ngăn chặn và giữ trận địa phòng ngự. + Tuyến thứ ba: Ở đỉnh Đồi, công sự kiên cố, nơi đặt sở chỉ huy tiểu đoàn có nhiệm vụ chỉ huy và cố thủ, làm bàn đạp cho các lực lượng từ trung tâm phản kịch ra khi bị xâm nhập. Về binh lực, A1 được bố trí những lực lượng đặc biệt tinh nhuệ: + Tiểu đoàn 1 Trung đoàn số 4 bộ binh Maroc + Tiểu đoàn 1 bán Lữ đoàn Lê Dương số 13 + Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 13 + Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1. Tất cả đều là những lực lượng hùng mạnh, thiện chiến và có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Về hỏa lực: Với sự viện trợ của Mĩ, quân đội Pháp được trang bị nhiều loại vũ khí trang thiết bị chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ. Riêng tại Đồi A1, quân Pháp bố trí các ụ súng cối 81 mm, súng không giật 57 mm, trọng liên 12,7 mm, đại liên, các loại súng bộ binh, mìn, lựu đạn,… đặc biệt là hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn do Pháp vận chuyển bằng cầu hàng không lên. Hai chiếc xe tăng này vừa là những cỗ pháo di động, vừa là bức bình phong che chắn cho lực lượng bộ binh Pháp khi tiến hành phản công. Lòng chảo Mường Thanh nhìn chung bằng phẳng, rộng lớn thuận tiện cho quân Pháp triển khai các loại khí tài và phương tiện chiến đấu, trinh sát, xây dựng hệ thống hào, lô cốt chiến đấu, điều này vốn từng là bất lợi cho Pháp khi còn ở chiến trường Đông Bắc. Hơn nữa, quân đội Việt Minh vốn quen với lối đánh du kích, lợi dụng địa hình rừng núi chứ chưa hề đánh lớn, đánh trực diện như ở Điện Biên Phủ. Rõ ràng đây là điểm bất lợi lớn với ta, nhưng lại là thuận lợi với Pháp, người Pháp đã lựa chọn được một điểm tác chiến “quả đúng với ý đồ của mình”. Quá tự tin vào sức mạnh của Tập đoàn cứ điểm, điều mà người Pháp lo sợ nhất lúc này, là sợ Việt Minh không tấn công, người Pháp đã cho rải truyền đơn khắp Điện Biên Phủ khiêu khích quân đội Việt Minh. 1.1.3. Trận đánh Đồi A1 và ý nghĩa lịch sử 1.1.3.1. Diễn biến trận đánh Đồi A1 Từ ngày 13 tháng 03 đến ngày 17 tháng 03 năm 1954, tức là trong đợt 1 của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ta đã tiêu diệt gọn phân khu Bắc của Tập đoàn cứ điểm Pháp, bao gồm các cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo, cánh cửa phía Bắc được mở toang. Tuy nhiên, phân khu trung tâm của 14 Pháp vẫn còn 4 trung tâm đề kháng gồm trên 30 cứ điểm liên kết chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ tiếp tục tiêu diệt các trung tâm đề kháng còn lại được tiếp tục trong đợt 2. Đây là đợt tiến công vào phân khu trung tâm, chủ yếu nhằm chiếm dãy đồi phía Đông, khống chế cánh đồng Mường Thanh (các cụm Dominique và Eliane). Eliane và Dominique gồm hơn một chục cứ điểm tiếp giáp nhau bên tả ngạn sông Nậm Rốm, có những cao điểm lợi hại kiểm soát toàn bộ trận địa khu trung tâm. Trong số các cao điểm này, Eliane 2 (đồi A1) giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó khống chế một phạm vi khá rộng gồm cả khu vực Sở Chỉ huy của Gono và hai chiếc cầu trên sông Nậm Rốm. Bộ chỉ huy của ta xác định: tiêu diệt các cứ điểm phía Đông, đặc biệt là A1 sẽ mở đường cho ta tiến vào Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm của địch. Nhiệm vụ tiêu diệt A1 được giao cho hai trung đoàn: 102 thuộc Đại đoàn 308 và 174 thuộc Đại đoàn 316. Toàn bộ trận chiến A1 diễn ra trong 36 ngày đêm từ 30 tháng 03 đến ngày 07 tháng 05 năm 1954, với tổng cộng 4 cuộc tiến công diễn ra ác liệt. Cuộc tiến công thứ nhất bắt đầu vào hồi 18 giờ 05 phút ngày 30 tháng 3 năm 1954. Trong sáng ngày 30 tháng 3 lợi dụng thời tiết các đơn vị của ta đã chiếm lĩnh trận địa, nhưng vẫn chưa nhận được lệnh tấn công đồng loạt từ đại đoàn, trong khi các đơn vị khác đã đột phá cứ điểm thành công và đang chiến đấu ở phân khu trung tâm, 18 giờ 05 phút trung đoàn trưởng lệnh cho các đơn vị chiến đấu lần lượt xung phong, đến nửa đêm ta chiếm được 2/3 quả Đồi. Tuy nhiên địch phản kích mạnh, với sự yểm trợ của pháo binh, chúng chiếm lại 1/3 quả Đồi đã mất, quân ta thương vong nghiêm trọng. Trung đoàn trưởng nhận thấy lực lượng của trung đoàn không còn khả năng giải quyết được A1 nữa nên quyết định ngừng tiến công. Kết quả: 4 giờ ngày 31 tháng 03 năm 1954 ta chiếm được 1/3 quả Đồi. 15 Cuộc tiến công thứ hai bắt đầu từ ngày 31 tháng 03 năm đến ngày 01 tháng 04 năm 1954. Sau khi hoả lực trung đoàn tiến hành bắn phá, bộ binh bắt đầu xung phong vượt cửa mở. Quân Pháp bị bất ngờ trước những đợt hoả lực chế áp, thương vong một số và đối phó lúng túng. Sau đó, Pháp đã củng cố lại lực lượng và phản công rất dữ dội. Trận chiến đấu lại diễn ra trong thế giằng co như đêm trước. Ta và địch vào thế giằng co nhau từng mét vuông đất, từng ụ súng, đoạn chiến hào. Đến 4 giờ 30 phút ngày 01 tháng 04, sức chiến đấu cả hai mũi đều đã giảm sút nhiều, đại bộ phận công sự bị hoả lực Pháp phá hủy, bộ đội không thể trụ lại, phải rút về ngã ba giao thông hào gần khu vực đột phá khẩu. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn thấy đại đội 267 đã bị thương vong nhiều, nên đã cho bộ phận còn lại của đại đội này rút ra ngoài cứ điểm để củng cố lại làm lực lượng dự bị cho trung đoàn. Cuộc tiến công thứ ba bắt đầu vào đêm ngày 01 tháng 04 năm 1954. Cho đến chiều ngày 01 tháng 04, trên dãy đồi phía Đông quân Pháp chỉ còn giữ được C2 và A1. Tại A1, sau những đợt phản kích lớn thất bại, quân Pháp lại dồn về khu hầm ngầm dựa vào công sự kiên cố để cố thủ và dùng hoả lực pháo binh phong tỏa cứ điểm. Tuy lực lượng phản kích có bị thiệt hại nặng nhưng quân Pháp đã kịp thời bổ sung. Về phía Việt Minh, các đơn vị đã ngừng chiến đấu từ đêm trước do tổn thất nặng cần phải bổ sung. Sau khi nhận lệnh, ta chủ động tấn công đến ngày 04 tháng 04 năm 1954. Với lợi thế hầm ngầm và trận địa kiên cố, địch chống trả ác liệt. Kế hoạch sử dụng khối bộc phá nặng gần 1 tấn nhằm giật tung nóc Đồi được thông qua. Công việc đào hầm ngầm dài 44 mét từ chân Đồi đến gần Sở Chỉ huy địch tại A1 được gấp rút tiến hành trong 15 ngày đêm (từ ngày 20 tháng 04 đến ngày 06 tháng 05 năm 1954). Hầm ngầm đã đào xong, khối bộc phá nặng gần 1 tấn đã được đặt, dây điểm hỏa đã cài, ta chỉ còn đợi lệnh giật khối bộc phá, đồng thời lấy đó làm hiệu lệnh tấn công đợt thứ tư. 16 Cuộc tiến công thứ tư: 20 giờ 30 phút ngày 06 tháng 05 năm 1954 ta cho điểm hỏa khối bộc phá, cả quả Đồi rung chuyển, ta tổng công kích trên toàn chiến trường. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra vô cùng ác liệt bằng súng, lựu đạn, lưỡi lê và cả tay không. Các vị trí then chốt tại Đồi A1 lần lượt bị loại bỏ, đến 4 giờ 30 phút sáng ngày 07 tháng 05 năm 1954 trận chiến Đồi A1 kết thúc. 1.1.3.2. Kết quả trận đánh Đồi A1 bị phía ta chiếm gọn, Eliane bị tiêu diệt hoàn toàn, chiến cục chiến dịch được định hình, ta chỉ còn cách Sở Chỉ huy địch vài trăm mét, thất bại trong việc cố thủ tại Đồi A1 là nguyên nhân chính dẫn tới sự đầu hàng của địch. Cụ thể: sau 36 ngày đêm ta tiêu diệt tổng cộng 37 lô cốt, 4000 mét đường chiến hào, hàng rào dây thép gai, 400 mét đường phản kích của địch. Loại khỏi vòng chiến đấu 825 tên địch, tiêu diệt 1 xe tăng và làm bị thương 1 chiếc khác, thu 1 khẩu trọng liên, 4 khẩu đại liên, 27 khẩu trung liên, 162 khẩu súng tiểu liên, 291 khẩu súng trường, 2 khẩu DKZ và 6 khẩu súng cối. Về phía ta, tổn thất rất lớn: hy sinh 1004 chiến sĩ, bị thương 1512 chiến sĩ. Về vũ khí bị hỏng có: 8 khẩu súng cối các loại, 22 khẩu Bazoca, DKZ, 8 khẩu đại liên và 32 khẩu trung liên, 326 khẩu tiểu liên, 460 khẩu súng trường. Trận đánh Đồi A1 ta hy sinh và thương vong lớn nhất trong toàn bộ Chiến dịch bởi địch xây dựng Cứ điểm A1 rất kiến cố, bố trí các lực lượng tinh nhuệ nhất chiếm giữ đồng thời liên tục tăng chi viện về binh, hỏa lực nhằm cố thủ tới cùng. 1.1.3.3. Ý nghĩa trận đánh Đồi A1 Trận đánh Đồi A1 ta đã tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực và khí tài của địch, đây là thất bại lớn đối với thực dân Pháp. Là khâu đột phá quan trọng vào hệ thống cứ điểm phía Đông, vốn được Pháp sử dụng tiền đồn phản công quân đội Việt Minh, cũng như một lá chắn phòng thủ quan trọng cho Sở Chỉ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan