Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề tài xử lý nước thải dệt nhuộm công ty tnhh jomu textile, khu công nghiệp long...

Tài liệu đề tài xử lý nước thải dệt nhuộm công ty tnhh jomu textile, khu công nghiệp long thành, đồng nai

.PDF
108
217
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN --- --- ĐỒ ÁN MÔN HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHỆP ĐỀ TÀI: XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE – KCN LONG THÀNH, ĐỒNG NAI GVHD: HUỲNH TẤN NHỰT NHÓM: 02 1. Huỳnh Tấn Huy (NT) 12127088 2. Trần Trịnh Thị My 12127013 3. Đoàn Phan Kiều Ngọc 12127015 4. Phan Thái Thạch Nguyên 12127122 5. Nguyễn Minh Giáp 12127277 6. Nguyễn Minh Nhật 12127127 7. Huỳnh Mạnh Phúc 12127134 TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp Mục Lục -----------ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ........................................... 2 1.1. Nguồn gốc và đặc tính nước thải dệt nhuộm .......................................................................2 1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm ..................................................................2 1.1.2. Đặc tính nước thải dệt nhuộm ......................................................................................2 1.2. Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm .....................................................................4 1.2.1. Phương pháp keo tụ .....................................................................................................4 1.2.2. Phương pháp hấp phụ...................................................................................................4 1.2.3. Phương pháp oxy hóa...................................................................................................4 1.2.4. Phương pháp màng ......................................................................................................4 1.2.5. Phương pháp sinh học ..................................................................................................5 1.3. Một số công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm.....................................................................5 1.3.1. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm keo tụ kết hợp sinh học hiếu khí .....................5 1.3.2. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm kết hợp kỵ khí, hiếu khí và keo tụ tạo bông....6 1.3.3. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm kết hợp fenton và sinh học hiếu khí................8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE ........ 10 2.1. Giới thiệu về công ty .........................................................................................................10 2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................................10 2.1.2. Quy mô công ty ..........................................................................................................11 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động ....................................................................................................11 2.1.4. Tình hình sản xuất ......................................................................................................11 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất công ty TNHH Jomu textile ..............................................13 2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất và chế độ làm việc.......................................................13 2.2.2. Thuyết minh quy trình ...............................................................................................14 2.2.3. Chế độ làm việc .........................................................................................................14 2.3. Nguồn gốc và tính chất nước thải công ty TNHH Jomu Textile ......................................14 2.3.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải ..................................................................................14 2.3.2. Tính chất nước thải và chế độ thải nước ....................................................................15 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ............................................. 17 3.1. Cơ sở đề xuất công nghệ xử lý ..........................................................................................17 3.2. Đề suất công nghệ xử lý ....................................................................................................17 3.2.1. Phương án 1 ...............................................................................................................17 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp 3.2.1.1. Hiệu suất xử lý ....................................................................................................17 3.2.1.2. Sơ đồ công nghệ ..................................................................................................19 3.2.1.3. Thuyết minh sơ đồ công nghệ .............................................................................20 3.2.2. Phương án 2 ...............................................................................................................22 3.2.2.1. Hiệu suất xử lý ....................................................................................................22 3.2.2.2. Sơ đồ công nghệ ..................................................................................................23 3.2.2.3. Thuyết minh sơ đồ công nghệ .............................................................................25 CHƯƠNG 4. TÍ NH TOÁ N CÁ C CÔNG TRÌNH ĐƠN VI ̣ CHO ................. 27 PHƯƠNG ÁN 1 .................................................................................................. 27 4.1. Lưới chắn rác ....................................................................................................................27 4.2. Hố thu gom .......................................................................................................................29 4.3. Tháp giải nhiệt ..................................................................................................................31 4.4. Bể điều hòa .......................................................................................................................33 4.4.1. Bể điều hòa 1 .............................................................................................................33 4.4.2. Bể điều hòa 2 .............................................................................................................37 4.5. Cụm bể keo tụ, tạo bông ...................................................................................................39 4.6. Bể lắng Lamen ..................................................................................................................45 4.9. Bể Aerotank ......................................................................................................................47 4.10. Bể lắng sinh học ..............................................................................................................58 4.11. Bể khử trùng ...................................................................................................................61 4.12. Bể nén bùn ......................................................................................................................65 CHƯƠNG 5. TÍ NH TOÁ N CÁ C CÔNG TRÌNH ĐƠN VI ̣ CHO PHƯƠNG ÁN 2 ............................................................................................................................. 70 5.1. Khá i quá t cá c công trı̀nh giố ng phương á n 1 ....................................................................70 5.2. Cụm bể Fenton ..................................................................................................................70 5.3. Tính toán bể lắng ..............................................................................................................74 5.4. Bể SBR..............................................................................................................................78 5.5. Bể trung gian .....................................................................................................................89 5.6. Xử lý bùn ..........................................................................................................................89 CHƯƠNG 6. TÍ NH TOÁ N KINH TẾ ............................................................. 92 6.1. Tı́nh toá n kinh tế cho phương á n 1 ...................................................................................92 6.1.1. Chi phı́ đầ u tư xây dựng .............................................................................................92 6.1.2. Chi phı́ quả n lý và vâ ̣n hà nh tra ̣m xử lý .....................................................................95 6.1.3. Chi phı́ xử lý 1 m3 nước thả i ......................................................................................97 6.2. Tıń h toá n kinh tế cho phương á n 2 ...................................................................................97 6.2.1. Chi phı́ đầ u tư xây dựng .............................................................................................97 6.2.2. Chi phı́ quả n lý và vâ ̣n hà nh tra ̣m xử lý ...................................................................100 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp 6.2.3. Chi phı́ xử lý 1 m3 nước thả i ....................................................................................102 CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................... 103 7.1. Kết luận ...........................................................................................................................103 7.2. Kiến nghị.........................................................................................................................103 TÀ I LIỆU THAM KHẢ O ............................................................................... 104 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành công nghiệp Dệt - nhuộm với lịch sử ra đời hàng nghìn năm là một trong những ngành công nghiệp phát triển từ rất sớm góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người. Bên cạnh các giá trị về kinh tế, phát triển ngành công nghiệp dệt còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động không nhỏ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Hiện nay, ngành Dệt - nhuộm ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng với những quy mô khác nhau là một trong những ngành công nghiệp đặc trưng có nguy cơ ô nhiễm cao, gây ra các tác động xấu nhất định đối với môi trường xung quanh và sức khoẻ cộng đồng. Trong quá trình hoạt động sản xuất, các cơ sở dệt nhuộm đã tạo ra lượng lớn chất thải có mức độ ô nhiễm cao. Nước thải sinh ra từ ngành dệt nhuộm thường có nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa nhiều loại hóa chất, thuốc nhuộm khó phân hủy, độ màu cao. Nếu không được xử lý tốt, nước thải do dệt nhuộm sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Bởi vậy, bên cạnh việc đầu tư để thúc đẩy sự phát triển ngành dệt-nhuộm thì các cơ sở dệt-nhuộm cần có chiến lược phát triển bền vững, để giảm tốc độ gia tăng ô nhiễm, giảm tác động của nước thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng môi trường sống. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây ra những khó khăn đối với các doanh nghiệp khiến cho các hoạt động nhằm bảo vệ và xử lí môi trường chưa đạt được kết quả như mong đợi. Công ty TNHH Jomu Textile ra đời và phát triển để đáp ứng một phần nhu cầu may mặc trong nước cũng như ngoài nước. Vấn đề về nước thải cũng đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho ban lãnh đạo công ty. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với mục tiêu củng cố những kiến thức đã học, trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết nhất cho công việc sau này. Do đó, nhóm chúng em thực hiện đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lí nước thải nhà máy dệt nhuộm Công ty TNHH Jomu Textile công suất 960 m3/ngày đêm” . XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 1 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp CHƯƠNG 1. ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 1.1. Nguồn gốc và đặc tính nước thải dệt nhuộm 1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm Ngành dệt là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hóa chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau. Nguyên liệu chủ yếu là xơ bông, xơ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng. Lượng hoá chất sử dụng trong ngành dệt nhuộm cũng rất đa dạng. Các công đoạn tốn hóa chất trong quá trình dệt nhuộm chủ yếu đến từ quá trình nhuộm vải bao gồm thuốc nhuộm và các hóa chất trợ nhuộm. Một số loại thuốc nhuộm và chất phụ trợ thường được xử dụng trong công nghệ dệt nhuộm của nhà máy như : thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm cation và thuốc nhuộm axit. Nguồn gốc và thành phần nước thải phụ thuộc vào: Công nghệ sản xuất, đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng. Nguồn nước thải chủ yếu phát sinh trong quá trình kéo sợi ,hồ sợi, nhuộm, giặc tẩy và vệ sinh trang thiết bị nhuộm Bảng 1.1: Tỷ lệ nước thải từ các nguồn phát sinh Sản xuất hơi: 5.3% Nước làm lạnh thiết bị: 6.4% Nước làm mát và xử lý bụi trong xí nghiệp sợi, dệt: 7.8% Nước cho các quá trình chính trong xí nghiệp dệt – nhuộm: 72.3% Nước vệ sinh: 7.6% Nước cho việc phòng cháy và các vấn đề khác: 0.6% Tổng: 100% 1.1.2. Đặc tính nước thải dệt nhuộm Bảng 1.2: Các chất gây ô nhiễm ở mỗi công đoạn sản xuất Công đoạn Hồ sợi, giũ hồ Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải Tinh bột, glucose, carboxy BOD cao (34 – 50 % tổng XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 2 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp Nấu tẩy Tẩy trắng Làm bóng Nhuộm In Hoàn thiện metyl xenlulo, polyvinyl alcol, BOD) nhựa, chất béo và sáp NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, Độ kiềm cao, màu tối, soda, silicat natri và xơ sợi vụn BOD cao( tổng 30% BOD) Hypoclorit, hợp chất chứa clo, Độ kiềm cao, chiếm 5% NaOH, AOX, axit… BOD NaOH, tạp chất…. Độ kiềm cao, BOD thấp (dưới 1% tổng BOD) Các loại thuốc nhuộm, axit Độ màu cao, BOD khá cao axetic và các muối kim loại ( 6% tổng BOD), TS cao Chất màu, tinh bột màu, đât sét, Độ màu cao, BOD cao và muối kim loại, axit… dầu mỡ Viết tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp Các chất gây ô nhiễm môi trường chính trong nước thải của công nghiệp dệt nhuộm bao gồm: - - Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nito, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng tơ sợi). Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tình bột. H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO4,…các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải. Độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm vào sợi rất khác nhau. Tỷ lệ màu gắn vào sợi nằm trong khoảng 50 – 98%. Phần còn lại sẽ đi vào nước thải. Thành phần nước thải công nghiệp dệt rất đa dạng, bao gồm các chất ô nhiễm dạng hữu cơ thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất) và dạng vô cơ( các muối trung tính, các chất trợ nhuộm)…Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm. Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng xuất và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt – nhuộm có độ kị nước khá cao, có độ màu, nhiệt độ và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao. XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 3 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp 1.2. Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm 1.2.1. Phương pháp keo tụ Đây là phương pháp thông dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm. Trong phương pháp này người ta thường dùng các loại phèn nhôm hay phèn sắt cùng với sữa vôi như sunfat sắt, sunfat nhôm hay hay hỗn hợp của 2 loại phèn này và hydroxyt canxi Ca(OH)2 với mục đích khử màu và một phần COD. Nếu dùng sunfat sắt (II) thì hiệu quả đạt tốt nhất ở độ pH = 10, còn nếu dùng sunfat nhôm thì pH = 5 – 6. Nguyên lý: khi dùng phèn thì sẽ tạo thành các bông hydroxyt. Các chất màu và các chất khó phân hủy sinh học bị hấp phụ vào các bông cặn này và lắng xuống tạo bùn. Để tăng quá trình keo tụ, tạo bông người ta thường bổ sung chất trợ keo tụ như polymer hữu cơ. Phương pháp này được dùng để xử lý màu nước thải và hiệu suất khử màu đối với thuốc nhuộm phân tán. Bên cạnh phương pháp keo tụ hóa học, phương pháp keo tụ điện hóa đã được ứng dụng để khử màu ở quy mô công nghiệp. Nguyên lý của phương pháp này là trong thiết bị keo tụ có các điện cực, giấu các điện cực có dòng điện một chiều để làm tăng quá trình kết bám tạo bông cặn dễ lắng. Điều kiện làm việc tối ưu của hệ thống này là: cường độ dòng điện 1800mA, điện thế 8V, pH 5.5 – 6.5. 1.2.2. Phương pháp hấp phụ Phương pháp hấp phụ có khả năng dùng để xử lý các chất không có khả năng phân hủy sinh học và các chất hữu cơ không hoặc khó xử lý bằng phương pháp sinh học. Phương pháp này được dùng để khử màu nước thải chứa thuốc nhuộm hòa tan và thuốc nhuộm hoạt tính. Cơ sở của quá trình là hấp phụ chất tan lên bề chất rắn (chất hấp phụ). Các chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính, than nâu, đất sét, cacbon, magie, zeolite trong đó than hoạt tính là chất hấp phụ có bề mặt riêng lớn 400 – 1500 m2/g. 1.2.3. Phương pháp oxy hóa Do cấu trúc hóa học của thuốc nhuộm nên trong khử màu nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa phải dùng chất oxy hóa mạnh. Chất oxy hóa được dùng phổ biến hiện nay là ozon, ozon có khả năng khử màu rất tốt đặc biệt cho nước thải chứa thuộc nhuộm hoạt tính. Để khử màu 1g thuốc nhuộm hoạt tính cần 0.5g O3. 1.2.4. Phương pháp màng Phương pháp màng được ứng dụng trong xử lý nước thải ngành dệt nhuộm với mục đích thu hồi hóa chất để tái sử dụng như: tinh bột PVA, thuốc nhuộm indigo, muối, thuốc nhuộm. Động lực quá trình lọc màng là sự chênh lệch áp suất giữa 2 phía của màng. XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 4 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp 1.2.5. Phương pháp sinh học Phần lớn các chất có trong nước thải dệt nhuộm là những chất có khả năng phân hủy sinh học. Trong một số trường hợp nước thải dệt nhuộm có thể chứa các chất có tính độc đôi với vi sinh vật như các chất khử vô cơ, formandehit, kim loại nặng, clo,…và các chất khó phân hủy sinh học như các chất tẩy rửa, hồ PVA, các loại dầu khoáng…do đó trước khi đưa vào xử lý sinh học, nước thải cần được khử các chất gây độc và giảm tỷ lệ các chất khó phân hủy sinh học bằng phương pháp xử lý cục bộ. Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí cần kiểm tra tỷ lệ chất dinh dưỡng cho quá trình phân hủy tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1. Các phương pháp sinh học thông thường được sử dụng cho nước thải sinh hoạt là bùn hoạt tính, lọc sinh học, hồ oxy hóa hoặc kết hợp xử lý sinh học nhiều bậc. 1.3. Một số công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm 1.3.1. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm keo tụ kết hợp sinh học hiếu khí a. Sơ đồ công nghệ Hình 1.1: Mô hình xử lý nước thải dệt nhuộm keo tụ kết hợp sinh học hiếu khí. b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ Nước thải thu gom đến song chắn rác sẽ được loại bỏ những tạp chất khô (vải, nilong...), sau đó nước thải tự chảy qua bể điều hòa và nhờ quá trình khuấy trộn kết hợp với thổi khí sơ bộ, nước thải được điều hòa về lưu lượng cùng với nồng độ các chất ô nhiễm như: BOD, COD, SS,... Ở ngay trên bể điều hòa ta dùng bơm định lượng bơm dung dịch H2SO4 để điều chỉnh pH về trung tính, thuận lợi cho các công trình xử lý sau. Tiếp theo nước thải từ bể điều hòa được bơm chìm lên bể phản ứng có khuấy trộn để thực hiện quá trình keo tụ các hạt cặn lơ lửng sau đó được bơm qua bể lắng I để loại bỏ các loại cặn thô, nặng có thể gây trở ngại cho các công đoạn xử lý sau. XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 5 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp Nước thải từ bể lắng I tự chảy tràn qua bể Aerotank có xáo trộn.Tại bể Aerotank quá trình sinh học hiếu khí xảy ra và được duy trì nhờ không khí cấp khí từ máy thổi khí, các vi sinh vật hiếu khí (trên bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản. Hiệu xuất xử lý của Aerotank đạt khoảng 90 – 95%. Tiếp đến nước thải được dẫn sang bể lắng II và diễn ra lắng cặn hoạt tính, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước thải phía trên được chảy tràn qua bể tiếp xúc khử trùng bằng dung dịch Clo, nhằm tiêu diệt vi khuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn từ bể lắng II một phần sẽ được tuần hoàn về bể Aerotank nhằm duy trì lượng vi sinh vật có trong bể. Một phần cùng với lượng bùn sinh ra từ bể lắng I sẽ được chuyển vào bể chứa bùn để tách nước, trong giai đoạn này polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả tách nước ra khỏi bùn. Nước tách bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể điều hòa. Lượng bùn từ bể chứa bùn sẽ được chuyển sang máy nén bùn sau đó sẽ được chở đi chôn lấp. 1.3.2. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm kết hợp kỵ khí, hiếu khí và keo tụ tạo bông a. Sơ đồ công nghệ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 6 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm kết hợp kỵ khí, hiếu khí và keo tụ. b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ Toàn bộ nước thải từ xưởng sản xuất sẽ được dẫn về ngăn tiếp nhận sau khi qua song chắn rác bằng mương thoát nước tự chảy. Nước thải tiếp tục tự chảy sang bể điều hòa nối tiếp nhau, trong bể bố trí hai máy thổi khí nhằm xáo trộn đều nước thải và ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn trong bể. Từ bể điều hòa nước thải được bơm lên tháp giải nhiệt với mục đích giảm nhiệt độ của nước thải từ 60oC xuống dưới 40oC sau đó nước thải trở về bể điều hòa. Tại đây có bố trí hai máy thổi khí luân phiên hoạt động nhằm mục đích xáo trộn đều nước thải và hiệu chỉnh pH thích hợp cho quá trình xử lý sinh học phía sau. Từ bể trung gian, nước thải tự chảy sang cụm bể xử lý sinh học với 5 bể kỵ khí lơ lửng và 3 bể hiếu khí dính bám. Nồng độ bùn hoạt tính hiếu khí trong bể được duy trì trong khoảng 2000mg MLVSS/l VSV . Nước thải sau quá trình hoạt tính kỵ khí tiếp tục tự chảy qua 3 bể chứa vật liệu dính bám, trong các bể này có lắp đặt giá thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển để tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Sau khi qua quá trình xử lý bằng cụm bể sinh học, nước thải tự chảy sang bể lắng trung gian với mục đích lắng các bông bùn sinh học. Bùn từ bể lắng được đưa sang bể nén bùn. Phần lớn bùn hoạt tính từ bể nén bùn được bơm tuần hoàn về cụm bể xử lý sinh học. Phần bùn dư được bơm sang bể nén bùn để tách nước. Nước phát sinh từ bể nén bùn tự chảy qua bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Từ bể lắng đợt 2, nước thải được bơm lên bể keo tụ để hòa trộn hóa chất keo tụ với nước thải, sau đó tại bể tạo bông polymer được thêm vào để tăng kích thước bông cặn. Hóa chất khử trùng cũng được cho vào bể tạo bông nhằm mục đích loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Chất keo tụ được sử dụng là PAC ( Poly aluminium choloride), chất trợ keo tụ polymer và chất khử trùng sử dụng là NaOCl. Sau quá trình tạo bông, hỗn hợp nước và bông cặn tự chảy về bể lắng. Tại bể lắng, bông cặn được tách khỏi nước thải tác dụng của trọng lực. Nước trong được máng thu chảy qua mương tiếp xúc và chảy ra nguồn thải. XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 7 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp 1.3.3. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm kết hợp fenton và sinh học hiếu khí a. Sơ đồ công nghệ Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm kết hợp fenton và sinh học hiếu khí. b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ Việc kết hợp giữa phương pháp oxy hóa bằng Fenton với xử lý sinh học để khử triệt để màu và COD trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm. Nước thải được thu gom về hố thu, sau đó được chuyển qua bề điều hòa nước thải để điều hòa lưu lượng, ổn định nước thải. Nước thải được vận chuyển qua hệ thống lọc rác tinh để loại bỏ các xơ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 8 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp sợi, rác có trong nước thải. Sau đó nước thải được đưa vào quy trình fenton để xử lý các loại chất hữu cơ khó phân hủy trong thuốc nhuộm. Phương pháp Fenton có thể xử lý axit blue 74 (nhóm thuốc nhuộm indigoid), axit orange 10 (hợp chất màu azo) và axit violet 19 (thuốc nhuộm triarylmethane). Quá trình khử màu diễn ra trong suốt quá trình oxy hóa. Chỉ với tỉ lệ khối lượng thuốc nhuộm: H2O2 là 1:0.5 mà sự khử màu có thể lên đến 96,95 và 99 đối với axit blue 74, axit orange 10 và axit violet 19. Sự loại màu thì dễ dàng hơn so với sự khử COD. Tại bể phản ứng sẽ xảy ra quá trình oxi hóa hình thành gốc *OH hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Cơ chế hình thành gốc *OH hiện nay chưa thống nhất, theo Fenton thì sẻ có phản ứng: Fe2+ + H2O2 —-> Fe3+ + *OH + OH-. Gốc *OH sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng ôxi hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước cần xử lý, chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp. CHC (cao phân tử) + *HO ——> CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OHTại bể keo tụ tạo bông: nâng pH dung dịch lên >7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành: Fe3+ + 3OH—–> Fe(OH)3. Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử. Tại bể lắng: Các bông keo sau khi hình thành sẽ lắng xuống khiến làm giảm COD, màu, mùi trong nước thải. Nước thải sẽ theo ống dẫn nước thải đi qua bể SBR để xử lý các chất hữu cơ phân tử thấp còn lại sau quá trinh fenton. Hiệu suất xử lý tại bể hiệu khí đạt khoảng 85-95%. Sau đó nước thải sẽ lắng bùn hoạt tính tại bể lắng 2, rồi tiếp tục được khử độ màu và mùi tại bể lọc áp lực bởi các vật liệu lọc. Và nước sẽ được khử trùng trước khi qua bể lọc NF (Nanofiltration), qua NF và sẽ được bơm tuần hoàn để tái sử dụng. Lượng bùn được sinh ra bởi các qui trình trên sẽ được bơm qua bể chứa bùn và được xử lý theo định kì. XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 9 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 2.1. Giới thiệu về công ty - Tên công ty: Công Ty TNHH JoMu Textile. - Đại diện chủ đầu tư là ông Tsai Ching Han, quốc tịch Đài Loan. - Công ty TNHH dệt JO MU Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư số 246/GPKCN-ĐN vào ngày 07/11/2003 và bắt đầu hoạt động từ tháng 1/2005. - Tổng vốn đầu tư: 5.000.000 USD Trong đó: + Cố định: 3.440.000 USD + Lưu động: 1.560.000 USD 2.1.1. Vị trí địa lý Công ty TNHH dệt JO MU Việt Nam nằm trong lô DII-4, DII-5, DII-6, DII-7, KCN Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; Khu công nghiệp Long Thành nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Hình 2.1: Bản đồ phân lô KCN Long Thành XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 10 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp 2.1.2. Quy mô công ty Diện tích tổng thể khu vực văn phòng và nhà xưởng sản xuất của công ty là 60.000 m2 (6 ha). Các hạng mục chủ yếu được xây dựng trên diện tích theo tỉ lệ: Bảng 2.1. Các hạng mục công trình của Công ty TNHH dệt JoMu Việt Nam S TT I CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH Diện tích có mái che DIỆN TÍCH (m2) 31.200 TỈ LỆ (%) 52 1 Văn phòng 1.000 3.2 2 Nhà xưởng 26.696 40 3 Nhà xe 780 1.3 4 Kho thành phâm 1.200 2 5 Nhà bảo vệ 84 0.1 6 Khu xử lý nước thải 760 0.6 7 II Các hạng mục khác Diện tích không có mái che 680 28.800 4.8 48 1 Cây xanh 12.000 20 2 Đường nội bộ, sân bài,... 16.800 28 60.000 100 Tống cộng 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động Sản xuất và kinh doanh các loại vải Jean dùng trong công nghiệp Hình 2.2. Vải Jean 2.1.4. Tình hình sản xuất 2.1.4.1. Sản lượng và thị trường a. Sản lượng Sản lượng sản xuất khoảng 16.800.000 yard (khoảng 15.362.000 m) XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 11 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp b. Thị trường Cung cấp cho thị trường nội địa bao gồm các công ty, xí nghiệp may mặc tại Việt Nam khoảng 49% tổng sản lượng mỗi năm. Xuất khẩu sang các nước khác, chủ yếu là các nước Nam Mỹ và châu Âu khoảng 51% tổng sản lượng mỗi năm. - 2.1.4.2. Nhân công Nhu cầu về lao động của công ty được thể hiện ở Bảng 2.2 như sau: Bảng 2.2. Nhu cầu về lao động của công ty Số lượng (người) Người Việt Người nước Nam ngoài 25 STT Bộ phận 1 Nhân viên kỹ thuật 2 Lao động phổ thông 325 3 Quản lý 10 4 Hành chính văn phòng 50 15 Tổng cộng 425 2.1.4.3. Máy móc thiết bị Các máy móc thiết bị chính phục vụ cho sản xuất đa số là các máy móc thiết bị nước ngoài. Số lượng máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển của công ty được thể hiện ở Bảng 2.3 sau: Bảng 2.3. Danh mục máy móc thiết bị dùng trong công ty JoMu STT TÊN MÁY MÓC THIẾT BỊ SỔ LƯỢN G NGUỒN GỐC NĂM SẢN XUẤT HIỆU SUẤT MÁY (%) A Máy móc dùng cho sản xuất 1 Khung cửi 1 Bộ Đài Loan 2000 85% 2 Khung cửi 1 Bộ Đài Loan 2004 90% 3 Máy nhuộm 1 Bộ Đài Loan 2004 90% 4 Máy dệt 60 Bộ Đài Loan 2004 90% 5 Automatic tying machine 1 Bộ Thuỵ Sĩ 2004 90% 6 Máy suốt 3 Bộ Đài Loan 2004 90% 7 Máy kiêm tra vải 12 Bộ Đài Loan 2004 90% 8 Trục cuốn chỉ 9 Set of singeing, desizing, 150 Bộ 1 Bộ Đài Loan Đài Loan 2004 2004 90% 90% XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 12 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp 10 wash, shrink tentering Complete electric piping 1 Bộ Đài Loan 2004 90% 11 Nồi hơi 1 Bộ Đài Loan 2004 90% 12 Thiết bị làm mềm nước cứng 1 Bộ Đài Loan 2004 90% 13 Máy ảnh đo phổ 2 Bộ Nhật Bản 2004 90% 14 Máy PH-ORP 2 Bộ Nhật Bản 2004 90% 15 Máy nâng 1 Bộ Nhật Bản 2004 90% B Phương tiện vận chuyển 1 Xe tải nhẹ 1 Xe Nhật Bản 2004 70% 2 Xe hơi 2 Xe Nhật Bản 2004 70% 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất công ty TNHH Jomu textile 2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất và chế độ làm việc Hình 2.3: Quy trình sản xuất vải của công ty XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 13 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp 2.2.2. Thuyết minh quy trình - - Giăng sợi: Là quá trình phủ sợi lên trục cửi, là khâu chuẩn bị nguyên liệu cho công đoạn tiếp theo. Nhuộm và hồ: Nhuộm sợi từ trục cửi với nhiều màu sắc khác nhau tuỳ theo loại vải sản xuất, sau đó đem hồ để tránh các tác động làm đứt gãy sợi trong quá trình dệt. Dệt: Sợi được dệt bằng máy dệt thoi. Tẩy hồ: Sau quá trinh dệt, vải được tẩy hồ nhằm loại bỏ hồ ra khỏi vải. Giặt tẩy: Vải sau đó được giặt để loại bỏ phần hồ dư cũng như phần thuốc nhuộm dư thừa trên mặt vải. Xử lý bề mặt: Vải được đốt sém mặt ngoai để loại bỏ các xơ dư thừa trên bề mặt vải. Thành phẩm: Vải sau dệt được kiểm tra và lưu kho. 2.2.3. Chế độ làm việc Do để đáp ứng nhu cầu cả trong nước và ngoài nước nên công ty luôn hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày, chia ra 3 ca làm việc. 2.3. Nguồn gốc và tính chất nước thải công ty TNHH Jomu Textile 2.3.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE 14 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp Hình 2.4. Mô tả nguồn gốc phát sinh nước thải  Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của nhà máy khoảng 900 m3/ngày, bao gồm: - Nước thải từ các công đoạn sản xuất: Công đoạn nhuộm sợi, giặt tẩy, hồ sợi, rủ hồ, hoàn tất, - Nước thải nồi hơi, nước rửa máy móc, thiết bị.  Nước thải sinh hoạt Số lượng nhân viên làm việc tại công ty là 425 người, công nhân sau giờ làm đều trở về nơi cư trú nên lượng nước thải do tắm giặt là không đáng kể. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh và một phần của nhà ăn tập thể. Lưu lượng nước thải sinh hoạt trung bình của nhà máy khoảng 60 m3/ngày đêm. 2.3.2. Tính chất nước thải và chế độ thải nước  Nước thải sản xuất Nước thải của nhà máy có tính chất đặc trưng của nước thải ngành dệt nhuộm với một số tính chất đặc trưng như sau: - Chứa nhiều tạp chất từ sợi như dầu mở, đất cát, xơ sợi thải, - Có nhiệt độ cao do các quá trình sản xuất đều được thực hiện ở nhiệt độ và áp suất cao, - pH cao đặc trưng cho vải cotton, - Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải, - Hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) cao. Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất của công ty Jomu Textile STT 1 2 3 4 5 6 7 Thông số Lưu lượng Nhiệt độ pH COD BOD SS Độ màu Đơn vị m3/ngđ o C mg/l mg/l mg/l Pt-Co XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE Trị số 900 57 8,52 1216 600 1250 1700 15 Đồ án: Xử lý nước thải công nghiệp Hình 2.5: Biểu đồ chế độ thải nước công ty Jomu Textile  Nước thải sinh hoạt Về đặc điểm và tính chất, nguồn nước này thường chứa các chất hữu cơ (đặc trưng bởi các thông số BOD, COD), chất rắn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho) và vi sinh. Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua xử lý về lau dài sẽ gây anh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Nước thải sinh hoạt được nhập dòng xử lý chung với nước thải sản xuất ngay phía trước công trình sinh học. Bảng 2.5: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt của công ty Jomu Textile STT 1 2 3 4 5 6 Thông số Lưu lượng COD BOD SS Nitơ (Amoni) Photpho Đơn vị m3/ngđ mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY TNHH JOMU TEXTILE Trị số 60 113,6 99,4 127,8 22,7 9,4 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan