Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Dạy học theo dự án chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở lớp 10 thpt...

Tài liệu Dạy học theo dự án chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” ở lớp 10 thpt

.PDF
103
1
135

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG –––––––––––––––––––––– PHAN MAI QUỲNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN CHỦ ĐỀ “HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC” Ở LỚP 10 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 8140111 PHÚ THỌ - 2018 UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG –––––––––––––––––––––– PHAN MAI QUỲNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN CHỦ ĐỀ “HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC” Ở LỚP 10 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 8140111 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Thị Trinh PHÚ THỌ - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Phan Mai Quỳnh, học viên cao học chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, khóa học 2017 - 2018. Tôi xin cam đoan: Sau một thời gian nghiên cứu và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Đỗ Thị Trinh luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả có trong luận văn đều là kết quả thu đƣợc trong quá trình thực nghiệm, có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài "Dạy học theo dự án chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác ở lớp 10 Trung học phổ thông" đƣợc xây dựng dựa trên một nội dung nhỏ đƣợc xuyên suốt trong chƣơng trình dạy học bộ môn Toán ở bậc trung học cơ sở tiếp nối lên trung học phổ thông. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu của bản thân tôi sau một thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán. Để có đƣợc luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, trong quá trình tiến hành nghiên cứu hoàn thiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ, sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học tự nhiên, Phòng Đào tạo Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng và các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin đƣợc bày tỏ sự biết ơn chân thành tới TS. Đỗ Thị Trinh - Cô giáo đã trực tiếp giúp đỡ, hƣớng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này. Dù đã cố gắng nhiều, song vì những lý do khách quan và chủ quan, luận văn vẫn còn những hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ của quý thầy cô giáo, và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, tháng10 năm 2018 Tác giả Phan Mai Quỳnh iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 3 4. Khách thể nghiên cứu.................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................... 4 1.1. Tổng quan về Dạy học theo dự án ............................................................. 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của dạy học dự án ................................................................... 7 1.1.3. Phân loại các hình thức của dạy học dự án ............................................. 9 1.1.4. Cấu trúc của dạy học dự án ................................................................... 11 1.1.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án ......................... 14 1.1.6. Những ƣu điểm và hạn chế của dạy học dự án ..................................... 15 1.1.7. Các bƣớc trong dạy học dự án .............................................................. 19 1.1.8. Đánh giá dự án ...................................................................................... 21 1.2. Thực trạng dạy học theo dự án trong môn Toán ở các trƣờng THPT ..... 23 1.2.1. Nội dung Hệ thức lƣợng trong tam giác lớp 10 ở trƣờng phổ thông .... 23 1.2.2. Mục đích, yêu cầu khi dạy học chủ đề Hệ thức lƣợng trong tam giác lớp 10 ở trƣờng phổ thông............................................................................... 24 1.2.3. Thực trạng dạy học chủ đề Hệ thức lƣợng trong tam giác ở lớp 10 THPT ............................................................................................................... 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33 CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN CHỦ ĐỀ HỆ THỨC LƢỢNG TRONG TAM GIÁC Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..... 34 iv 2.1. Định hƣớng tổ chức dạy học theo dự án chủ đề Hệ thức lƣợng trong tam giác ở lớp 10 THPT ......................................................................................... 34 2.2. Tiêu chí lựa chọn nội dung tổ chức dạy học theo dự án chủ đề Hệ thức lƣợng trong tam giác cho học sinh Trung học phổ thông ............................... 37 2.3. Tổ chức dạy học theo dự án cho học sinh Trung học phổ thông ............. 39 2.3.1.Công việc cần chuẩn bị .......................................................................... 39 2.3.2. Ví dụ tổ chức dạy học theo dự án nội dung Hệ thức lƣợng trong tam giác ở lớp 10 THPT ......................................................................................... 42 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 72 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 73 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 73 3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................ 73 3.3. Nội dung và hình thức thực nghiệm sƣ phạm .......................................... 74 3.3.1.Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ............................................................. 74 3.3.2. Hình thức thực nghiệm.......................................................................... 74 3.4. Đánh giá thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 75 3.4.1. Phân tích định lƣợng ............................................................................. 75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 84 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 85 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra khảo sát chất lƣợng môn Toán đầu năm học ...... 74 ảng 3.2. ảng phân bố tần số kết quả kiểm tra 45 phút của học sinh .......... 80 vi DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ vận dụng dạy học theo dự án của giáo viên ....................... 28 Biểu đồ 1.2.Thái độ yêu thích của học sinh đối với môn Toán. ..................... 30 Biểu đồ 1.3. Thái độ học tập của học sinh với hình thức dạy học theo dự án .... 30 . vii DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT CNTT Công nghệ thông tin DH Dạy học DHTDA Dạy học theo dự án ĐC Đối chứng GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giáo viên HS Học sinh HTDH Hình thức dạy học PP Phƣơng pháp PPCT Phân phối chƣơng trình PPDH Phƣơng pháp dạy học SBT Sách bài tập SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm THPT Trung học phổ thông 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong vài thập kỉ gần đây, đứng trƣớc sự phát triển mạnh nhƣ vũ bão của các ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ đồng thời với quá trình hội nhập quốc tế dẫn tới nền kinh tế nƣớc ta trở thành nền kinh tế tri thức thì yếu tố tri thức và kĩ năng của con ngƣời chính là yếu tố để quyết định sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục hiện nay là có thể trang bị cho học sinh ngoài những kiến thức cơ sở tối thiểu thì còn cần phải tạo ra cho học sinh thói quen sử dụng các năng lực thực hành để có thể tham gia nghiên cứu sản xuất và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này thì đổi mới phƣơng pháp giáo dục là giải pháp đƣợc ngành giáo dục chú trọng đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên việc thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng thông qua việc dạy và học còn nhiều tồn tại. Chẳng hạn, tiếp nối kiến thức từ bậc Trung học cơ sở lên bậc Trung học phổ thông thì nội dung kiến thức về hệ thức lƣợng trong tam giác luôn khiến học sinh cảm thấy khó tiếp thu vì nội dung lí thuyết nhiều, không có tính thực tiễn cao và trừu tƣợng. Khi học phần này các em sẽ không thấy đƣợc mối quan hệ giữa hình học với liên hệ vào các bài toán thực tiễn. Kết quả khảo sát thực trạng khi dạy học nội dung hệ thức lƣợng trong tam giác ở phổ thông cho thấy: kiến thức chỉ dừng lại trên sách vở, tính liên hệ và áp dụng vào thực tiễn còn hạn chế, học sinh học không có hứng thú và đặc biệt chỉ tập trung vào kiến thức mà không chú trọng phát triển năng lực cho học sinh. Vì vậy, việc đổi mới về phƣơng pháp dạy học để phát triển năng lực cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục trong dạy và học môn Toán là rất cần thiết. Rất nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh đã đƣợc đề xuất và áp dụng nhƣ: phƣơng pháp dạy học hợp tác, phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề, phƣơng pháp thảo luận,phƣơng pháp dạy 2 học khám phá, phƣơng pháp dạy học phân hóa …mỗi phƣơng pháp đều có những điểm hay và mang lại những hiệu quả nhất định riêng. Trong số các phƣơng pháp đó phƣơng pháp dạy học theo dự án (Project- based learning) đƣợc biết đến là một trong những phƣơng pháp có hiệu quả trong việc giúp học sinh tự học, tự giải quyết vấn đề và áp dụng lí thuyết đã học và các tình huống thực tế đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết nhƣ kỹ năng đàm phán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự học,... Trên thế giới, vào khoảng cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI vấn đề này đƣợc John W.Thomas, Jarrett và nhiều nhà nghiên cứu đã trình bày trong lí luận dạy học, nhƣ John W.Thomas – Dạy học theo dự án: tổng quan (1998), John W.Thomas – Điểm lại các nghiên cứu về phương pháp dạy học dựa theo dự án (2000), Railbackj – Dạy học theo dự án: tạo hứng thú cho việc học (2002)... Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ lựa chọn dạy học theo dự án trong dạy học Toán học, nhƣ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cho HS lớp 10 – 11 THPT ban cơ bản (2012) của Nguyễn Đắc Thắng, Dạy học bất đẳng thức Cauchy bằng phương pháp dạy học theo dự án (2013) của Trịnh Khánh Linh...Nhƣ vậy chƣa có nghiên cứu nào về áp dụng dạy học theo dự án để tổ chức dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực thực hành cho học sinh về lĩnh vực hệ thức lƣợng trong tam giác vào thực tế đời sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn nội dung chính của đề tài nghiên cứu cho luận văn là: Dạy học theo dự án chủ đề Hệ thức lƣợng trong tam giác ở lớp 10 THPT. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dạy học theo dự án, luận 3 văn đƣa ra ba dự án học tập giúp học sinh không những nắm vững đƣợc các kiến thức cần thiết mà còn phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo, và phát triển kỹ năng tƣ duy, rèn luyện khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua các dự án đã thực hiện. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Cách thức tổ chức dạy học theo dự án cho môn Toán trong dạy học chủ đề “ Hệ thức lƣợng trong tam giác” ở lớp 10 Trung học phổ thông. 4. Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức dạy học theo dự án môn Toán trong dạy học chủ đề “Hệ thức lƣợng trong tam giác” lớp 10 Trung học phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu việc tổ chức dạy học theo dự án cho chủ đề “Hệ thức lƣợng trong tam giác” ở lớp 10 Trung học phổ thông. 6. Giả thuyết khoa học Nếu dạy học chủ đề Hệ thức lƣợng trong tam giác ở lớp 10 Trung học phổ thông thông qua dạy học theo dự án thì có thể đạt đƣợc các mục tiêu phát triển năng lực, vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn và năng lực giải quyết vấn đề để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo”, và “Phụ lục” nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chƣơng 2. Tổ chức dạy học theo dự án chủ đề “Hệ thức lƣợng trong tam giác” ở lớp 10 trung học phổ thông. Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về Dạy học theo dự án 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản a. Dự án Thuật ngữ “dự án” tiếng Anh có nghĩa là Project, theo gốc tiếng latinh là “projicere”, đều có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế. Còn hiểu theo nghĩa phổ thông thì dự án là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch đã đƣợc lên ý tƣởng, cần đƣợc thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra ban đầu. Vì vậy mà khái niệm dự án thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Ngày nay, khái niệm dự án đƣợc hiểu là một dự định, một kế hoạch, đƣợc thực hiện trong những điều kiện xác định, có tính tổng thể và tính phức hợp.Trong đó cần tìm hiểu và xác định rõ mục tiêu, thời gian, tài chính, nhân lực, vật lực. Sau đó, khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn đƣợc sử dụng nhƣ một hình thức hay phƣơng pháp dạy học. Từ cuối thế kỉ VXI, ở Italia ngƣời ta đã sử dụng khái niệm dự án trong dạy học ở các trƣờng dạy nghề kiến trúc, rồi tiếp đó là đến ở Pháp. Đến thế kỉ XVIII, nhờ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã mang lại sức ảnh hƣởng đến các nền kinh tế mà tƣ tƣởng của việc mang khái niệm của dự án vào dạy học đƣợc mở rộng và lan truyền sang các nƣớc ở Châu Âu và Châu Mỹ. Về sau do sự ảnh hƣởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cải cách giáo dục đã lắng xuống một thời gian dài. Nhƣng từ những năm 70 của thế kỉ trƣớc, trào lƣu cải cách giáo dục mới ở phƣơng Tây đã tạo ra sự phát triển mới cho dạy học theo dự án. Như vậy, dự án là một quá trình hoạt động của một hay nhiều nhóm 5 người để thực hiện một kế hoạch đề ra nhằm tạo ra những sản phẩm theo mục đích đã đề ra [4]. b. Dự án học tập Dựa vào khái niệm dự án khi ngƣời sử dụng với mục đích vận dụng nó vào lĩnh vực giáo dục cụ thể trong việc dạy học mà ngƣời ta gọi đó là dự án học tập. Chính vì thế mà ngƣời ta thấy rằng có những điểm tƣơng đồng và khác nhau giữa dự án học tập và dự án trong thực tiễn. Nếu nhƣ dự án học tập là một nhiệm vụ học tập phải do ngƣời học thực hiện và trong đó mục tiêu của dự án là mục tiêu của dạy học thì dự án trong thực tiễn có thể ủy nhiệm cho nhiều ngƣời cùng thực hiện. Vì vậy khi thiết kế một dự án học tập, vừa phải dựa vào đặc điểm và tiến trình của dự án nói chung, vừa phải dựa vào các quan điểm của lí luận dạy học nói riêng. Nhƣ vậy: “ Dự án học tập được hiểu là một dự án trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp kiến thức với kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau” [5]. c. Quan niệm về dạy học theo dự án Tùy theo mỗi ngƣời mà có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học dự án. Một số tác giả coi dạy học dự án là một tƣ tƣởng hay một quan điểm dạy học. Nhƣng số khác lại cho rằng DHTDA là một hình thức dạy học có thể kết họp nhiều phƣơng pháp dạy học (PPDH) khi tiến hành một dự án. Nguyễn Văn Cƣờng trong một thông báo khoa học năm 1997 đã viết: “Dạy học Project hay dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lí thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.” [6] 6 Cũng vẫn quan niệm nhƣ vậy, Nguyễn Thị Diệu Thảo đã xây dựng định nghĩa về DHTDA nhƣ sau: “Dạy học theo dự án là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó người học dưới sự chỉ đạo của GV thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn với hình thức làm việc nhóm là chủ yếu. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu” [19]. Định nghĩa này coi dạy học theo dự án là một hình thức dạy học lớn, hình thức tổ chức dạy học. Theo tác giả, quan niệm này phù hợp với bản chất của dạy học theo dự án và có thể hoà nhập với hệ thống các khái niệm quen thuộc trong phạm trù PPDH hiện nay ở Việt Nam, nhƣ bài giảng, seminar, thí nghiệm, thực tập,... Đỗ Hƣơng Trà cũng đã coi dạy học theo dự án là một mô hình dạy học. Theo tác giả “Dạy học dự án là một mô hình dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Kiểu dạy học này phát triển kiến thức và kĩ năng của học sinh thông qua quá trình học sinh giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằng những kiến thức theo nội dung môn học - được gọi là dự án. Dự án đặt học sinh vào vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo. Thường thì học sinh sẽ làm việc theo nhóm và hợp tác với các chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để trả lời các câu hỏi và hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa của bài học. Học theo dự án đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua cả sản phẩm lẫn phương thức thực hiện” [22]. Nhƣ vậy, vì có sự khác nhau về cách nhìn nhận và cách thức sử dụng mà cho đến nay vẫn chƣa có sự thống nhất cụ thể về quan niệm đối với dạy học theo dự án. Có tác giả coi đây là một PPDH, nhƣng những tác giả khác lại cho đó là hình thức DH, quan điểm DH hay mô hình DH,...Tùy theo cách tiếp cận mà các nhà lí luận có thể quan niệm dạy học theo dự án theo những cách khác nhau. 7 Dƣới đây là một định nghĩa về dạy học theo dự án đƣợc xây dựng trong luận văn này: Dạy học theo dự án (DHTDA) là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. 1.1.2. Đặc điểm của dạy học dự án Dạy học dự án có những đặc điểm sau : a. Định hướng thực tiễn Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng nhƣ thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của ngƣời học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trƣờng hợp lí tƣởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. b. Định hướng hứng thú người học HS đƣợc tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của ngƣời học cần đƣợc tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. c. Mang tính phức hợp, liên môn Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp. d. Định hướng hành động Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng nhƣ rèn luyện kỹ năng 8 hành động, kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời học. e. Tính tự lực của người học Trong dạy học theo dự án, ngƣời học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của ngƣời học. GV chủ yếu đóng vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. f. Cộng tác làm việc Các dự án học tập thƣờng đƣợc thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng nhƣ với các lực lƣợng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn đƣợc gọi là học tập mang tính xã hội. g. Định hướng sản phẩm Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm đƣợc tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trƣờng hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. h. Định hướng kĩ năng mềm Dạy học theo dự án tạo điều kiện và tạo cơ hội cho ngƣời học có thể phát triển đƣợc các năng lực tƣ duy và các kĩ năng mềm (hay còn gọi là kĩ năng sống nhƣ các kĩ năng về giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo, định hƣớng...) thông qua quá trình thực hiện dự án và tạo sản phẩm dự án. k. Có khả năng tích hợp cao Trong dạy học theo dự án có thể thực hiện phối hợp với nhiều phƣơng pháp dạy học, hình thức dạy học hay nhiều xu hƣớng dạy học khác nhau nhƣ: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học trong môi trƣờng công nghệ thông tin… để tổ chức các hoạt động học 9 tập sao cho việc học tập đạt kết quả cao. m. Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian, thời gian DHTDA tùy theo số lƣợng ngƣời học và quy mô của dự án mà có thể đƣợc thực hiện trong phạm vi của một nhóm, một lớp học, một số dự án lớn cũng có thể vƣợt ra khỏi phạm vi một lớp học. Thời gian thực hiện một dự án học tập còn tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ của từng dự án học tập mà có thể tiến hành trong một ngày, nhiều ngày hay hàng tuần. Có thể tổng hợp các đặc điểm của dạy học theo dự án thông qua sơ đồ sau: Hình 1.1. Đặc điểm của dạy học theo dự án 1.1.3. Phân loại các hình thức của dạy học dự án Dạy học dự án có thể đƣợc phân loại dựa theo nhiều cơ sở khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chính: a. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của dự án - Dự án về giáo dục - Dự án về môi trƣờng 10 - Dự án về văn hóa - Dự án về kinh tế b. Phân loại theo nội dung chuyên môn - Dự án trong một môn học: Là các dự án học tập mà trọng tâm nội dung nằm trong một môn học - Dự án liên môn (nội dung bao gồm nhiều môn học khác nhau); - Dự án ngoài chƣơng trình (dự án không liên quan trực tiếp đến nội dung các môn học trong chƣơng trình học tập của ngƣời học). c. Phân loại theo quy mô, quỹ thời gian Ngƣời ta phân ra các dự án theo quy mô nhỏ, vừa, lớn dựa vào các điều kiện sau: - Thời gian, chi phí tiến hành dự án. - Số ngƣời tham gia: nhóm, tổ, lớp, khối lớp học, trƣờng,... tiến hành thực hiện dự án đó. - Phạm vi tác động (ảnh hƣởng) của dự án: trong trƣờng, ngoài trƣờng, khu vực… Ngoài ra khi tiến hành dự án ta còn có thể có cách chia nhƣ sau: - Dự án nhỏ: là dự án đƣợc thực hiện trong phạm vi một số giờ học, có thể từ 2 – 6 giờ học. - Dự án trung bình: là dự án đƣợc thực hiện trong phạm vi từ một ngày đến một tuần hoặc 40 giờ học. - Dự án lớn: là dự án đƣợc thực hiện với quỹ thời gian lớn, trên một tuần và có thể kéo dài lên nhiều tháng. d. Phân loại theo nhiệm vụ, tính chất công việc - Dự án học tập tìm hiểu: Là các dự án học tập đƣợc thực hiện nhằm khảo sát thực trạng đối tƣợng. Ví dụ: Dự án tham quan và tìm hiểu một quy trình sản xuất, dịch vụ (rƣợu bia, xi măng, đồ gốm…); Dự án tham quan và tìm hiểu việc sử dụng khí 11 oxi ở bệnh viện... - Dự án học tập nghiên cứu: Là các dự án học tập đƣợc tiến hành nhằm hƣớng tới giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tƣợng... Ví dụ: Dự án xác định độ pH của đất trồng; Dự án khảo sát môi trƣờng chăn nuôi, trồng trọt... - Dự án học tập thực hành: Là các dự án học tập đƣợc thực hiện với mục đích hƣớng tới là tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn. Ví dụ: Dự án xây dựng một cơ sở xử lí hạt giống (lúa, bắp, …); Dự án mở một cửa hàng bán thực phẩm... - Dự án học tập hỗn hợp: Là các dự án học tập có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. Ví dụ: Dự án tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng; Dự án giới thiệu cho nông dân cách nuôi trồng thủy sản, sử dụng phân bón hóa học, thuốc phòng trừ sâu bệnh… Dự án tiếp thị sản phẩm cho các cơ sở sản xuất (oxi sạch, thuốc trừ sâu, phân bón ...) - Dự án tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội. Ví dụ: Dự án trồng và chăm sóc cây xanh; Dự án xây dựng trƣờng học “xanh, sạch, đẹp”... 1.1.4. Cấu trúc của dạy học dự án Trong dạy học dự án có nhiều thành tố liên quan với nhau rất mật thiết: ngƣời học, giáo viên, nội dung, phƣơng tiện dạy học, môi trƣờng và thời gian thực hiện dự án... a. Người học - Ngƣời học là trung tâm của dạy học dự án, ngƣời học không hoạt động độc lập mà làm việc theo nhóm, đóng vai là những ngƣời thuộc các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm vụ hoàn thành vai trò của mình theo các mục tiêu đã đề ra.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng