Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Tuyển sinh lớp 10 đề và đáp án thi tuyển sinh lớp 10 môn địa lí chuyên tỉnh quảng bình 2016 2017...

Tài liệu đề và đáp án thi tuyển sinh lớp 10 môn địa lí chuyên tỉnh quảng bình 2016 2017

.DOCX
4
160
64

Mô tả:

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC HỌ VÀ TÊN: ............................... SBD:………………………......... KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: ĐỊA LÍ (CHUYÊN) KHÓA NGÀY: 08/6/2016 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) Câu 1 (1,5 điểm). a. Dựa vào hình vẽ chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hãy trình bày hiện tượng địa lí đó. b. Vì sao biên độ nhiệt tăng dần từ Xích đạo về hai cực? Câu 2 (2,0 điểm). Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển. 3 Câu 3 (1,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau: TỶ LỆ LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO VÀ CHƯA QUA ĐÀO TẠO ĐANG LÀM VIỆC TRONG NỀN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 (Đơn vị: %) Năm 2005 2007 2010 2012 Lao động đã qua đào tạo 12,5 13,6 14,6 16,6 Lao động chưa qua đào tạo 87,5 86,4 85,4 83,4 a. Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động nước ta. b. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những giải pháp gì? Câu 4 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. So sánh thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. b. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ? c. Trình bày ý nghĩa của việc trồng rừng ở tỉnh Quảng Bình. Câu 5 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 - 2012 (THEO GIÁ THỰC TẾ) (Đơn vị: tỉ đồng) Năm 1996 2000 2005 2010 2012 Kinh tế Nhà nước 74161,0 114799,9 246344,0 567108,0 757374,5 Kinh tế ngoài Nhà nước 35682,0 82499,1 309087,6 1150867,3 1727416,5 Kinh tế có vốn đầu tư 39589,0 138801,3 433118,4 1245524,4 2142942,1 nước ngoài (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 - 2012. b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch trên. ------------------Hết----------------(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục) SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ THI TS VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: ĐỊA LÍ (CHUYÊN) ĐỀ CHÍNH THỨC KHÓA NGÀY: 08/6/2016 CÂU Câu 1 (1,5đ) Câu 2 (2,0đ) Câu 3 (1,0đ) (Đáp án gồm 03 trang) NỘI DUNG ĐIỂM a. Dựa vào hình vẽ chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hãy 1,0 trình bày hiện tượng địa lí đó - Ngày 21/3: Mặt Trời ở Xích đạo và chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt 0,25 Trái đất tại Xích đạo (lên thiên đỉnh tại Xích đạo). - Sau ngày 21/3, Mặt Trời di chuyển dần lên Chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh 0,25 ở Chí tuyến Bắc vào ngày 22/6. 0,25 - Sau ngày 22/6, Mặt Trời chuyển động dần về Xích đạo và lên thiên đỉnh tại Xích đạo ngày 23/9. 0,25 - Sau ngày 23/9, Mặt Trời di chuyển dần xuống Chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh ở Chí tuyến Nam vào ngày 22/12. Sau ngày 22/12, Mặt Trời lại chuyển động về Xích đạo, rồi lại lên Chí tuyến Bắc,... 0,5 b. Vì sao biên độ nhiệt tăng dần từ Xích đạo về hai cực? Vì, càng lên vĩ độ cao: 0,25 - Chênh lệch góc chiếu sáng (góc nhập xạ) giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. 0,25 - Chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. Chứng minh vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa 2,0 thông qua các yếu tố khí hậu biển. - Chế độ nhiệt: 0,25 + Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. 0,25 + Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. 0,25 + Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 230C. - Chế độ mưa: 0,25 + Lượng mưa trên biển khá cao, đạt từ 1100mm đến 1300mm/năm. 0,25 + Sương mù trên biển thường hay xuất hiện cuối mùa đông, đầu mùa hạ. - Chế độ gió: + Trên biển Đông, gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng, từ 0,25 tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, riêng ở Vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam. + Tốc độ gió trung bình đạt 5- 6m/s và cực đại đạt 50m/s tạo nên các đợt 0,25 sóng cao tới 10m hoặc hơn. + Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng. 0,25 a. Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động nước ta. 0,5 - Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên (dẫn chứng), do việc đào tạo nghề 0,25đ được đẩy mạnh, năng suất và chất lượng lao động ngày càng tăng. - Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn nhưng có xu hướng giảm (dẫn 0,25đ chứng), năng suất và chất lượng lao động nhìn chung còn thấp. b. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động. 0,5 - Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. 0,25 0,25 - Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, liên kết với nước ngoài để đào tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. a. So sánh thế mạnh để phát triển lương, thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. - Giống nhau: + Đều là hai đồng bằng châu thổ rộng lớn, địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú, giàu nguồn lợi sinh vật biển,... + Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm; Nhiều cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ rộng lớn,... - Khác nhau: + ĐBSCL có đất đai màu mỡ hơn, có khả năng mở rộng diện tích canh tác lớn hơn, nguồn lợi sinh vật biển phong phú hơn; Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa lớn. ĐBSH có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn. + ĐBSH có dân cư đông đúc hơn, chất lượng nguồn lao động cao hơn, trình độ thâm canh cao hơn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện hơn ĐBSCL. Câu 4 (3,0đ) Câu 5 (2,5đ) 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ. 1,0 - Vị trí địa lí rất thuận lợi (vị trí cầu nối, trung chuyển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,...) - Điều kiện tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng; Nhiều cửa sông, vịnh biển thuận lợi xây dựng cảng; Thời tiết khí hậu ổn định,... - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Đông dân, lao động dồi dào và có chất lượng cao nhất cả nước; Tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng,... + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH - HĐH; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ nhất cả nước; Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài,... 0,25 c. Trình bày ý nghĩa của việc trồng rừng ở tỉnh Quảng Bình. - Ở vùng đồi núi: Tăng độ che phủ, chống xói mòn, sạt lở đất, lũ quét,... - Vùng ven biển: Chắn gió, hạn chế nạn cát lấn, bảo vệ bờ biển,... - Giảm tác hại của biến đổi khí hậu (bão, lũ, dị thường thời tiết,…). - Tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất và đời sống, bảo vệ đa dạng sinh học. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 - 2012 - Xử lí số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 - 2012 (Đơn vị: %) Năm 1996 2000 2005 2010 2012 Kinh tế Nhà nước 49,6 34,2 24,9 19,2 16,4 Kinh tế ngoài Nhà nước 23,9 24,5 31,3 38,8 37,3 Kinh tế có vốn đầu tư nước 26,5 41,3 43,8 42,0 46,3 ngoài - Vẽ biểu đồ miền (vẽ biểu đồ dạng khác không cho điểm) 1,5 0,25 0,25 0,25 0,5 1,0 Yêu cầu: Đảm bảo chính xác về tỷ lệ, đơn vị, có chú giải và tên biểu đồ. (Nếu thiếu mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm.) b. Nhận xét và giải thích. - Nhận xét: + Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong thành phần kinh tế Nhà nước giảm mạnh (dẫn chứng). + Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (dẫn chứng). - Giải thích: + Do thực hiện đẩy mạnh CNH - HĐH, phát triển kinh tế nhiều thành phần. + Nhà nước thực hiện chính sách Đổi mới, mở cửa, hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài,... ĐIỂM TOÀN BÀI THI: CÂU 1 + CÂU 2 + CÂU 3 + CÂU 4 + CÂU 5 = 10,0 ĐIỂM Lưu ý: - Nếu thí sinh trình bày theo cách khác so với hướng dẫn chấm, nhưng đúng về nội dung vẫn cho điểm. - Điểm toàn bài chính xác đến 0,25 điểm. - Những ý yêu cầu dẫn chứng, nếu không có chỉ cho ½ số điểm. -------------Hết------------ 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan