Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH...

Tài liệu ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH

.DOCX
22
1063
63

Mô tả:

ĐỀ THI – CÂU HỎI VỀ MÔN HỌC LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH I. Ly thuyet Trả lời đúng sai và giải thích các nhận định sau: 1) 1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi hôn nhân gia đình. Sai. Vì theo quy định tại khoản 1 điều 9 LHNGD về độ tuổi kết hôn, đối với nam từ 20T trở lên, đối với nữ từ 18t trở lên. Do vậy nếu nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự thì chưa đủ diều kiện kết hôn. 2) Khi tòa án không công nhận nam nữ là vợ chồng thì tài sản chung chia đôi. Sai. Khi tòa án không công nhận nam nữ là vợ chồng thì theo quy định tại khoản 3 điều 17 LHNGD tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng cúa phụ nữ và con. 3) Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 đều được công nhận là vợ chồng. Sai. Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 được chia thành hai trường hợp: từ trước ngày 03/01/1987 và từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001. Trong trường hợp, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 có đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng thì theo quy định tại điểm b khoản 3 nghị quyết 35 kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng. 4) Người đang chấp hành hình phạt tù không có quyền nhận người khác làm con nuôi. Sai. Vì người đang chấp hành hình phạt tù có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhận con nuôi theo khoản 1 điều 143 BLDS. 5) Khi ly hôn, việc giao con chung từ đủ 9 tuổi trở lên cho cha hoặc mẹ nuôi là căn cứ vào nguyện vọng của con. Đúng. Vì theo quy định tại khoản 2 điều 92 LHNGD người trực tiếp nuôi con do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết và nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con 6) Ông bà là đại diện đương nhiên cho cháu khi cha mẹ của cháu chết. Sai. Vì khi cha mẹ cháu chết, trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông bà mới là người giám hộ theo quy định tại khoản 2 điều 61 BLDS. II. Bài tập Anh A kết hôn hợp pháp với chị B năm 2000, có đăng ký kết hôn. Tháng 03/2004, anh A chung sống như vợ chồng với chị C, có một con chung sinh năm 2005. Tháng 06/2005, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm dứt quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, chị B đã làm đơn yêu cầu tòa án huyện K hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C và tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị B. Tòa án huyện K đã ra quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C. Theo anh/chị, Tòa án đã giải quyết như vậy là đúng hay sai? Tại sao? Tòa án giải quyết như vậy là sai. Vì anh A và chị C chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo khoản 1 điều 11 LHNGD . Nếu có yêu cầu hủy việc đăng ký hôn của chị B, thì tòa án không tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật mà tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Trên đây chỉ là quan điểm của cá nhân. Mong các anh chị cùng góp ý kiến trao đổi. ĐỀ THI MÔN: LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH Thời gian làm bài: 60 phút Sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài thi 1. LÝ THUYẾT ( 6 ĐIỂM) Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 1. Người bị nhiễm virus HIV/ AIDS không có quyền kết hôn. 2. VKSND không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật. 3. UBND cấp xã ( xã, phường, thị trấn) chỉ có thẩm quyền đăng kí kết hôn đối với các trường hợp kết hôn giữa công dân VN tiến hành tạiViệt Nam. 4. Tài sản trong thời kì hôn nhân chỉ ghi tên vợ hoặc chồng là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng đó. 5. Con riêng với bố dượng, mẹ kế sống chung ( cùng một mái nhà) thì sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ cha, mẹ, con. 6. Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt hôn nhân. 2. BÀI TẬP ( 4 ĐIỂM) Tháng 5/ 1984, Anh A và chị B được gia đình hai bên tổ chức đám cưới Nhằm xe duyên chồng vợ. Mười năm sau khi cưới, anh A và chị B chung sống hạnh phúc, họ có 2 con chung và cùng tạo dựng được một số tài sản có giá trị. Từ tháng 2/ 1994, quan hệ giữa anh A và chị B lục đục, họ thường xuyên phát sinh mâu thuẫn. Tháng 9/ 1994, anh A chuyển công tác đến một huyện miền núi. Tại đây, anh gặp chị L- người cùng đơn vị mới và giữa hai người phát sinh tình cảm lứa đôi. Tháng 10/ 1995, anh A và chị L đăng kí kết hôn tại UBND địa phương, nơi chị L cư trú và được cơ quancó thẩm quyền nơi đây cấp giấy chứng nhận kết hôn. Sau khi kết hôn, anh A và chị L sống hạnh phúc, họ có con chung và tài sản chung trị giá trên một tỷ đồng. Tháng 11/ 1998, anh A làm đơn xin ly hôn với chị B và được TA giả quyết cho ly hôn vào tháng 8/ 1999. Ngày 15/7/2001, Hội LHPN huyện G nơi chị B cư trú gởi đơn yêu cầu TA hủy việc kết hôn trái pháp luậy giữa anh A và chị L. Hỏi: Tòa án xử lý vụ việc trên như thế nào, vì sao phải xử lí như vậy? Môn HNGĐ này có rất nhiều văn bản dưới Luật nên khá lúng túng. Tuy nhiên cũng vừa kịp giải môt số bài gởi Diễn Đàn tham khảo ,trước kỳ thi .Mong đc đón nhận và hiệu chỉnh. ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH - ĐỀ 01 I. Lý thuyết Trả lời đúng sai và giải thích các nhận định sau: 1) Người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi hôn nhân và gia đình. S/ Đkiện KH có qui định về độ tuổi :Nam từ 20t trở lên ,Nữ từ 18t trở lên vì thế câu này sẽ không đúng đối với Nam. 2) Khi tòa án không công nhận nam nữ là vợ chồng thì tài sản chung chia đôi. S/ phân chia TS chung này còn tuỳ theo: thoả thuận của 2 bên ,nếu kg đc TA mới phán quyết ,có tính đến công sức đóng góp mỗi bên.= Đ17: hậu quả Plý của huỷ KH trái PL. 3) Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 đều được công nhận là vợ chồng S/ tuỳ từng trhợp cụ thể sẽ kg đc công nhận VC ,theo NQ35/2000 4) Người đang chấp hành hình phạt tù không có quyền nhận người khác làm con nuôi S/ vẫn được miễn đủ đkiện theo Đ69 .Tuy nhiên do phải trực tiếp khi đăng ký,theo Đ10 NĐ158/2005 ,làm hạn chế việc thực hiện. 5) Khi ly hôn, việc giao con chung từ đủ 9 tuổi trở lên cho cha hoặc mẹ nuôi là căn cứ vào nguyện vọng của con. S/ còn phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con ,K2 Đ92. Td: sau khi ly hôn ,nhưng cha mẹ đều không có khả năng. 6) Ông bà là đại diện đương nhiên cho cháu khi cha mẹ của cháu chết. S/ khi cháu đã trưởg thành,có đủ HVDS hoặc anh chị em ruột có đủ đkiện ,thì ông bà chưa thể là giám hộ. II. Bài tập Anh A kết hôn hợp pháp với chị B name 2000, có đăng ký kết hôn. Tháng 03/2004, anh A chung sống như vợ chồng với chị C, có một con chung sinh năm 2005. Tháng 06/2005, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm dứt quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, Chi B đã làm đơn yêu cầu tòa án huyện K hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C và tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị B Tòa án huyện K đã ra quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C. Theo anh (chị), Tòa án đã giải quyết như vậy là đúng hay sai? Tại sao? Có 2 tr hợp có thể xảy ra : - nếu A-C được ĐKKH : TA huỷ KH trái PL là đúng. - nếu A-C chưa được ĐKKH : TA phải tuyên bố họ không phải là VC. ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH - ĐỀ 02 I. Lý thuyết: Trả lời đúng sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau: 1) Người chưa thành niên, thì chưa đủ tuổi kết hôn. Đ/ kể cả khi đã thành niên (18t) ,mà là Nam giới ,cũng đủ tuổi KH theo Luật HNGĐ. 2) Tài sản riêng của con chưa thành niên về nguyên tắc thuộc quyền quản lý của cha mẹ S/ do con chưa thành niên , nhưng chỉ cần 15 t trở lên ,co thề tự mình qlý TS riêng ,K1 Đ45. 3) Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ thuộc UBND cấp tỉnh. S/ còn có thể ĐKKH tại cơ quan ngoại giao ,Đ3 NĐ68/2002. 4) Khi tổ chức đăng ký kết hôn, nếu chỉ có mặt của một bên nam hoặc nữ, cơ quan đăng ký kết hôn không được tổ chức lễ đăng ký kết hôn. S/ vẫn tổ chức được ,nếu vắng 1 bên ,theo mục 2 NQ02/2000. 5) Người bị nhiễm vi rút HIV vẫn được quyền kết hôn. Đ/ Luật HNGĐ kg cấm ,nhưng cần khai rõ ,nếu kg xem như lừa dối,vi phạm Đ9 LHNGĐ và bị xử lý ,Đ117 BLHS 1999. 6) Nam và nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn, cũng có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng. Đ/ trong các tr hợp sống chung như VC trước 1987 ,kg vi phạm các đkiên khác cùa PL. II. Bài tập: Tháng 07/2001, anh A và chi B được UBND xã X huyện Y tỉnh H tiến hành đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn. Việc kết hôn xảy ra khi anh A 21 tuổi và chị B 16 tuổi. Trong quá trình chung sống, anh chị có một con chung là K và khối tài sản chung trị giá khoảng 100 triệu đồng. Tháng 02/2002, anh A bị tai nạn dẫn đến tử vong. Tháng 05/2002, khi tiến hành phân chia di sản thừa kế dẫn đến tranh chấp: • Những người thừa kế di sản anh A không thừa nhận quyền thừa kế của chị B, vì họ cho rằng anh A và chị B là kết hôn trái pháp luật, không phải là vợ chồng. • Chị B lại cho rằng chị là vợ của anh A nên chị là hàng thừa kế thứ nhất. Theo anh (chị), chị B có được quyền thừa kế di sản của anh A không? Vì sao? Tuy A-B là KH trái PL,nhưng vẫn có thể xem xét theo điểm d.1 mục 2 NQ02/2000 ,với 2 tr hợp cụ thể vào thời điểm có yêu cầu công nhận VC nơi TA : 1. B đã đến tuổi KH (17t+1 ngày) : do A-B vẫn sống chung bình thường ,có con chung ,có TS chung nên TA kg thể huý KH .B đc chia TS chung và vẫn đc hưởng thừa kế. 2. B chưa đủ tuổi KH :TA ra quyết định huỷ .B coi như kg là vợ,kg đc hưởng TK , mà chỉ có thể đc chia TS chung theo công sức đóng góp. ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH - ĐỀ 03 Nhận định đúng hay sai? tại sao? 1. Người đủ 18 tuổi trở lên và không mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi hôn nhấn và gia đình đầy đủ S/ theo Đ9Luật HNGĐ ,nam phải đủ 20t mới đc KH . 2. Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Toà án không công nhận nam nữ là vợ chộng S/ Luật HNGĐ kg có qui định ,mà chỉ có ycầu huỷ KH trái PL , điểm c K3 Đ15. 3. Con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là con có cùng huyết thống với cha me. S/ con nuôi chung của VC ,con riêng được VC thừa nhận kg có cùng huyết thống . 4. Người đang chấp hành hình phạt tù là người không có quyền kết hôn S/ LP kg cấm ,nhung kg thực hiện được do khi đăng ký KH ,kg được uỷ quyền , Đ10 NĐ158/2005. 5. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có họ trong phạm vi ba đời S/ xem đnghĩa K12,13 Đ8. 6. Việc đăng ký hộ tịch liên quan đến HNGĐ có thể uỷ quyền cho người khác làm đại diện S/ kg đc uỷ quyền khi đký KH,nhận con nuôi,giám hộ,… Đ10 NĐ158/2005. II/ BÀI TẬP Anh A kết hôn hợp pháp với chị B năm 1995, có đăng ký kết hộn Tháng 3.2006, anh A trúng số độc đắc với mức trúng thưởng là 100 triệu động Sau khi trúng thưởng, anh A dùng số tiền trên để phụ giúp cho cha mẹ anh mà không giao cho chị B quản lý, sử dung. Chị B yêu cầu anh A giao cho chị 50 triệu đồng vì chị cho rằng đây là tài sản chung nên phần chị là một nữa số tiền trúng thưởng Anh A cho rằng đây là tài sản riêng của ạnh Anh A lý giải rằng: số tiền mua vé số là do anh được anh C là bạn của anh cho. Anh C xác nhận là anh có cho anh A 50.000 động Anh C cũng biết là anh A trúng số 100 triệu Theo anh (chị) , số tiền anh A trúng số là tài sản chung của anh A và chị B hay là tài sản riêng của anh A? Tại sao? Theo mục 3 NQ02/2000 tiền trúng xổ số là TS chung của VC. Tuy C có cho A tiền ,sau đó mua vé số trúng , đây cũng là thu nhập của VC theo K1 Đ27. 1- Quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ cấp dưỡng. a) Giống nhau: - Cùng có chữ "dưỡng" (Trên cơ sở gợi ý trên, đề nghị bạn tự tìm thêm các điểm giống nhau khác nhé). b) Khác nhau: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định. Quan hệ cấp dưỡng khác với quan hệ nuôi dưỡng ở các đặc điểm sau: - Là quan hệ pháp luật về tài sản. - Là nghĩa vụ riêng về tài sản của bản thân người có nghĩa vụ. - Là loại nghĩa vụ không được bù trừ theo qui định của pháp luật. - Chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. - Không mang tính đền bù tương đương; Không có tính chất tuyệt đối và không diễn ra đồng thời. - Là một quan hệ phái sinh và chỉ phái sinh khi có những điều kiện nhất định. 2- Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình không nhất thiết phải có đầy đủ năng lực chủ thể HNGD. Chẳng hạn, đối với quan hệ nuôi con nuôi: Chủ thể là con nuôi vẫn có thể là người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (người chưa đủ 18 tuổi). Khoản 2 Điều 71 Luật HNGĐ qui định: "Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó". Như vậy trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên đến chưa đủ 18 tuổi mặc dù là người chưa thành niên, tức người có năng lực hành vi chưa đầy đủ, vẫn là chủ thể tham gia quan hệ con nuôi và vẫn có quyền quyết định đối với việc đồng ý hay không đồng ý về làm con nuôi người khác. ĐỀ THI : LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH Lớp 5C - Lần 2 Khoa : Dân sự - Đại học Luật TP.HCM Thời gian : 60 phút Được sử dụng tài liệu. I. Lý thuyết (6 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ PL? 1. Tất cả tài sản mà vợ chồng có được trước khi kết hôn đều là tài sản riêng của vợ, chồng nếu họ không tự nguyện nhập vào tài sản chung. 2. Anh, chị, em ruột có quyền yêu cầu TA hạn chế quyền của Cha mẹ đối với con theo Điều 41 luật HNGĐ2000. 3. Người không có điều kiện về kinh tế vẫn có thể có quyền nhận nuôi con nuôi. 4. Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn, mà không có sự thỏa thuận của hai vợ chồng, thì giao dịch đó không có giá trị pháp lý. 5. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà không thực hiện nghĩa vụ thì TA có thể ra quyết định buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, tính từ ngày ghi trong bản án quyết định. 6. Người chưa thành niên cũng có thể kết hôn. II. Bài tập (4 điểm) Năm 1990, ông A được Cha mẹ mình tặng cho 1 căn nhà diện thích 40m2. Năm 2000 ông A kết hôn với bà B. Sau khi kết hôn hai người về sống chung trong căn nhà này. Năm 2005 ông A chết trong 1 tai nạn giao thông. Sau khi ông A chết, bà B có đơn yêu cầu TA chưa cho chia di sản thừa kế là căn nhà nói trên, vì nếu phân chia sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến của sống của bà và 2 đứa con nhỏ là C (4 tuổi) và D (2 tuổi). Nhưng bố mẹ của ông A lại yêu cầu phân chia di sản thừa kế nói trên, vì ông bà không còn khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và hiện tại không có ai nuôi dưỡng, cấp dưỡng. Theo anh chị thì TA sẽ giải quyết như thế nào? Chấp nhận yêu cầu của ai? Nêu cơ sở pháp lý. Có tình huống cho các bạn giải quyết nè: (Đây là tình huống giả sử - chỉ là tình huống giả sử của QuangLT để Vyntn và các bạn dễ hình dung thôi nhé) Tuấn và Thy từng là vợ chồng có đăng ký kết hôn đàng hòang. Trước khi Thy lấy Tuấn thì Thy có một người con gái nuôi là Vy. Khi Tuấn và Thy lấy nhau thì Tuấn 24 tuổi còn Thy đã 39 tuổi (lúc đó Vy - con gái nuôi của Thy mới 19 tuổi). Tuấn và Thy chung sống với nhau không có con chung và sau 1 năm thì ra tòa yêu cầu ly hôn. Tòa giải quyết công nhận 2 người này thuận tình ly hôn. Sau khi ly hôn Tuấn đem lòng yêu Vy và cả 2 người Tuấn và Vy cùng mong muốn tiến tới hôn nhân (phía bên Thy thì ngay sau khi Tuấn và Thy ly hôn thì Thy đã tiến thêm bước nữa và lấy Quang vì Quang đã 37 tuổi nhưng còn độc thân, phong độ và đẹp trai hơn Tuấn nhiều... Sau đó Quang cũng đã nhận Vy làm con gái nuôi và Vy trở thành con gái nuôi chính thức của vợ chồng Quang-Thy). Hỏi: Theo qui định của pháp luật thì Tuấn và Vy có quyền kết hôn với nhau không? Giải thích tại sao? ình huống cho Vy nên Vy không thể làm ngơ được rồi, phải ra tay giải quyết thôi.. Về mặt pháp lý: - Theo khoản 2 điều 68 quy định về người được nhận là con nuôi: một người chỉ có thể là con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Trong trường hợp này, trước khi kết hôn với anh Tuấn, chị Thy đã có con nuôi là Vy. Điều này có nghĩa là Vy chỉ là con nuôi của chị Thy. Sau khi chị Thy kết hôn với anh Tuấn, anh Tuấn sẽ trở thành bố dượng của Vy. - Theo khoản 4 điều 10 quy định về những trường hợp cấm kết hôn: pháp luật cấm kết hôn giữa bố dượng với con riêng của vợ. Điều luật này không ghi rõ là cấm người đã từng là bố dượng kết hôn với người đã từng là con riêng của vợ. Tuy nhiên, đó lại là tinh thần của điều luật. Vì nếu một người đang là bố dượng thì không thể kết hôn theo quy định tại khoản 1 diều 10: cấm kết hôn người đang có vợ chồng. Do vậy, sau khi ly hôn bố Tuấn và Vy có yêu nhau thì cũng không thể có hôn nhân dược pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, theo tinh thần của mẹ Thy: "ve mat phap ly Vy con nuoi cua Thy chu khong phai cua Tuan sau khi ly hon nen Tuan cu viec xu thoai mai, khong thanh van de..." , "mien Vy dong y va tu nguyen". Thì bố Tuấn và Vy vẫn có thể sống với nhau như vợ chồng. Nhưng vì pháp luật không thừa nhận, nên nếu bố Tuấn chết thì Vy không có quyền thừa kế di sản với tư cách là vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tương tự, Vy cũng không là con nuôi của anh Quang. Do vậy, nếu bố Quang và mẹ Thy ly hôn với nhau. Sau đó, bố Quang cũng đem lòng yêu Vy thì cũng giải quyết tương tự như trường hợp của bố Tuấn Moi ng giup minh giai mot so ba tap voi nhe! 1. A và B là vợ chồng hợp pháp, trước khi kết hôn A có 1 căn nhà, sau khi kết hôn vì hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định nên đã dùng tầng 1 căn nhà đó cho thuê mỗi tháng la 2 triệu đồng để có thêm thu nhập. Sau 5 năm A đã bán căn nhà đó mà không cho B biết.B biết chuyện đã yêu cầu toà án xác định hợp đồng mua bán đó bị vô hiệu.Hỏi toà án sẽ giảin quyết như thế nào ? 2. AB là vợ chồng có con là X, đồng ý để X đi làm con nuôi của bà K,khi K lên 10 tuổi thì bà K lại rơi vào tình trạng khó khăn đặc biệt về kinh tế nênAB muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa X và bà K nhưng cả X và bà K đều không đồng ý.Hỏi AB có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không ?trong thời gian bà K đang ko có đủ điều kiện nuôi dưỡng X thì AB có nghĩa vụ cấp dưỡng cho X hay không ?nếu X gây ra thiệt hại thì Ab có nghĩa vụ bồi thường cho X không ? 3. A xây nhà cho B với thoả thuận tiền công là 100 triệu đồng,sau khi hoàn thiện, B đã thanh toán đầy đủ tiền công cho A và còn cho thêm A 20 triệu đồng do chất lượng công trình tốt và đẹp.A đưa cho vợ 100 triệu đồng còn 20 triệu đồng thì mang đến cho vợ cũ của mình.Vợ của A biết chuyện đã kiện ra toà đòi vợ cũ của A trả lại 20 triệu đồng đó.Hỏi nếu toà án giải quyết như thế nào ? 4. AB là vợ chồng, A có một căn nhà là tài sản riêng, cho một công ty nước ngoài thuê trong thời hạn 5 năm, bắt đầu từ năm 2000, mỗi năm 100 triệu đồng.Theo hợp đồng sẽ thanh toán từng năm.Năm 2002, A và B thoả thuận chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng.Năm 2005 A và B ly hôn,B yêu cầu toà án phải chia thêm một nửa số tiền thuê nhà, A không đồng ý.Hỏi toà án sẽ giải quyết như thế nào ? 5. A và b chung sống như vợ chồng năm 190, năm 1994 hai bên mâu thuẫn và đã tự thoả thuận chia tài sản chung bằng văn bản, và không chung sống với nhau nữa.Năm 2002 A trúng xổ số 200 triêu đồng và chị B yêu cầu chia một nửa tài sản.Hỏi toà án sẽ giải quyết như thế nào ? 6. A và B chung sống như vợ chồng từ năm 1985, co 2 con chung, năm 2002 A đã có quan hệ ngoại tình với M và chung sống như vợ chồng, năm 2003 A và M đã kết hôn với nhau.B yêu cầu huỷ quan hệ giữa M và A thì toà án sẽ giải quyết như thế nào ? 7. A(32 tuổi) nuôi B(9 tuổi) sau đó A kết hôn với C (25 tuổi)C cũng muốn nhận B làm con nuôi thì có được không ? 8. A và B là vợ chồng hợp pháp và sinh C vào năm 2001, tong giấy khai sinh AB là cha mẹ của C, năm 2005 X đã đến nhận C làm con của mình, A và B cũng chấp nhận.Hỏi thủ tục giải quyết như thế nào ? 9. A và B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là 500 triệu đồng, đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung để A kinh doanh riêng để tránh rủi ro cho gia đình.Hai bên vẫn hạnh phúc và sống chung, mỗi người được 250 triệu đồng.Sau khi chia tài sản thì A nói với B là lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích luỹ cho gia đình.Sau 3 năm A kinh doanh thu được khoản lợi tức là 200 triệu đồng, hàng tháng B được hưởng lương là 5 triệu đồng và chi tiêu dùng hết cho đời sống gia đình.Sau đó A đã có hành vi ngoại tình và dùng số tiền lợi tức đó cho người tình của mình.B yêu cầu ly hôn và yêu cầu đòi lại số tài sản đó có được không? QuangLT xin đưa ra 1 số gợi ý đối với các tình huống của bạn Kim Quy như dưới đây để các bạn góp ý thêm nhé: 1. A và B là vợ chồng hợp pháp, trước khi kết hôn A có 1 căn nhà, sau khi kết hôn vì hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định nên đã dùng tầng 1 căn nhà đó cho thuê mỗi tháng la 2 triệu đồng để có thêm thu nhập. Sau 5 năm A đã bán căn nhà đó mà không cho B biết.B biết chuyện đã yêu cầu toà án xác định hợp đồng mua bán đó bị vô hiệu.Hỏi toà án sẽ giải quyết như thế nào ? Trả lời: Căn nhà do A tạo lập trước khi kết hôn nên là tài sản riêng của A. Sau khi kết hôn A và B không nhập căn nhà này vào khối tài sản chung nên căn nhà vẫn là tài sản riêng của A. Muốn cho thuê hay làm gì là quyền của A. Việc sau 5 năm A bán căn nhà đó mà không cần phải cho B biết cũng phù hợp với qui định tại Điều 33 Luật HNGĐ vì lẽ : tiền cho thuê nhà (tức hoa lợi, lợi tức từ căn nhà khi cho thuê) không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình mà thực tế chỉ là "để có THÊM thu nhập" nên việc định đoạt tài sản riêng đó không cần hỏi ý kiến của B. Như vậy tòa án phải công nhận căn nhà là tài sản riêng của A. 2. A, B là vợ chồng có con là X, đồng ý để X đi làm con nuôi của bà K,khi K lên 10 tuổi thì bà K lại rơi vào tình trạng khó khăn đặc biệt về kinh tế nênA,B muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa X và bà K nhưng cả X và bà K đều không đồng ý.Hỏi A,B có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không ? trong thời gian bà K đang ko có đủ điều kiện nuôi dưỡng X thì A,B có nghĩa vụ cấp dưỡng cho X hay không ?nếu X gây ra thiệt hại thì A,B có nghĩa vụ bồi thường cho X không ? Trả lời: Theo qui định của PL thì việc nuôi con nuôi chỉ được chấm dứt trong 3 trường hợp qui định tại Điều 76 Luật HNGĐ. Đối chiếu với Điều 76 thì trường hợp trên không phải là căn cứ để yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa bà K và X. Như vậy A và B không có quyền yêu cầu. Tuy nhiên vì A và B là cha mẹ ruột của X nên có quyền yêu cầu bà X cho mình được cấp dưỡng cho X. Đây không phải là nghĩa vụ mà chỉ là yêu cầu không trái PL và phù hợp đạo lý. 2 bên có thể tự thỏa thuận. Nếu thỏa thuận được thì hàng tháng A và B có thể gửi tiền cho bà K là được (không cần thông qua tòa làm gì). Nếu bà K không nhận thì lúc đó họ có quyền yêu cầu tòa án can thiệp (nhưng tôi nghĩ trên đời này không có ai mà lại đi chê tiền cả !). Nếu bà K một mực không nhận tiền trong khi vẫn để cho cháu X phải chịu đói khát thì ông A bà B có quyền yêu cầu VKS truy tố bà K với tội danh "hành hạ người khác" theo qui định tại Điều 110 BLHS. Sau đó khi bản án đã có hiệu lực PL thì căn cứ vào khoản 3 Điều 76 Luật HNGĐ, ông A bà B có quyền yêu cầu tòa chấm dứt việc nuôi con nuôi nói trên. Theo Điều 74 thì kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi thì bà K có các quyền và nghĩa vụ của bậc làm cha mẹ đối với con, do đó nêu X gây thiệt hại thì bà K phải có nghĩa vụ bồi thường chứ không phải ông A bà B. 3. A xây nhà cho B với thoả thuận tiền công là 100 triệu đồng,sau khi hoàn thiện, B đã thanh toán đầy đủ tiền công cho A và còn cho thêm A 20 triệu đồng do chất lượng công trình tốt và đẹp.A đưa cho vợ 100 triệu đồng còn 20 triệu đồng thì mang đến cho vợ cũ của mình.Vợ của A biết chuyện đã kiện ra toà đòi vợ cũ của A trả lại 20 triệu đồng đó.Hỏi nếu toà án giải quyết như thế nào ? Trả lời: Dĩ nhiên vợ cũ của A phải trả lại 20 triệu vì quan hệ hôn nhân giữa A và vợ cũ đã chấm dứt. Số tiền 20 triệu được xem là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa A và vợ A do số tiền trên đang bị tranh chấp và A không thể chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. 4. A, B là vợ chồng, A có một căn nhà là tài sản riêng, cho một công ty nước ngoài thuê trong thời hạn 5 năm, bắt đầu từ năm 2000, mỗi năm 100 triệu đồng.Theo hợp đồng sẽ thanh toán từng năm.Năm 2002, A và B thoả thuận chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng.Năm 2005 A và B ly hôn,B yêu cầu toà án phải chia thêm một nửa số tiền thuê nhà, A không đồng ý.Hỏi toà án sẽ giải quyết như thế nào ? Trả lời: Việc A không đồng ý chia thêm một nửa số tiền thuê nhà vốn đang là tài sản riêng của mình là hoàn toàn phù hợp PL. Tòa phải công nhận căn nhà là tài sản riêng của A và hoàn toàn không nằm trong khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa A và B. Việc giải quyết phân chia chia tài sản khi ly hôn nếu có yêu cầu chỉ áp dụng đối với tài sản chung vợ chồng. 5. A và B chung sống như vợ chồng năm 1990, năm 1994 hai bên mâu thuẫn và đã tự thoả thuận chia tài sản chung bằng văn bản, và không chung sống với nhau nữa. Năm 2002 A trúng xổ số 200 triêu đồng và chị B yêu cầu chia một nửa tài sản.Hỏi toà án sẽ giải quyết như thế nào ? Trả lời: Việc A và B chung sống như vợ chồng vào năm 1990 tức trong khỏang thời gian từ ngày 3/1/1987 đến trước ngày 1/1/2001. Theo qui định của PL thì A và B có nghĩa vụ phải đi đăng ký kết hôn trong khỏang thời gian từ 1/1/2001 đến 1/1/2003 thì mới được PL công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên đến năm 1994 hai người bằng lòng chia tay khi vẫn chưa ĐKKH nên tại thời điểm chia tay đó (1994) 2 người vẫn chưa được công nhận là vợ chồng. Như vậy việc năm 2002 chị B yêu cầu chia tiền trúng số là không có cơ sở. 6. A và B chung sống như vợ chồng từ năm 1985, co 2 con chung, năm 2002 A đã có quan hệ ngoại tình với M và chung sống như vợ chồng, năm 2003 A và M đã kết hôn với nhau.B yêu cầu huỷ quan hệ giữa M và A thì toà án sẽ giải quyết như thế nào ? Trả lời: A và B chung sống như vợ chồng từ 1985 và có 2 con chung nên A và B mặc nhiên được PL côngnhận là vợ chồng. Việc năm 2002 A chung sống như vợ chồng với M là vi phạm hôn nhân 1 chồng 1 vợ. Năm 2003 A kết hôn với M là vi phạm điều kiện kết hôn. Nay bà B yêu cầu tòa hủy quan hệ giũa A và M là có cơ sở và nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình cho bà B. Do A và M đã đăng ký kết hôn nên bà B có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái PL do đã vi phạm điều kiện kết hôn được qui định tại khoản 3 Điều 9. 7. A(32 tuổi) nuôi B(9 tuổi) sau đó A kết hôn với C (25 tuổi)C cũng muốn nhận B làm con nuôi thì có được không ? Trả lời: Nếu C ra đời sớm hơn 4 năm thì C có quyền nhận B làm con nuôi. 8. A và B là vợ chồng hợp pháp và sinh C vào năm 2001, trong giấy khai sinh AB là cha mẹ của C, năm 2005 X đã đến nhận C làm con của mình, A và B cũng chấp nhận. Hỏi thủ tục giải quyết như thế nào ? Trả lời: Muốn nhận C là con của mình thì X phải làm thủ tục xin nhận C làm con nuôi. 9. A và B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là 500 triệu đồng, đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung để A kinh doanh riêng để tránh rủi ro cho gia đình.Hai bên vẫn hạnh phúc và sống chung, mỗi người được 250 triệu đồng.Sau khi chia tài sản thì A nói với B là lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích luỹ cho gia đình.Sau 3 năm A kinh doanh thu được khoản lợi tức là 200 triệu đồng, hàng tháng B được hưởng lương là 5 triệu đồng và chi tiêu dùng hết cho đời sống gia đình.Sau đó A đã có hành vi ngoại tình và dùng số tiền lợi tức đó cho người tình của mình.B yêu cầu ly hôn và yêu cầu đòi lại số tài sản đó có được không? Trả lời: Sau khi thỏa thuận chia đôi tài sản chung để kinh doanh riêng thì tài sản riêng của mỗi người là 250 triệu. Lương của B không nằm trong thỏa thuận phân chia tài sản chung vì tại thời điểm phân chia nó chưa hề tồn tại. Do vậy lương của B (5 triệu mỗi tháng) vẫn là tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc 2 người sử dụng lương của B để chi tiêu trong gia đình là điều tất yếu, ngay cả nếu 2 người không có thỏa thuận gì thì việc đó vẫn phải diễn ra bởi lẽ dùng tài sản chung để chi tiêu trong gia đình là việc đương nhiên. Ngược lại, việc A kinh doanh bằng số tiền 250 triệu bằng tài sản riêng của mình là việc riêng của A. Lợi tức thu được nếu A không đồng ý nhập chung vào khối tài sản chung của 2 người thì mặc nhiên nó vẫn là tài sản riêng của A và A có toàn quyền định đoạt, muốn cho ai thì cho. Việc B nghe lời A dỗ ngon dỗ ngọt thì B ráng chịu. 3 bài viết đã bị xóa. Phan Ngọc Ánh 3. A xây nhà cho B với thoả thuận tiền công là 100 triệu đồng,sau khi hoàn thiện, B đã thanh toán đầy đủ tiền công cho A và còn cho thêm A 20 triệu đồng do chất lượng công trình tốt và đẹp.A đưa cho vợ 100 triệu đồng còn 20 triệu đồng thì mang đến cho vợ cũ của mình.Vợ của A biết chuyện đã kiện ra toà đòi vợ cũ của A trả lại 20 triệu đồng đó.Hỏi nếu toà án giải quyết như thế nào ? Giải : Điểm 3a Nghị quyết 02/2000 của HĐTP TAND tối cao quy định : 3. Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27). a. khoản 1 Điều 27 đã quy định tài sản chung của vợ chồng và hình thức sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng. "Những thu thập hợp pháp khác" của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự... trong thời kỳ hôn nhân. Chú ý rằng các điều được nêu trên thuộc BLDS 1995 ( thời điểm này chưa có BLDS 2005 ) Tiền thưởng chính là một trong những khỏan được quy định tại điểm 3a, thuộc " thu nhập hợp pháp khác" tại khỏan 1 điều 27 luật HN&GĐ 2000, vậy, khỏan 20 triệu này thuộc " sở hũu chung hợp nhất" của A và vợ sau. Hướng xử lý của tòa án sẽ theo kết quả xác định trên. Điều cần làm rõ là những dấu chấm "..." gần cuối câu. Dấu " ..." có nghĩa là "v.v" theo quy tắc văn phạm. về cú pháp câu thì dấu "..." có nghĩa là "những tài sản tương tự". Để xác định " tương tự", việc đầu tiên là phải xác định " thuộc tính cơ bản" của những tài sản trên. Áp dụng phương pháp quy nạp trong logic, có thể rút ra đặc điểm chung của các tài sản thuộc " thu nhập hợp pháp khác " như sau : 01- Không thuộc sở hũu tư nhân trước khi xác lập sở hũu ( có thề phải trừ nguồn duy nhất là tiền thưởng ) 02- Không có yếu tố đền bù khi xác lập sở hũu Đây là 2 đặc trưng cơ bản của " thu nhập hợp pháp khác " trong thời kỳ hôn nhân. Hiểu điều luật không thể theo ý chí chủ quan, vì như thế, mỗi cá nhân sẽ hiểu theo một cách khác nhau, hiểu điều luật là hiểu đúng ý chí nhà lập pháp, buộc phải tuân thủ những quy tắc cơ bản khi xem xét và giải thích luật. Qua đây, có thể thấy rằng : đọc điều luật có khi phải đọc cả những dấu "..." mà tưởng chừng như vô nghĩa. Phan Ngọc Ánh A và B là vợ chồng hợp pháp, trước khi kết hôn A có 1 căn nhà, sau khi kết hôn vì hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định nên đã dùng tầng 1 căn nhà đó cho thuê mỗi tháng la 2 triệu đồng để có thêm thu nhập. Sau 5 năm A đã bán căn nhà đó mà không cho B biết.B biết chuyện đã yêu cầu toà án xác định hợp đồng mua bán đó bị vô hiệu.Hỏi toà án sẽ giải quyết như thế nào ? Giải : Xem khoản 2 điều 4 NĐ 70/2001: 2. Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng. Căn nhà là TSR của A, theo đề bài thì : "hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định nên đã dùng tầng 1 căn nhà đó cho thuê mỗi tháng la 2 triệu đồng để có thêm thu nhập", như vậy, căn nhà tuy "đã đưa vào sử dụng chung" nhưng không có hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình" Căn cứ khỏan 2 điều 4 NĐ70-2001, việc A bán nhà không cần phải có sự thỏa thuận của B bằng văn bản Tiếp theo là : Sau 5 năm A đã bán căn nhà đó mà không cho B biết.B biết chuyện đã yêu cầu toà án xác định hợp đồng mua bán đó bị vô hiệu Vấn đề này khỏan 4 điều 4 NĐ 70/2001 quy định: 4. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại Điều 139 của Bộ luật Dân sự và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Dân sự. Bạn nào đọc luật không kỹ sẽ nhầm lẫn, cho rằng tòa sẽ tuyên giao dịch trên vô hiệu, và kể cả thẩm phán vẫn có thể nhầm. Chú ý rằng khỏan 2 điều 4 chỉ xử lý :"trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà không có sự đồng ý của một bên", có nghĩa là chỉ xử lý những giao dịch liên quan đến tài sản chung mà không đựơc sự đồng ý của phía còn lại, khỏan 2 điều 4 không xử lý trong trường hợp bán tài sản riêng dù đã đưa vào sử dụng chung, vì đây là quyền định đọat của chủ sở hũu được luật dân sự bảo vệ. Điều thú vị của luật dân sự và hôn nhân là rất nhiều "bẫy pháp lý" của nhà lập pháp. Bài viết này đã bị xóa. Phan Ngọc Ánh Re: Môn học : Luật hôn nhân & gia đình Để tránh tình trạng hiểu luật theo những cách khác nhau, khoa học pháp lý đã tổng hợp các quy tắc cần tuân thủ khi nghiên cứu và áp dụng luật: 1- Quy tắc nguyên văn: không được thêm bớt câu, từ, dấu phân cách vào điều luật, bảo đảm từng từ trong điều luật VD: "tài sản có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng" là một mệnh đề sai vì : - xét về mặt logic: TSC của vợ chồng là những tài sản được nhà lập pháp chỉ định có nguồn thuộc quy định tại khỏan 1 điều 27 luật HN&GĐ, trường hợp này, chúng ta nhận thấy đã có sự đồng nhất 2 khái niệm hòan tòan khác nhau, đó là sự đồng nhất " tài sản có được sau khi kết hôn" và " tài sản được quy định tại điều 27 luật HN&GĐ " - xét về quy tắc nguyên văn : sự diễn đạt trên vi phạm nghiêm trọng quy tắc nguyên văn khi giải thích luật. 2- Quy tắc văn phạm: hiểu đúng văn phạm câu, từ nhà lập pháp diễn đạt VD : tại khỏan 1 điều 27 có quy định: tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra..... trong đó, chúng ta nhận thấy từ "vợ" và "chồng" được nhà lập pháp diễn đạt dưới 2 dạng " vợ, chồng" và "vợ chồng" có giá trị logic như sau : vợ, chồng = vợ hoặc chồng vợ chồng = vợ và chồng như vậy, nhờ có dấu " ' " phân cách giữa từ "vợ" "chồng" trong câu trên, chỉ cần một trong hai người tạo ra tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì nhà lập pháp quy định đó là tài sản chung của "vợ và chồng". từ "tạo ra" trong thời kỳ hôn nhân phải được hiểu là : dùng tích lũy lao động từ thời điểm kết hôn trở về sau để mua tài sản. Luật HN&GĐ 2000 có sự kế thừa của luật HN&GĐ 1986, và tại NQ 01/1988 của HĐTP TAND tối cao đã hướng dẫn vấn đề này rồi nên NQ 02/2000 của HĐTP TAND tối cao không lập lại. Trích khỏan 3 NQ 01/1988: + Chế độ tài sản vợ chồng (các Điều 15, 16, 17, 18 và 42). A. Tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Điều 14 và Điều 15 đã quy định chế độ tài sản của vợ chồng và Điều 16 quy định về tài sản riêng của mỗi bên. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản thu nhập như sau: - Tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, tiền thu nhập về sản xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, không phân biệt mức thu nhập của mỗi bên; - Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu nhập nói trên; ........................................................................................................... như vậy, những từ chưa rõ nghĩa phải tham khảo các văn bản hướng dẫn liên quan, không giải thích hoặc suy đóan tùy tiện 3- Quy tắc hệ thống : hiểu điều luật theo ý chủ quan chỉ có thể đúng khi tư duy về điều luật không mâu thuẫn với bất cứ điều nào của bộ luật bất kỳ trong hệ thống luật Việt Nam 4- Quy tắc lịch sử: đôi khi, để hiểu ý nghĩa điều luật, phải hiểu lịch sử phát triển của luật qua giai đoạn lịch sử 5- Quy tắc giá trị pháp lý : tuân thủ giá trị pháp lý theo thứ tự sau : hiến pháp - luật và bộ luật - nghị định CP - thông tư, nghị quyết HĐTP, thông tư liên tịch ...... Giải thích luật là chức năng của quốc hội, nhưng không phải lúc nào và không phải chủ thể nào cũng có quyền yêu cầu quốc hội giải thích luật, Các nhà khoa học pháp lý đã tồng kết những quy tắc trên để khi đọc luật và vận dụng pháp luật một cách đúng đắn, vi phạm một trong các quy tắc trên sẽ dẫn đến hệ quả là hiểu và áp dụng luật sai ý chí nhà lập pháp. thân chào Bài viết này đã bị xóa. Phan Ngọc Ánh Phân tích khoản 3 điều 27 luật HN&GD : trích : 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. diễn đạt theo điều luật : (Trong trường hợp) không có chứng cứ chứng minh (tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp) (là tài sản riêng của mỗi bên) thì tài sản đó là tài sản chung. qua "suy đoán pháp lý": trong trường hợp (tài sản mà vợ, chồng tranh chấp) thì (XEM NHƯ KHÔNG CÓ CHỨNG CỨ) nếu ( NGƯỜI NÀO CHO RẰNG ĐÓ LÀ TÀI SẢN RIÊNG) thì ( có nghĩa vụ chứng minh ) qua sự diễn đạt trên, khoàn 2 điều 27 bị vô hiệu hóa, nếu là tài sản có giá trị lớn thì mọi giấy chứng nhận QSH bị xóa bỏ ( vi phạm quy tắc hệ thống ) về mặt logic, hai mệnh đề trên là không thể đồng nhất Tuân thủ đúng 5 quy tắc đã được khoa học pháp lý tổng kết thì sẽ không vướng phải sai lầm này Bài viết này đã bị xóa. Phan Ngọc Ánh Phạm vi điều chỉnh của khoản 3 điều 27 luật HN&GD: trích dẫn : 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. yêu cầu của khoản 3 điều 27: để kết luận là tài sản chung đối với "tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp (1) phải thỏa mãn điều kiện : -- không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng (2) có 2 vấn đề cần xác định rõ tại mệnh đề (2) - tài sản điều 163 BLDS: Tài sản Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. như vậy, các loại vật dụng trong nhà như bàn, ghế, chén, dĩa, tivi, tủ lạnh.... đều là tài sản, nếu nghĩ rằng tài sản chỉ có nhà, đất, xe... dễ dẫn đến tư duy chưa đủ, chưa đúng về khoản 3 - chứng cứ: là những tư liệu thỏa mãn 2 yếu tồ : khách quan, trung trực - thể hiện được bản chất, diễn tiến sự việc Có thể nhận ra biểu hiện pháp lý các loại tài sản như sau : + có giấy chứng nhận : - ghi tên một người (a) - ghi tên 2 người (b) + trường hợp không có chứng cứ trước hết phải không có giấy chứng nhận, thường loại tài sản này có giá trị không lớn, sẽ có 2 khả năng là : - có chứng cứ (c) - không có chứng cứ (d) qua phân tích trên, có thể thấy : khoản 3 điều 27 điều chỉnh loại tài sản thuộc loại không cứ chứng cứ (d), đó là loại tài sản có giá trị không lớn, việc truy tìm nguồn gốc tốn nhiều thời gian, có khi không thể được, hiệu quả xã hội không cao. Đây cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, sẽ chia đôi tất cả những loại tài sản này dù đó là tiền riêng của một bên, tuy nhiên, rào cản pháp lý về giấy chứng nhận sẽ không cho phép mọi sự can thiệp tùy tiện vào tài sản đứng tên một người Giải thích và áp dụng tùy tiện khoản 3 sẽ dẫn đến tình trạng xóa bỏ mọi chứng cứ pháp lý về tài sản, mặc nhiên vô hiệu hóa khoản 2 điều 27, tài sản chung trở thành nguồn vô hạn, mâu thuẫn với khoản 1 điều 27, dẫn đến nhiều sai lầm trong việc áp dụng pháp luật, tạo ra tình trạng bất ổn trong quan hệ hôn nhân. Phan Ngọc Ánh "Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng" Đây là khoản cần làm rõ, với từ "có được" đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong khoản này, tuy nhiên, nghị định 70/2001 quy định chi tiết thi hành luật HN&GD đã quy định : trích ND 70/CP-2001: Điều 24. Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước giao Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng được Nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng.......... Điều 25. Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước cho thuê Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng; chú ý : có dấu "," phân cách giữa từ "vợ", "chồng" ( vợ hoặc chồng ) như vậy, QSD đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn sẽ là tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp giấy chứng nhận ghi tên một trong hai vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng Điều 26. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp 1. Khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất do vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình. ..................... - từ "vợ chồng" được nhà lập pháp sử dụng ở đây không có dấu"," phân cách, sẽ được hêểu theo nghĩa " vợ và chồng" - các loại QSD đất do chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận thế chấp được xếp chung một loại với thừa kế. - xem điều 95 luật HN&GD Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn 1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. như vậy, điều 95 đưa ra hướng xử lý với tài sản chung và tài sản riêng qua đó, có thể thấy rằng: các loại QSD đất này chỉ là SHC khi GCN ghi tên cả vợ và chồng, đặc trưng pháp lý tương tự QSD đất được thừa kế chung Bài viết này đã bị xóa. Phan Ngọc Ánh tại sao QSD đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn dù ghi tên một người trên giấy chứng nhận vẫn là tài sản chung của vợ chồng ? trích luật cải cách ruộng đất 1953:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan