Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Tôn giáo đạo ca milarepa đỗ đình đồng...

Tài liệu đạo ca milarepa đỗ đình đồng

.PDF
898
370
54

Mô tả:

THE HUNDRED THOUSAND Songs of Milarepa ĐẠO CA Milarepa JETSUN MILAREPA Je Mila Shepa Dorje La Sol Wa Deb So I supplicate Jetsun Milarepa-the Laughing Vajra. Con khẩn nguyện Đức Milarepa-Tiếng Cười Kim Cang. Đạo Ca Milarepa The Hundred Thousand Songs of Milarepa Nguyên tác: Mila Grubum Tác giả: Jetsun Milarepa Dịch giả Anh ngữ: Garma C. C. Chang Nhà xuất bản: Shambhala Publication, Inc.1977, USA Dịch giả Việt ngữ: Đỗ Đình Đồng Hiệu đính và trình bày: Vô Huệ Nguyên Bìa sách: Vũ Nam Giao Quyền dịch thuật Việt ngữ, dựa trên bản Anh ngữ, được sự đồng thuận cho phép từ gia đình của dịch giả Anh ngữ quá cố Garma C. C. Chang (xin xem chi tiết trong bài Thay Lời Giới Thiệu “Viết về Nhân Duyên của Đạo Ca Milarepa” trang i) © 2013 Viet Nalanda Foundation (Bản Việt ngữ) ISBN 978-1-937175-05-4 Viet Nalanda Foundation giữ bản quyền đạo đức Toàn Bộ Đạo Ca Milarepa. Nếu muốn trích đăng, xin vui lòng ghi rõ xuất xứ. Nếu muốn ấn tống, xin vui lòng gửi điện thư đến [email protected] để nhận được bản điện tử cập nhật hoặc viếng trang nhà của Viet Nalanda Foundation tại www.vietnalanda.org. Hình bìa: Chân dung Jetsun Milarepa (Tranh vẽ của Vũ Nam Giao) Sách Ấn Tống ‒ Không Bán Câu chuyện về cuộc đời và lời dạy của bậc Thánh-Sư-Thi-Sĩ vĩ đại nhất từng xuất hiện trong lịch sử Phật giáo. “Người dịch hôm nay cầu mong dư âm của lời thơ, lời hát khởi nguồn từ một Trí tuệ nhìn suốt ba nghìn thế giới này, và hình ảnh cuộc đời phi thường phi phi thường của một Người đã vượt người này, đi sâu vào tận đáy lòng của mọi người trong thời Tịch Dương hôm nay để khai mở một Triêu Dương huy hoàng ngày mai trong lòng mỗi người và tất cả.” (Milarepa, Con Người Siêu Việt) Tưởng Niệm Đạo sư của tôi Lạt-ma Kong Ka Tặng Vợ tôi Hsiang-Hsiang Và Người Huynh đệ trong Pháp của tôi Peter Gruber Không có anh, tập sách này không thể xuất bản được. Cùng Người Dịch Đã dịch: Góp Nhặt Cát Đá Milarepa, Con Người Siêu Việt Gửi Lại Trần Gian Ba Trụ Thiền Dạo Bước Vườn Thiền Trung Luận Đạo Ca Milarepa Tiếng Sáo Thép Du-già Tây tạng, Giáo Lý & Tu Tập Sáng Tỏ Tâm Bình Thường Thiền sư Muju Rechung Jetsun Milarepa Philip Kapleau Đỗ Đình Đồng Bồ-tát Long Thọ Jetsun Milarepa Thiên Khi Như Huyễn Garma C. C. Chang Dakpo Tashi Namgyal Sẽ dịch: Nền Tảng Mật Giáo Tây Tạng Lạt-ma A. Govinda Truyền thừa của Phái Kagyu (Khẩu truyền): Vajradhara, Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, và Tusum Khyenpa (Karmapa thứ nhất)… "Trích từ 'Secret of the Vajra World' của Reginald A. Ray." Mục Lục Thay Lời Giới Thiệu Lời Người Dịch Lời Nói Đầu của Peter Gruber Lời Dịch Giả Bản Tiếng Anh i xi xvi xxii PHẦN MỘT: Milarepa Hàng Phục và Cải Hóa Ma Quỉ CÁC CHUYỆN: *1. Câu Chuyện Thung Lũng Ngọc Đá Đỏ 2. Hành Trình đến Lashi *3. Khúc Ca Rặng Núi Tuyết 4. Thách Thức của Nữ Quỉ Khôn Ngoan 5. Milarepa ở Ragma 6. Milarepa ở Junpan Nanka Tsang *7. Khúc Ca Niềm Vui của Hành Giả Yoga 8. Milarepa và Con Chim Bồ Câu 25 38 54 72 95 107 114 131 PHẦN HAI: Milarepa và Những Đệ Tử Loài Người CÁC CHUYỆN: * 9. Vòng Vây Kim Cang Đá Xám *10. Cuộc Gặp Gỡ Đầu Tiên của Milarepa với Rechungpa 11. Lời Khuyến Giáo về “Cơ Duyên Hiếm Có của Tu Tập Pháp” *12. Cuộc Tìm Tâm của Cậu Chăn Cừu 13. Khúc Ca Chứng Ngộ *14. Vai Trò của Người Đàn Bà trong Pháp 15. Khúc Ca ở Lữ Quán 16. Ăn Cướp Trở Thành Đệ Tử *17. Cuộc Gặp Gỡ ở Suối Bạc 18. Khúc Ca Cây Gậy Trúc 19. Hai Mươi Mốt Lời Khích Lệ 141 152 161 167 182 188 204 213 216 255 267 *20. Cuộc Gặp Gỡ của Milarepa với Kar Chon Repa 21. Những Lời Khuyên Dạy Dharma Wonshu *22. Đấu Pháp Thuật trên Núi Tuyết Di Se *23. Sự Giác Ngộ của Rechungpa *24. Sự Cải Hóa của Một Tu Sĩ Bon Đang Hấp Hối *25. Sự Thách Thức của Cô Gái Khôn Lanh *26. Người Thợ Săn và Con Nai 27. Lời Mời của Vua Nepal 28. Cuộc Tấn Công của Nữ Thần Tserinma 29. Sự Cải Hóa của Nữ Thần Tserinma *30. Những Chỉ Dạy về Cảnh Giới Trung Gian *31. Tserinma và Sự Tu Tập Thủ Ấn 32. Lời Khuyên Nhủ Repa Dorje Wonshu *33. Cuộc Gặp Gỡ của Milarepa với Đạt-Ma Bồ-Đề *34. Sự Thách Thức của các Nhà Luận Lý Học *35. Cuộc Hành Trình Thứ Ba của Rechungpa Đến Ấn Độ 36. Sự Giác Ngộ của Megom Repa *37. Sahle Aui và Tri Kiến của Cô *38. Câu Chuyện cái Sừng Bò Yak *39. Rechungpa Sám Hối *40. Khúc Ca “Làm Sao Được An Lạc và Tránh Đau Khổ” *41. Gambopa Thánh Thiện – Đệ Tử Hàng Đầu của Milarepa 42. Sự Cải Hóa của Học Giả Lodun 43. Khúc Ca Tám Niềm Vui Kỳ Diệu *44. Milarepa Cải Hóa Những Người Bất Tín Bằng Phép Thần Thông 270 276 286 298 316 338 358 373 384 404 429 460 466 471 480 509 516 522 538 563 580 588 633 644 652 PHẦN BA: Những Chuyện Hỗn Hợp CÁC CHUYỆN: 45. Những Chuyện Ngắn Khác Nhau 663 *46. Thuyết Giảng trên Núi Bonbo *47. Kỳ Tích của Lễ Khai Thị Cái Bình *48. Câu Chuyện về Shindormo và Lesebum *49. Milarepa và Con Cừu Đang Hấp Hối 50. Khúc Ca Uống Bia *51. Lời Khuyên Tâm Cảm cho Rechungpa *52. Cuộc Hành Trình của Rechungpa đến Weu *53. Cuộc Hội Ngộ với Dhampa Sangje *54. Cứu Độ Người Chết 55. Hoàn Thành Lời Tiên Tri của Các Đa-ki-ni 56. Những Lời Khuyên Nhủ Y Sĩ Yang Nge *57. Sự Ra Đi của Rechungpa 58. Câu Chuyện về Drashi Tse 59. Khúc Ca Bạn Đồng Hành Tốt 60. Bằng Chứng Thành Tựu 61. Những Kỳ Tích và Lời Khuyên Nhủ Cuối Cùng Lời Cuối Sách 685 695 698 712 720 728 738 764 774 785 792 800 815 820 826 831 846 PHỤ LỤC I. Mila Grubum hay “Trăm Ngàn Ca Khúc của Milarepa” – Nguồn Gốc, Bối Cảnh, Nhiệm Vụ, và Dịch Thuật II. Giáo Sư Garma C. C. Chang III. Đức Milarepa và Núi Thiêng Lapchi Thuật Ngữ 849 867 871 877 *Xin độc giả đọc các câu chuyện có đánh dấu sao (*) trước. (Xem Lời Dịch Giả Bản Tiếng Anh trang xxii). Je Mila Shepa Dorje La Sol Wa Deb So Viết về Nhân Duyên của “Đạo Ca Milarepa” (Thay Lời Giới Thiệu) Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ. Vào cuối mùa hè năm 2012 sau khi chúng tôi trở về từ đỉnh núi thiêng Lapchi cùng với Garchen Rinpoche (nơi đức Milarepa đã từng ẩn tu suốt nhiều năm tháng trong những hang động hun hút gió, lạnh băng băng), bỗng có một hôm, tôi đã bị thôi thúc với một cảm giác như òa vỡ trong lòng, rằng phải làm sao để “Trăm Ngàn Bài Chứng Đạo Ca” và tinh túy giác ngộ đến từ bản tâm chiếu soi và công phu tu luyện cực kỳ gian khổ của Milarepa – món quà vô giá mà Milarepa đã để lại cho hậu thế – sẽ đến được với độc giả người Việt một ngày không xa! Cảm giác thôi thúc ấy, từ một nơi nào đó sâu thẳm trong tâm khảm, đã bất chợt vùng dậy như thủy triều, làm cho tôi choáng ngợp và những giọt nước mắt cứ thế mà tuôn rơi. Nhưng pho sách đạo ca ấy, một tác phẩm tâm linh đồ sộ, nào phải là một tác phẩm dịch thuật bình thường. Nếu là người chưa thực sự phát nguyện mạnh mẽ, và không phải là người có đủ tâm đức để có thể hy sinh thời gian và công sức hoàn tất công tác dịch thuật khó khăn trong cái thế giới bận rộn quay cuồng này, thì việc ấy làm sao có thể thành? Phải mất bao nhiêu năm trời, bao nhiêu tim óc mới có thể dịch cho xong một tác phẩm vĩ đại như thế? Khi ấy tôi đã tự hỏi mà chẳng có câu trả lời, chỉ i biết ngồi im, vừa ôm tim vừa ôm sách! Và rồi tôi bỗng sực nhớ lại câu chuyện và nguyện ước chân thành mà có một lần ở tại Việt Nam, có hai em đạo hữu trẻ tuổi cũng đã tâm sự với tôi khoảng hơn hai năm trước đây, về pho sách này. Tôi liền đi ra trước bàn thờ, và tôi bắt đầu khấn nguyện đức Milarepa! Khoảng chưa đến mười hôm sau đó, sau khi tôi gửi đến trang nhà của Thư Viện Hoa Sen một bài viết mà tôi đã cảm hứng biên soạn sau khi về lại từ núi thiêng Lapchi, viết về bà Dagmema, người phối ngẫu của Đạo Sư Marpa, là người có công nuôi dưỡng, săn sóc Milarepa trong suốt thời gian Ngài phải hứng chịu sự rèn luyện sắt đá của Marpa ‒ thì một cách rất tình cờ, mà thực ra cũng chỉ là do nhân duyên lúc bấy giờ đã đầy đủ, tôi đã liên lạc được với dịch giả Đỗ Đình Đồng. Đó là bởi vì cùng vào ngay thời điểm ấy, tôi vô tình đọc thấy một bài ông cũng vừa mới gửi đăng trên trang Thư Viện Hoa Sen. Ở dưới bài dịch ấy của ông, tôi thấy ông ghi tên thành phố nơi ông ở, có cả ngày tháng năm. Nhìn thấy con số năm 2012, tôi đã ngạc nhiên reo lên, “Ồ, Đỗ Đình Đồng vẫn còn sống!” Dịch giả Đỗ Đình Đồng là người đã chuyển dịch tập tiểu sử “Milarepa, Con Người Siêu Việt” qua tiếng Việt và phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam vào đầu thập niên 70. Nhiều năm trước đây, dịch giả Thanh Liên đã gửi tặng chúng tôi tập sách ấy. Đó là một quyển sách đã cũ mèm, in trên giấy vàng ố, có những trang đã rách bươm được dán keo lại. Anh Thanh Liên đã tìm thấy nó tại một khu chợ chuyên bán sách cũ ở Việt Nam. Tôi trân quý tập sách tiểu sử ấy lắm. Nhiều lần tôi cũng đã băn khoăn tự hỏi, không biết dịch giả Đỗ Đình Đồng bây giờ ở đâu, làm gì, và trong những suy nghĩ hết sức ngu ngơ của mình, tôi cứ đinh ninh đấy là một ông lão, và ông lão ấy chắc đã qua đời từ lâu lắm rồi. Thật là hết sức ngô nghê! ii Lần đầu tiên khi tôi vui mừng gọi điện thoại qua nói chuyện với dịch giả Đỗ Đình Đồng, tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Năm ông dịch tập sách tiểu sử “Milarepa, Con Người Siêu Việt,” ông chỉ là một thanh niên học đại học ở tuổi hai mươi ba, và gia đình ông đã sống ở ngay tại thành phố Frederick, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ trong suốt 25 năm qua! Thành phố ấy có một ngôi chùa Tây Tạng dòng Drikung Kagyu tên là Tibetan Meditation Center, là nơi đầu tiên trong cuộc đời này chúng tôi đã tìm lại được về với cái “cội gốc” Tây Tạng trong huyết thống của mình. Gia đình chúng tôi thường xuyên đi lên ngôi chùa ấy, ngày này qua tháng nọ. Thế mà bao năm qua chẳng gặp được ông, chẳng kết nối được với ông. Cho đến tận ngày hôm nay, khi chúng tôi đã dọn nhà xuyên bang đi xa gần ba ngàn dặm thì nhân duyên hội ngộ mới được se lại tròn đầy. Điều ngạc nhiên to lớn kế tiếp là dịch giả Đỗ Đình Đồng đã chia sẻ với chúng tôi một điều tôi hằng mong mỏi nhưng có bao giờ ngờ đến! Ông đã chậm rãi nói với tôi qua điện thoại một cách rất bình dị, rất nhẹ nhàng, nhẹ đến nỗi, cực kỳ khiêm cung đến nỗi tôi có cảm giác như ông đang ngại, sợ làm phiền người nghe! Con người tâm đức mà tôi muốn tìm hiện ra trên mỗi một âm thanh. Ông nói, “Tôi cũng đã dịch xong pho sách “Đạo Ca của Milarepa” rồi, nếu cô biết ai có thể phát tâm giúp xuất bản được thì thật là tốt lắm...” Tôi đã không tin vào đôi tai của mình. Khi ấy tôi có cảm giác như bầu trời bao la trên đỉnh núi thiêng Lapchi, nơi đức Milarepa đã để lại dấu chân trước khi vút bay iii vào không trung, bầu trời ấy như mở toang ra trước mắt, và ánh sáng vàng chói sáng rực lên…Trời và nắng, không gian và nắng, Milarepa và nắng, tất cả làm thành một. Tôi có cảm giác muốn tan đi vì sung sướng! Người đầu tiên tôi đã kể lại thông tin cực kỳ cát tường này là dịch giả Vô Huệ Nguyên. Đây cũng là người đã có những kinh nghiệm, chứng nghiệm sống động về Phật giáo Tây Tạng từ khi mua được quyển sách đã cũ mèm, rách nát “Milarepa, Con Người Siêu Việt” của dịch giả Đỗ Đình Đồng trong những ngày tháng bơ vơ, lang thang trên vỉa hè đường Lê Lợi, Saigon trong thập niên 70. Sau khi đọc quyển sách này, những tư tưởng và biểu tượng về tâm linh trong Phật giáo dần dần bùng vỡ, sáng tỏ và linh hiển trong cuộc đời thường của Vô Huệ Nguyên. Sau đó, tôi đã tiếp tục chia sẻ tin tức cát tường với các anh chị em trong Ban Điều Hành và Ban Ấn Tống của Viet Nalanda Foundation. Anh chị em chúng tôi ai ai cũng hoan hỉ và đều phát tâm muốn hỗ trợ cho việc xuất bản phiên bản Việt ngữ của pho sách vô giá này. Nhưng việc xin giấy phép để dịch và xuất bản phiên bản Việt ngữ của “Đạo Ca Milarepa”, dựa trên bản Anh ngữ của dịch giả Garma C. C. Chang do nhà xuất bản Shambhala ấn hành, thật không phải là điều dễ dàng. Đây là một trong những thử thách lớn lao, nhưng tất cả anh chị em chúng tôi đều không ai muốn bỏ cuộc vì có nhiều người trong chúng tôi thực tâm tin vào cái gọi là “năng lực gia trì không thể nghĩ bàn!” Trong quá trình tìm ra đúng nguồn kế thừa quyền pháp lý của bản dịch Anh ngữ, Hoài Hương Trần Uyên Thi đã phải bỏ nhiều công khó liên lạc với các nhà xuất bản khác nhau, đặc biệt là nhà xuất bản Shambhala, để tìm hiểu về việc xin quyền chuyển iv ngữ và phát hành bản tiếng Việt, cho dịch giả Đỗ Đình Đồng và Viet Nalanda Foundation. Nhưng cuối cùng tất cả các liên hệ trao đổi gần như đi đến chỗ bế tắc, vì ngay cả nhà xuất bản Shambhala, sau khi đã ấn hành bản Anh ngữ do dịch giả Garma C. C. Chang dịch vào năm 1962, cũng không thể cung cấp được tin tức gì cho chúng tôi biết ai hiện nay thực sự là người đang giữ bản quyền bản Anh ngữ. Chúng tôi chỉ biết một cách hết sức đơn thuần là dịch giả Anh ngữ Garma C. C. Chang đã qua đời từ nhiều năm trước rồi. Đến một hôm, gần như sắp tuyệt vọng thì dịch giả Đỗ Đình Đồng vô tình tìm thấy một “blog” trên mạng viết về một buổi hội thoại với bà Helena Chang được tổ chức vài năm trước đây. Bà Helena là phu nhân của dịch giả Garma C. C. Chang, và là người cũng đã góp công to lớn trong việc duyệt soát lại bản dịch Anh ngữ Mila Grubum, “Trăm Ngàn Bài Đạo Ca Của Milarepa” cùng với chồng. Theo yêu cầu của hai dịch giả Đỗ Đình Đồng và Vô Huệ Nguyên, tôi đã bỏ chút thời gian tìm hiểu về các nguồn liên hệ khác nhau xuyên qua “blog” ấy, và qua sự tận tình hướng dẫn của hai dịch giả người ngoại quốc, ông Munish Bernhard Schiekel và ông Francisco Fábregas, cuối cùng tôi cũng đã liên lạc được với cô Eva Chang, là con gái của ông bà dịch giả Chang. Cô gửi cho tôi chỉ vỏn vẹn một dòng điện thư ngắn, cho biết cô đang đi xa, và sau đó thì cô bặt tăm, chúng tôi không liên lạc được nữa. Nhiều ngày sau đó tôi đã nói với dịch giả Vô Huệ Nguyên là chúng ta phải tiếp tục thắp nhiều ngọn nến vào buổi sáng và buổi tối khấn nguyện đức Milarepa, và chúng tôi đã để pho sách tiếng Anh trên bàn thờ trước mặt mình trong khi khấn nguyện trong mỗi thời công phu. Bỗng một hôm, tôi ngồi lẩn thẩn mở v những trang gần cuối sách ra đọc trước bàn thờ. Trong phần Phụ Lục do dịch giả Garma C. C. Chang viết, có một đoạn như sau (trích trang 864, ấn bản Việt ngữ): “Vào năm 1950, khi tôi an cư ở Kalimpong, Ấn độ, Bà Yutog, một phụ nữ quí tộc Tây Tạng sùng tín đến viếng tôi. Bà thích thú khi nghe người ta nói rằng tôi, một người Trung hoa trẻ tuổi, đã bỏ ra một số năm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng ở Đông Tây Tạng, bây giờ đang tu tập thiền định ở Kalimpong. Sau khi trao đổi tin tức, bà tỏ vẻ vui mừng. Sáng ngày thứ nhì, bà trở lại gặp tôi, mang theo một quyển sách Tây Tạng khổng lồ gói trong tấm khăn quàng bằng lụa màu vàng thanh nhã, và nói với tôi, “Đây là Mila Grubum. Tôi tặng nó cho anh, vì tôi hiểu tập sách này có ý nghĩa như thế nào đối với một người ẩn tu. Tuy nhiên, hy vọng lớn nhất của tôi là được thấy thông điệp của Milarepa đến tận mọi xó góc của địa cầu. Tôi hy vọng một ngày nào đó anh sẽ dịch quyển sách này sang tiếng Anh, như thế nhiều người có thể đọc nó và nhờ đó được lợi ích.” Tôi hân hoan nhận lấy món quà tuyệt vời này, vì đây đúng là quyển sách tôi đã khổ công tìm kiếm mãi từ khi tôi mất tất cả những sách Tây Tạng của tôi trong lúc chạy trốn từ Trung hoa sang Ấn độ. Hồi tưởng lại, bây giờ bản dịch đã hoàn thành, tôi cảm thấy biết ơn Bà Yutog hơn bao giờ hết, vì sự viếng thăm có ý nghĩa sâu xa và đầy cảm hứng này. Nhờ trí tuệ và sự hướng dẫn thần diệu, bà đã mang đến cho tôi một món quà quí, cùng với nội kiến trong một sứ mạng quan trọng và đầy thách thức – một món quà mà tôi nhận lấy với niềm vui và hứng khởi trong một thời kỳ rất nghiêm trọng trong đời tôi.” Tôi nhớ mang máng trước đây có đọc thoáng qua về điều này, nhưng không hiểu sao nó đã không để lại một dấu ấn sâu sắc nào trong tôi cả. Vậy mà bây giờ khi đọc lại, tự dưng tôi cảm thấy rúng động đến bàng hoàng. vi Một người đàn bà quý tộc dòng Yutog, người đã có công trao lại bản gốc tiếng Tạng cho ông Chang, một người đàn ông gốc Trung Hoa xuất thân từ Thượng Hải, để khuyến khích ông chuyển dịch qua Anh ngữ cái kho tàng vô giá này cho nhân loại? Phu Nhân Yutog đã trao hết tất cả tâm nguyện của bà đến cho ông, cái tâm nguyện chân thành đưa được tinh túy giác ngộ trong những câu chuyện và những bài chứng đạo ca của Milarepa đến khắp mọi nơi trên toàn cõi đất này. Người đàn bà ấy là ai? Hiện nay còn sống hay cũng đã qua đời rồi? Tự dưng, tôi cảm thấy rất tò mò về bà. Tôi liền viết thư cho Lodi Gyari Rinpoche, vị cựu đặc sứ của đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi chỉ đơn thuần nghĩ, Phu Nhân Yutog là một người thuộc dòng dõi quý tộc của dân tộc Tây Tạng thì rất có thể Lodi Gyari Rinpoche cũng có nghe biết tiếng, và biết đâu cũng sẽ cho tôi được chút manh mối về bà. Khi Rinpoche nhận tin, ngài trả lời cho tôi ngay, và sau đó thì tôi đã lại đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngài viết, “Con à, con gái của ta đã vừa lập gia đình với con trai của dòng họ Yutog.” (trích điện thư ngày 24/7/2013). Và rồi ngài còn cho biết thêm rằng bà Yangchen, thông gia của ngài, là cháu gái ruột của Phu Nhân Yutog. Qua sự giới thiệu của Lodi Gyari Rinpoche và bà Yangchen, chúng tôi đã liên lạc được với ông Gyalten và bà Carol Sundell, là con trai và con dâu của Phu Nhân Yutog; ông Gyalten nay đã 78 tuổi và hiện đang sống tại San Francisco, Hoa Kỳ. Riêng Phu Nhân Dorji Yudon Yutog thì đã qua đời khoảng mười năm trước đây, và còn là tác giả của quyển tự truyện“Ngôi Nhà Mái Xanh Lam”(House of the Turquoise Roof). Những thành viên mới quen biết trong đại gia đình Phu Nhân Yutog đã gửi cho chúng tôi những lời ủng hộ và khuyến khích rất chân tình qua điện thư. Bà Yangchen còn viết thêm rằng, vii “tôi thực sự cảm nhận được rằng đây đúng là một nhân duyên để tất cả chúng ta có thể làm viên mãn cái vòng tròn [mà Phu Nhân Yutog đã khởi xướng.] (trích điện thư gửi ngày 24/7/2013). Ai ai cũng cầu mong bản tiếng Việt của “Đạo Ca Milarepa” sớm được chào đời để làm viên thành ước nguyện lúc sinh thời của bà Yutog. Điều thú vị hơn nữa là đại gia đình Yutog “đã ngạc nhiên thích thú khi được đọc về vai trò chủ động của Phu Nhân Yutog trong sự hình thành của bản dịch Anh ngữ Mila Grubum, “Trăm Ngàn Bài Đạo Ca Của Milarepa.” (trích điện thư ngày 24/7/2013). Trước đây họ hoàn toàn không biết về điều này. Không lâu sau đó, tôi nhận được một điện thư thứ nhì từ cô Eva Chang. Cô xin lỗi về sự chậm trễ hồi âm, do trong nhà có người đang bệnh nặng, và cô đã thay mặt mẹ viết cho chúng tôi những lời như sau: “Mẹ tôi đã vừa trao lại cho tôi các giấy tờ liên quan đến quyền dịch thuật. Chúng tôi đã thảo luận với nhau rồi và gia đình chúng tôi rất hoan hỉ cho phép các bạn dịch sách này, tuy rằng chúng tôi vẫn không thực sự biết được trên lãnh vực pháp lý thì chúng tôi có phải là người kế thừa chủ quyền để cho phép các bạn không. Lần cuối tôi bỏ thời giờ ra để nghiên cứu về thủ tục [pháp lý] liên quan đến các quyển sách của cha tôi thì tôi đã đi đến một số bế tắc và từ đó đến nay, tôi cũng chưa có thời giờ tìm hiểu thêm.” (trích điện thư Eva Chang gửi TBĐ ngày 9/8/2013). Ông Francisco Fábregas, một nhà xuất bản người Tây Ban Nha có kinh nghiệm ấn hành sách dịch của Milarepa, dựa vào kinh nghiệm trong ngành ấn loát và quan kiến cá nhân của ông, cũng có chia sẻ thêm với chúng tôi rằng: viii “Đúng là Giáo sư Chang đã không để lại một hợp đồng nào cả. Như vậy bản quyền pháp lý đương nhiên thuộc về vợ và các con của ông.” (trích điện thư ngày 15/7/2013). Những gì cô Eva Chang thay mặt mẹ và gia đình viết cho chúng tôi, tuy không phải là một sự cho phép chính thức đến từ một nhà xuất bản kế thừa quyền pháp lý của bản dịch Anh ngữ của dịch giả Garma C. C. Chang, nhưng đây là một sự đồng lòng thật tuyệt vời trên phương diện đạo đức và tâm linh. Dịch giả Đỗ Đình Đồng cùng tất cả anh chị em chúng tôi hết sức trân quý sự ủng hộ tinh thần này, đến từ gia đình dịch giả Garma C. C. Chang cũng như từ đại gia đình Phu Nhân Yutog, nên Ban Ấn Tống đã quyết định hoàn tất việc ấn hành bản Việt ngữ “Đạo Ca Milarepa.” Thay mặt cho toàn thể các anh chị em trong Ban Ấn Tống nói riêng và Viet Nalanda Foundation nói chung, chúng tôi xin được chia sẻ với bạn đọc những lời chân thành trên đây thay cho lời giới thiệu. Nguyện xin tất cả những thiếu sót liên quan đến sự ra đời của bản Việt ngữ “Đạo Ca Milarepa” – được phát hành lần đầu tiên hơn chín thế kỷ sau bản gốc Tạng ngữ và hơn năm mươi năm sau bản dịch Anh ngữ – nguyện xin tất cả những thiếu sót ấy, trên mọi phương diện, cả đạo cũng như đời, sẽ được tịnh hóa, để tinh túy giác ngộ mà đức Milarepa đã để lại trong những bài chứng đạo ca bất hủ của Ngài sẽ tiếp tục và mãi mãi đem lại được nhân giác ngộ cho vô lượng người và vô lượng thế hệ trong tương lai. “Thân ta dù có chết đi nhưng tâm ta không bao giờ chết, tâm ấy sẽ mãi mãi trường tồn, bàng bạc trong khắp năm nguyên tố, siêu vượt không gian và thời gian.” (Milarepa) ix
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan