Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề tài phát triển du lịch ở chùa hương tích theo hướng bền vững...

Tài liệu đề tài phát triển du lịch ở chùa hương tích theo hướng bền vững

.PDF
53
33
103

Mô tả:

Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Một số khái niệm ..................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm du lịch............................................................................3 1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững ..................................................4 1.1.3. Khái niệm về du lịch bền vững.......................................................5 1.1.4. Khái niệm phát triển du lịch bền vững………………………..…6 1.2. Mục tiêu du lịch bền vững………………………………………….7 1.3. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững…………………………..7 1.4.Thuận lợi và khó khăn phát triển du lịch bền vững Việt Nam…17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CHÙA HƯƠNG…………………………………………………………..20 2.1. Khái quát về khu danh thắng chùa Hương Tích........................20 2.2. Tiềm năng phát triển . ...................................................................24 2.2.1. Điều kiện chung ...........................................................................24 2.2.2. Điều kiện đặc trưng. .....................................................................25 2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương Tích. .....29 2.3.1. Thành tựu đã đạt được. .................................................................29 2.3.2. Những vấn đề bất cập. ..................................................................31 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3- K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc 2.3.3. Đánh gía mức độ phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương Tích……………………………………………………………………37 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CHÙA HƯƠNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .......................................................................41 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp pháp ...................................................41 3.2. Giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở chùa Hương theo hướng bền vững. ..................................................................................................41 3.2.1. Mục tiêu chung. ............................................................................41 3.2.2. Giải pháp ngắn hạn. ......................................................................42 3.2.3. Giải pháp dài hạn. .........................................................................43 3.3. Kiến nghị và đề xuất nhằm phát triển du lịch bền vững tại chùa Hương Tích……………………………………………………………..44 KẾT LUẬN.....................................................................................................46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................47 PHỤ LỤC SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3- K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1. Bộ VHTTDL Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du lịch. 2. BQL Ban quản lý. 3. WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới. 4. WTTC Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế. 5. IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới 6. UBND Ủy ban nhân dân 7. TDTT Thể dục thể thao DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU BẢNG: Bảng 2.1: Một số nhà nhà nghỉ ở chùa Hương .....................................35 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3- K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc LỜI MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Hoạt động du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan của con người. Sự bùng nổ và hiệu quả của kinh doanh du lịch nên ở nhiều các quốc gia trên thế giới, du lịch được coi là nền kinh tế mũi nhọn, là “con gà đẻ trứng vàng”. Theo đánh giá của Hội đồng du lịch thế giới thì du lịch được coi là ngành kinh tế lớn nhất hành tinh. Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa tâm linh đã trở thành xu hướng phát triển của du lịch thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Việt Nam vốn là nước có nhiều di sản văn hóa, trong đó có 10 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể), hơn 3000 di tích cấp quốc gia cùng với nhiều lễ hội và làng nghề truyền thống. Đây là điểm rất thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Nắm bắt được cơ hội đó, nước ta đang tập trung vào phát triển loại hình du lịch này và đang từng bước đưa nó trở thành mũi nhọn của du lịch Việt Nam. Nhưng khi du lịch phát triển quá nhanh cùng với quản lý yếu kém thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, xâm hại đến di sản đồng thời làm đảo lộn cuộc sống của người dân địa phương, mà rõ ràng nhất là ô nhiễm môi trường. Vấn đề đặt ra là phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa tâm linh nói riêng một cách bền vững, tức là phát triển mà không làm tổn hại đến sự phát triển của thế hệ sau. Chùa Hương Tích chưa được công nhận là di sản thế giới nhưng giá trị cảnh quan, giá trị văn hóa của nó đã và đang thu hút đông đảo du khách gần SVTH: Trần Nguyệt Hằng 1 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc xa. Theo con số thống kê về số lượt khách và doanh thu thì du lịch văn hóa chùa Hương Tích đang ngày càng phát triển. Nhưng song song với việc phát triển thì những bất cập đã tồn tại nhiều năm nay chưa được giải quyết triệt để đã tác động xấu đến di tích cũng như cuộc sống của người dân. Đây là vấn đề đang làm đau đầu các nhà quản lý. Xuất phát từ lý do trên, Em đã chọn đề tài “ Phát triển du lịch ở chùa Hương Tích theo hướng bền vững”. Với đề tài này, em muốn đi sâu phân tích thực trạng phát triển du lịch ở chùa Hương Tích – Hà Tĩnh. Mục tiêu của đề tài Khi nghiên cứu đề tài này, em có cơ hội tiếp xúc với nhiều tài liệu giúp tăng vốn hiểu biết về thực tế phát triển du lịch ở một địa phương, sau khi đã nắm được lý thuyết khi học tại trường. Hơn nữa, đứng trên góc độ một người học du lịch, em mong muốn đưa ra được những giải pháp hiệu quả nhằm phát triển du lịch chùa Hương Tích theo hướng bền vững. Nghiên cứu đề tài này, em sẽ đi trả lời câu hỏi: “ Mức độ phát triển bền vững ở chùa Hương Tích như thế nào? Có những giải pháp nào để thực hiện phát triển du lịch ở chùa Hương Tích một cách bền vững?”. Để trả lời câu hỏi trên, em nghiên cứu đề tài theo kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở chùa HươngTích. Chương 3: Giải pháp phát triển du ở chùa Hương Tích theo hướng bền vững SVTH: Trần Nguyệt Hằng 2 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm du lịch và du lịch bền vững 1.1.1 Khái niệm du lịch Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển xã hội loài người bởi từ xa xưa, con người đã luôn có tính tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh ngoài nơi họ sinh sống. Con người luôn muốn biết được cuộc sống nơi khác như thế nào, cảnh quan ra sao, về dân tộc, nền văn hóa, các động vật, thực vật và địa hình của các vùng hay quốc gia khác nhau. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, một trong những nền kinh tế mũi nhọn, hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất oto, thép, điện tử và nông nghiệp. Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc rất lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh như vậy, song cho đến nay, khái niệm “du lịch” vẫn được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia và từ nhiều góc độ khác nhau, đúng như giáo sư tiến sĩ Berneker – một chuyên gia về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Sau đây, chúng ta cùng xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch: Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các hành trình với mục đích giải trí”. Giáo sư tiến sĩ Hunziker và Giáo sư tiến sĩ Krapf – hai người được coi là người đặt nền móng cho lí thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các SVTH: Trần Nguyệt Hằng 3 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc cư trú đó không thành thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. Ông Michael Cotlman – người Mỹ lại đưa ra một khái niệm rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. Trong pháp lệnh Du lịch Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Mặc dù chưa có khái niệm “du lịch” thống nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam song chúng ta có thể hiểu: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp (mang tính liên ngành, liên vùng, văn hóa - xã hội sâu sắc) sẽ phát sinh các mối liên hệ kinh tế và phi kinh tế ( xã hội, chính trị, luật pháp, tôn giáo…) thông qua sự tương tác giữa 4 nhóm thành tố: khách du lịch, dân cư sở tại, các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và cơ quan địa phương tại điểm đến”. 1.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển được xem là một quá trình tăng trưởng bao gồm các yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa… Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất của thế giới tự nhiên nói chung và của xã hội loài người nói riêng. Lý thuyết phát triển bền vững xuất hiện vào khoảng giữa những năm 80 và chính thức được đưa ra tại Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và môi trường (WCED) nổi tiếng với tên gọi Ủy ban Brundtlant năm 1987. Theo định nghĩa Brundtlant thì: “ Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại SVTH: Trần Nguyệt Hằng 4 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau”. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đưa ra năm 1980, “ Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Điều này khẳng định rằng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các nước trên thế giới phải được xem xét trên mối quan hệ bền vững. Tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO 92+5 quan điểm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “ Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, đan xen và sự thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”. Ở Việt Nam, lí luận về phát triển bền vững được các nhà khoa học, lí luận quan tâm nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu và lí luận của các quốc gia trên thế giới và đối với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển của nước ta trong vòng 20 năm tới là: “ Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường” và “… Sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học…”. 1.1.3 Khái niệm du lịch bền vững Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio De Janeiro năm 1992 thì: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của các khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm SVTH: Trần Nguyệt Hằng 5 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có các kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế - xã hội, thẩm mỹ của con người, trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. Theo luật Du lịch Việt Nam, khái niệm Du lịch bền vững được định nghĩa: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”. 1.1.4 Khái niệm phát triển du lịch bền vững Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, đến các nền văn hóa bản địa. Chính vì vậy, đã xuất hiện yêu cầu “ Phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch đã bước đầu quan tâm đến môi trường như “ Du lịch sinh thái”, “ Du lịch khám phá”, “ Du lịch dựa vào thiên nhiên”, “Du lịch mạo hiểm”… Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC): “Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại và trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội cho thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà nhua cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hóa, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lý trong sự hài hòa với môi trường, cộng đồng và cá nền văn hóa địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài cho sự phát triển du lịch”. SVTH: Trần Nguyệt Hằng 6 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Đa số các ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực Du lịch ở Việt Nam cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch cho tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương”. 1.2 Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội. Phát triển du lịch bền vững cần hướng tới việc đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản sau: - Đảm bảo phát triển bền vững kinh tế: Đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và cộng đồng. - Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, có tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ được hạn chế đi đôi với những đong góp cho nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường. - Đảm bảo sự bền vững xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. 1.3 Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững 1.3.1 Sử dụng tài nguyên một cách bền vững SVTH: Trần Nguyệt Hằng 7 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Đây là nguyên tắc hàng đầu giúp cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dài nhằm đảm bảo lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém những gì mà thế hệ trước được hưởng. Để thực hiện được nguyên tắc này chúng ta cần: - Ngăn chặn sự phá hoại các nguồn tài nguyên môi trường, thiên nhiên và con người. - Phát triển và thực thi chính sách môi trường hợp lí trong du lịch. - Nghiên cứu, xây dựng sức chứa mới cho các điểm tham quan và đặt ra các nguyên tắc phòng ngừa. - Tiến hành hoạt động du lịch có trách nhiệm và đạo đức. 1.3.2 Giảm sự tiêu thu quá mức nguồn tài nguyên và xả chất thải ra môi trường nhằm tránh được những tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch. Việc khai thác quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần dẫn đến sự suy thoái môi trường và hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Đối với một số tài nguyên như nước, rừng…hoạt động du lịch yêu cầu sử dụng cao hơn. Ví dụ, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của một người dân trung bình 50 lít/ngày, song nhu cầu này đối với khách du lịch trung bình gấp 4 lần, thậm chí là 10 lần. Một sân golf trung bình tiêu thụ một lượng nước ngầm để tưới cỏ là 3.000m3 mỗi ngày. Chính vì vậy, ở nhiều khu du lịch ở Gam bia, Thái Lan…tình trạng thiếu nước sinh hoạt rất nghiêm trọng, trong khi nguồn nước thải từ các khu du lịch đó rất lớn, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Để thực hiện được nguyên tắc này, chúng ta cần: - Quản lý sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp giám sát nhằm ngăn chặn việc tiêu thụ quá mức tài nguyên. SVTH: Trần Nguyệt Hằng 8 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc - Khuyến khích sử dụng những công nghệ mới. - Có trách nhiệm phục hồi với những tổn thất về tài nguyên và môi trường. - Phát triển trên cơ sở quy hoạch và tuân thủ các quy định. 1.3.3 Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng nhằm duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là quan trọng đối với DLBV, tạo ra sức bật cho ngành du lịch. Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hóa và xã hội tạo nên sự hấp dẫn của du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng cao về tự nhiên, văn hóa và xã hội nơi đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao và có sức hấp dẫn lớn, đảm bảo cho sự phát triển. Chính vì vậy việc duy trì và bảo tồn tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch cũng là chỗ dựa sinh tồn của Ngành du lịch. Ví dụ điển hình là hoạt động du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên ở nhiều nơi trên thế giới đều nhận được sự hỗ trợ to lớn từ du lịch thông qua đóng góp cụ thể về tài chính, tạo ra cơ hội tăng thu nhập cho cộng đồng và qua đó đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học. Để thực hiện nguyên tắc này chúng ta cần: - Trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên văn hóa và xã hội nơi đến. - Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên. - Giám sát tác động của các hoạt động du lịch đối với động, thực vật. - Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội. - Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển. 1.3.4 Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Du lịch là ngành kin tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao vì vậy mọi phương án khai thác để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở SVTH: Trần Nguyệt Hằng 9 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc phạm vi quốc gia vùng và địa phương. Ngoài ra, đối với mỗi phương án phát triển cần tiến hành đánh giá tác động mội trường nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu tài nguyên, đảm bảo môi trường. Thực tế cho thấy ở những nơi vị trí của du lịch chưa được xác định đúng mức trong một chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, nơi sự phát triển du lịch không được xem xét và cân đối với các ngành khác trong khuôn khổ một quy hoạch tổng thể thì phát triển quá mức của các ngành khác sẽ làm tổn hại đến tài nguyên làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của du lịch. Có thể coi sự phát triển kinh tế của Hạ Long là một ví dụ điển hình về vấn đề này. Song ngược lại tình trạng trên cũng sẽ là nguyên nhân của việc “bung ra” một cách nhanh chóng không thể kiểm soát của hoạt động du lịch. Sự suy thoái tài nguyên rừng, cảnh quan sinh thái và môi trường ở một số điểm du lịch như Cát Bà, Sầm Sơn… do thiếu quy hoạch. Trong quy hoạch phát triển du lịch cần đánh giá được các lợi ích cũng như sự bất lợi về kinh tế trong sự quan hệ với tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó các đánh giá tác động còn tính tới những mâu thuẫn quyền lợi xảy ra giữa các thành phần kinh tế khác nhau: các cộng đồng địa phương, du khách, chính quyền Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp… Điều này rất cần thiết cho việc làm căn cứ điều hòa các quyền lợi, tránh những xung đột tiêu cực, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài bền vững của mọi ngành kinh tế, trong đó có du lịch. 1.3.5 Chú trong việc chia sẽ lợi ích với cộng đồng đia phương trong phát triển Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng khai thác tiềm năng tài nguyên là điều tất yếu.Tuy nhiên,thực tế cho thấy trên SVTH: Trần Nguyệt Hằng 10 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà không có sự hổ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẽ quyền lợi với cộng đồng đị phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống người dân gặp nhiề khó khan, kém phát triển. Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tiềm năng tài nguyên của mình làm đẩy nhanh quá trình cạn kiệt tài nguyên và tổn hại đến môi trường sinh thái. Kết quả các quá trình đó sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Chính vì vậy việc chia sẽ lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng rong phát triển bền vững. Bên cạnh đó,việc chia sẽ lợi ích cộng đồng địa phương còn được thể hiện thông qua những chi phí cần thiết từ nguồn thu du lịch cho việc bảo tồn tài nguyên và duy trì môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đia phương ní riêng và sự phát triển bền vững nói chung cho lãnh thổ. Thực tế ở một số quốc gia cho thấy sự phát triển bền vững, một mặt, nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi của con người nói chung trong khi đó vẫn duy trì cải thiện môi trường. Điều này có nghĩa là trong phát triển cần lưu tâm đến các mục tiêu kinh tế quan trọng và hợp nhất các giá trị môi trường vào các quyết định đầu tư. Nói một cách khác là hợp nhất các giá trị môi trường vào quá trình phân tích truyền thống về chi phí – lợi ích. Sự phát triển du lịch phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của môi trường do vậy bản thân ngành du lịch cần có sự qan tâm thoa đáng đến việc duy trì và nâng cao các chuẩn mực môi trường ,sinh thái. Nhiều dự án phát triển ở các khu du lịch bên Mỹ, các khu du lịc sinh thái ở Zambia, Zimbabuê, Kenya… đã dành một phàn đáng kể từ nguồn hu cho mục đích bảo tồn sinh thái,môi trường và tăng nguồn thu nhập của cộng đồng địa phương nhằm gắn cuộc sống của họ với công tác bảo tồn và duy trì các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch. SVTH: Trần Nguyệt Hằng 11 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Thu nhập du lịch cũng cần được điều hòa thông qua các kế hoạch đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhỏ với sự tham gia của cộng đồng địa phương các hoạt động này ngược lại sẽ làm góp phần làm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Thu nhập du lịch cũng cần được điều hòa thông qua các kế hoạch đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhỏ với sự tham gia của cộng đồng địa phương các hoạt động này ngược lại sẽ góp phần làm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Nguyên tắc này cũng cần được xem xét áp dụng đối với các hoạt động du lịch ở quy mô khu vực và quốc tế. Điều khác ở đây là thay vì cộng đồng địa phương, quốc gia có điểm du lịch sẽ được hưởng sự điều hòa lợi ích từ nguồn thu của các công ty du lịch xuyên quốc gia cho mục đích tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân và bảo tồn duy trì các nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái góp phần vào quá trình phát triển bền vững. Cần thiết có sự đầu tư thỏa đáng vào việc ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường và phục hồi sự giảm sút về tài nguyên có liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch. 1.3.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Điều này rất có ý nghĩa, góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Kinh nghiệm thực tế và phát triển du lịch ở nhiều nước cho thấy sự tham gia của địa phương là cần thiết bởi bản thân người dân địa phương, nền văn SVTH: Trần Nguyệt Hằng 12 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó có thể thấy việc phát triển du lịch đã mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và văn hóa cho cộng đồng, song ngược lại sự tham gia thực sự của cộng đồng sẽ làm phong phú thêm tài nguyên và sản phẩm du lịch. Hơn thế nữa khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực. Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, cơ sở vật chất của mình để phục vụ khách như chuyên chở, cho thuê nhà để ở, nấu ăn cho khách, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm… Ngoài ra, họ còn được khuyến khích tham gia trực tiếp vào hoạt động nghiệp vụ trng khách sạn, hướng dẫn khách du lịch, quản lý kinh doanh dịch vụ… 1.3.7 Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động phát triển du lịch Trao đổi tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của cộng đồng địa phương, với những tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội. Sự tham khảo ý kiến của các ngành kinh tế với cộng đồng địa phương là cần thiết để có thể đánh giá được tính khả thi của một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương. SVTH: Trần Nguyệt Hằng 13 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Bản chất của sự phát triển bền vững là sự cân đối trong khai thác tài nguyên đảm bảo cho nhu cầu hiện tại, tương lai và phúc lợi của con người cần dựa trên sự lựa chọn và hiểu biết về những chi phí phát triển môi trường, xã hội và văn hóa. Quá trình tham khảo ý kiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó bao hàm việc trao đổi thông tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kĩ năng, kiến thức và các nguồn lực địa phương. Trong lĩnh vực du lịch, thiếu sự tham khảo ý kiến cộng đồng thường là nguyên nhân làm tăng sự khó khan về đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương nơi có sự phát triển du lịch. Đó là việc tăng giá đất, thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo chiều hướng thu hẹp đáng kể đất canh tác, thổ cư dẫn đến việc di cư, mất đi nghề truyền thống canh tác nông nghiệp, làm thay đổi lối sống theo hướng đô thị hóa, làm thay đổi cảnh quan, tổn hại đến tài nguyên và môi trường… Thực tế cho thấy, ở những mưc độ khác nhau luôn tồn tại những mâu thuẫn xung đột về quyền lợi trong khai thác tài nguyên phục vụ sự phát triển với cộng đồng địa phương, giữa du lịch với các ngành kinh tế khác. Kết quả là sự thiếu trách nhiệm với tài nguyên và môi trường và sự phát triển kinh tế bền vững đối với kinh tế xã hội của địa phương cũng như đối với mỗi ngành kinh tế trong đó có du lịch. Chính vì vậy, việc thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo sự gắn kết và có trách nhiệm hơn giữa các ngành kinh tế với địa phương và giữa các ngành với nhau góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững ở mỗi ngành trong đó có du lịch. 1.3.8 Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường Đối với bất kì sự phát triển nào, con người luôn đóng vai trò quyết định. Một lực lượng lao động được đào tạo có trình đội nghiệp vụ không những SVTH: Trần Nguyệt Hằng 14 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sự phát triển bền vững đó đòi hỏi ở đội ngũ những người thực hiện không chỉ trình độ nghiệp vụ mà còn nhận thức đúng đắn về tính cần thiết của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đưa nhận thức về quản lý môi trường vào chương trình đào tạo của ngành du lịch sẽ đảm bảo cho việc thực hiện những chính sách và luật pháp về môi trường tại các cơ sở du lịch. Một nhân viên được trang bị tốt những kiến thức về môi trường, văn hóa sẽ có thể làm cho du khách ý thức rõ trách nhiệm và nhận thức đúng về môi trường, về những giá trị văn hóa truyền thống. Điều này sẽ góp phần tích cực vào việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững về du lịch. Việc đào tạo đúng hướng sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên thái độ có trách nhiệm hơn với đất nước, văn hóa truyền thống, tôn giáo lối sống và với tài nguyên môi trường. Để đảm bảo lợi ích lâu dài của ngành du lịch việc sử dụng và đào tạo cán bộ nhân viên người địa phương là cần thiết bởi họ có những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên văn hóa bản địa cũng như mối quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng địa phương. Trong bối cảnh Việt Nam sự phát triển của du lịch khu vực và quốc tế việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để đảm bảo tính cạnh tranh là hết sức quan trọng. Một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ, có hiểu biết cao là yếu tố quan trọng nếu không nói là quyết định để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm du lịch. Chính vì vậy, việc chú trọng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ là một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch. 1.3.9 Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo du lịch SVTH: Trần Nguyệt Hằng 15 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Xúc tiến, quảng cáo luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du lịch đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Chiến lược quảng cáo, tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định đánh giá và luôn rà soát để xác định đúng khả năng đáp ứng của cac nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, cũng như việc cân đối các sản phẩm du lịch cụ thể. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu trách nhiệm sẽ tạo cho khách những hi vọng không thực tế do thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến sự thất vọng của du khách về các sản phẩm du lịch được quảng cáo. Kết quả của hoạt động này sẽ là thái đội tẩy chay của du khách đối với cộng đồng và những sản phẩm du lịch của địa phương ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của du lịch. Việc quảng cáo, tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội và các giá trị nhân văn nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch. 1.3.10 Coi trọng việc thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu Công tác nghiên cứu là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất cứ ngành nào, đặc biệt là những ngành có nhiều mối quan hệ trong phát triển và phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hóa – xã hội như ngành du lịch. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác động cần phải nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát triển. Như vậy, việc thường xuyên cập nhật các thông tin, SVTH: Trần Nguyệt Hằng 16 Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc nghiên cứu và phân tích chúng là cần thiết, không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, phát triển bền vững chính là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch. 1.4 Thuận lợi và khó khăn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam 1.4.1 Thuận lợi - Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á. Nhờ đó mà Việt Nam có hệ thống động, thực vật đa dạng và phong phú. Việt Nam còn có những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ngoài ra còn có di sản văn hóa thể giới phi vật thể như nhã nhạc cung đình Huế. Chúng ta còn thu hút du khách nước ngoài bằng hàng loạt các điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp 3 miền Tổ quốc: Mẫu Sơn, Sa Pa. thác Mơ, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Vì, Tam Cốc – Bích Động, Tam Đảo, Cát Tiên, khu du lịch Đầm Long, Bà Nà, địa đạo Củ Chi, rừng U Minh… Hiện nay du lịch sinh thái đang được sự quan tâm của nhiều du khách, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam khai thác tiềm năng sẵn có. Mặt khác, lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển, có đường bờ biển dài với bãi cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Lăng Cô, Nha Trang, Vũng Tàu… Các danh thắng, di tích lịch sử mang nét đẹp của dân SVTH: Trần Nguyệt Hằng 17 Lớp: QTKD DL3 – K6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan