Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 10 Đề cương ôn tập Địa lí 10 HK II...

Tài liệu Đề cương ôn tập Địa lí 10 HK II

.DOCX
6
436
114

Mô tả:

Đề cương ôn tập Địa lí 10 HK II
Đề cương ôn tập học kì 2 Địa Lí 10 A.CÂU HỎI LÍ THUYẾT Câu1: Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải. 1.Vai trò:  Đáp ứng nhu cầu vận chuyển vật tư, nguyên liệu sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.  Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, tăng cường buôn bán giao lưu giữ các vùng, các quốc gia.  Thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra và phát triển mạnh.  Thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng xa xôi hẻo lánh.  Tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng.  Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế 2.Đặc điểm:  Sản phẩm cảu ngành giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hóa  Chất lượng của sản phẩm dịch vụ được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa  Chỉ tiêu đánh giá: Khối lượng vận chuyển (số người – số tấn hàng hóa)  Khối lượng luân chuyển (người.km – tấn.km)  Cự li vận chuyển trung bình (km)  Công thức cần nhớ ( khi làm bài tập) : lưu ý là để cùng đơn vị Khối lượng vận chuyển = khối lượng luậnchuyển cự li vận chuyển TB Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố của ngành giao thông vận tải Gồm có 2 nhân tố chính: “Điều kiện tự nhiên” và “Điều kiện kinh tế - xã hội” 1.Điều kiện tự nhiên:     Vị trí đại lí quy định sự có mặt và vai trò của các loại hình vận tải Địa hình: Ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế và thi công các công trình GTVT Sông ngòi: Ảnh hưởng lớn đến các loại hình giao thông vận tải, chi phí xây dựng đắt đỏ Khí hậu: Ảnh hưởng và tác động mạnh đến hoạt động của ngành GTVT 2.Điều kiện KT-XH  Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố, hoạt động của ngành GTVT.  Sự phân bố dân cư ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại, hình thành các loại hình GTVT thành phố. Thiên tài cũng không là gì khác ngoài sự kiên trì và nhẫn nại. 1 Câu 3: Trình bày ưu và nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của các ngành giao thông vận tải trên thế giới. ĐƯỜNG SẮT ĐƯỜNG Ô TÔ - Chở được hàng hóa nặng đi xa. -Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các dạng địa hình. - Tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ - Hiệu quả kt cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình. Ưu điểm ĐƯỜNG ỐNG Vận chuyển hiệu quả dầu mỏ, khí đốt với giá thành rẻ. - Phối hợp được với các phương tiện khác. Nhược điểm - Tính cơ động thấp, khả năng vượt dốc nhỏ. - Đầu tư vốn lớn để xây dựng và quản lí. - Tổng chiều dài khoảng 1,2 triệu km. Tình hình phát triển - Đầu máy ngày càng được cải tiến, thiết kế ngày càng tiện nghi. - Khổ đường ray ngày càng rộng: 1,2 – 1,4 m Phân bố Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Hoa Kỳ. ĐƯỜNG SÔNG HỒ Ưu điểm Nhược điểm - Ô nhiễm MT, ách tắc GT. - Khối lượng vận chuyển nhỏ, chi phí xăng dầu cao. - Không vận chuyển được chất rắn. - Khó khắc phục khi xảy ra sự cố. - TG có khoảng 700 triệu đầu - Là một ngành trẻ. xe. - Gắn với nhu cầu vận - Phương tiện hệ thống ngày chuyển dầu mỏ và khí đốt càng hiện đại. nên chiều dài tăng liên tục. - Cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng được phát triển, xay dựng và tu sửa lại. Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. ĐƯỜNG BIỂN -Vận chuyển được hàng hóa nặng,cồng kềnh không cần nhanh. -Chở được hàng hóa nặng trên những tuyến đường dài quốc tế -Giá rẻ. -Tốc độ nhanh, giá rẻ. -Tốc độ chậm. -Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dễ gây ô nhiễm môi Trung Đông, Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Quốc. ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG -Tốc độ vận chuyển nhanh nhất. -Đảm bảo các mối giao lưu quốc tế đặc biệt là việc vận chuyển hành khách giữa các châu lục. -Khối lượng vận chuyển nhỏ. Thiên tài cũng không là gì khác ngoài sự kiên trì và nhẫn nại. 2 -Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (chế độ dòng chảy). -Phát triển từ rất sớm. -Cải tạo sông, đào, kênh. Tình hình phát triển -Các tàu chạy trên sông được cải tiến nâng tốc độ đến 100km/h. trường -Chi phí xây dựng cảng lớn. -Vốn đầu tư lớn, cước phí cao. -Đối mặt với nguy hiểm -Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường. -Phương tiện được cải tiến, phát triển và cải tạo cảng biển, xây dựng các kênh biển. -Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay đang hoạt động. -Các đội buôn tàu tăng nhanh. -Khối lượng vận chuyển ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng. -Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng trong GTVT. -Canada, Hoa Kì, Nga, Châu Âu,.. Phân bố -Hai bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương -Tập trung nhiều ở sông Rai-nơ và sông Đa-nuýp -Các cường quốc hàng không: Hoa Kì, Anh, Đức,.. -Các tuyển hàng không sầm uất : tuyến xuyên Đại Tây Dương, tuyến nối Hoa Kì và Châu Á- TBD Câu 4: Nêu các khái niệm về thị trường.Trình bày quy luật hoạt động của thị trường. 1.Các khái niệm về thị trường là:  Thị trường: là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.  Hàng hóa: là những sản phẩm mang ra thị trường để trao đổi.  Vật ngang giá: là thước đo giá trị sản phẩm 2.Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu.  Khi cung > cầu thì giá cả trên thị trường có xu hướng giảm.  Khi cung < cầu thì giá cả trên thị trường có xu hướng tăng.  Khi cung = cầu thì giá cả trên thị trường ổn định. Câu 5: Trình bày vai trò của ngành thương mại.Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu của các nhóm nước trên thế giới.Trình bày đặc diểm của thị trường thế giới. 1.Vai trò của ngành thương mại:  Là khâu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng.  Có vai trò điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dung, mở rộng sự trao đổi.  Thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa và sự phát triển các ngành kinh tế, tạo nhiều việc làm cho lao động. 2.Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu: Thiên tài cũng không là gì khác ngoài sự kiên trì và nhẫn nại. 3 a.Cán cân xuất nhập khẩu:  Là mối quan hệ giữa giá trị hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu. +Giá trị xuất khẩu > giá trị xuất nhập khẩu : Xuất siêu ( nước phát triển). +Gía trị xuất khẩu < giá trị xuất nhập khẩu : Nhập siêu (nước dang phát triển). b.Cơ cấu xuất nhập khẩu: -Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia lãnh thổ. Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển Hàng xuất khẩu -Máy móc, tư kiệu sản xuất, các sản phẩm công nghiệp. -Xuất khẩu khoáng sản, nông sản,.. Hàng nhập khẩu -Nhập khẩu khoáng sản, nông sản, nguyên liệu, năng lương. -Nhập khẩu máy móc, tư liệu sản xuất , các sản phẩm CN c.Đặc điểm của thị trường thế giới:  Là một hệ thống toàn cầu luôn biến đổi không ngừng, các nước phát triển luôn chiểm tỉ trọng cao trong giá trị xuất nhập khẩu của thế giới.  Châu Âu, Châu Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới và buôn bán nội vùng là lớn nhất.  3 trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới : Hoa Kì, Nhật Bản, Tây Âu.  Cường quốc xuất nhập khẩu hàng đầu: Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp. B.CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ BÀI TẬP:(Câu hỏi trong SGK) Câu 6: Theo em mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến GTVT? Trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố GTVT? 1.Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng đến GTVT là :  Thuận lợi: Thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa cồng kềnh Thúc đẩy cho ngành dịch vụ phát triển như du lịch trên sông bằng thuyền bè  Khó khăn: Sông ngắn dốc, chế độ dòng chảy theo mùa gây khó khăn cho tàu thuyền qua lại  Tốn nhiều chi phí xây dựng các cầu bắc qua sông 2.Trong điều kiện hiện nay, nhân tốc có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố GTVT là:  Nhân tố kinh tế xã hội vì sự phát triển và phân bố của nền kinh tế quốc dân và sự phân bố dân cư có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển và phân bố của ngành GTVT. Câu 7: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc nhiệt đới có ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải như thế nào?  Ở hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và đường sát.  Vận tải ô tô cũng trở ngại do cái bay, hão cát sa mạc. Phương liên vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và để tránh ăn mòn do cát bay.  Vận lải hằng trực thăng có ưu việt.  Vận tải băng gia súc (lạc đà) là phổ biến. Thiên tài cũng không là gì khác ngoài sự kiên trì và nhẫn nại. 4 Câu 8: Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?  Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể "cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế.  Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.  -Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển. Câu 9:Tại sao châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì mạng lưới đường sắt có mật độ cao?  Sự ra đời của ngành vận tải đường sắt đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm của nền công nghiệp TBCN phát triển lúc bấy giờ, nên cho đến giữa thế kỉ XX các quốc đã phát triển công nghiệp ở châu Âu và Hoa Kì (vùng Đông Bắc) đều chú trọng phát triển mạng lưới đường sắt, nên ở các nơi này có mật độ mạng lưới đường sắt cao. Câu 10: Tại sao phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới lại phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương?  Hai bờ Đại Tây Dương ( chủ yếu là Bắc Đại Tây Dương) là hai trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới (EU và Bắc Mĩ) nên nhu cầu giao thương rất mạnh mẽ  giao thông đường biển phát triển nhiều cản biển lớn ra đời. Các cảng ở đấy vừa có hậu phương cảng rộng lớn nhất và phát triển, vừa có các vùng tiền cảng rất phát triển.  Điều kiện tự nhiên ưu đãi, có nhiều vùng vịnh thuận lợi cho xây dựng các cảng biển. Câu 11: Tạo sao ngành vận tải ô tô có thể cạnh tranh khốc liệt với các ngành khắc đặc biệt là đường sắt?  Do ngày nay, ô tô vận tải rất phát triển với tốc độ chóng mặt, các loại phương tiện tiên tiến ngày càng ra đời, với sức chở nặng ngày càng lớn, cự li vận chuyển tăng cao, gái thành rẻ và thân thiện với môi trường hơn, tính cơ động cao nên áp đảo các mô hình khác. Câu 12:Tại sao chiều dài đường ống dầu lại không ngừng tăng len tại Trung Đông, Nga, Trung Quốc, Hoa Kì?  Do sự phát triển của đường ống gắn liền với sự phát triển của công nghiệp dầu khí.Trung Đông và Nga có tài Nguyên dầu khí phong phú dồi dào bậc nhất thế giới còn Hoa Kì và Trung Quốc lại là các nước đông dân, tiêu thụ mạnh dầu khí. Câu 13: (SGK trang 137) Nước Pháp Tây Ban Nha Hoa Kì Trung Quốc Anh Mê hi cô Biểu đồ thể hiện Khách du lịch đến (triệu lượt người) 75.1 53.6 46.1 41.8 20.6 20.6 Doanh thu (Tỉ USD) 40.8 45.2 74.5 25.7 27.3 10.7 Thiên tài cũng không là gì khác ngoài sự kiên trì và nhẫn nại. 5 lượng khách du lịch và doanh thu của các nước Nhận xét:  Khách du lịch: -Các nước có lượng khách du lịch lớn : Pháp (75.1), TBN (53.3), Hoa Kì (46.1), TQ (41.8) -Các nước ít hơn: Anh (27.7), Mê-hi-cô (20.6)  Doanh thu: -Mĩ có doanh thu đứng thứ nhất với 74.5 tỉ USD mặc dù lượng khách du lịch chỉ xếp thứ 3 -Pháp có lượng khách du lịch đông nhất nhưng doanh thu chỉ đứng thứ 3 với 45.2 tỉ USD -Đứng thứ 2 về doanh thu là TBN với 45.2 tỉ USD -Anh tuy có lượng khách du lịch nhỏ hơn so với TQ nhưng doanh thu lại cao hơn là 1.6 tỉ USD -Thấp nhất là Mê-hi-cô với doanh thu 10.7 tỉ USD -------------------------------------------TÀI LIỆU ĐƯỢC BIÊN SOẠN VỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HÀ NGUYỄN Cùng các bạn HSG môn địa lí trường THPT Hồng Quang  Chúc cho bạn nào học đề cương này gặp nhiều may mắn ❤ Biên soạn: Tài liệu này được chia sẻ trên trang: THPT Gia Lộc Connection (F/hauvanvo.2602) thptgialocconnection https://sites.google.com/view/glcp/ Thiên tài cũng không là gì khác ngoài sự kiên trì và nhẫn nại. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan