Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đẩy mạnh hoạt động truyền thông điện tử cho ―game bài bigeye‖ của công ty cổ phầ...

Tài liệu đẩy mạnh hoạt động truyền thông điện tử cho ―game bài bigeye‖ của công ty cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến bonbon

.PDF
55
4
57

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại học Thương mại và được thực tập tại Công ty Cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon, em đã học và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho mình. Được tiếp xúc với môi trường kinh doanh thực tế, học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm. Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Thương mại điện tử đã giúp em có đầy đủ kiến thức để hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. Chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Văn Minh - Trưởng khoa Thương Mại Điện Tử là người hướng dẫn trực tiếp em trong quá trình làm khóa luận. Trong quá trình em làm khóa luận Thầy luôn hướng dẫn nhiệt tình và chỉnh sửa những sai sót, luôn tạo điều kiện để sinh viên có một kết quả tốt nhất. Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ và nhân viên trong Công ty Công ty Cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon, đã giúp đỡ và chỉ dạy cho em trong suốt thời gian thực tập và làm việc tại đây, cung cấp các số liệu và tài liệu cần thiết giúp cho em hoàn thành tốt bài khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy cô để hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i MỤC LỤC..................................................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU..............................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1 2. Xác định và tuyên bố vấn đề......................................................................................1 3. Các mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2 4. Phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................2 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp......................................................................................2 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ỨNG DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN BONBON........................................................................................................3 1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................................3 1.1.1. Khái niệm TMĐT................................................................................................3 1.1.2. Khái niệm truyền thông.......................................................................................4 1.1.3. Khái niệm truyền thông điện tử...........................................................................4 1.1.4. Khái niệm ứng dụng di động................................................................................5 1.2. Một số lý thuyết liên quan tới vấn đề nghiên cứu...................................................5 1.2.1. Phân loại hoạt động truyền thông điện tử.............................................................5 1.2.2. Một số ứng dụng TMĐT trong truyền thông quảng cáo.......................................8 1.2.3. Lợi ích của việc ứng dụng TMĐT trong truyền thông điện tử phổ biến...............9 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thị trường Game trong nước và thế giới..................10 1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước......................................................10 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.....................................................................12 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG...........................................................................................................14 2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề................................................................14 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................14 2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu.............................................................15 iii 2.2. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động truyền thông điện tử cho Game bài Bigeye.......................................................................................16 2.2.1. Tổng quan tình hình liên quan đến việc ứng dụng trong hoạt động truyền thông điện tử phổ biến hiện nay.............................................................................................16 2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến việc ứng dụng trong hoạt động truyền thông điện tử của Công ty Cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon........................................................................................................................ 18 2.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến việc ứng dụng trong hoạt động truyền thông điện tử của Công ty Cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon........................................................................................................................ 22 2.3. Kết quả phân tích và xử lý số liệu.........................................................................24 2.3.1. Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu sơ cấp..........................................................24 2.3.2. Kết quả phân tích và tổng hợp dữ liệu thứ cấp...................................................28 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN BONBON..........................................................................................29 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.............................................................29 3.1.1 Những kết quả đạt được......................................................................................29 3.1.2. Những tồn tại chưa giải quyết............................................................................30 3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại..........................................................................32 3.1.4. Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề nghiên cứu tiếp theo..............33 3.2. Các dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông điện tử cho Game bài Bigeye của Công ty Cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon..............................................................................................................34 3.2.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon........................................................................................................................ 35 3.2.2. Phạm vi giải quyết vấn đề nâng cao hiệu lực các công cụ truyền thông marketing điện tử tại Công ty Cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon.......................35 3.3. Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công cụ truyền thông điện tử tại Công ty Cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon...............................36 3.3.1. Đối với doanh nghiệp.........................................................................................36 iv 3.3.2. Đối với cơ quan nhà nước..................................................................................39 KẾT LUẬN.................................................................................................................40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Internet bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào những năm cuối của thế kỉ 20, cho tới nay, gần 20 năm hình thành và phát triển, Internet ở Việt Nam đã có tác động đến hầu như mọi hoạt động của nền kinh tế, các ngành kinh doanh và tất cả các loại hình doanh nghiệp. Internet mở ra nhiều thị trường kinh doanh mới, hình thành nhiều phương thức kinh doanh, cung cấp, phân phối mọi thứ trên thị trường điện tử. Các hoạt động kinh doanh truyền thống dần dần được số hóa, sử dụng Internet như một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận sâu và rộng hơn tới khách hàng. Internet đã và đang đem tới những cơ hội đầu tư kinh doanh mới đầy triển vọng cho các doanh nghiệp. Đặc trưng của thương mại điện tử là bán hàng qua thị trường điện tử. Đó là thị trường được phát triển trên cơ sở ứng dụng công nghệ Internet. Đối tượng khách hàng chủ yếu của thương mại điện tử là những người am hiểu công nghệ và thường xuyên tiếp xúc với Internet và các công cụ điện tử khác. Do vậy thị trường điện tử có nhiều điểm khác biệt so với thị trường truyền thống. Đối với các doanh nghiệp thương mại truyền thống với các thị trường kinh doanh truyền thống, truyền thông trong truyền thống là phương thức đem thông tin của doanh nghiệp tới khách hàng của họ. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, phương thức trao đổi thông tin truyền thống này tỏ ra kém hiệu quả hơn so với phương thức trao đổi thông tin trực tuyến thông qua mạng Internet. Thông qua mạng Internet, truyền thông điện tử sẽ tiếp cận tới khách hàng mục tiêu nhanh chóng, truyền tải thông tin đầy đủ và luôn được cập nhật, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với truyền thông điện tử. 2. Xác định và tuyên bố vấn đề Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon, em nhận thấy truyền thông điện tử là một trong những hoạt động rất quan trọng với hoạt động đem sản phẩm tới người dùng của Công ty nói riêng và hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung. Do đó, em chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động truyền thông điện tử cho “Game bài Bigeye” của Công ty cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon” làm đề tài cho chuyên đề thực tập cuối khóa nhằm đưa ra một số giải pháp thúc đẩy các hoạt động truyền thông điện tử để ban lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ Công ty xem xét, tham khảo và có thể ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của Công ty. 3. Các mục tiêu nghiên cứu Cung cấp một cách nhìn tổng quan về “truyền thông điện tử” trong một Công ty thương mại. Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông điện tử tại Công ty cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động truyền thông điện tử tại Công ty cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon 4. Phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, chuyên đề sẽ chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động truyền thông điện tử cho ứng dụng di động "Game bài Bigeye" của Công ty cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến BonBon hiện nay, sau khi Công ty hoàn thiện website http://bigeye.mobi/ 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Gồm 3 chương Chương 1: Lý luận cơ bản về ứng dụng tmđt trong hoạt động truyền thông của công ty cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến bonbon Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện ứng dụng trong hoạt động truyền thông của công ty cổ phần phần mềm và dịch vụ trực tuyến bonbon CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ỨNG DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN BONBON 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm TMĐT Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cun g cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.” Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại đư ợc tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. 1.1.2. Khái niệm truyền thông Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao đổi có ý nghĩa của thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh vật hoặc các bộ phận của chúng) Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phương tiện truyển tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thông này diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong thời gian và không gian. Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải. Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi người nhận hiểu thông điệp của người gửi. Các phương thức truyền tin là những sự tác động lẫn nhau qua một trung gian giữa ít nhất hai tác nhân cùng chia sẻ một ký hiệu tin tức hoặc một quy tắc mang một ý nghĩa nào đó. Truyền tin thường được định nghĩa là "sự truyền đạt suy nghĩ, ý kiến hoặc thông tin qua lời nói, chữ viết, hoặc dấu hiệu". 1.1.3. Khái niệm truyền thông điện tử Từ khái niệm truyền thông và thương mại di động em rút ra được khái niệm truyền thông điện tử: Truyền thông điện tử là quá trình sử dụng các phương tiện điện tử vào hoạt động truyền thông để đem lại hiệu quả cho các mục đích cụ thể Truyền thông điện tử ra đời dựa trên sự ứng dụng phương tiện Internet do đó môi trường tiến hành hoạt động truyền thông Marketing biến đổi theo: đó là môi trường Internet. Nếu trong Marketing truyền thống, các giao dịch sẽ trở nên khó khăn và thậm chí không thể thực hiện được do sự khác biệt về không gian, thời gian và thậm chí là văn hóa tập quán thương mại, nhưng trong môi trường Internet, những trở ngại trên đều được loại bỏ và hoạt động thương mại cũng như hoạt động marketing diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết. 1.1.4. Khái niệm ứng dụng di động Một ứng dụng điện thoại di động, còn được gọi tắt là ứng dụng di động, hoặc chỉ ứng dụng, (tiếng Anh: Mobile app hoặc app) là phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác. Các ứng dụng thường có sẵn thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng, bắt đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều hành bởi các chủ sở hữu của hệ điều hành di động, như Apple App Store, Google Play, Windows Phone Store, và BlackBerry App World. Một số ứng dụng miễn phí, trong khi một số ứng dụng phải được mua. 1.2. Một số lý thuyết liên quan tới vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Phân loại hoạt động truyền thông điện tử  Truyền thông điện tử qua E-mail (quảng cáo bằng thư điện tử) Email marketing là hình thức gửi email thông tin liên quan tới người nhận truyền tải nội dung đến khách hàng mục tiêu.Việc sử dụng email marketing giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa thông tin trực tiếp đến khách hàng giảm chi phí và thời gian. Đây là phương thức mang lại hiệu quả nhất kiểm chứng trong thời gian qua.  Truyền thông điện tử qua mạng xã hội Truyền thông xã hội là một xu hướng truyền thông mới khác hẳn với truyền thông đại chúng trước đây. Việc thay đổi mô hình truyền thông đã dẫn đến sự ra đời của một hình thức marketing mới: Marketing bằng truyền thông xã hội. Truyền thông qua mạng xã hội – Nhân tố quan trọng của digital marketing năm 2013 Dịch vụ Social Media Marketing (SMM) khai thác và tìm kiếm trên Facebook, Youtube, LinkedIn, Blog, Forum… những cơ hội marketing hiệu quả nhất, với sức mạnh lan tỏa và tương tác mạnh của truyền thông xã hội giúp thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp đến với cộng đồng một cách nhanh chóng ,từ một người truyền ra mười người, từ mười người có thể truyền ra cả trăm cả nghìn người.  Truyền thông điện tử quảng cáo tìm kiếm ( Search Engine Marketing) Search Engine Marketing Được chia ra làm hai thành phần chính là SEO và PPC. SEO là cụm từ viết tắt của Search Engine Optimization, có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm bằng việc làm website sao cho chuẩn SEO. Website của bạn sẽ được xuất hiện trên top các trang tìm kiếm mà không phải trả bất kỳ một khoản chi phí quảng cáo nào cho các trang đó. Với SEO, website không thể lên top trong ngày một ngày hai được mà phải cần một thời gian thì website của bạn mới đạt được kết quả lên top. Bù lại thì khách hàng rất tin tưởng các website được SEO. Có lẽ SEO cũng không còn xa lạ trong thời đại bùng nổ internet như hiện nay. Nó được coi là một nghề trong xã hội và cũng đã có rất nhiều trung tâm đào tạo SEO ra đời. PPC – pay per click, chính là hình thức quảng cáo trên các trang tìm kiếm và trả tiền theo lượt click. Banner quảng cáo website của bạn sẽ xuất hiện trên các trang tìm kiếm. Khi liên kết với các trang tìm kiếm, website của bạn sẽ nhanh chóng nằm trong top kết quả trả về với các từ khóa đã đăng ký. Hiệu quả mang lại là sẽ tăng lượt truy cập website của bạn. Tuy nhiên, với những từ khóa có lượt tìm kiếm lớn thì chi phí sẽ rất cao. Giá lượt click sẽ do các trang tìm kiếm qui định. Và khách hàng thường tin tưởng các website xuất hiện trên top do SEO hơn là các website do PPC để mua sản phẩm, dịch vụ.  Mobile Marketing Mobile Marketing là việc sử dụng các phương tiện di động như một kênh giao tiếp và truyền thông giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Mobile Marketing không chỉ là một xu thế truyền thông mới. Nó đang thực sự trở thành một công cụ mạnh mẽ để dành được sự chú ý và quan tâm từ khách hàng. Biểu đồ 1.1: Hiệu quả quảng cáo qua di dộng Một vài thống kê: - Theo tổng cục thống kê đến 2/2011, Việt Nam có 154,1 triệu thuê bao di động - 80% người dùng di động luôn giữ máy bên mình - 45% người Việt thường xuyên dùng ĐTDĐ để nhắn tin  SMS Marketing SMS Marketing là hình thức tiếp thị di động qua tin nhắn Mobile Marketing là nhóm các ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp liên lạc và kết nối với khách hàng của mình thông qua các hình thức tương tác hoặc tương tự trên thiết bị di động hoặc mạng di động.  SMS Brand Name (hay gọi là Nhắn tin thương hiệu) - Là hình thức gửi SMS với nội dung quảng bá/thông tin (160 ký tự) đến chính xác hàng chục/hàng trăm nghìn thuê bao di động cùng lúc - Tựa tin nhắn hiển thị (sender) thay vì bằng số/số tổng đài rất khó nhớ, chúng tôi sẽ hiển thị bằng tên thương hiệu. - SMS Brandname không vi phạm spam SMS theo quy định - Với tình trạng SPAM SMS và tin nhắn SMS lừa đảo hiện nay thì việc sử dụng SMS BrandName để khẳng định thương hiệu và tạo sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng là một việc hết sức cần thiết. 1.2.2. Một số ứng dụng TMĐT trong truyền thông quảng cáo Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, bên cạnh những phương tiện quảng cáo truyền thống như TV, báo, tạp chí, Internet đóng vai trò quan trọng và là một phương tiện hiệu quả, tiết kiệm trong việc xây dựng nhận thức của người tiêu dùng đối với một thương hiệu. Người làm marketing có thể sử dụng tất cả những ứng dụng của trang web, nhằm quảng cáo, tăng cường quan hệ với công chúng, xây dựng những cộng đồng trên mạng để tạo những ấn tượng tốt cho thương hiệu. Truyền thông điện tử khuyến khích người tiêu dùng tham gia tích cực vào phát triển thương hiệu, đọc thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng. Hiệu quả phát triển thương hiệu của những tập đoàn lớn như Fedex, Charles Schwab, The New York Times, Nike, Levi Strauss, Harley Davidson đã chứng minh vai trò của marketing điện tử trong chiến lược marketing thế kỷ 21.  Truyền thông trực tiếp: Nhiều nhà truyền thông đặt ra những mục tiêu cụ thể hơn trong chiến lược truyền thông marketing trên mạng là sử dụng Internet thực hiện truyền thông trực tiếp. Internet tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương pháp gửi quảng cáo bằng thư truyền thống: không tem, không phong bì, không tốn giấy và các chi phí khác.  Bán hàng trên mạng: Người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ mình cần trên mạng từ chocolate đến ô-tô. Amazon.com từng có doanh số bán sách 32 triệu USD trong năm đầu khai trương cửa hàng trên mạng.  Hỗ trợ tiêu dùng: Hỗ trợ tiêu dùng và khách hàng là một trong những ưu điểm quan trọng của Marketing điện tử mà nhiều Công ty không chú ý đến. Hiện nay, hỗ trợ tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở dạng sơ khai dưới hình thức các câu hỏi khách hàng thường hỏi (FAQs-Frequent Asked Questions).  Điều tra thị trường: Internet mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu thị trường, thông qua xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng cập nhật và đầy đủ. Điều tra thị trường qua mạng tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và thời gian cho khách hàng.  Theo dõi hành vi người tiêu dùng: Máy chủ cho phép doanh nghiệp theo dõi từng động thái của khách hàng mỗi khi khách hàng xâm nhập vào mạng của Công ty: thời gian trên mạng, mở những trang web nào, chọn và mua những sản phẩm gì, đã mở trang web có sản phẩm đó bao nhiêu lần, quan tâm tới nhóm sản phẩm nào, ưa thích màu gì, thường chọn cỡ sản phẩm nào… 1.2.3. Lợi ích của việc ứng dụng TMĐT trong truyền thông điện tử phổ biến  Phạm vi truyền thông không giới hạn: Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp quảng bá mình trên phạm vi toàn cầu – những nơi có Internet – với chi phí rẻ không ngờ. Chi phí thấp nhất là chi phí duy trì website, có thể chưa đến 100.000 đồng/ tháng, nếu website của doanh nghiệp nằm ở Top 10, Top 20 trong kết quả tìm kiếm của Google với từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, thì những người tìm kiếm mua sản phẩm, dịch vụ này ở khắp nơi trên thế giới có thể dễ dàng biết đến doanh nghiệp.  Khối lượng thông tin không giới hạn và dễ dàng cập nhật: Với Thương mại điện tử nói chung và website nói riêng, doanh nghiệp còn có thể đưa một lượng thông tin gần như không giới hạn lên Internet để giới thiệu cho những ai quan tâm, và doanh nghiệp có thể cập nhật những thông tin đó một cách dễ dàng và không tốn kém (so với bản in phải in hàng loạt và in lại mỗi khi có thay đổi).  Chi phí cho truyền thông marketing thấp: như đã nói ở trên, doanh nghiệp có thể chỉ phải tốn chưa đến 100.000 đồng/tháng để duy trì website của mình, và thực hiện tối ưu hóa website với bộ tìm kiếm (gọi là SEO – Search Engine Optimization) là những ai quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp có thể tìm thấy doanh nghiệp qua việc tìm kiếm trên Google hay các bộ tìm kiếm khác  Dễ đo lường hiệu quả marketing hơn so với những cách marketing truyền thống: nếu bạn chiếu một mẩu quảng cáo trên Tivi vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày, liên tục trong một tuần, bạn có cách nào để đếm được bao nhiêu người quan tâm xem mẩu quảng cáo của bạn không? Chắc là không. Còn với Marketing online, bạn có thể đo lường hiệu quả tương đối chính xác. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thị trường Game trong nước và thế giới 1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam: No.1 Đông Nam Á, Số 6 Châu Á, Số 25 Thế giới về doanh thu từ ngành game Theo Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Newzoo, trong năm 2013, Việt Nam lọt vào top 25 quốc gia có doanh thu từ game cao nhất thế giới. Với tổng doanh thu khoảng 233 triệu đô-la Mỹ, Việt Nam là thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 6 châu Á xét theo doanh thu, sau các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ Biểu đồ 1.2 : Doanh thu game của 6 quốc gia Đông Nam Á 2013 Game mobile chiếm 13,9% tổng doanh thu game và đang tăng trưởng mạnh mẽ Biểu đồ 1.3 : Tốc độ tang trưởng game mobile 2013-2014 Cũng trong năm 2013, doanh thu đến từ các game mobile chiếm khoảng 11% giá trị thị trường, tương đương 25,5 triệu đô-la Mỹ. Dự kiến, trong năm 2014, con số đó sẽ tăng thêm 37%, đạt 35 triệu đô-la Mỹ. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn gấp 3,5 lần so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam nói chung (10,6%). Dự đoán đến 2016, game mobile sẽ mang lại 52 triệu đô-la Mỹ cho các nhà làm game Việt. Biểu đồ 1.4: Dự đoán doanh thu game mobile 2016 tại Việt Nam Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ người dùng internet tại Việt Nam Hiện nay, dân số Việt Nam xấp xỉ 91,5 triệu dân, trong đó có hơn 30,8 triệu người được tiếp cận với internet. Tuy vậy, theo Wearesocial & Internet World Stats,số thuê bao di động tại Việt Nam đã vượt mốc 127.318.045 thuê bao, trong đó 54% người dùng dưới độ tuổi 30 – độ tuổi thích chơi game nhất. Bên cạnh đó, Việt nam là quốc gia có phí Internet và 3G rẻ nhất trong khu vực: 3 đô-la Mỹ cho thuê bao 3G trọn gói hàng tháng với 600MB download khuyến mãi tốc độ cao; 15 đô-la Mỹ cho thuê bao cáp trọn gói hàng tháng download không giới hạn (Tốc độ 3G trung bình: 42 Mbps – Tốc độ cáp trung bình: 4-8 Mbps). Đây chính là điều kiện để các dịch vụ game online trên mobile bùng nổ tại Việt Nam. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Mới đây, đơn vị chuyên thống kê số liệu có tên Super Data đã công bố doanh thu của thị trường game online toàn thế giới trong năm vừa qua và con số này đã gây sốc cho bất kỳ một nền công nghiệp nào. Số liệu được tính toán từ tháng 1/2014 đến tháng 9/2014, đây là các dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ các nhà phát triển, nhà phát hành và các nhà cung cấp dịch vụ. Trong đó tổng doanh thu của thị trường game online trên toàn thế giới đạt 7,974 tỷ đôla Mỹ (170 nghìn tỷ VNĐ). Biểu đồ 1.6 : Top 10 game mobile có doanh thu cao nhất 2014 trên thế giới Dù khủng hoảng kinh tế đã được khắc phục phần nào nhưng rất nhiều nền kinh tế và ngành công nghiệp vẫn đang loay hoay tìm hướng đi cho mình. Tuy vậy, ngành công nghiệp game mà cụ thể là game online vẫn đứng vững và phát triển trong khủng hoảng. Chơi game trên iOS hay Android? Năm 2013, lượng người chơi game online trên hệ điều hành Android chỉ chiếm 28%, rất thấp so với iOS (72%). Chính sự chạy đua về cấu hình và giá bán của các nhà sản xuất thiết bị Android đã góp phần giúp hệ điều hành này phát triển mạnh mẽ, đưa tỷ lệ game thủ Android và iOS cân bằng với 49% và 51%. Biểu đồ 1.7: Kho ứng dụng lý tưởng nhất: App Store Hai kho ứng dụng chính thức Appstore của Apple và Play Store của Google đang chiếm ưu thế về số lượng trò chơi cũng như số lượng lượt tải về. Năm 2014, trên hệ điều hành iOS, kho ứng dụng iTunes cho ra mắt 89 game mới, trong khi đó Appota, App360, mWork, ViMarket chỉ phát hành 22 game. Cũng như vậy, trên hệ điều hành Android, Google Play phát hành 74 game mới, Appota, App360, mWork, ViMarket phát hành 18 game. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Nguồn dữ liệu sơ cấp là các thông tin được thu thập lần đầu tiên nhằm một mục tiêu nghiên cứu đề tài. Trong đề tài này sử dụng các phương pháp tiếp cận nghiên cứu và thu thập dữ liệu sau: • Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm Là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phiếu câu hỏi điều tra trắc nghiệm theo một trật tự nhất định, được chính thức hóa trong cấu trúc chặt chẽ nhằm ghi chép những thông tin xác đáng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nội dung: » Xác định nhóm đối tượng điều tra » Xây dựng bảng câu hỏi điều tra » Tiến hành phát phiếu điều tra » Xác định công cụ sử dụng (câu hỏi kết mở, thang đo lường khoảng cách, thang Likert) mang tính chất định tính, định lượng. - Cách thức tiến hành: Xây dựng bảng điều tra khách hàng gồm 10 câu hỏi, xác định mẫu điều tra gồm 20 người là khách hàng của doanh nghiệp và phát phiếu điều tra sau đó thu lại để xử lý. » Số phiếu điều tra phát ra : 20 phiếu » Số phiếu điều tra thu về : 20 phiếu » Số phiếu điều tra hợp lệ : 20 phiếu - Ưu và nhược điểm của phương pháp: Ưu điểm: câu trả lời không bị ảnh hưởng lẫn nhau, thông tin được thu thập một cách nhanh chóng, kịp thời. Nhược điểm: hạn chế về số lượng thành viên, khách hàng có thể trả lời không chính xác trong phiếu điều tra. - Mục đích áp dụng: tác giả sử dụng bảng phiếu điều tra đã được trả lời để phân tích xử lý và đánh giá thực trạng ứng dụng các công cụ truyền thông marketing điện tử của công 2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm việc thu thập nguồn dữ liệu hiện có, kể cả các nguồn nội bộ của doanh nghiệp (các báo cáo kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 và nguồn bên ngoài như các tài liệu thống kê kinh tế, qua báo đài, truyền hình, các công trình khoa học đã được thực hiện, qua internet… Ưu điểm: thu thập thông tin nhanh và đầy đủ, chi phí thấp hơn nhiều so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp. Những thông tin mà dữ liệu thứ cấp mang lại có thể dùng ngay vào mục đích cụ thể nào đó mà không phải tốn nhiều thời gian xử lý. Nhược điểm: Nguồn dữ liệu thứ cấp tồn tại sẵn nên có thể cũ, lỗi thời, không chính xác và độ tin cậy thấp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan