Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 9 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9 có đáp án số 9...

Tài liệu đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9 có đáp án số 9

.DOC
4
60
126

Mô tả:

Trêng THCS §Þnh B×nh §Ò thi M«n: Ng÷ V¨n Thêi gian lµm bµi : 150 phót Hä vµ tªn ngêi ra ®Ò: TrÞnh TiÕn Dòng C©u 1 (2,0 điểm) Sắp xếp các văn bản sau theo giai đoạn lịch sử: Ông đồ, Nói với con, Rằm tháng riêng, Bánh trôi nước, Muốn làm thằng cuội, Mùa xuân nho nhỏ, Bạn đến chơi nhà, Hai chữ nước nhà, Ánh trăng, Tiếng gà trưa, Phò giá về kinh, 1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. 2. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945. 3. Giai đoạn từ 1945 đến 1975. 4. Giai đoạn từ 1975 đến nay. Câu 2: (3,0 điểm) Xác định và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa." (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Câu 3: (5.0 điểm) “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. (Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm) Qua lời bàn trên, hãy viết một bài luận để thấy tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách? Câu 4: (10 điểm) Tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh trăng” - Ngữ văn 9 - tập II. ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ...............HẾT................. KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2010-2011 Hướng dẫn chấm môn : Ngữ Văn - LỚP 9 Câu 1: (2 điểm) HS sắp xếp đúng mỗi ý cho 0,5 điểm, nếu sai một văn bản không cho điểm ý đó. 1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX: Phò giá về kinh, Bánh trôi nước, bạn đến chơi nhà. 2. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945: Muốn làm thằng cuội, Hai chữ nước nhà, Ông đồ. 3. Giai đoạn từ 1945 đến 1975: Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa. 4. Giai đoạn từ 1975 đến nay: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con. Câu 2: (3,0 điểm) - Xác định được biện pháp tu từ so sánh: (1.0 điểm) Đối tượng so sánh : con gặp lại nhân dân Hình ảnh so sánh : nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim ém gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa (Một đối tượng được so sánh với rất nhiều hình ảnh) - Phân tích được giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh: (2.0 điểm) Với các hình ảnh so sánh cụ thể đã gợi được không gian, thời gian của sự gặp gỡ và còn khẳng định được sự gặp lại nầy là hợp với qui luật tự nhiên, xã hội; là cần thiết, đúng lúc, đúng thời cơ. Các hình ảnh so sánh đã thể hiện được tâm trạng vui mừng, hạnh phúc và lòng biết ơn với nhân dân - cội nguồn, Học sinh phải biết phân tích các hình ảnh so sánh để thấy được hiệu quả thẩm mỹ được tạo ra bởi biện pháp tu từ này. (GV chấm tuỳ theo mức độ phân tích mà định điểm cho phù hợp.) Câu 3: (5.0 điểm) 1. Yêu cầu: - Về phương pháp: Vận dụng kiểu bài nghị luận về một vấn đề một sự việc để bàn về vấn đề tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách. Bài viết cần có luận điểm rõ ràng; biết phân tích lới bàn của Chu Quang Tiềm; biết khái quát tổng hợp và phát biểu nhận thức của mình; có bố cục rõ ràng; văn viết trong sáng, hạn chế được lỗi diễn đạt. - Về nội dung: Tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách. a. Tầm quan trọng của sách: Trên cơ sở văn bản đã được học, học sinh cần phát biểu nhận thức của mình về ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại: Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà con người tìm tòi tích luỹ được qua từng thời đại. những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. b. Ý nghĩa của việc đọc sách: Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Không đọc sách thì không có điểm xuất phát cao. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. c. Khái quát: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn” (Chu Quang Tiềm). Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đại đã qua. 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đạt được những yêu cầu trên. - Điểm 3-4: Bài viết nghị luận được tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách song tính tổng hợp khái quát không cao; bố cục chặt chẽ; luận điểm rõ ràng; văn viết rõ ý; mắc không quá mười lỗi diễn đạt. - Điểm 1-2: Bài viết bố cục lỏng lẻo; luận điểm không rõ ràng; văn viết còn nhiểu lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều (trên mười lỗi) - Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp. Câu4 ( 10 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: Bài viết có các kỹ năng cơ bản, cân chú ý khả năng cảm thụ, phân tích, tổng hợp, bình giá về nội dung và nghệ thuật để làm nổi bật tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy. 2. Yêu cầu về bố cục: Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm logic, lập luận chặt chẽ. Có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi diễn đạt... 3. Yêu cầu về kiến thức: - Hệ thống ý: * Giới thiệu được đôi nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và bài thơ “Ánh trăng”: Nguyễn Duy là nhà thơ từng trải qua năm tháng chiến tranh gian khổ mà tình nghĩa. Cuộc kháng chiến đi qua, trở về với cuộc sống mới, không mấy ai nhớ về thời quá khứ. Bài thơ như một niềm tâm sự, ân hận với tâm sự sâu kín của nhà thơ. (0.75 điểm) * “Ánh trăng” không chỉ là đề tài quen thuộc mà với nhà thơ đó còn là biểu tượng của một đời người gắn với kỉ niệm quá khứ. (0.5 điểm) * Kỉ niệm những ngày làm bạn với trăng: (1.0 điểm) Nhớ những ngày ấu thơ gắn bó với trăng , với đồng, sông , bể.(0.5 điểm) Nhớ những ngày đi kháng chiến, vầng trăng thành tri kỉ. ( 0.5 điểm) *Nhân vật trữ tình lãng quên vầng trăng tri kỉ: (1.5 điểm) Lý do lãng quên: Sự thay đổi hoàn cảnh sống. (0.5điểm) Sự lãng quên của một lớp người. (0.5điểm) không phê phán ánh điện cửa gương mà cốt yếu là do cách sống của con người. (0.5điểm) * Niềm ân hận của tác giả và tấm lòng của vầng trăng: (4.5điểm) Ân hận không nguôi khi nhận ra sự vô tình bạc bẽo của mình.(2.0điểm) Điều quan trọng là tự mình bước qua những lỗi lầm... (1.5điểm) “Ánh trăng như một thoáng giật mình đáng trân trọng... (1.0 điểm) Tấm lòng của “vầng trăng” (nhân dân) rộng lớn bao dung tha thứ cho mọi lổi lầm của con người... (1.0điểm) *Ánh trăng là phẩm chất cao quý đẹp đẽ của vầng trăng. (0.75điểm) * Liên hệ với bản thân và cuộc sống hiện tại để biết sống thủy chung, tình nghĩa.... (1.5 điểm) (giám khảo tùy vào bài viết để chấm điểm cho hợp lý) .......................HẾT.............................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan