Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề án kinh doanh quốc tế...

Tài liệu Đề án kinh doanh quốc tế

.DOCX
25
1508
79

Mô tả:

ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH I. TÓM TẮT CÁC HIỆP ĐỊNH FTAs VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT: FTAs Việt Nam – Nhật Bản (AJFTA) Quá trình ký kết Bắt đầu đàm phán từ năm 2007, sau 9 phiên đàm phán chính thức, hai bên đã ký kết Hiệp định VJEPA vào ngày 25/12/2008, hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/10/2009. Nội dung Theo Hiệp định, trong vòng 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ miễn thuế đối với 94% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, đặc biệt là miễn thuế đối với 86% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đây là mức cam kết cao nhất của Nhật Bản đối với một nước thành viên ASEAN. Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) Được khởi động từ 06/08/2012, sau 16 phiên đàm phán chính thức và phi chính thức, VKFTA đã được ký ngày 05/05/2015 và chính thức có hiệu lực từ 20/12/2015. Cắt giảm trên 90% các dòng thuế nhập khẩu cho nhau. Quy định về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm , SPS, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, TBT, thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý. Cam kế về cắt giảm thuế quan. Việt Nam – Chile (VCFTA) Được bắt đầu đàm phán từ tháng 10/2008 và kết thúc vào tháng 11/2011, đến tháng 1/2014 hiệp định chính thức có hiệu lực. Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Cơ hội Việc xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan đã và đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Việt Nam có cơ hội nhập nguyên liệu sản xuất từ Nhật Bản có chất lượng tốt, giá cạnh tranh, đồng thời sẽ giảm dần tỷ lệ nhập nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc. Giúp hoàn thiện môi trường kinh doanh; phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội hiệu quả hơn; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; phục vụ mục tiêu phát triển bền vững; góp phần khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ hội tiếp cận thị trường thứ 3. Việc ký kết FTA với nước Mỹ La tinh đầu tiên Chile tạo cơ hội để Việt Nam thâm nhập các thị trường khác trong khu vực Mỹ La tinh rộng lớn. Chỉ đề cập đến khía cạnh hàng hóa, như các quy định về tạo thuận lợi cho tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm chứng động thực vật, rào cản kỹ thuật, phòng vệ thương mại… Được khởi động từ Mở cửa thị trường các mặt Đây là cơ hội lớn cho các 28/03/2013, sau 8 hàng và dịch vụ đầu tư. doanh nghiệp Việt Nam phiên đàm phán Cam kết các nhóm, ngành, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị NHÓM 3 1 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] Âu chính thức và nhiều phiên phi chính thức, FTA đã được ký ngày 29/05/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày hình thức, lộ trình cắt giảm thuế quan, rào cản kỹ thuật. Cam kết chung về quy định xuất xứ, vận chuyển hàng hóa. Cam kết chung về dịch vụ, đầu tư, di chuyễn thể nhân, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phát triển bền vững Asean - Ấn Độ (AIFTA) Được ký kết nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào tháng 12/2008 tại Thái Lan, HĐ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 với điều kiện Ấn Độ và ít nhất một nước thành viên ASEAN thông báo hoàn thành quá trình thông qua hiệp định này trong nước. Thiết lập lộ trình cắt giảm thuế, nhưng chỉ giải quyết vấn đề thương mại hàng hóa, cho dù các chương về dịch vụ và đầu tư hiện vẫn đang được đàm phán sau nhiều năm. AIFTA hiện tại gồm Hiệp định về thương mại hàng hóa, Bản diễn giải về cơ chế giải quyết tranh chấp và Bản thỏa thuận về nguồn gốc xuất xứ. Asean – Australia/N ew Zealand (AANZFTA ) Được khởi động từ năm 2005, được ký kết ngày 27/2/2009 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Asean – Hàn Quốc Đây là thỏa thuận kinh tế riêng lẻ toàn diện nhất ASEAN tham gia từ trước đến nay, bao gồm thương mại về hàng hóa và dịch vụ (gồm các dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển lao động, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế. Hiệp định Thương Thương mại hàng hóa cho mại hàng hoá phép 90 % sản phẩm giao ASEAN – Hàn Quốc thương giữa ASEAN và được các Bộ trưởng Hàn Quốc để hưởng chế độ Kinh tế ASEAN – miễn thuế. trường EEU. Việt Nam có thể tranh thủ được cơ hội để tiếp thu công nghệ và tiếp cận với dự án đầu tư có trình độ tiên tiến trên khu vực và thế giới. Nền kinh tế mỗi bên sẽ được hỗ trợ tăng cường phát triển hơn bởi sự tham gia của bên kia. Hàng hóa của Việt Nam có cơ hội tốt hơn để xuất khẩu sang Ấn Độ. Với trên 90% kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ là các nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế, việc thực hiện AIFTA sẽ giúp các doanh nghiệp, các nhà sản xuất của Việt Nam tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp hơn, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của đất nước. Bên cạnh lợi ích thương mại, việc tham gia FTA ASEAN – Ấn Độ sẽ góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam. Cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Australia và New Zealand; cơ hội tiếp cận với trình độ quản lý tiên tiến, thị trường và công nghệ; thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Làm tăng thương mại trao đổi hàng hoá , dịch vụ và đầu tư bằng cách cắt giảm đáng kể hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các NHÓM 3 2 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] Hàn Quốc ký từ 2005 nhưng do có nhiều vướng mắc nên Hiệp định được sửa đổi và ký lại đến lần thứ 3 vào tháng 8/2006. Trên cơ sở đó các nước thành viên cam kết thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan từ năm 2007. Thương mại dịch vụ cho phép tự do hóa hơn nữa các dịch vụ, điều đó sẽ dẫn đến sự gia tăng thương mại giữa các bên. Hiệp định đầu tư đặt nền tảng cho việc mở rộng đầu tư giữa các bên thông qua các biện pháp như bảo vệ cho các nhà đầu tư và MFN, tránh khỏi các biện pháp phân biệt đối xử của chính quyền bên. Các doanh nghiệp sẽ có thể mở rộng xuất khẩu liên vùng và tăng quy mô kinh tế, thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài , tạo ra thêm việc làm và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ tiên tiến . Asean – Nhật Bản ASEAN và Nhật Bản bắt đầu khởi động đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJCEP) vào năm 2003 và kết thúc đàm phán vào năm phán vào năm 2008. Thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản; gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng Việt Nam trên thị trường Nhật; thu hút vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam. Asean – Trung Quốc (ACFTA) Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc được ký kết vào tháng 11/2002, năm 2004 Hiệp định thương mại hàng hóa được ký, năm 2007 hai bên ký Hiệp định thương mại dịch vụ, ngày 15/8/2009 là ngày ký kết Hiệp định Đầu tư ASEAN – Trung Quốc. ACFTA chính thức Tiến tới thành lập một khu vực thương mại tự do với ASEAN với mục tiêu biến ASEAN thành một khu vực sản xuất chung của Nhật Bản, tạo chuỗi liên kết các khu vực sản xuất của Nhật Bản giữa các nước ASEAN. - Tự do hoá 90% kim ngạch trong vòng 10 năm (kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2006). - Nhật Bản loại trừ các mặt hàng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp. Nội dung chính của ACFTA là qui định về tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và hoạt động đầu tư, cam kết cắt giảm và xóa bỏ 90% số dòng thuế quan, trong đó 10% số dòng thuế quan sẽ được thực hiện ngay cùng với chương trình thu hoạch sớm. ACFTA sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với thị trường tiêu thụ 1,9 tỷ dân, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội về thị trường, vốn, công nghệ… NHÓM 3 3 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ ASEANAEC TPP II. có hiệu lực đầy đủ từ 1/1/2010. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007 các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 2020 xuống 2015. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực. Có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương được ký kết vào 3/6/2005, đàm phán TPP đã trải qua nhiều vòng đàm phán chính thức, 04 phiên họp cấp Bộ trưởng thương mại và hàng chục vòng đàm phán không chính thức cấp kỹ thuật hoặc cấp Trưởng Đoàn đàm phán. Ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP đã được chính thức ký kết tại New Zealand. [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] Hiệp định thương mại hàng hóa ATIGA (tiền thân là AFTA): cam kết tự do hóa về hàng hóa: Điều chỉnh thương mại hàng hóa trong nội khối, cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan, xử lý hàng rào thuế quan, hợp tác hải quan. Vệ sinh, kiểm dịch. Hiệp định khung về dịch vụ AFAS: Cam kết tự do hóa về dịch vụ. Hiệp định đầu tư toàn diện ACIA (tiền thân là IGA): Cam kết về tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư, xúc tiến đầu tư Qui định về đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa, qui định về các quy tắc xuất xứ, hải qua, phòng vệ thương mại, các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các quy định về đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, nhập cảnh, viễn thông, thương mại điện tử, … Mở ra khu vực thị trường chung: 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển; tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành dịch vụ; mở ra cơ hội về tiếp nhận dòng vốn vào Việt Nam dễ dàng hơn. TPP sẽ mở ra một thị trường thương mại chung rộng lớn với gần 800 triệu người tiêu dùng, và 40% GDP toàn cầu. Cùng với đó, các thành viên đàm phán TPP nhất trí xây dựng một hiệp định TPP “tiêu chuẩn cao”, “thế hệ mới” với mức độ tự do hóa sâu, ở phạm vi rộng, bao gồm cả những vấn đề truyền thống và mới, cả các nội dung thương mại và phi thương mại. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA NHÓM PHI LÊ CÁ VÀ CÁC LOẠI CÁ THỊT KHÁC CỦA VIỆT NAM: NHÓM 3 4 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] Top những thị trường nhập khẩu phi lê cá và cá thịt của Việt Nam qua các năm (2011-2015): 140000 120000 100000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 80000 60000 40000 20000 0 Mỹ Mexico Hàn Quốc Thái Lan Brazil Các thị trường nhập khẩu mặt hàng phi lê cá Việt Nam năm 2015 23.90% 34.80% 6.50% 2.80% 2.80% 5.40% 5.60% 2.90% 3.30% 3.50% 4.00% 4.50% Hoa Kỳ Mexico Thái Lan Hàn Quốc Nhật Bản Brazil Tây Ban Nha Trung Quốc Anh Úc Đức Các thị trường khác Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu phi lê cá, các loại thịt cá khác (băm hoặc không băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015, đặc biệt với các nhóm hàng gồm: phi lê NHÓM 3 5 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] cá đông lạnh – HS 0304.29; thịt cá đông lạnh băm hoặc không băm – HS 0304.99; phi lê tươi hoặc ướp lạnh và các loại thịt cá không băm khác – HS 0304.19. Tiếp theo xếp vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Mexico, Thái Lan với tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 6,5% và 5,6%. Xấp xỉ với Thái Lan là Hàn Quốc với 5,4%, trong đó Hàn Quốc chủ yếu nhập các mặt hàng mã HS 0304.99, HS 0304.29. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC FTAs ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU PHI LÊ CÁ VÀ CÁ THỊT KHÁC I. HIỆP ĐỊNH FTA ASEAN – HÀN QUỐC VÀ FTA VIỆT NAM – HÀN QUỐC: 1. Cam kết về thuế quan: Ở cả 2 hiệp định, Hàn Quốc cắt giảm 68 mặt hàng trong nhóm ngành mã HS 0304 (chạy từ HS 030431 đến 030499) về mức thuế 0% kể từ khi hiệp định có hiệu lực vào đầu năm 2016. 2. Cam kết về phi thuế quan: 2.1. Qui tắc xuất xứ: Cả VKFTA và AKFTA đều qui định “Các mặt hàng có mã HS 0304.31 đến 0304.99 có xuất xứ thuần túy tại Việt Nam (WO)”. Bảng so sánh qui tắc xuất xứ của VKFTA và AKFTA: Mẫu C/O AKFTA AK VKFTA VK NHÓM 3 6 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ Tiêu chí chung Cộng gộp Công đoạn gia công chế biến đơn giản De-Minimis 2.2. [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] RVC (40) hoặc CTH Công gộp đầy đủ Áp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứ Có RVC (40) hoặc CTH Công gộp đầy đủ Áp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứ Có Các hàng rào phi thế quan khác: Các quy định về vệ sinh và kiểm dịch của nhóm ngành phi lê cá và các loại cá thịt phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong hiệp định SPS và hiệp định TBT. 2.3. Biện pháp phòng vệ thương mại: Nếu do kết quả của việc giảm bớt hay xóa bỏ thuế quan của nhóm ngành mã HS 0304 mà lượng nhập khẩu những mặt hàng này từ Việt Nam tăng lên đột biến, gây ra đe dọa hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh ngành phi lê cá và cá thịt, Hàn Quốc có thể áp dụng một biện pháp tự vệ dưới hình thức: Đình chỉ việc cắt giảm thêm bất kỳ mức thuế hải quan đối với mặt hàng mã HS 0304 theo quy định của Hiệp định này; hoặc: Tăng mức thuế hải quan đối với mặt hàng mã HS 0304 đến một mức độ không vượt quá mức thấp hơn trong số các mức thuế sau:  Mức thuế tối huệ quốc (MFN) đang áp dụng cho mặt hàng thuộc nhóm ngành này có hiệu  lực tại thời điểm áp dụng biện pháp; hoặc Mức thuế hải quan cơ bản được quy định trong Lộ trình tại Phụ lục (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan). 3. Đánh giá chung: Hiện nay, hằng năm ngành thủy sản Việt Nam có khoảng 280 doanh nghiệp thủy sản sang Hàn Quốc. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) “Nhờ có hiệp định thương mại tự do giữa 2 nước, mặt hàng thủy sản, trong đó có nhóm ngành mã HS 0304 được dự báo sẽ xâm nhập sâu hơn vào thị trường Hàn Quốc, với các lợi thế như chi phí vận chuyển thấp hơn các nước cách xa Hàn Quốc về mặt địa lý, như một số nước Nam Mỹ vốn cũng đang xuất khẩu mạnh mặt hàng này sang Hàn Quốc. Ngoài ra, với việc xóa bỏ thuế nhập khẩu, giá thủy sản Việt Nam bán tại thị trường Hàn Quốc sẽ rẻ hơn so với trước đây, qua đó, khuyến khích người dân nước này tiêu thụ nhiều hơn.” Hiện nay, thị phần xuất khẩu cá phi lê của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm tỉ lệ cao nhất với 22%, đứng thứ 2 là thị trường Mỹ với 15% và thứ 3 là thị trường Trung Quốc 10,6% ( số liệu năm 2015). Cả 2 quốc gia này cũng đều kí kết hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc lần lượt NHÓM 3 7 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] vào các năm 2007 và 2015. Đây là 2 đối thủ cạnh tranh lớn mạnh đối với Việt Nam cả về khối lượng lẫn chất lượng hàng thủy sản, cụ thể là cá phi lê. Không chỉ vậy, việc các đối tác này có FTA trước với Hàn Quốc là một lợi thế lớn khi các mặt hàng phi lê cá của 2 nước này được hưởng ưu đãi thuế hoặc miễn giảm thuế quan vào thị trường Hàn Quốc sớm hơn, từ đó có giá thành cạnh tranh hơn các mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam. Còn trong khối ASEAN, Hiệp định AKFTA qui định lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam có thời gian hiệu lực là năm 2018 thì các nước ASEAN 5 là năm 2010, có thể thấy lộ trình giảm thuế của Việt Nam chậm hơn. Do đó, việc Việt Nam là nước Asean thứ 2 có quan hệ song phương với Hàn Quốc (VKFTA) sau Singapore sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng mã HS 0304 rút ngắn được lộ trình giảm thuế, đồng thời giảm được nhiều mặt hàng với mức cắt giảm sâu hơn so với AKFTA, từ đó có lợi thế cạnh tranh hơn các nước bạn Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hai FTAs trên cũng tiềm ẩn nhiều thách thức đối với thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc. Các rào cản kỹ thuật có thể sẽ được quy định chặt chẽ hơn. Ông Nguyễn Sơn, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Hợp tác Kinh tế Quốc tế nhận định: “Những lợi ích từ mức thuế suất thấp chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp do các chi phí về chứng nhận xuất xứ cũng như chi phí hải quan gia tăng lên”. Việc xác định đúng mã HS cho sản phẩm cũng là một trở ngại lớn trong việc tính toán nội hàm giá trị khu vực (Region Value Content-RVC)… Thị trường đưa ra yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính đồng đều. Người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm phi lê cá và các loại cá thịt có hình thức và phẩm cấp gần tương đương như ở thị trường Nhật Bản, mặc dù giá mua hàng của Hàn Quốc thường khá thấp so với các thị trường lớn khác.” II. HIỆP ĐỊNH FTA ASEAN – NHẬT BẢN (AJFTA) VÀ FTA VIỆT NAM – NHẬT BẢN: 1. Cam kết về thuế quan: Theo hiệp định, thuế quan sẽ được cắt giảm theo lộ trình giai đoạn 2004-2019, đây là giai đoạn mà lượng thuế quan được cắt giảm đáng kể nhất từ 5.4% xuống còn 1,31%. Mức thuế mà Nhật Bản áp dụng đối với các mặt hàng phi lê cá mã HS 0304 của Việt Nam trong hai hiệp định được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 là nhóm mặt hàng được hưởng thuế 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (mã HS 0304.10220, 0304.10230, 0304.90040, 0304.90050); nhóm 2 là nhóm các mặt hàng có lộ trình giảm thuế trong 3 năm (mã HS 0304.10299, 0304.20099, 0304.90099); nhóm 3 sẽ có lộ trình giảm thuế trong 5-10 năm tiếp theo. Các mặt hàng cá kiếm, cá răng cưa và một số loại cá khác tươi hoặc ướp lạnh (thuộc HS 0304.11, 0304.12, 0304.21), cá kiếm phi lê đông lạnh (mã HS 0304.21), cá ngừ (thuộc giống Thunnus) trừ cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây xanh miền Nam phi lê đông lạnh (mã HS 0304.29), có thuế xuất NHÓM 3 8 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] cơ sở 3.5% khi chưa ký kết và Nhật Bản không cam kết cắt giảm thuế quan cho mặt hàng này, tiến trình cắt giảm thuế quan sẽ được đàm phán lại sau 5 năm kể từ ngày thực hiện hiệp định. Các mặt hàng cá Nishin (Clupea spp.), Tara (Gadus spp., Theragra spp. và Merluccius spp.), Buri (Seriola spp.), Saba (Scomber spp.), Iwashi (Etrumeus spp., Sardinops spp. vàEngraulis spp.), Aji (Trachurus spp. vàDecapterus spp.) và Samma (Cololabis spp. ), cá ngừ vây xanh hoặc cá ngừ vây xanh miền Nam tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, phi lê hoặc không phi lê (thuộc nhóm mã HS 0304.19, HS 0304.29), cá răng cưa phi lê đông lạnh (mã HS 0304.22), các mặt hàng thuộc mã HS 0304.99 thì không có cam kết cắt giảm thuế quan trong hiệp định này. Các mặt hàng cá kiếm, cá răng cưa tươi hoặc ướp lạnh (trừ dạng phi lê) (mã HS 0304.11, HS 0304.12) và các loại cá tươi hoặc ướp lạnh khác (thuộc nhóm mã HS 0304.19), HS 0304. 91, HS 0304.92 và một số loại cá khác thuộc mã HS 0304.99 thì có mức thuế suất cơ sở ban đầu là 3.5% và được xóa bỏ thuế quan vào ngày 1/4/2012 theo 4 đợt cắt giảm đều. Riêng đối với mặt hàng có mã HS 0304.99, tùy từng trường hợp sẽ có những cam kết khác nhau. Cụ thể, đối với loại cá có tên khoa học là Nishin, Tara, Buri, Sama và cá nhừ Bluefin thì sẽ không có cam kết cắt giảm thuế quan. Loại cá Barracouta và Shishaomo sẽ được cắt giảm ngay khi hiệp định có hiệu lực. Cuối cùng, loại cá nóc Fugu, có thuế suất cở sở là 3.5% sẽ được xóa bỏ thuế quan vào ngày 1/4/2019, theo 11 đợt cắt giảm đều. 2. Cam kết phi thuế quan: II.1. Hạn Ngạch: Hiện tại có 59 trên tổng số 330 dòng thuế thủy sản đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, trong đó một số mặt hàng thuộc ngành cá phi lê và các loại cá thịt khác, đó là: Các mặt hàng mã HS 0304.10110 (Thịt lườn cá Nishin, cá Tara, cá Iwashi), 0304.10210, 0304.20010, 0304.90011 (thịt cá Nishin, trừ thịt lườn tươi hoặc đông lạnh), 0304.90014, 0304.90019, 0304.90020 ( thịt cá Buri, cá Saba và Samma ngoại trừ thịt lườn đông lạnh) có mức thuế MFN trong hạn ngạch là 10%. Hai mặt hàng có mã HS 0304.90011, 0304.90019 có mức thuế MFN trong hạn ngạch là 6%. Hai mặt hàng có mã HS 0304.90013, 0304.90014 có mức thuế MFN trong hạn ngạch là 4,2%. II.2. Qui tắc xuất xứ: Nhật Bản quy định về qui tắc xuất xứ ở cả hai hiệp định khác giống nhau. Hàng hóa hưởng ưu đãi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc hàng hóa đáp ứng được tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực không dưới 40% hoặc thay đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (quy tắc chuyển đổi nhóm – CTH). Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ được lựa chọn áp dụng một trong hai tiêu chí nói trên để xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. NHÓM 3 9 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ Mẫu C/O Tiêu chí chung Cộng gộp Công đoạn gia công chế biến đơn giản De-Minimis II.3. [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] AJCEP AJ RVC(40) hoặc CTH Công gộp đầy đủ Chỉ áp dụng với tiêu chí xuất xứ CTC hoặc SP Có VJEPA VJ RVC(40) hoặc CTH Công gộp đầy đủ Chỉ áp dụng với tiêu chí xuất xứ CTC hoặc SP Có Các hàng rào phi thuế quan khác: Quy định về chất lượng vệ sinh và kiểm dịch của ngành hàng cá phi lê mã HS 0304 sẽ tuân theo biện pháp vệ sinh kiểm dịch SPS nhằm bảo vệ sực khỏe, đời sống con người. Nếu sản phẩm cá phi lê xuất khẩu từ Việt Nam không đáp ứng được theo tiêu chuẩn của SPS thì xem như không đủ điều kiện để nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. II.4. Biện pháp phòng vệ thương mại: Nhật Bản có quyền chấm dứt, tạm ngừng nghĩa vụ cắt giảm thuế quan cho mặt hàng cá phi lê mã HS 0304 nếu như lượng nhập khẩu loại cá này vào thị trường Nhật Bản từ Việt Nam là quá lớn hoặc tăng lên đột ngột vì lý do giảm thuế theo hiệp định đã nêu. Ngoài ra, Nhật Bản có quyền tiến hành điều tra để xác định tổn hại của việc làm trên để khắc phục thiệt hại bằng cách tạm ngừng cắt giảm thuế quan.. 3. Đánh giá chung: Theo như đánh giá của các chuyên gia thì đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Nhật Bản, đặc biệt là đối với ngành hàng thủy sản- mặt hàng cá phi lê một trong những ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu cao hằng năm của Việt Nam. Trong tương lai, dự đoán thuế nhập khẩu kỳ vọng của một số mặt hàng cá phi lê khác cũng sẽ giảm dần để tiến tới đưa về 0% và lộ trình cắt giảm sẽ được đẩy mạnh nhanh hơn và tiến tới mức ưu đãi ngang bằng như các đối tác khác đã tham gia hiệp định của Nhật Bản, góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. Kể từ khi các Hiệp định đi vào hiệu lực, giá trị nhập khẩu cá phi lê từ Việt Nam trung bình năm vào khoảng 84.849 nghìn USD tương ứng 24.930 tấn và tốc độ tăng trưởng mỗi năm vào khoảng 3%/ năm. Kim ngạch xuất khẩu sau khoảng 5 năm kí kết hiệp định vào khoảng 65,255 đô la Mỹ năm 2013 và lên đến 83,347 đô la Mỹ vào năm 2014, năm 2015 là 84,349 đô la Mỹ. Hiện nay, đứng đầu thị trường Nhật Bản ở mặt hàng phi lê cá đông lạnh và các loại cá thịt nhập khẩu khác là Mỹ với 17,5%. Những quốc gia khác cũng nằm trong top 10 nước xuất khẩu mặt hàng phi lê cá và cá thịt lớn nhất, đó là: Nauy (16%), Chile (14,6%), Trung Quốc (6,6%), Hàn Quốc (5,8%), Malta (4,2%), Thái Lan (4%), Việt Nam (3%), Ấn Độ (2,7%), Tây Ban Nha. Trong NHÓM 3 10 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] đó, Nhật Bản đã ký kết FTA với Chile (vào năm 2008), Thái Lan (vào năm 2007), với Ấn Độ (vào năm 2010). Việt Nam cũng đã ký kết FTA với Nhật Bản vào năm 2008, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu phi lê cá chưa có nhiều lợi thế bởi các dòng mặt hàng được cắt giảm vẫn còn ít, mức độ cắt giảm còn chưa lớn so với các hiệp định khác. So với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia…, các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản. Việt Nam ký FTA sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn. Ví dụ, cá đông lạnh xuất khẩu của Malaysia vào Nhật Bản hiện ở mức thuế 0 – 0,6%, trong khi Việt Nam chịu thuế từ 0 – 2,9%. Các doanh nghiệp xuất khẩu một số nhóm mặt hàng này sang Nhật ở các nước láng giềng như Thái Lan, Philipin,… đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi khiến doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh mạnh hơn. Bên cạnh đó, rào cản về vấn đề bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm được nêu trong AJFTA và VJEPA đang là khó khăn, thách thức rất lớn đối với mặt hàng cá phi lê của doanh nghiệp Việt Nam. III. HIỆP ĐỊNH FTA VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU (VEAEU FTA): 1. Cam kết về thuế quan: Lộ trình cắt giảm thuế qui định trong VEAEU FTA là từ 5 đến 10 năm (2016-2025). Trong 59 mặt hàng trong nhóm mã HS 0304 (chạy từ HS 0304.31 đến 0304.99) xuất hiện trong biểu cam kết thuế quan, việc quy định cắt giảm thuế quan như sau:  Các mặt hàng được đưa về mức thuế 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2016 (HS 0304.31, 0304.32, 0304.39, 0304.51, 0304.89101).  Các mặt hàng đưa về mức thuế 10% (HS 0304.33, chạy từ HS 0304.41 đến 0304.49), chạy từ HS 0304.52 đến HS 0304.87, 0304.89109, chạy từ 0304.91 đến 0304.95). Có thể thấy các nhóm mặt hàng mã HS 0304 mà Liên minh kinh tế cắt giảm cho các doanh nghiệp Việt Nam còn ít, nhiều mặt hàng có mức thuế nhập khẩu còn khá cao là 10%. 2. Cam kết phi thuế quan: II.1. Qui tắc xuất xứ: Các mặt hàng phi lê cá và cá thịt xuất khẩu sang thị trường các nước Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan phải đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng – VAC ≥ 40%. Qui tắc cụ thể mặt hàng: tất cả các vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất các mặt hàng mã HS 0304 cuối cùng phải trải qua một sự thay đổi trong việc phân loại mã số thuế hàng hóa ở HS 2 chữ số. NHÓM 3 11 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] Lô hàng xuất khẩu phải xuất thẳng sang Liên minh Kinh tế Á - Âu, không được xuất qua nước thứ 3 (chỉ được phép quá cảnh, không được chia nhỏ lô hàng khi đi qua nước đó). Theo FTA Việt Nam – EAEU, nếu phát hiện gian lận xuất xứ hoặc bên xuất khẩu không hợp tác một cách đầy đủ trong việc xác minh về nguồn gốc xuất xứ, thì bên nhập khẩu sẽ tạm ngừng ưu đãi với những doanh nghiệp, mặt hàng đó. Tuy nhiên, nếu biện pháp này không hiệu quả, thì họ sẽ tạm ngừng ưu đãi với tất cả những mặt hàng xuất khẩu vào thị trường. II.2. Các hàng rào phi thuế quan khác: EAEU yêu cầu quy trình kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẽ, bắt đầu từ khâu nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, xuất khẩu. Các mặt hàng phi lê cá và cá thịt của Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về kiểm dịch, vệ sinh, hàng rào kỹ thuật theo quy định của hiệp định SPS và TBT. Trong hiệp định quy định, EAEU có thể từ chối cho các mặt hàng phi lê cá và cá thịt của Việt Nam hưởng ưu đãi nếu hàng hóa không đáp ứng được các quy định này. 3. Đánh giá chung: Nga, Belarus, Kazakstan luôn là các thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng của mặt hàng phi lê cá và cá thịt Việt Nam. Những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong top những nước xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất ở các quốc gia này. Năm 2015, các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga hơn 17.285 tấn phi lê cá và cá thịt, chiếm 21,7% thị phần, chỉ sau Trung Quốc (chiếm 24,8%). Tại thị trường Belarus, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam đứng thứ 6 (4%), xếp sau các nước Nauy (đứng đầu với 37,3%), Ailen (20,7%), Ấn Độ, Argentina. Tại Kazakstan, Việt Nam là nhà cung cấp lớn nhất các mặt hàng này với 65,3% thị phần, lớn hơn rất nhiều so với các nước xếp sau là Trung Quốc (13,4%), Ailen (5,9%), Canada,… Bà Phùng Thị Lan Phương – Trưởng nhóm FTA – Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: “Nga là một thị trường rộng lớn mà hiện vẫn tương đối đóng với hàng hoá nước ngoài. Dù đã gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu trung bình vào Nga vẫn còn là cao, trong đó có các mặt hàng thủy sản mã HS 0304. VEAEU FTA có thể khai thông hàng rào thuế quan cao này. Các mặt hàng thủy sản của chúng ta không có cạnh tranh trực tiếp với thị trường này là đối tác FTA đầu tiên của EAEU nên đây là một thị trường tiềm năng, cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng mã HS 0304 khi có lợi thế cạnh tranh về giá hơn so với các đối thủ đến từ nước ngoài. Ông Dương Hoàng Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho biết, hiện nay EAEU có tổng số dân khoảng 180 triệu người, GDP trên 2.200 tỷ USD… Hiệp định cam kết đưa thuế quan về mức 0% với tổng số gần 90% dòng thuế sẽ tạo cơ hội lớn để Việt Nam xuất khẩu vào thị trường rộng lớn này, trong đó có ngành phi lê cá và cá thịt khác. Thủy sản là ngành có nhiều ưu đãi về thuế, tỷ lệ hàm lượng nội địa, CO mà chúng ta có thể tận dụng được. NHÓM 3 12 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] Tuy nhiên, cũng theo ông Minh vẫn còn có nhiều những khó khăn bất cập nên nếu không được hỗ trợ thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không thể tận dụng được cơ hội. Bất cập đó là vấn đề kiểm dịch động thực vật, ATTP. EAEU là thị trường rất khó tính khi đưa ra những quy định khắc nghiệt về kiểm dịch, thêm vào đó, những yêu cầu về an toàn thực phẩm còn thiếu sự minh bạch, nên cho dù nhiều doanh nghiệp thủy sản đã rất nỗ lực để có thể đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của phía đối tác nhưng vẫn rất chật vật khi muốn bước chân vào thị trường này. Số doanh nghiệp được nước bạn công nhận đạt yêu cầu kiểm dịch kiểm soát chiếm một tỷ lệ số nhỏ so với doanh nghiệp đăng ký. IV. HIỆP ĐỊNH FTA VIỆT NAM – CHI LÊ: 1. Cam kết về thuế quan: Đối với thủy sản có 36 dòng thuế giảm ngay về 0%, 28% dòng thuế giảm 0% sau 5 năm hiệp định có hiệu lực. Trong đó 112 dòng mặt hàng trong nhóm ngành phi lê cá và các loại cá thịt có mã HS chạy từ 0304.31 đến 0304.99 sẽ được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Việc giảm thuế được Chile thực hiện trong thời hạn không quá 10 năm (bắt đầu từ năm 2007). 2. Cam kết phi thuế quan 2.1. Quy tắc xuất xứ: Nhóm ngành phi lê cá được sản xuất từ những nguyên liệu có xuất xứ của các nước thành viên, từ các phụ liệu tại Việt Nam hoặc một phần nhập hoặc nhập toàn bộ từ Chile. Hàng hóa thuộc mã HS 0304 nếu không có xuất xứ thì áp dụng nguyên tắc RVC không dưới 40% (được phép cộng gộp) hoặc tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đã trải qua chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số. 2.2. Các hàng rào phi thuế quan khác: Tương tự như các hiệp định trên, Chile cũng quy định các mặt hàng thuộc nhóm ngành phi lê cá phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của hai hiệp định TBT và SPS. 2.3. Phòng vệ thương mại: Chilê có thể áp dụng các biện pháp tự vệ song phương chỉ trong giai đoạn chuyển đổi nếu do việc giảm hoặc xóa bỏ thuế theo Hiệp định này khi số lượng nhập khẩu nhóm ngành phi lê cá và cá thịt tăng đột biến và là nguyên nhân đáng kể gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành cá phi lê nội địa. Các biện pháp Chilê có thể áp dụng:   Trì hoãn việc giảm hơn nữa mức thuế áp với sản phẩm quy định tại Hiệp định này; hoặc Tăng mức thuế quan đối với sản phẩm là đối tượng của biện pháp tự vệ lên một mức không vượt quá một trong hai mức dưới đây (tùy theo mức thuế nào thấp hơn): NHÓM 3 13 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN]  Mức thuế suất MFN (tối huệ quốc) có hiệu lực vào thời điểm hành động đó được thực hiện; hoặc  Mức thuế suất MFN có hiệu lực vào ngày ngay trước ngày hiệp định có hiệu lực. 3. Đánh giá chung: Theo ông Nguyễn Duy Khiên - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương): “Chile là cửa ngõ thâm nhập vào thị trường Mỹ La tinh, Chile cũng có tham gia khối thương mại tự do Nam Mỹ, có FTA với khối các nước Trung Mỹ. Doanh nghiệpViệt (trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu nhóm ngành mã HS 0304) cần tận dụng cơ hội FTA mang lại để tiếp cận và giới thiệu sản phẩm Việt Nam tới các thị trường trong khu vực Mỹ La tinh rộng lớn. Việt Nam đứng đầu trong các nước nhập khẩu mặt hàng phi lê cá và cá thịt vào Chile với 49,5% thị phần, đứng thứ 2 là Trung Quốc với 32,4% (số liệu năm 2015). Cho nên việc FTA Việt Nam Chile có hiệu lực cũng theo ông Nguyễn Duy Khiên được đánh giá sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường này bởi một số nước xuất khẩu nhiều mặt hàng tương tự Việt Nam như Trung Quốc cũng đã ký FTA với Chile. V. HIỆP ĐỊNH FTA ASEAN – Australia/ New Zealand (AANZFTA): 1. Cam kết về thuế quan: Theo như hiệp định, thuế suất các mặt hàng trong nhóm ngành phi lê cá và các loại thịt cá khác (mã HS0304) gồm: tươi hoặc ướp lạnh, phi lê cá đông lạnh hoặc loại khác của cá kiếm (Xiphias gladius), cá răng cưa (Dissostichus spp.) và những loại cá khác (với mã HS chạy từ HS0304.11 đến HS0304.29, HS0304.91, HS0304.92 và HS0304.99) của Việt Nam sẽ được đưa về mức 0% từ năm 2009 khi nhập khẩu vào thị trường Australia và New Zealand. 2. Cam kết phi thuế quan: 2.1. Qui tắc xuất xứ: Tiêu chí xuất xứ chung cho các mặt hàng thuộc nhóm mã HS 0304 trong hiệp định là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (CTH) hoặc hàm lượng giá trị khu vực 40% (RVC (40)). Việc áp dụng tiêu chí CTH hoặc RVC(40) tương đối phù hợp và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Qui tắc cộng gộp: cộng gộp đầy đủ, quy định này mang lại thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Công đoạn gia công chế biến đơn giản: Chỉ áp dụng với tiêu chí xuất xứ RVC. 2.2. Các hàng rào phi thuế quan khác: Tương tự như các hiệp định trên, AANZ FTA cũng quy định các mặt hàng thuộc nhóm ngành phi lê cá phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của hai hiệp định TBT và SPS. 2.3. Phòng vệ thương mại: NHÓM 3 14 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] Áp dụng tương tự như qui định trong hiệp định FTA Việt Nam – Chile. 3. Đánh giá chung: Theo nhận định của Thương vụ Việt Nam tại Australia, thị trường Úc mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam do phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Việc giảm rào cản cũng như thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Úc, New Zealand thông qua thực hiện Hiệp định AANZFTA đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nhóm ngành phi lê cá và cá thịt Việt Nam. Trong đó, tỷ trọng kim ngạch nhóm ngành phi lê cá và các loại cá thịt khác luôn nằm trong top 3 cao nhất ở 2 thị trường này. Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản tiềm năng bởi hàng năm nước này phải nhập khẩu 70% lượng thủy sản cho tiêu dùng nội địa. Tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tăng từ 10kg/năm vào những năm 1990 lên khoảng 25kg/năm hiện nay. Trong những năm gần đây, New Zealand luôn là nhà cung cấp cá phile lớn nhất tại Australia. Việt Nam – Australia – New Zealand – Thái Lan – Indonesia cùng tham gia ký kết AANZFTA với 8 nước ASEAN khác nên các nhóm hàng trong ngành mã HS 0304 của cả Việt Nam lẫn New Zealand đều được đưa về mức thuế 0%. Các nước chiếm thị phần nhỏ hơn Việt Nam trong thị trường phi lê cá nhập khẩu của Australia là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Mỹ đều có FTAs với Australia. Trong khi đó, Đài Loan, Nam Phi, Nauy là chưa có FTAs với Australia. Trong khi đó, tại New Zealand, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp trong nước và Trung Quốc. Thị trường New Zealand tiêu dùng các mặt hàng phi lê cá và thịt cá của nội địa hơn, với 45% thị phần, tiếp đến là Trung Quốc với 13% thị phần. Xếp sau lần lượt là các nước Việt Nam, Nauy, Thái Lan, Indonesia, Úc,… Trong đó, Việt Nam,Thái Lan, Indonesia cùng tham gia ký kết FTA ASEAN – Australia/New Zealand nên các nhóm mặt hàng thủy sản trên của Thái Lan và Indonesia cũng được đưa về mức thuế 0%. Các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta cùng với 2 nước ASEAN này có lợi thế hơn so với các nước còn lại vì các nước này chưa có FTA với New Zealand. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội vẫn còn tồn tại một số thách thức. Cụ thể, bà Cao Thanh Diệp thuộc vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết chính khó khăn chính trong AANZFTA là hàng rào phi thuế và phương thức kinh doanh. Hai thị trường trên có quy định về kiểm dịch khắt khe, tương đương với Mỹ, EU và Nhật Bản. Một khi một lô hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm bị vướng thì những lô hàng sau sẽ bị kiểm tra 100% trong từ 5-6 chuyến hàng liên tiếp. Khi ấy, nếu bên phía nước nhập khẩu không phát hiện vi phạm thì mới dỡ dần việc kiểm tra chặt chẽ. Yêu cầu về xuất xứ của hai thị trường này cũng cao hơn yêu cầu trong một số NHÓM 3 15 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] hiệp định tự do thương mại khác. Quy tắc xuất xứ trong hiệp định này khá mở, nhưng phức tạp, liên quan nhiều đến kỹ thuật. VI. HIỆP ĐỊNH FTA ASEAN – TRUNG QUỐC: 1. Cam kết về thuế quan: Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế quan các mặt hàng phi lê nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2018. Năm 2010, Trung Quốc cắt giảm mức thuế nhập khẩu từ 12% thuế suất cơ sở ở năm 2010 xuống còn 0% đối với 3 nhóm mặt hàng có mã HS: 0304.11, 0304.12, 0304.19. Các nhóm mặt hàng có mã HS chạy từ HS0304.21 đến HS0304.99 (gồm 0304.21, 0304.22, 0304.2910, 0304.2921, 0304.2929, 0304.2990, 0304.91, 0304.92, 0304.99) được đưa về mức thuế 0% so với thuế suất cơ sở 10% ở năm 2010. Giai đoạn 2015-2018, Trung Quốc tiếp tục cắt giảm thuế nhập khẩu của 43 nhóm mặt hàng trong nhóm phi lê cá và các loại cá thịt khác có mã HS chạy từ 0304.31 đến 0304.99 về 0% so với 10% thuế MFN ở năm 2014. 2. Cam kết phi thuế quan: 2.1. Qui tắc xuất xứ: Tiêu chí chung: Hàng hóa hưởng ưu đãi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc hàng hóa đáp ứng được tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực không dưới 40% hoặc thay đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (quy tắc chuyển đổi nhóm – CTH). Cộng gộp: Áp dụng qui tắc cộng gộp đầy đủ. Công đoạn gia công chế biến đơn giản: Chỉ áp dụng đối với tiêu chí xuất xứ thuần túy. 2.2. Các hàng rào phi thuế quan khác: Áp dụng tương tự các hiệp định trên, đó là các mặt hàng mã HS 0304 phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong hai hiệp định TBT và SPS. 3. Đánh giá chung: Việc nhiều nhóm mặt hàng được đưa về mức thuế quan 0% là một lợi thế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu phi lê cá và các loại cá thịt khác vào Trung Quốc, tăng sản lượng cũng như chủng loại mặt hàng trong nhóm ngành này, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, duy trì vị thế là nhà cung cấp phi lê cá và các loại cá thịt lớn nhất tại thị trường nhập khẩu Trung Quốc (năm 2015, Việt Nam chiếm 46,3% thị phần ở nhóm ngành này), nhất là khi thị trường này ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài khác. NHÓM 3 16 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] Mỹ là nhà cung cấp lớn thứ 2 ở nhóm ngành này tại Trung Quốc với 19,7% thị phần, tiếp đến là các nước Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, New Zealand, Nauy,… Trong đó, những nước đã có FTA với Trung Quốc là Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia (FTA chung ASEAN – Trung Quốc), Nauy, New Zealand. VII. HIỆP ĐỊNH FTA ASEAN - ẤN ĐỘ (AIFTA): 1. Cam kết về thuế quan: Theo Hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế được chia theo 5 danh mục có tiến độ và mức độ giảm thuế khác nhau, bao gồm Danh mục giảm thuế thông thường (NT), Danh mục nhạy cảm (SL), Danh mục nhạy cảm cao (HSL), Danh mục các sản phẩm đặc biệt và Danh mục loại trừ (EL). Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 05 năm so với các nước ASEAN 6 (Từ 1/1/2006 đến 31/12/2016). Tuy có lộ trình dài hơn nhưng Việt Nam vẫn được hưởng đầy đủ ưu đãi từ cam kết giảm thuế của Ấn Độ và các nước ASEAN khác. Đối với mặt hàng có mã HS 0304, thuế sẽ được giảm dần đến năm 2024 là 15%. 2. Cam kết phi thuế quan 2.1. Quy tắc xuất xứ: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Nước thành viên xuất khẩu. Hàm lượng giá trị AITGA không dưới ba mươi lăm phần trăm (35%) trị giá FOB và nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp sáu (6) số (CTSH) của hệ thống hài hòa với điều kiện công đoạn sản xuất cuối cùng phải được thực hiện tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu. Hiện chỉ có duy nhất hiệp định AIFTA có quy định cộng gộp từng phần với ngưỡng giá trị 20%. Quy định này trước đây được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho việc tận dụng tối đa các phần nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng. AIFTA quy định các công đoạn gia công đơn giản theo hướng quy định các nguyên tắc, chẳng hạn như những công đoạn thuộc diện bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng, xếp hàng, đóng gói hàng hóa. Việc quy định mang tính chung nhất này có thể đảm bảo mọi hành vi liên quan nếu có những đặc điểm chung như quy định sẽ được loại trừ. 2.2. Các hàng rào phi thuế quan khác: Tương tự như các hiệp định trên, AIFTA cũng quy định các mặt hàng thuộc nhóm ngành phi lê cá phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của hai hiệp định TBT và SPS. 3. Đánh giá chung: Theo Bộ Công thương, với dân số trên 1,2 tỷ dân, có sức mua lớn thì Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. AIFTA còn giúp ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá đầu vào nhập khẩu. hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ phần lớn có giá cạnh tranh, cùng với NHÓM 3 17 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] chất lượng khá và vận chuyển nhanh do ưu thế về khoảng cách địa lý, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước. Từ sau khi Việt Nam ký kết AIFTA, sản lượng mặt hàng phi lê cá và cá thịt của nước ta vào thị trường Ấn Độ ngày càng tăng, năm 2015 đạt 10858 tấn, chiếm 85,6% thị phần tại nước này (lớn hơn rất nhiều so với các nước khác, như Đan Mạch chỉ chiếm 4,3% thị trường). Có thể thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu phi lê cá Việt Nam đang chiếm ưu thế lớn (lợi thế giá cả cạnh tranh,…) tại thị trường nước này khi có FTA đa phương sớm hơn so với các đối thủ nước ngoài. VIII. HIỆP ĐỊNH FTA ASEAN – AEC (ATIGA): 1. Cam kết về thuế quan: Campuchia Brunei Indonesia Malaysia Lào Philipin Thái Lan Singapore Các mặt hàng HS 0304.11, 0304.12, 0304.19, 0304.21, 0304.22, 0304.29 có mức thuế quan 5% vào năm 2011 và sẽ được đưa về mức thuế suất 0% vào năm 2015. Các mặt hàng mã HS 0304.91, 0304.92, 0304.99 có có mức thuế quan 5% vào năm 2011 và sẽ được đưa về mức thuế suất 0-5% vào năm 2015. 41 mặt hàng có mã HS chạy từ 0304.31 đến 0304.99 sẽ được đưa về mức thuế quan 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. 52 mặt hàng có mã HS chạy từ 0304.31 đến 0304.99 sẽ được đưa về mức thuế quan 0% từ năm 2012. 41 mặt hàng có mã HS chạy từ 0304.31 đến 0304.99 sẽ được đưa về mức thuế quan 0% từ năm 2012. 41 mặt hàng có mã HS chạy từ 0304.31 đến 0304.99 sẽ được đưa về mức thuế quan 0% từ năm 2013. 41 mặt hàng có mã HS chạy từ 0304.31 đến 0304.99 sẽ được đưa về mức thuế quan 0% từ mức thuế suất ban đầu 7% vào năm 2012. 41 mặt hàng có mã HS chạy từ 0304.31 đến 0304.99 sẽ được đưa về mức thuế quan 0% từ năm 2012. Không có biểu thuế quan. 2. Cam kết phi thuế quan: 2.1. Quy tắc xuất xứ: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu. Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng một số quy định về hàm lượng giá trị khu vực, nguyên liệu sản xuất, v.v... Nước thành viên cho phép người xuất khẩu được quyết định sử dụng một trong hai tiêu chí sau đây để xác định xuất xứ hàng hóa (1) Hàm lượng giá trị khu vực (sau đây gọi tắt là RVC) của hàng hóa không dưới 40%. Nếu RCV của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40% thì sẽ được cộng gộp theo quy định. (2) Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng NHÓM 3 18 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] hóa đó trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (sau đây gọi tắt là CTC) ở cấp bốn số của hệ thống hài hòa. 2.2. Các hàng rào phi thuế quan khác: Áp dụng tương tự các hiệp định trên là các mặt hàng thuộc nhóm ngành phi lê cá phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của hai hiệp định TBT và SPS. 2.3. Phòng vệ thương mại: Các Quốc gia Thành viên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình đối với các thành viên khác liên quan tới chống phá giá theo Điều VI GATT 1994 và Thoả thuận về việc thực hiện Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 được ghi nhận trong phụ lục 1A Hiệp định WTO. 3. Đánh giá chung: ATIGA mở ra một khu vực thị trường chung rộng lớn: với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội khối, tạo điều kiện cho các mặt hàng thuộc nhóm mã HS 0304 tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. ATIGA mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: môi trường kinh doanh được mở rộng theo hướng minh bạch và bình đẳng hơn sẽ là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài không những từ các nước ASEAN mà cả từ các nước ngoại khối, đặc biệt là các nước đối tác FTA của ASEAN vào Việt Nam để tham gia và chuỗi giá trị khu vực; ATIGA tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng phi lê cá và cá thịt Việt Nam: tham gia vào một sân chơi chung và chịu áp lực cạnh tranh từ các đối tác khu vực cả về trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự cải tổ, thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. IX. HIỆP ĐỊNH TPP: 1. Cam kết về thuế quan: Bảng tóm tắt các cam kết về thuế quan của những nước chiếm thị phần nhập khẩu ngành phi lê cá và cá thịt của Việt Nam hoặc những nước đã có FTAs với nước ta: Quốc gia Cam kết về thuế quan Hoa Kỳ Cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực cho 45 mặt hàng trong nhóm mã HS 0304 (chạy từ HS 0304.31 đến 0304.9110, HS 0304.9210, 0304.9310, 0304.9410, 0304.9510, 0304.9911). Các mặt hàng mã HS 0304.9290, 0304.9390, 0304.9590, 0304.9991) có mức thuế suất cơ sở ban đầu là 6% sẽ được xóa bỏ sau 5 NHÓM 3 19 ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ [GVHD: TRẦN THỊ MINH DUYÊN] năm và miễn thuế hoàn toàn vào ngày 1 tháng 1 của năm thứ 5. Riêng mặt hàng mã HS 0304.9190 có mức thuế suất ban đầu là 6% và được miễn thuế hoàn toàn vào ngày 1 tháng 1 của năm thứ 10. Mexico Mexico xóa bỏ hoàn toàn thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực của 7 mặt hàng, bao gồm: HS 0304.4601, 0304.5501, 0304.7401, 0304.7999, 0304.8101, 0304.8501, 0304.9201), xóa bỏ hoàn toàn thuế quan cho 17 mặt hàng sau 3 năm từ thuế suất ban đầu là 20%, xóa cho 18 mặt hàng sau 10 năm từ thuế suất ban đầu là 20% (trong đó các mặt hàng có mã HS chạy từ 0304.31 đến 0304.99). Nhật Bản So với VJFTA và JEFTA thì với TPP, Nhật Bản đã xóa bỏ nhiều hơn các dòng thuế thuộc nhóm ngành mã HS 0304 và rút ngắn lộ trình giảm thuế cho Việt Nam. Cụ thể: xóa bỏ hoàn toàn thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực cho 49 mặt hàng, xóa bỏ hoàn toàn thuế quan cho 12 mặt hàng sau 11 năm, sau 8 năm cho 3 mặt hàng và sau 6 năm cho 8 mặt hàng thuộc nhóm mã HS 0304 (chạy từ HS 0304.31 đến 0304.99). Australia So với AANZ FTA thì với TPP, Australia và New Zealand xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực cho nhiều mặt hàng nhóm ngành phi lê cá và cá thịt hơn, cụ thể: 33 mặt hàng thuộc các nhóm mã HS chạy từ 0304.3 đến 0304.8, trong nhóm HS 0304.9 thì có thêm 3 mặt hàng HS 0304.93, 0304.94, 0304.95. Và New Zealand Chile Giống với hiệp định FTA Việt Nam – Chile. 2. Cam kết phi thuế quan: 2.1. Qui tắc xuất xứ: Quy tắc bộ hàng hóa: áp dụng cho bộ hàng hóa phân loại theo Quy tắc 3 (c) của Quy tắc chung của diễn giải của Hệ thống hài hòa với linh hoạt cho phép hàng hóa không có xuất xứ trong bộ chiếm 10% trị giá của bộ hàng hóa. Linh hoạt sử dụng giá FOB thay cho giá CIF khi tính trị giá nguyên vật liệu không có xuất xứ trong cách tính gián tiếp khi tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) giúp doanh nghiệp dễ đạt RVC hơn. Cho phép người xuất khẩu, người sản xuất và người nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Do tự chứng nhận xuất xứ còn mới mẻ nên để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý từng bước tiếp cận với cơ chế mới, tận dụng lợi thế của FTA nên: NHÓM 3 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan