Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dấu ấn văn hóa nam bộ trong thơ văn nguyễn đình chiểu ...

Tài liệu Dấu ấn văn hóa nam bộ trong thơ văn nguyễn đình chiểu

.PDF
139
901
63

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về văn hóa 1.1.1. Văn hóa 1.1.2. Văn hóa Nam Bộ 1.1.3. Văn hóa dân gian Nam Bộ 1.2. Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ 1.2.1. Vùng đất Nam Bộ 1.2.2. Con người Nam Bộ 1.3. Môi trường sống ảnh hưởng đến dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 1.3.1. Môi trường tự nhiên 1.3.2. Môi trường xã hội Chương 2 DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THỂ HIỆN QUA TỪ NGỮ 2.1. Từ ngữ đậm sắc màu Nam Bộ 2.1.1. Miêu tả đặc điểm của vùng đất Nam Bộ 2.1.1.1. Địa danh, địa hình của vùng đất Nam Bộ 2.1.1.2. Sự vật, hiện tượng của vùng đất Nam Bộ 2.1.2. Miêu tả đặc điểm của con người Nam Bộ 2.1.2.1. Tính cách của người Nam Bộ 2.1.2.2. Phẩm chất của người Nam Bộ 2.2. Sự đa dạng của lớp từ Nam Bộ 2.2.1. Từ khẩu ngữ 2.2.2. Từ xưng hô 2.2.3. Từ đặc biệt 2.2.4. Từ dân gian 2.2.5. Các quan hệ từ 2.2.6. Từ Hán Việt được Việt hóa 2.2.7. Điển tích, điển cố quen thuộc Chương 3 DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THỂ HIỆN QUA CÁC HOẠT ĐỘNG 2 VĂN HÓA DÂN GIAN 3.1. Dấu ấn của các hoạt động tín ngưỡng dân gian Nam Bộ 3.1.1. Các hình thức nghi lễ truyền thống 3.1.2. Sự đan xen nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian Nam Bộ 3.2. Dấu ấn của các hoạt động văn nghệ dân gian Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 3.2.1. Hình thức diễn xướng của sân khấu tuồng 3.2.2. Hình thức diễn xướng qua những câu hò, điệu hát dân gian C. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 3 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Sự giao lưu văn hóa với các dân tộc trên thế giới là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hiện nay; đồng thời, khẳng định nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Vì thế, việc nghiên cứu và học tập về văn hóa là một trong những vấn đề thiết thực cần phải được chú trọng. Bởi vì: “bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác” (Nghị quyết Trung Ương IV của Đảng). Việc nghiên cứu về văn hóa học đến nay dù được nghiên cứu nhiều, nhưng vẫn còn vài vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa quan tâm đúng mức, trong đó có vấn đề dấu ấn văn hóa được thể hiện trong sáng tác văn học. Vì thế, việc nghiên cứu văn hóa trong tác phẩm văn học là vấn đề cần phải quan tâm. Việc này góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nam Bộ - ngày xưa nhiều sông rạch, đầm lầy nay trở thành vùng đất trù phú, cây cối xanh tươi, phong cảnh hữu tình . . . , và đặc biệt là con người Nam Bộ rất thật thà, chất phác, thẳn thắng bộc trực . . . Tất cả những điều này góp phần tạo nên một vẻ đẹp riêng về văn hóa. Nơi đây, Nguyễn Đình Chiểu được sinh ra, lớn lên và sáng tác văn chương. Những vẻ đẹp và phong vị quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn cụ Đồ qua những câu hò, điệu hát dân gian, và lẽ tất yếu đã để lại dấu ấn khá sâu đậm cũng như làm nên nét đặc trưng riêng trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Đọc tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, điều ấn tượng nhất là chất văn hóa của vùng đất Nam Bộ nổi bật qua thơ văn của cụ. Chúng tôi nghĩ rằng đó là những yếu tố góp phần làm nên giá trị đặc sắc cho thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Là người con của Nam Bộ, chúng tôi phải duy trì, bảo vệ và phát triển nền văn hóa của quê hương. Hiểu được điều này chúng tôi càng có được lòng tin nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về dấu ấn văn hóa của mảnh đất này trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” để nghiên cứu. Hy vọng với đề tài này, nó sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về dấu ấn văn hóa của vùng đất Nam Bộ được thể hiện trong sáng tác văn học. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Đình Chiểu là tác gia lớn ở Nam Bộ, thơ văn của cụ được nhiều người biết đến, nhưng việc tìm hiểu về những ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu cũng như màu sắc của mảnh đất này được thể hiện trên văn thơ của cụ chưa được nghiên cứu nhiều. “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” là đề tài chưa được nhiều người nghiên cứu. Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác giả lớn của văn học trung đại, văn thơ của cụ không ai không biết đến. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng tìm và sưu tầm những bài nghiên cứu có liên quan đến dấu ấn văn hóa, đặc biệt là dấu ấn của phương Nam trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu để thấy rõ hơn tầm quan trọng và sự cần thiết khi tìm hiểu về vấn đề này. 4 Từ nội dung cho đến ngôn ngữ, văn thơ của cụ Đồ cũng khai thác sâu sắc về mảnh đất quê hương của cụ. Quyển “Lục Vân Tiên tác phẩm và lời bình” [29], có nhiều bài viết liên quan đến dấu ấn văn hóa trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu: Đầu tiên là bài viết của thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” nhận xét: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau” [29; 153]. Phạm Văn Đồng giúp độc giả thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu ngoài việc dùng từ mang tính Nam Bộ còn thông qua nó vẽ nên bức tranh về sức mạnh của con người phương Nam – những người con luôn mạnh mẽ, có ý chí bất khuất, không nề hà gian khó, một lòng hy sinh vì độc lập tự do của quê hương. Điều này tạo nên nét văn hóa rất Nam Bộ trong sáng tác của cụ Đồ.Tuy nhiên, Phạm Văn Đồng mới đưa ra một nhận định khái quát chứ chưa cụ thể. Ngoài ra, Phạm Văn Đồng nhận xét: “Nguyễn Đình Chiểu đã kế thừa truyền thống văn hóa chung của dân tộc, trong cái vẻ riêng của miền Nam, vốn đã được xuất hiện trước đó trong văn học Đàng trong” [29; 201]. Đây tuy là một nhận định chung nhưng phần nào cũng khái quát được giá trị sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, đó là sự kế thừa từ văn hóa Việt Nam mà cụ thể là văn hóa Nam Bộ. Thứ hai là nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Trảng trong bài viết: “Văn hóa truyền thống trong truyện Lục Vân Tiên và cuộc sống của tác phẩm” cũng viết thêm “… không thể chối cãi là chính truyện Lục Vân Tiên đã sản sinh ra một hình thức diễn xướng truyện thơ mang tên gọi của nó, mà sao này trở thành hình thức độc xướng truyện thơ chủ yếu của các truyện thơ của Nam Bộ” [29; 203]. Huỳnh Ngọc Trảng chứng minh ảnh hưởng của “Lục Vân Tiên” lên đời sống tinh thần của nhân dân, đó là việc diễn xướng truyện thơ. Hình thức đọc xướng truyện thơ là một trong những hoạt động văn hóa dân gian ở Nam Bộ, tác phẩm của cụ Đồ (Lục Vân Tiên) là tác phẩm được nhiều người ưa thích, không phải ngẫu nhiên mà ai cũng thuộc lòng câu hát trước khi kể truyện Vân Tiên: “Vân Tiên Vân Tiển Vân Tiên, cho tôi một đồng tôi hát Vân Tiên”. Điều đó làm tăng thêm dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ý kiến của Huỳnh Ngọc Trảng cụ thể, nhưng còn điểm hạn chế. Ông chỉ dựa vào “Lục Vân Tiên” chứng minh điều mình nói, dù một số tác phẩm khác của Nguyễn Đình Chiểu cũng thể hiện điều này. Quyển “Nguyễn Đình Chiểu tác giả và tác phẩm” [28] cũng nghiên cứu nhiều về những phương diện có liên quan đến đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu”: Đầu tiên là bài viết: “Hiện tượng Nguyễn Đình Chiểu trong văn hóa Việt Nam” của Cao Tự Thanh khẳng định: “Đối với người đọc ở miền Nam mà đặc biệt là nông dân Nam Bộ, Lục Vân Tiên đã trở thành một tia sáng nhiều mầu sắc rọi chiếu lên 5 nhiều lĩnh vực trong đời sống tinh thần của họ” [28; 333]. Cao Tự Thanh cho rằng ảnh hưởng của “Lục Vân Tiên” lên cuộc sống của nông dân, mà cụ thể là về tinh thần, giúp truyện thơ mang một dấu ấn văn hóa riêng của Nam Bộ. Ý kiến của Cao Tự Thanh còn chung chung, vì ông chưa chỉ ra “Lục Vân Tiên” tác động lên đời sống của nông dân Nam Bộ về phương diện nào. Thứ hai là bài viết: “Truyền thống quật cường của Nam Bộ và Việt Nam với tinh thần đấu tranh của Nguyễn Đình Chiểu” của Ca Văn Thỉnh cho rằng: “Truyền thống văn học Nam Bộ ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu” [28; 188]. Đúng vậy, nếu không thừa hưởng sâu sắc nền văn học của Nam Bộ thì tác phẩm của cụ Đồ đã không thấm sâu vào người dân nơi đây như vậy, từ ngôn ngữ giản dị, gần gũi đến nội dung tác phẩm . . . Tất cả đều rất thân thuộc với Nam Bộ, việc tạo ra dấu ấn văn hóa trong sáng tác của cụ Đồ là lẽ tất nhiên. Nhưng cũng như Cao Tự Thanh, Ca Văn Thỉnh mới nhận định khái quát, chưa đưa ra biểu hiện cụ thể, đó là văn học Nam Bộ ảnh hưởng đến tư tưởng sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu như thế nào. Thứ ba là bài viết: “Tiếng địa phương miền Nam trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu” của Hoàng Tuệ, Phạm Văn Hảo và Lê Văn Trường viết: “Phương ngữ miền Nam chính là một yếu tố trong giá trị hiện thực của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” [28; 648]. Sự khẳng định của họ khá cụ thể, họ chỉ ra được giá trị hiện thực của văn thơ cụ Đồ được tạo nên từ nhiều yếu tố nhưng phương ngữ miền Nam là yếu tố quan trọng, chính điều đó ghi lại dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Quyển “Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX” [7], Bảo Định Giang viết: “Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu từ chống thực dân Pháp về sau, phát triển ở mức cao sự nghiệp sáng tác của ông. Thơ điếu, văn tế những tướng lĩnh anh hùng, những nghĩa sĩ không tên và các tác phẩm khác của ông, là những bài ca bất khuất, thà chết chứ không chịu làm nô lệ” [8; 60]. Tuy không nói rõ về những cuộc đấu tranh ở đâu, người dân ở vùng nào, nhưng qua nhận định này chúng ta có thể thấy được tính cách mạnh mẽ, kiên cường cùng ý chí bất khuất của người dân Nam Bộ, đây là nét đặc trưng hiện rất rõ trong tính cách của người dân Nam Bộ cũng là nét văn hóa trong sáng tác của cụ Đồ. Quyển “Từ ngữ - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” [7] trình bày nhiều ý kiến của Nguyễn Thạch Giang liên quan tới dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong văn thơ cụ Đồ: Nguyễn Thạch Giang nhân ngày “Kỉ niệm lần thứ 111 ngày mất Nguyễn Đình Chiểu (ngày 03 tháng 07 năm 1888 – ngày 03 tháng 07 năm 1999) viết: “Ngoài ra, tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu mang đậm sắc thái địa phương Nam Bộ, nhất là trong cách sử dụng ngôn ngữ” [7; 7]. Nguyễn Thạch Giang giúp độc giả thấy được văn 6 thơ Nguyễn Đình Chiểu, nhất là qua mặt ngôn ngữ, điều mà ai cũng dễ nhận ra trong sáng tác của cụ là lối văn chương rất bình dị, quen thuộc với người dân Nam Bộ. Dù chỉ viết về phương diện từ ngữ trong dấu ấn văn hóa của Nguyễn Đình Chiểu, nhưng Nguyễn Thạch Giang viết rất chi tiết. Ngoài ra, trong bài viết: “Mấy nhận xét tổng quát về ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, Nguyễn Thạch Giang khẳng định: “. . . những từ ngữ và những thể cách hành văn địa phương đậm đà trong “Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca” đã tạo nên một không khí đặc biệt , nôm na đến mức thật thà chân chất, phản ánh hiện thực những xứ sở của những con người bộc trực, cũng thẳng thắn, thật thà” [7; 24]. Quả thật, không khó khăn nhận ra những con người thật thà, đôn hậu và thẳng thắn tựa như tính cách của người miền Nam qua các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, trong tác phẩm của cụ Đồ nét tính cách đó của con người Nam Bộ càng được khắc họa sâu sắc và sinh động hơn… qua ngôn ngữ hành văn của tác giả. Trên trang web http: // vominhhai.vnblog.com đăng ngày 10 tháng 11 năm 2011 lúc 15 giờ 30 phút, Nguyễn Thị Thanh Ngân và Lê Thị Bích Liễu trong bài viết “Từ ngữ văn hóa trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” cho rằng: “trường hợp thâm nhập của Lục Vân Tiên vào đời sống văn hóa dân gian Nam Bộ là một bằng chứng khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong việc hiện thực hóa giá trị văn hóa của tác phẩm văn học”[31; 6]. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Ngân và Lê Thị Bích Liễu khẳng định vai trò quan trọng của tác phẩm văn học (Lục Vân Tiên) đối với nền văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Nam Bộ nói riêng. Đây là một nhận định mới chỉ ra được dấu ấn văn hóa của phương Nam, tuy nhiên bài viết chỉ tìm hiểu trong phạm vi hẹp (cụ thể là tác phẩm Lục Vân Tiên) về mặt từ ngữ - một trong những đặc trưng của văn hóa. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Ngân và Lê Thị Bích Liễu còn khẳng định: “Riêng với truyện Nôm Lục Vân Tiên, khi nói đến đặc trưng của từ ngữ văn hóa, chúng ta không thể quên nhắc đến tính phổ biến. Đây có lẽ là đặc điểm cho thấy sự thâm nhập vào quần chúng của Lục Vân Tiên vượt trội hơn những truyện Nôm bác học thời bấy giờ, bên cạnh tác phẩm trong việc thể hiện rõ cốt cách của con người Nam Bộ - những con người phóng khoáng, giàu tình nghĩa chính trực, thẳng thắn, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng nhiều từ ngữ, lối nói, (thậm chí mang tính chất khẩu ngữ) của người Nam Bộ. . .” [31; 5] Từ việc tìm hiểu về mặt từ ngữ trong “Lục Vân Tiên” mang đậm chất Nam Bộ, bài viết đưa ra một đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong “Lục Vân Tiên”, đó là tính cách của con người miền Nam được thể hiện rất rõ. Đây cũng là một nét văn hóa cần được khai thác trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Chưa đi sâu vào phân tích dấu ấn văn hóa trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nhưng Lê Ngọc Thạc đã đưa ra một nhận định thể hiện sự gắn bó giữa sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với mảnh đất phương Nam. Trên trang web: http: //ngocthacle.blogspot.com trong bài viết “Mấy suy nghĩ về màu sắc Nam Bộ trong 7 thơ văn của cụ Nguyễn Đình Chiểu” được đăng vào ngày 02 tháng 09 năm 2011 lúc 18 giờ 56 phút Lê Ngọc Thạc nhận xét: “Tác phẩm của cụ Đồ sống mãi vì nó gần gũi với nhân dân. Đó chính là lời ăn tiếng nói, là suy nghĩ và tình cảm của nhân dân. Từ đó đã hình thành nên một phong cách nghệ thuật riêng cho ông, góp phần quan trọng vào dòng văn học yêu nước Nam Bộ thời chống Pháp” [19; 1], cũng như Nguyễn Thị Thanh Ngân và Lê Thị Bích Liễu, Lê ngọc Thạc cho rằng ngôn ngữ trong thơ văn của cụ Đồ mang đậm sắc màu Nam Bộ. Nó không chỉ là ngôn ngữ của văn chương mà là “lời ăn tiến nói, là suy nghĩ và tình cảm của nhân dân” [19; 1]. Có thể còn nhiều bài nghiên cứu khác có viết về màu sắc Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nhưng ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu được một số bài, một vài ý kiến hay nhận định có liên quan để từ đó làm cơ sở cho vấn đề mà chúng tôi sẽ nghiên cứu nên chúng tôi xin dừng lại ở vài bài viết và các ý kiến trên. Hy vọng tiếp theo luận văn này chúng tôi có thể đóng góp và làm sáng tỏ vấn đề dấu ấn văn hóa trong tác phẩm văn chương mà cụ thể là sắc mà phương Nam qua văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” đòi hỏi phải tham khảo tất cả những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Vì vậy, chúng tôi chọn hai quyển cơ bản để khảo sát, đó là “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập” tập một và hai của nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1997. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khảo sát thêm một số tài liệu có liên quan: quyển [2] và quyển [7] . . . để nghiên cứu đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”. Thực hiện đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, trước hết chúng tôi khảo sát những vấn đề chung về văn hóa và những đặc điểm của văn hóa Nam Bộ cũng như nền văn hóa dân gian ở đây; cùng với những nét tính cách của con người. Đồng thời, chúng tôi khảo sát thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu trên hai phương diện: từ ngữ và các hoạt động văn hóa dân gian. Mặt khác, chúng tôi còn nghiên cứu một số công trình viết về văn hóa để thấy được sự ảnh hưởng của văn hóa lên sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. 4. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, chúng tôi đặt ra những mục đích sau: Tìm hiểu những dấu ấn văn hóa trong sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Chỉ ra được sự ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ đối với quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua từ ngữ và các hoạt động văn hóa dân gian. Nghiên cứu đề tài để hiểu hơn những dấu ấn văn hóa đã góp phần làm nổi bật hơn vẻ đẹp trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Mặt khác, với đề tài này, chúng ta có thể hiểu thêm về giá trị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng như tài năng của cụ . . . Đồng thời, nhìn nhận lại những 8 văn hóa của Nam Bộ. Từ đó giúp chúng tôi có đủ kiến thức và bản lĩnh để giữ gìn và phát triển văn hóa ở vùng đất Nam Bộ. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp thống kê: Với phương pháp này, chúng tôi thống kê những biểu hiện của dấu ấn văn hóa trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu thông qua từ ngữ, cách đặt tên địa danh địa hình, các nghi lễ truyền thống, câu hò điệu hát và tính cách của con người . . . Phương pháp hệ thống: Ở phương pháp này, chúng tôi hệ thống những biểu hiện của dấu ấn văn hóa trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng một số thao tác khác như: phân tích, chứng minh... để làm nổi bật vấn đề. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về văn hóa 1.1.1. Văn hóa Bất cứ một đất nước, một dân tộc nào cũng có một nền văn hóa riêng. Tuy nhiên, cho đến nay văn hóa vẫn chưa được định nghĩa một cách thống nhất. Theo thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Nghĩa là sự xác định khái niệm văn hóa không đơn giản vì mỗi học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu. Từ thế kỷ XIX trở đi, văn hóa trở thành một khái niệm chính thức. Khởi điểm của văn hóa là ở sự phản ứng sinh hoạt của người đối với hoàn cảnh, nghĩa là ở mối đau khổ của người phải sống trong sự áp bức của tự nhiên và ở sự gắng sức để thoát khỏi trạng thái đau khổ ấy; phương tiện nhờ đó mà văn hóa phát sinh là sự làm việc để lợi dụng những vật liệu và lực lượng cướp lấy của tự nhiên; công dụng và mục đích của văn hóa là khiến người chinh phục được tự nhiên để nâng cao trình độ vật chất và tinh thần; cái chủ thể gây nên tinh thần văn hóa là người là khiếu sáng tạo, tức là tinh thần của người. Vậy thời văn hóa chính là cái lợi khí cho tinh thần của người nhờ cần lao và hợp tác mà sáng tạo ra để tranh đấu với hoàn cảnh tự nhiên tức là tranh đấu với đất, là nơi loài người phải sống mà giải quyết những nhu yếu và nhu cầu do hoàn cảnh ấy gây ra. 9 Theo Từ điển Tiếng Việt, văn hóa được thể hiện với các nét nghĩa sau: (1) Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. (2) Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thõa mãn nhu cầu đời sống tinh thần. (3) Văn hóa là tri thức, là kiến thức khoa học (nói tổng quát). (4) Văn hóa là từ chỉ trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. (5) Nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm khác nhau. [14; 1062]. E.B Tylor định nghĩa: “Văn hóa là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, những tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội” (Dẫn theo M.J Herskovits trong Les bases de l’anthropologie culturelle, Paris, 1967, p5). Định nghĩa văn hóa của UNESCO: Theo Federico Mayor, tổng giám đốc UNESCO thì có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng cách hiểu “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” thì được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise. Bàn về khái niệm văn hóa, Phạm Văn Đồng cho rằng: “Theo nghĩa hẹp văn hóa thường được hiểu như một lĩnh vực của hoạt động sinh hoạt xã hội bao gồm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản . . .), thư viện, câu lạc bộ, bảo tồn, bảo tang, v.v.. Theo nghĩa rộng, nói một cách giản đơn, văn hóa là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp đến con người” [6; 678]. Ông cũng nói thêm: “Văn hóa là quá trình con người và cộng đồng con người ở từng nơi và ở mọi nơi đoàn kết và phấn đâu qua biết bao gian khổ và hy sinh để từng bước, từng phần tự khẳng định mình, từng bước, từng phần thoát khỏi thân phận bị tha hóa, dần dần trở thành con người tự do” [6; 679]. Theo Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết “Văn hóa và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” hiểu một cách tổng quát nhất “văn hóa là hệ thống các giá trị và biểu trưng thể hiện cách sống và trình độ sống của con người – con người với tư cách cộng đồng và cá nhân – trong quan hệ với thiên nhiên – trong quan hệ giữa người và người với bản thân.” [2; 512] 10 Theo Đào Duy Anh trong bài “Ý nghĩa của chữ Văn hóa” thì “văn hóa bao hàm hết thảy các phương diện sinh hoạt của loài người, từ sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần cho đến sinh hoạt xã hội.” [2; 692] Từ các định nghĩa trên và tham khảo những định nghĩa khác, chúng ta có thể tổng kết như sau: Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo có tính đặc thù của mỗi dân tộc. 1.1.2. Văn hóa Nam Bộ Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam Bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam Bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử. Theo những khám phá của các nhà khảo cổ học, con người đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ khá lâu đời. Nếu căn cứ theo những di chỉ cư trú và di cốt của con người ở Óc Eo, Ba Thê, Núi Nổi. . . thì từ cách đây 4000 năm đến 5000 năm, con người đã có mặt ở vùng đất còn chứa nhiều nước mặn, sình lầy, cây dại và dã thú này; đồng thời họ cũng để lại nhiều dấu ấn văn hóa đặc trưng về vùng miền, mà sinh động và thiết thực nhất là ở vùng tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Rất tiếc là các di tích của nền văn minh ấy chỉ cho chúng ta thấy rằng, nền văn minh ấy chỉ hứng khởi lên khoảng vài trăm năm rồi bị chìm lấp trong lòng đất miền Tây, với những hình ảnh hư ảo còn lại của một vương quốc Phù Nam, hay một “ nước Chí Tôn” trong sử sách, bia ký cổ. Công cuộc mở đất phương Nam, khẳng định vùng văn hóa phương Nam, chỉ thật sự định hình từ những cuộc di dân lớn của người Việt ở TK XVI và đầu TK XVII. Đó là quá trình di dân tự nhiên, quá trình di dân cơ chế và quá trình chuyển cư tại chỗ. Quá trình di dân tự nhiên là quá trình di dân lẻ tẻ, chưa đủ để định hình bản sắc văn hóa của vùng đất. Chỉ đến khi nhà Nguyễn tiến hành những cuộc di dân cơ chế lớn từ vùng Ngũ Quảng vào, kết hợp với sự di dân cơ chế sau thất bại của nhà Minh trước triều Mãn Thanh ( do Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu cầm đầu), cùng với việc di dân cơ chế trước thế kỷ XV cuả những lớp cư dân cổ Khơme đến từ nhiều vùng trên đất nước Campuchia, tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của vua chúa Xiêm La, và sự di dân cơ chế của người dân Hồi Giáo đến vùng Châu Đốc, kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc người để lập làng, lập ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Nam Bộ mới thật sự hình thành. Chính nhờ quá trình chuyển cư tại chỗ, mới có việc thúc đẩy sự gần gũi giữa các nhóm dân cư, giữa các cộng đồng dân tộc, mới làm xuất hiện những 11 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi điều kiện khách quan, tạo nên những tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồng người có những đặc trưng văn hóa khác nhau, làm nên tính chất địa văn hóa, địa kinh tế của một vùng đất châu thổ phương Nam rộng lớn. Đó chính là một vùng văn hóa trẻ, phong phú, đa dân tộc, đa tôn giáo và đa màu sắc. Nói đến văn hóa Nam Bộ là nói đến văn hóa của các tộc người nơi đây. Văn hóa của họ là văn hóa của vùng đất mới. Ví dụ: Người Hoa ở Nam Bộ, cũng là tục thờ bà thiên hậu nhưng đã có nhiều nét khác biệt so với ở Trung Hoa. Đặc điểm thứ hai của văn hóa Nam bộ là quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra với một tốc độ mau lẹ. Sự tiếp biến diễn ra trước hết giữa những tộc người cùng sinh sống trên địa bàn: người Việt đã tiếp thu chiếc bếp cà ràn dùng cho việc nấu ăn trên đất ấm của người Khơme, tiếp thu những món ăn của những món ăn của người Khơme như canh chua . . . Sự giao lưu và tiếp bến văn hóa với người Pháp là giao lưu cưỡng bức. Chữ Quốc Ngữ được ươm mầm và phát triển từ đây. Song song với sự ra đời của chữ quốc ngữ là sự xuất hiện của báo chí. Tín ngưỡng ở vùng Nam Bộ đa dạng và có tính phức hợp. Ngoài những tín ngưỡng truyền thống như thờ tổ tiên, thờ thần và các tín ngưỡng ngoại nhập lâu đời như đạo Lão, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Nam Bộ còn có nhiều tín ngưỡng và giáo phái mới gọi chung là đạo xuất hiện vào đầu thế kỷ XX. Các đạo này hầu hết bắt nguồn từ các tín ngưỡng, tôn giáo cổ truyền. Đó là đạo Phật Hòa Hảo, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành, các giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và nhiều giáo phái khác. Diện mạo tín ngưỡng ở Nam Bộ phản ánh đặc trưng tự nhiên hoang dã. “dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua” và tâm lý cộng cư tự trị của các tộc người, của các thành phần cư dân ở vùng đất này. Về văn học nghệ thuật mà trước hết là văn học dân gian, lĩnh vực này, Nam Bộ rất phong phú và đủ thể loại trong đó các điệu hò, điệu lý rất phổ biến. Như đã nói ở trên nền văn hóa Nam bộ có nét riêng so với các vùng văn hóa khác: đa dạng về tôn giáo, cách thức sinh hoạt hằng ngày cũng rất lạ lẫm và huyền bí . . . Một đặc điểm cuối cùng của văn hóa Nam Bộ là văn hóa bác học. Từ giữa thế kỷ XVIII, Gia Định đã có những trường học nổi tiếng như Hòa Hưng với nhiều nhà giáo ưu tú xuất hiện. Đồng thời, trong thời gian này Nam Bộ cũng tổ chức nhiều cuộc thi tuyển chọn nhân tài, đội ngũ trí thức Nho giáo cũng ra đời. Sau khi đóng chiếm Nam Kỳ, người Pháp đã xây dựng các trường dạy chữ Quốc ngữ tạo điều 12 kiện cho rất nhiều nhân tố mới xuất hiện: tầng lớp trí thức mới, văn học bằng chữ Quốc ngữ, các cơ sở nghiên cứu khoa học và văn hóa. . . Văn hóa Nam Bộ đa dạng về đặc điểm nhưng về đặc trưng thì mảnh đất này rất không mang nhiều nét phong phú. Hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một vùng đất đa tộc người, văn hóa Nam Bộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Chăm, người Khmer, người Hoa vào văn hóa Việt trong vùng. Tóm lại, Nam Bộ có nhiều nét riêng so với những vùng khác. Nó là vùng đất có bề dày trong diễn trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ của cả tộc người ở đây. Vị thế chính trị văn hóa ở Nam Bộ khiến nó trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa, tạo cho vùng văn hóa Nam Bộ có những nét đặc thù riêng khó lẫn trong diện mạo của các vùng văn hóa ở Việt Nam. 1.1.3. Văn hóa dân gian Nam Bộ Thuật ngữ quốc tế “folklore” – văn hóa dân gian được W. J. Thom sử dụng đầu tiên vào năm 1846 để chỉ “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao , tục ngữ, . . . của người thời trước” [32; 1]. Theo từ điển bách khoa: “Văn hóa dân gian là bộ phận của văn hóa dân tộc, bao gồm văn học dân gian (ca dao, dân ca, truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện cười trước kia lưu truyền bằng miệng trong dân gian), nghệ thuật dân gian (ca múa nhạc dân gian, tranh dân gian. . .), phong tục, tập quán, lễ nghi, đạo đức thịnh hành trong dân gian” [32; 1]. Theo PGS. TS Ngô Đức Thịnh: “Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động” [18; 1]. Văn hóa dân gian có truyền thống hình thành và phát triển từ rất lâu đời, bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, cùng với sự ra đời và phát triển của văn hóa bác học, cung đình thì văn học dân gian vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng như xã hội Việt Nam, đặc biệt là với quần chúng lao động. Nam Bộ là vùng đất trù phú, màu mỡ thu hút nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Hoa, Khơme . . . Một vùng đất có đặc điểm văn hóa riêng biệt so với các vùng khác nên văn hóa dân gian của Nam Bộ rất đa dạng và mang những dấu ấn độc đáo với nhiều loại hình: cúng đình ( Lễ Hội Kỳ Yên), vía bà ( Lễ Hội Bà Chúa Xứ), các loại 13 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi hình tín ngưỡng ( Ông Nam Hải, Thổ Địa, Bà Thủy Long, Bà Ngũ Hành . . .). Ngoài ra, ở Nam Bộ còn có lễ hội Đền Bà Đen là một chuyện tích trong dân gian ở vùng Tràng Bàng – Tây Ninh, chuyện kể về nàng Đênh để giữ lòng son sắt với người yêu, khi bị ép duyên nàng đã quyết lên núi Vân Sơn để tu, nhưng bị cọp dữ xé xác; lễ hội Nghinh Ông ( cúng Cá Ông) cũng rất gần gũi với người dân Nam Bộ. Có nhiều truyền thuyết về Cá Ông, nhưng truyền thuyết phổ biến nhất là: Cá Ông là muôn mảnh vải của chiếc áo cà sa của Phật Bà Quan Âm được xé ra, quăng xuống biển mà biến thành. Cá Ông có phép “ thâu đường” ngắn lại, nên Phật Bà Quan Âm trao cho Cá Ông làm nhiệm vụ cứu người mắc nạn trên biển. Thêm vào đó, văn học nghệ thuật cũng là một loại hình văn hóa dân gian ở Nam Bộ. Đó là các truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai phá đất đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử. Đó là kho tàng ca dao, dân ca với các điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, hát ru em, hát đồng dao, hát sắc bùa, hát thài, hát rối, hát vọng cổ, hát tài tử, v.v. . .Đặc biệt, hát vọng cổ và hát tài tử rất được người Nam Bộ ưa thích. Ngoài ra, Nam Bộ còn có một số thể loại văn học dân gian đặc sắc là nói vè, nói tuồng, nói thơ. Đây là loại hình tự sự dân gian khá phổ biến, thông tin nhanh những nỗi niềm, tâm sự. Trong đó, vè chiếm vị trí quan trọng, có những vè tiêu biểu như vè chàng Lía, vè Trịnh Hâm, vè thầy Thông Chánh . . . Truyện thơ và hình thức diễn xướng nói thơ cũng là một hoạt động văn nghệ dân gian phổ biến tại Nam Bộ, với các truyện thơ nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Phạm Công – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Lâm Sanh – Xuân Nương, Thạch Sanh, Lý Thông, Hậu Vân Tiên, Tấm Cám . . . Hát bội ( tuồng) từ miền trung đưa vào đã phát triển mạnh mẽ trên đất Nam Bộ. Hầu hết các lễ hội thường có kèm theo hát bội. Ca nhạc tài tử phát sinh từ Gia Định rồi lan đến các tỉnh miền Tây, là một trong những cội nguồn của nghệ thuật cải lương là loại hình sân khấu mới ra đời tại Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở khai thác đặc điểm ngữ âm của Nam Bộ và những đặc điểm của ca nhạc, sân khấu dân gian và ca nhạc tài tử Nam Bộ, cùng với sự tiếp biến loại hình kịch nói phương Tây, cải lương đã nhanh chóng trở thành một trong ba loại hình sân khấu dân tộc phổ biến ở Việt Nam. Ngoài các lễ hội, phong tục tập quán, loại hình văn học nghệ thuật như đã kể trên, văn hóa dân gian Nam Bộ còn được thể hiện qua nhiều loại hình: ca dao, tục ngữ, tôn giáo . . . 1.2. Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ 1.2.1. Vùng đất Nam Bộ Nam Bộ đã được người Việt và các dân tộc bao đời khai phá, khẩn hoang, xây dựng nên bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu. Đây không chỉ là vùng đất thiêng liêng của tổ quốc, thuộc chủ quyền của đất nước mà còn là cả một lịch sử hào hùng. Nam Bộ còn là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước, nằm trong khu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. 14 Nam Bộ rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính vị trí địa lý này đã tạo nên những điều kiện tự nhiên của vùng như sau: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có hai mùa mưa và mùa nắng. Ở Nam Bộ từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa những tháng còn lại không mưa gọi là mùa khô nên hầu như nơi đây nóng quanh năm và không có mùa đông. Riêng đồng bằng sông Cửu Long từ tháng tám thường có lũ lụt, ngập khoảng 25% diện tích (Đồng Tháp, An Giang…) Nhiệt độ trung bình cả năm là 260 C. Mật độ sông ngòi dày đặc. Sông lớn, sông bé khắp nơi. Ở Nam Bộ có hai nhóm sông chính Tiền Giang và Hậu Giang, sông Tiền có dòng chảy mở rộng quanh co, giữa sông có những cù lao lớn, nước chảy chậm, bồi đắp phù sac cho vùng Sa Đéc, Mỹ Tho rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt. Sông Hậu được hình thành muộn hơn, dòng chảy thẳng và nhanh. Vùng đất quanh sông Hậu mới được khai phá mạnh vào đầu thời kỳ hình thành con sông này. Thiên nhiên Nam Bộ tương đối đồng nhất, tuy nhiên cũng có những dị biệt về địa chất: Miền Tây – đồng bằng sông Cửu Long: hình thành từ quá trình lùi dần của biển cổ (vùng Cà Mau có khoảng 1000 năm trước). Toàn bộ vùng đồng bằng này là sản phẩm bồi lắng phù sa rất lâu đời của sông Cửu Long (1 tỉ tấn phù sa/ năm). Chính vì vậy địa hình nơi đây chịu tác động của sông biển với hệ thống kênh rạch chằng chịt (50 000km kênh rạch, trong đó 25 000 kênh rạch nhân tạo). Miền Đông Nam Bộ: hệ sinh thái vừa có sông ngòi vừa có rừng, núi . . . Đông Nam Bộ có đồng bằng sông Đồng Nai và các chi lưu của nó là sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ tạo nên một đồng bằng nhỏ, có những thềm phù sa cổ (cùng đất xám) và các cao nguyên đất đỏ Bazan. 1.2.2. Con người Nam Bộ Do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường thiên nhiên đã hình thành nên tính cách người Nam Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực, mạnh mẽ, hào phóng và đôn hậu, người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực. Đặc biệt phụ nữ miền Nam rất đỗi vị tha, dịu dàng lại khéo tay, chiều chồng nhưng đáng quý nhất là sự hy sinh cho chồng con, cho quê hương, đất nước. Điều đó đã được minh chứng suốt quá trình hơn 300 năm lịch sử của Nam Bộ. Miền Nam đã trải qua chiến tranh, bom đạn ác liệt nhưng miền Nam kiên cường, bất khuất và miền Nam xứng đáng với danh hiệu "Thành đồng của Tổ quốc". Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đang phát huy nội lực nhằm làm dân giàu, nước mạnh, miền Nam sẽ cùng cả nước tiến lên tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nam Bộ được như hôm nay đều nhờ con người nơi đây với những tính cách và phẩm chất tốt đẹp. Tính cách đầu tiên ở người Nam Bộ là tính bộc trực, thẳng thắn. Trong dân gian còn lưu truyền câu "ăn mặn nói ngay" để nói lên tính cách người miền Nam. Lý giải cho câu thành ngữ này phải dựa trên cơ sở lịch sử và đời sống thực tế Nam Bộ. Như đã nói, họ là những lưu dân đến đây chủ yếu bằng đường biển, suốt hành trình lênh đênh giữa sóng to gió lớn để chống lại giá rét, chống lại những cơn cuồng nộ của biển cả... buộc họ phải tìm cách đảm bảo mạng sống và sinh tồn. Để lặn sâu dưới nước, thường người ta hay uống nước muối; giữ cá được lâu thì muối hoặc làm mắm... Dần dần mà khẩu vị của người đi biển trở nên mặn mà hơn so với người ở đất liền. Trong bữa ăn truyền thống của người miền Nam không bao giờ thiếu được 15 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi món kho như: thịt kho, cá kho, mắm kho hoặc cá muối chiên hay khô mặn, ba khía... Đặc biệt bất kỳ nhà giàu có hay nghèo hèn, dù bữa ăn bình dân hay tiệc tùng lễ lạt giữa nhà hàng sang trọng đều có chén nước mắm trong mâm thức ăn dùng làm nước chất. Nét tính cách thứ hai dễ dàng thấy được ở người Nam Bộ là tính mạnh mẽ. Người miền Nam trong lịch sử khẩn hoang Nam Kỳ là những người luôn luôn đương đầu với nghịch cảnh, bởi thế họ không có thì giờ để con cà con kê, nếu cần diễn đạt thì nói một cách dứt khoát, ngắn gọn, trực tiếp và rõ ràng. Vì lênh đênh giữa biển, sóng vỗ ì ầm, trời nước mênh mông nên tiếng nói của con người bị át đi. Cho đến khi lên bờ khai khẩn thì đất rộng người thưa, cây cối um tùm, phương thức lao động không phải tập đoàn hay hợp quần mà thủ công - riêng lẻ, khi cần gọi nhau để trao đổi thì phải hét to hoặc dùng tiếng động lớn làm ám hiệu cho nhau, bởi vậy mà người miền Nam cho tới sau này vẫn còn ăn to nói lớn. Vị tha, đôn hậu là tính cách thứ ba của nhân dân phương Nam, người miền Nam luôn chân tình, cởi mở và dễ hòa mình. Xét trên góc độ khoa học, đó là sự hội nhập giao lưu và hòa đồng giữa cộng đồng các dân tộc. Khi người Kinh đặt chân đến Nam Kỳ thì ở đây đã có người Khmer, người Hoa sinh sống. Tuy phong tục mỗi dân tộc mỗi khác nhưng tất cả như có một mẫu số chung là tinh thần nhân ái. Trong ngôn ngữ miền Nam hiện nay vẫn còn tồn tại những tiếng có nguồn gốc Khmer và Hoa như: mình ên, cà tha, xiêm lo, xích xái, lì xì, thèo lèo, xí muội, thò lò... Còn địa danh ở Nam Bộ có những tên đi vào lịch sử như: Sa Đéc, Sóc Trăng, Bãi Xáu, Chắc Cà Đao... Thông thường mỗi khi giỗ chạp, Tết nhất hay mỗi khi bày cỗ cúng kiến, người miền Nam ngoài việc dọn cỗ trên bàn thờ ông bà, cha mẹ... còn có một mâm riêng được bày lên trước cửa nhà để cúng gọi là "mâm đất đai". Mâm thức ăn này để cúng các bậc tiền hiền đã có công khai phá vùng đất hiện tại cùng những người khuất mặt khuất mày đã bỏ mạng nơi đây mà không nơi nương tựa. Trước khi khấn vái ở bàn thờ gia tiên thì gia chủ phải thành tâm trước "mâm đất đai", xem như một thủ tục trình báo với "sở tại". Điều này nói lên tấm lòng người miền Nam nhân ái, vị tha, giàu tình người mà bà con ta gói gọn trong hai tiếng "biết điều". Thứ tư là tính hiếu khách, những cư dân Đàng Ngoài từ chỗ có làng xã, sinh hoạt lề thói nhiều đời đến nơi ở mới tứ cố vô thân lại thêm phong thổ khắc nghiệt... đã làm cho họ trở nên bản lĩnh và đặc biệt là rất hiếu khách. Hiếu khách có lẽ là nét đặc trưng, là cá tính độc đáo của người miền Nam, bởi họ rất cần người để tâm sự, để giãi bày những nỗi niềm sâu kín hoặc để uống với nhau ly rượu giải sầu - cái sầu ly hương - hay để hàn huyên chuyện xứ sở Đàng Ngoài, nơi quê cha đất tổ. Trong sinh hoạt láng giềng Nam Bộ hiện tại, ta thấy có nhiều tiệc tùng, nhậu nhẹt, đám cưới, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng, tân gia... mà người được mời ít khi từ chối, mặc dù hiểu rằng "ăn bữa giỗ lỗ bữa cày". Họ đến đó không phải vì rượu thịt, vì miếng ngon vật lạ mà vì "phải quấy" - nói theo tiếng bà con miền Nam hay nói. Ai không đi, không dự được thì gởi bao thư, lễ vật và xin cáo lỗi; còn nếu như làm thinh, không có "phản hồi" gì hết là "có vấn đề"! Từ những bàn tiệc này mà đôi khi nảy sinh những quan hệ tình cảm mới như: kết nghĩa thông gia, kết nghĩa tri âm tri kỷ hoặc kết nghĩa anh em... Tính cách cuối cùng trong con người Nam Bộ là sự cần cù, nhẫn nại, nông dân Nam Bộ là dân “tứ chiếng”. Họ phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để tìm nơi “đất lành chim đậu”. Đến vùng đất phương Nam còn nhiều hoang sơ này, từ buổi đầu lập nghiệp, họ đã phải đổ bao công sức để có được điều kiện định cư. Chính họ đã biến nơi sình lầy nước đọng “khỉ ho, cò gáy” thành những cánh đồng phì nhiêu “cò 16 bay thẳng cánh”. Nam Bộ đã trở thành vựa thóc lớn của cả nước. Phẩm chất cần cù, nhẫn nại là một điều kiện phải có và được phát triển dần theo lịch sử khai khẩn và phát triển vùng đất Nam Bộ. 1.3. Môi trường sống ảnh hưởng đến dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 1.3.1. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước . . . Môi trường thiên nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Sinh ra ở quê mẹ, làng Tân Thới, huyện Bình Dương thuộc Gia Định thành, nay là thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ nhỏ cuộc sống của Nguyễn Đình Chiểu đã gắn liền với mảnh đất Nam Bộ. Trước khi ra Huế sinh sống, từ nhỏ cho đến lúc mười một tuổi, Nguyễn Đình Chiểu đã làm quen với nhiều nơi trong thành: những dinh thự của ông Tả, đồn lũy, kho tàng của các vệ các cơ, chỗ trường thi mà cha mơ ước cho con, vườn ông thượng là nơi mẹ dắt xem hát tuồng, chợ Điều Khiển, cầu Khâm Sai, bến vua tắm là những nơi nổi tiếng của Gia Định. Với tuổi thơ, bấy nhiêu cũng đủ gắn bó con người với nơi chôn nhau cắt rốn. Nam Bộ tuy lúc mới khai phá rất hoang sơ, nhưng sau lại trở nên thật hữu tình “đến đây thì ở tại đây trăm năm bám rễ xanh cây không về”. Cảnh vật yên tĩnh, cây cối xanh tươi … không khỏi khiến lòng người xao động. Nguyễn Đình Chiểu từ nhỏ đã gắn bó với Nam Bộ nên những sáng tác của ông mang đậm sắc thái Nam Bộ là lẽ đương nhiên. 1.3.2. Môi trường xã hội Ngoài những yếu tố tự nhiên, môi trường xã hội cũng là một trong những nhân tố làm cho thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đậm chất Nam Bộ. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hiệp Quốc, Hiệp Hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm .. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Nguyễn Đình Chiểu là một người con của Nam Bộ, là một người có lòng yêu nước sâu sắc. Tuy không trực tiếp chiến đấu nhưng ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm công kích, phản kháng và lên án tội ác của bọn thực dân cướp nước. Năm 1833, một sự kiện lớn bùng nổ ngay tại thành Gia Định, gây biến cố trong gia đình Nguyễn Đình Chiểu: Lê Văn Khôi nổi lên chống lại triều đình và lần lượt chiếm cả Nam Kỳ. Triều đình phải mất ba năm mới đàn áp xong. Nguyễn Đình Huy bỏ chạy vào Huế rồi trở vào đưa Nguyễn Đình Chiểu cùng ra. Năm 1859 giặc Pháp hạ thành Gia Định. Từ đây mở đầu một giai đoạn đau thương cho đất nước và cho toàn dân, trước hết là nhân dân lục tỉnh trong đó có Nguyễn Đình Chiểu: Tai nghe súng nổ cái đùng Tàu Tây đã đến Vũng Thùng bạn ơi! 17 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi (Ca dao) Từ đầu năm 1859 đến cuối 1960, giặc pháp còn kẹt vào chiến sự ở Trung Quốc, quân số rất ít mà phải rải ra từ Bến Nghé đến chùa Mai Sơn, nên chỉ đóng giữ, không dám mở rộng. Mãi đến cuối tháng 2 năm 1861, rút được quân ở Trung Quốc về, chúng mới tấn công đại đồn của Nguyễn Tri Phương, rồi tháng tư năm 1861 đánh chiếm luôn tỉnh Định Tường tức Tân An, Mỹ Tho, Gò Công và tháng 12 chiếm Biên Hòa. Giặc thì ngày càng lấn tới. Quan quân thì nào là thủ, nào là hòa, nào là trì cửu (kéo dài), triều đình thì không dứt khoát. Chỉ có nhân dân là hăng hái, kiên quyết đánh. Năm 1865 một sự việc khác được các nhà trí thức cùng nhau sắp đặt cũng góp phần nuôi dưỡng, cổ vũ tấm lòng chính nghĩa yêu nước cho mọi người: đó là việc dời mộ nhà giáo Võ Trường Toản từ Hòa Hưng, Gia Định về Bảo Thanh, Ba Tri, ngay quê Phan Thanh Giản. Cũng trong khoảng thời gian này, từ 1864 đến 1867, quân giặc đã củng cố vùng đất chiếm được, moi móc một số người có học thức ra làm tay sai cho chúng. Việc nước cứ dồn dập bao điều đau buồn. Tháng 6 năm 1867 quân giặc cướp luôn ba tỉnh miền Tây. Ba tỉnh miền Tây mất đi, nhiều nhà trí thức yêu nước lại một lần nữa lánh ra Bình Thuận, vùng đất còn tự do. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu lần này không đi nữa. Ông ở lại luôn Ba Tri với thái độ căm phẫn trước tội ác của bọn giặc: Bờ cõi xưa đà chia đất khác Nắng sương nay há đội trời chung [Ngóng gió đông; 27] Hòa ước 1874 cắt đứt mọi hy vọng: triều đình xác nhận lục tỉnh là đất của Pháp, con dân Nam Kỳ trước mắt không còn trông mong gì trở về tổ quốc. Nguy cơ mất toàn bộ đất nước đã hiện rõ. Cuộc sống dưới chính quyền nhà Nguyễn có bao nhiêu điều là ngọn nguồn xúc cảm, suy tư cho tâm hồn và trí tuệ ông. Cuộc sống ấy bày ra hai mặt. Một mặt là chế độ phong kiến triều Nguyễn và bọn thực dân Pháp cướp nước. Một mặt là nhân dân trước chống triều đình, sau chống thực dân. Vua quan phản động cực kỳ, sợ dân hơn sợ giặc, ngu xuẩn một cách hợm mình, đầu hàng vô liêm sỉ, thực dân ngang ngược, xảo quyệt, bạo tàn, thâm độc. Nhân dân khốn khổ trong đời sống hàng ngày nhưng lại sẵn sàng hăng hái chiến đấu kiên cường, hy sinh không tiếc mình, kể cả tài trí mưu lược trong trách nhiệm giữ nước. Cụ đều hiểu rõ. Tóm lại, những sự kiện và biến cố xảy ra trong đất nước Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng dưới triều đình nhà Nguyễn khi thực dân Pháp đến xâm lược đều được Nguyễn Đình Chiểu phản ánh trong những tác phẩm của mình. Chính những âm vang ấy khiến cho lời thơ cụ Đồ thêm đậm đà màu sắc Nam Bộ. 18 CHƯƠNG 2 DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA NAM BỘ TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THỂ HIỆN QUA TỪ NGỮ 2.1. Từ ngữ đậm màu Nam Bộ 2.1.1. Miêu tả đặc điểm của vùng đất Nam Bộ 2.1.1.1. Địa danh, địa hình của vùng đất Nam Bộ Trong đa số các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, nhiều tên gọi của địa danh Nam Bộ xuất hiện với tần suất rất cao. Từ tên gọi của từng mảnh đất đến con sông, đến cả tên gọi và tên chùa chiền . . . Tất cả đều được chỉ ra một cách cụ thể. Tên đất: quận Đông Thành, quận Tây Xuyên, miền Hà Khê, Trường An, quận Phan Dương, làng Đồng Văn, Trà Hương Thôn, đất Đại Đề, huyện Loan Minh, quận Sóc Phang, ải Đông Quan, bãi cát Hoàng Sa, huyện Long Môn, huyện Nam Khương, làng Trà Thạch, Bến Nghé, Đồng Nai, Gò Công, Sài Gòn, Giồng Cát, Tây Ninh, huyện Tân Hòa, Rạch Lá, Cửa Khẩu, Trại Cá, Bình Đông, Ba Tri, An Lái, Côn Lôn, Đại Hải, Gia Định, Biên Hòa, An Hà quận, bãi cát Trường Sa. . . Tất cả những tên gọi này một mặt phản ánh được đặc điểm địa hình của một vùng; đồng thời qua đó thể hiện được những nét văn hóa cho mảnh đất này, có thể nói từ cách gọi tên và đặt tên cho các địa danh trong tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu sử dụng rất nhiều tên gọi có thật của vùng đất Nam Bộ vào văn thơ của cụ. Đọc tên các địa danh này người đọc ngay đầu tiên đã nhận thấy được sự đa dạng, phong phú của vùng đất phương Nam về các địa danh cũng như từng khu vực của vùng đất Nam Bộ. Cả Nam Bộ được vẽ nên từ ngòi bút của cụ Đồ, từ mảnh đất Sài Gòn (Gia Định) . . . Cà Mau (miền đất cuối cùng của tổ quốc) đều được gọi tên. Đây là những địa danh mà mỗi khi đọc lên sẽ gợi cho chúng ta một nỗi nhớ quê hương xứ sở, nếu như quê bạn ở tại nơi đây; còn với những ai chưa từng biết đến mảnh đất phương Nam thì khi nghe những địa danh này, chắc rằng họ sẽ tưởng tượng ra được khung cảnh nơi đây. Tên sông, tên suối: sông Vị, sông Diêm, sông Hoàng Hà, sông Cần Giuộc, Long Tường giang, sông Vị Thủy, sông Kim Ba. . . Những dòng sông trên đều thuộc vùng đất Nam Bộ, có những dòng sông bây giờ đã có tên gọi mới nhưng cũng có những dòng sông vẫn được lưu truyền tới nay: sông Vị, sông Hoàng Hà . . . Đây là những con sông ở Nam Bộ mà không ai không biết đến. Không những tên gọi của nhiều vùng đất,con sông liên tục xuất hiện trong tác phẩm của cụ Đồ mà ngay cả núi, chùa chiền, đình miếu cũng xuất hiện rất phổ biến: núi Thương Tòng, núi Thiên Thai, chùa Âm Diệu, non Tùng, chùa Hàn Sơn, chùa Lam Thủy, chùa Lam Diệu, đình Thanh Phong, miếu Hà Phần, . . . Việc sử dụng nhiều địa danh Nam Bộ trong sáng tác, Nguyễn Đình Chiểu một lần nữa đưa người 19 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi đọc đến với Nam Bộ bằng trang thơ, trang văn của cụ. Đọc văn thơ của cụ chúng ta như lạc vào mảnh đất phương Nam với những chiến tích lẫy lừng của nhân dân Nam Bộ trong thời chống Pháp. Mỗi địa danh gắn với sự mất mát, xót xa của người dân Nam Bộ, làm sống dậy cả một thời kỳ hào hùng của người dân Nam Bộ trong những ngày chống Pháp gian khổ: “Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây” [Chạy Giặc; 27] “Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng Nhìn sông Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ” [Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc; 27] “Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm cho bốn phía mây đen Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ” [Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc; 27] “Ôi! Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp lúc gian truân; Đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử hết lòng trung ái” [Điếu Trương Định; 27] “Giồng Rạch thà không một tấm thân Ai khiến cuộc hòa ra cuộc chiến Người qua An Lái luống bâng khuâng” [Điếu Phan Tòng; 27] “Gần Côn Lôn, xa Đại Hải, máu thây trôi nổi ai nhìn Hàng cai đội bậc quản cơ, xương thịt rã rời ai cắt” [Văn Tế Nghĩa Sĩ Trận Vong Lục Tỉnh; 27] hay “Xưa nghe có bến sông Vị Thủy, lấy lễ nhân đầu tế lũ hồn oan Nay biết đâu bãi cát Trường Sa, mượn của âm phù độ bè quỷ ức” [Văn Tế Nghĩa Sĩ Trận Vong Lục Tỉnh; 27] Hình tượng ngôn ngữ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng được sáng lên từ những từ ngữ dân gian, lời ăn tiếng nói quen thuộc với những địa danh của xứ sở mang một dấu ấn đặc thù của miền Nam: “Còn người Bùi Kiệm máu dê, Ngồi chề bề mặt như sề thịt trâu” [Lục Vân Tiên, câu 1977 – 1978; 26] ... “Vân Tiên chi xiết nỗi sầu Tiểu đồng dìu dắt qua cầu Lá Buôn” [Lục Vân Tiên, câu 833 – 834; 26] Tên cầu Lá Buôn nhắc những cây cầu gỗ ở Phú Lâm, cầu tre ở Phú Thọ, cầu Khô, cầu Kiệm, cầu Đông ở Sài Gòn. Màu sắc địa phương được gợi trong địa danh 20 lại càng nổi đậm hơn với vài chi tiết địa lý. Vân Tiên từ giã cha mẹ lên đường đi thi ngay lúc mùa nắng ở Đồng Nai, gió chướng xoay hướng thổi ngọn từ biển vào bờ: “Ra đi tách dặm băng chừng Gió nam rày đã đưa xuân qua hè” [Lục Vân Tiên, câu 333 – 334; 26] Chính ngọn gió nam tạo ra không khí đặc biệt của miền nhệt đới Đồng Nai có mưa dầm nắng gắt, nhưng có khi chính gió mùa cũng thổi tới mưa tro mà ở miền Bắc chúng ta gọi là mưa phùn: “Đêm khuya ngọn gió thổi lò Sương sa lác đác mưa tro lạnh lùng” [Lục Vân Tiên, câu 1073 – 1074; 26] Trong “Dương Từ - Hà Mậu”, những câu hát của mục đồng: “Chẳng phải trời Nghiêu bóng chiều ngao ngán, Trời đã tối rồi chờ sáng cũng lâu.” [Dương Từ- Hà Mậu; 26] của người tắm suối: “Tắm nước trong tấm lòng đã sạch Cảm thương người là khách trần ai.” [Dương Từ- Hà Mậu; 26] của người hái dâu: “Bụi dâu dăm con chim cưu đậu Thưở nghiêng nghèo có bậu có qua.” [Dương Từ- Hà Mậu; 26] phảng phất như những câu hò mái đẩy, hò giã gạo của quê nội ông: Huế, nơi sản sinh ra biết bao câu hò giọng hát ân tình mang nặng nỗi niềm mất nước của dân tộc ngay từ buổi đầu tiếp xúc với quân xâm lược. Không những đặt tên và gọi tên thông thuộc nhiều địa danh ở Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu còn thông qua đó miêu tả đặc điểm về địa hình sông nước Nam Bộ, in dấu bao chiến công và tổn thất của nghĩa sĩ cũng như nhân dân Nam Bộ, được thi nhân tái hiện bằng những nét rất thực, rất thơ và xúc động lòng người. “Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp bước gian truân Đất Gò Công cây cỏ ủ ê cám thần tử nỗi lòng ưu ái” [Văn tế Trương Định; 27] Nhiều câu trong văn tế đã trở thành thiên cổ vì tính chất triết lý não nùng của ngôn từ: “Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo loét ở trong lều Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ” [Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; 27] Từ ngữ của cụ Đồ đã đến độ sâu thẳm chín muồi của cảm xúc của tâm trạng khi nói đến nỗi đau, nói về sự hy sinh mất mát của nhân dân bằng những giọt lệ, bằng những câu thơ vật vã đau đớn thì cho dù có bi ai thống thiết nhưng vẫn gây được hiệu quả căm thù. Mảnh đất phương Nam càng lộ rõ hơn qua cảnh vật của vùng đất và con người Nam Bộ trong thời bình cũng như trong thời chiến. Từ cảnh sông nước, doi, vịnh, lung, vàm đến tấc đất, ngọn rau bát cơm manh áo, đò xưa bến cũ, đến tên chùa (Tôn 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan