Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá va trò của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán tổn thương dạng bướu ở ...

Tài liệu Đánh giá va trò của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán tổn thương dạng bướu ở phổi

.PDF
108
1
57

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠ C BỘ Y TẾ DƢ C T ÀN P C MN -------------------------- NGUYỄN THANH HOÀNG ĐÁN G Á VA TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN T ƢƠNG DẠNG BƢỚU Ở PHỔI LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PH . H CHÍ MINH - NĂM 2019 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠ C DƢ C T ÀN BỘ Y TẾ P C MN -------------------------- NGUYỄN THANH HOÀNG ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG DẠNG BƯỚU Ở PHỔI Chuyên ngành: Ung thƣ Mã số: 62 72 23 01 LUẬN VĂN C U ÊN K OA CẤP II Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM ÙNG CƢỜNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả ghi trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Ký tên Nguyễn Thanh Hoàng . . MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... C BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT ................................................................ D DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. E DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................G DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.........................................................................H ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 5 1.1 Tổng quan về các loại bệnh lý trong lồng ngực ...................................... 5 1.2 Điều trị ung thư phổi: ............................................................................ 24 1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vai trò của chụp CLVT trong chẩn đoán tổn thương đơn độc ở phổi: ................................................... 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 29 2.1 Thiết kế nghiên cứu: .............................................................................. 29 2.2 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................... 29 2.3 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 30 2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu: ........................................................................ 32 2.5 Y đức trong nghiên cứu: ........................................................................ 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 37 3.1 Các đặc điểm của bệnh nhân: ................................................................ 37 3.2 Các đặc điểm phẫu thuật của bệnh nhân: .............................................. 39 3.3 Các đặc điểm của tổn thương phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính: ...... 40 3.4 Đặc điểm mô bệnh học của các tổn thương: ......................................... 42 3.5 Mối liên quan giữa các tiêu chí chẩn đoán với kết quả mô bệnh học: ...... . 43 b . 3.6 Sự phù hợp của chẩn đoán trước mổ và chẩn đoán mô bệnh học ......... 48 3.7 Giá trị chẩn đoán của các đặc điểm hình ảnh của chụp CLVT của tổn thương đơn độc ở phổi: .................................................................................... 48 3.8 Giá trị kết hợp của 5 tiêu chuẩn chẩn đoán có độ nhạy cao nhất: ......... 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 59 4.1 Đặc điểm chung: .................................................................................... 59 4.2 So sánh giá trị chẩn đoán của các tiêu chí chẩn đoán ung thư dựa trên phim chụp cắt lớp vi tính: ................................................................................ 73 4.3 Đánh giá độ chính xác kết hợp của các tiêu chí chẩn đoán:.................. 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... I PHỤ LỤC 1: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG ĐƠN ĐỘC Ở PHỔI .................................................................. VII PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................... XI . c . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Nguyên văn BN Bệnh nhân CLVT Cắt lớp vi tính GPB Giải phẫu bệnh STXTN Sinh thiết xuyên thành ngực TB Tế bào TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UTP Ung thư phổi XQ X-quang CS Cộng sự . d . BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT Nguyên văn Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt AJCC American Joint Committee on Cancer Ủy ban Hỗn hợp Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ FNA Fine Needle Aspiration Chọc hút kim nhỏ CNB core needle biopsies Sinh thiết lõi kim CT Computed Tomography Chụp cắt lớp vi tính Et al et alii Và cộng sự HPV Human papilloma virus Virut bướu nhú ở người HU Hounsfield Unit Đơn vị đo tỉ trọng IARC The International Agency for Research on Cancer Cơ Quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế IASLC The International Association for Study of Lung Cancer Hội Nghiên cứu Ung thư phổi Quốc tế LR+ Positive Likelihood Ratio Tỷ số khả dĩ dương OR Odd Ratio Tỷ số chênh PET/CT Positron Emission Tomography/ Computed Tomography Chụp cắt lớp Phát xạ Positron/chụp cắt lớp vi tính RECIST Response Evaluation Criteria in Solid Tumours Tiêu chuẩn Đánh giá Đáp ứng trong Khối u đặc ROC Receiver Operating Characteristic Đường cong ROC TNM Tumor, Node, Metastasis Khối u, Hạch, Di căn VATS Video-assisted Thoracic Surgery Phẫu thuật Lồng ngực dưới hỗ trợ video WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới . e . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu:............................................... 37 Bảng 3.2. Tiền sử hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ............................ 38 Bảng 3.3. Lý do vào viện: ............................................................................. 39 Bảng 3.4. Các phương pháp phẫu thuật:....................................................... 39 Bảng 3.5. Phương pháp điều trị: ................................................................... 39 Bảng 3.6. Phân bố vị trí tổn thương nguyên phát: ........................................ 40 Bảng 3.7. Đặc điểm về kích thước của tổn thương trên phim chụp CLVT: 40 Bảng 3.8. Đặc điểm về đường bờ của tổn thương trên phim chụp CLVT: .. 41 Bảng 3.9. Đặc điểm về tình trạng vôi hóa của tổn thương trên phim chụp CLVT ............................................................................................................ 41 Bảng 3.10. Đặc điểm về đậm độ của tổn thương trên phim chụp CLVT ..... 41 Bảng 3.11. Đặc điểm về mật độ mỡ của tổn thương trên phim chụp CLVT41 Bảng 3.12. Đặc điểm về hoại tử tạo hang của tổn thương trên phim chụp CLVT ............................................................................................................ 42 Bảng 3.13. Đặc điểm về độ bắt thuốc cản quang của tổn thương trên phim chụp CLVT ................................................................................................... 42 Bảng 3.14: Các loại GPB tổn thương trong nghiên cứu ............................... 42 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa độ tuổi của bệnh nhân với chẩn đoán mô bệnh học: ....................................................................................................... 43 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính của bệnh nhân với chẩn đoán mô bệnh học: ....................................................................................................... 43 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc lá của bệnh nhân với chẩn đoán mô bệnh học của tổn thương: ............................................................... 44 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kích thước tổn thương với chẩn đoán mô bệnh học của tổn thương: .............................................................................. 44 . f . Bảng 3.19. Mối liên quan giữa hình dạng bờ tổn thương với chẩn đoán mô bệnh học của tổn thương: .............................................................................. 45 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tình trạng vôi hóa với chẩn đoán mô bệnh học của tổn thương: ...................................................................................... 45 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa đậm độ với chẩn đoán mô bệnh học của tổn thương: .......................................................................................................... 46 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa mật độ mỡ với chẩn đoán mô bệnh học của tổn thương: .................................................................................................... 46 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hoại tử tạo hang với chẩn đoán mô bệnh học của tổn thương: ............................................................................................. 47 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa vị trí tổn thương và chẩn đoán mô bệnh học của tổn thương: ............................................................................................. 47 Bảng 3.25. Đặc điểm về bắt thuốc cản quang của tổn thương: .................... 48 Bảng 3.26. Sự phù hợp của chẩn đoán trước và chẩn đoán mô bệnh học: ... 48 Bảng 3.27. Giá trị chẩn đoán theo vị trí tổn thương: .................................... 48 Bảng 3.28. Giá trị chẩn đoán theo kích thước của tổn thương: .................... 49 Bảng 3.29. Giá trị chẩn đoán theo bờ của tổn thương: ................................. 50 Bảng 3.30. Giá trị chẩn đoán theo hình dạng của tổn thương: ..................... 51 Bảng 3.31. Giá trị chẩn đoán theo tình trạng vôi hóa của tổn thương: ........ 52 Bảng 3.32. Giá trị chẩn đoán theo đậm độ của tổn thương: ......................... 52 Bảng 3.33. Giá trị chẩn đoán theo hang hoại tử của tổn thương: ................. 53 Bảng 3.34. Giá trị chẩn đoán theo mật độ mỡ của tổn thương: .................... 54 Bảng 3.35. Giá trị chẩn đoán theo độ bắt thuốc cản quang của tổn thương: 54 Bảng 3.36. Giá trị của chụp CLVT trong chẩn đoán ung thư phổi: ............. 55 Bảng 3.37: Giá trị kết hợp của 5 tiêu chí có độ nhạy cao nhất:.................... 56 Bảng 3.38: Độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ số khả dĩ dương khi kết hợp 5 tiêu chí chẩn đoán: ..................................................................................................... 57 . g . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tình hình ung thư trên thế giới 2018 .............................................. 8 Hình 1.2: Số ca tử vong do ung thư trên thế giới theo Globocan 2018 .......... 9 Hình 1.3: Tổn thương nốt mờ đơn độc trong u phổi .................................... 13 Hình 2.1: Hình ảnh tổn thương dạng đặc trên phim chụp CLVT (bệnh nhân B.v.T SHS 34225/18).................................................................................... 35 Hình 4.1: Hình ảnh tổn thương đơn độc ở phổi có kích thước lớn .............. 64 Hình 4.2: Hình ảnh tổn thương đơn độc ở phổi phổi T (bệnh nhân P.T. T. SHS 31040/17) .............................................................................................. 65 Hình 4.3: Hình ảnh tổn thương mật độ không đồng nhất, bờ đa cung không đều (bệnh nhân V.T.H.B. SHS 38636/18, ngày 30/7/2018) ......................... 66 Hình 4.4: Hình ảnh tổn thương dạng hỗn hợp (bệnh nhân L.T.T. SHS 1774/19, ngày 15/6/2019) ............................................................................. 69 Hình 4.5: Hình ảnh tổn thương đậm độ mô có mỡ dịch bên trong (bệnh nhân D.T.L, SHS 42654/18, ngày 21.8.2018) ....................................................... 70 Hình 4.6: Hình ảnh tổn thương có vôi hóa (bệnh nhân P.V.Đ. SHS 28638/18, ngày 26/07/2108) ......................................................................... 71 . h . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Trung vị, khoảng tứ phân vị độ tuổi đối tượng nghiên cứu ..... 37 Biểu đồ 3.2: Giới tính của đối tượng nghiên cứu ......................................... 38 Biểu đồ 3.3: Đường cong ROC – Hiệu quả chẩn đoán đối với tiêu chí bờ của tổn thương ..................................................................................................... 50 Biểu đồ 3.4: Đường cong ROC – Hiệu quả chẩn đoán đối với tiêu chí hình dạng của tổn thương...................................................................................... 51 Biểu đồ 3.5: Đường cong ROC – Hiệu quả chẩn đoán đối với tiêu chí hang hoại tử ........................................................................................................... 53 Biểu đồ 3.6: Đường cong ROC – Hiệu quả chẩn đoán đối với tiêu chí tổn thương có chứa mỡ ....................................................................................... 54 Biểu đồ 3.7: Đường cong ROC – Hiệu quả chẩn đoán đối với tiêu chí độ bắt thuốc cản quang ............................................................................................ 55 Biểu đồ 3.8: Đường cong ROC – Hiệu quả chẩn đoán khi kết hợp các tiêu chí .................................................................................................................. 57 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các tổn thương dạng u ở phổi là những khối hoặc nốt mờ được phát hiện trên phim X –Quang hay trên chụp CLVT. Các tổn thương này có thể xếp loại là nốt hay khối tùy thuộc vào kích thước tổn thương. Các khối tổn thương đơn độc ở phổi rất thường gặp đối với các thầy thuốc lâm sàng nội và ngoại khoa. Vấn đề xác định bản chất của những tổn thương này đôi khi gây nhiều khó khăn cho việc điều trị vì nguyên nhân tổn thương khá đa dạng, có thể lành tính hay ác tính. Với từng nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị cũng khác nhau và tiên lượng cũng thay đổi. Các nốt đơn độc ở phổi thường không có triệu chứng, vô tình phát hiện ra nhờ các lý do khác nhau, ở bệnh nhân dưới 35 tuổi đa phần là lành tính. Theo thống kê, số lượng bệnh nhân bị u phổi chiếm 15 – 50/100.000 trong cộng đồng [11], [35]. Trong số rất nhiều các yếu tố nguy cơ thì yếu tố về tuổi, tiền sử hút thuốc lá, mắc các bệnh ác tính, sống ở vùng dịch tễ như lao phổi, nấm phổi … cũng góp phần giúp chẩn đoán. Câu hỏi đặt ra hằng ngày đối với thầy thuốc khi tiếp cận bệnh nhân có khối tổn thương đơn độc ở phổi đó là tổn thương loại gì? Đặc điểm hình ảnh học nào trên chụp CLVT giúp chẩn đoán tổn thương là lành tính hay ác tính? Nhận diện được tổn thương, tính chất tổn thương, đặc biệt là các tổn thương ác tính ở giai đoạn sớm sẽ làm cho kết quả điều trị khả quan hơn rất nhiều [66]. Trước một khối tổn thương đơn độc ở phổi, việc chẩn đoán chính xác bản chất tổn thương là điều rất quan trọng. Xác định được bản chất tổn thương càng sớm, càng chính xác thì càng có lợi cho bệnh nhân, giúp ích cho hướng điều trị, đặc biệt đối với bệnh lý ác tính. Phẫu thuật là lựa chọn điều trị đầu tay cho những trường hợp giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, nhiều tổn thương lành tính ở phổi (như mô thừa dạng bướu, u mỡ, …) đôi khi không cần can thiệp. . . 2 Thông thường, bệnh nhân được phát hiện các tổn thương ở phổi dựa vào X- Quang ngực thẳng hay nghiêng. Sau đó các thầy thuốc thường lựa chọn thêm chụp CLVT hoặc PET để gợi ý lành tính hay ác. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư phổi phải dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lấy từ mô bệnh phẩm. Có nhiều cách lấy mẫu bệnh phẩm từ những tổn thương ở phổi. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của tổn thương, bệnh lý đi kèm của bệnh nhân, điều kiện của cơ sở y tế mà có sự lựa chọn khác nhau. Các thủ thuật thường được tiến hành là: chải rửa niêm mạc phế quản bằng soi phế quản ống soi mềm, kết hợp với sinh thiết xuyên thành phế quản, nội soi màng phổi, soi trung thất, nội soi lồng ngực sinh thiết bướu, sinh thiết xuyên thành ngực hoặc đôi khi là phẫu thuật mở ngực. Chọn lựa ưu tiên các bệnh nhân có tổn thương đơn độc ở phổi để làm các thủ thuật xâm lấn này luôn là vấn đề thường nhật tại các bệnh viện. Nhìn chung việc lựa chọn một phương pháp đúng đắn, mang lại hiệu quả cao luôn là ưu tiên cho các bác sĩ lâm sàng. Chính vì thế, chúng tôi thực nghiên cứu này nhằm xác định giá trị của các đặc điểm hình ảnh của chụp CLVT, giúp phân biệt lành tính hay ác tính các tổn thương đơn độc ở phổi. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và bệnh học của các tổn thương dạng bướu ở phổi được điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM. 2. Giá trị chẩn đoán của các tiêu chí hình ảnh CLVT và sự phối hợp của các tiêu chí đó trong chẩn đoán khả năng lành tính hay ác tính các tổn thương dạng bướu ở phổi. . . 4 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Thu thập hồ sơ bệnh án những bệnh nhân có tổn thương đơn độc ở phổi, được phẫu thuật tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM Nghiên cứu viên cùng các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh xác định các đặc điểm của tổn thương dựa trên các tiêu chí của bảng thu thập số liệu bệnh nhân. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ số khả dĩ dương, diện tích dưới đường cong ROC của các đặc điểm chẩn đoán tổn thương đơn độc ở phổi trên phim chụp CLVT . . 5 C ƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÀ L ỆU 1.1 Tổng quan về các loại bệnh lý trong lồng ngực 1.1.1 Phân loại các tổn thương ở phổi Các tổn thương ở phổi luôn được các bác sĩ lâm sàng quan tâm. Tổn thương ở phổi được định nghĩa là bóng mờ khu trú trên phim X-quang, mật độ đặc, nằm trong nhu mô phổi. Tổn thương có thể đồng nhất hay không đồng nhất, có thể vôi hóa hay hoại tử bên trong. Hiện nay, theo hầu hết các tác giả, tổn thương có đường kính lớn nhất bé hơn 3 cm gọi là nốt và tổn thương có đường kính lớn nhất lớn hơn 3 cm gọi là khối u [9] [47]. Tổn thương khối u có nhiều nguy cơ ác tính hơn là nốt [30]. Nốt phổi đơn độc là hình thái đặc biệt của u phổi, chiếm tỷ lệ 0,09-0,2%, tình cờ phát hiện qua Xquang phổi, 33% trong số đó là ác tính; và có đến 50% trường hợp là ác tính nếu bệnh nhân trên 50 tuổi. Chẩn đoán được nốt phổi đơn độc là Carcinôm phế quản hết sức hữu ích, vì tiên lượng sống của những bệnh nhân này lên đến 70-80% sau 5 năm nếu được can thiệp sớm [19], [59], [65]. Tổn thương đơn độc ở phổi là tổn thương ở phế quản hoặc nhu mô phổi, được bao quanh bởi các tổ chức nhu mô bình thường khác, có thể kèm theo hạch, xẹp phổi. Các tổn thương có đường kính lớn hơn 3 cm thường được xem là ác tính trừ khi có các căn cứ xác định lành tính khác như kết quả mô bệnh học. Tổn thương đơn độc ở phổi gồm lành tính và ác tính: 1.1.2 Tổn thương lành tính ở phổi [52] [46]: Là tổn thương nằm trong phổi nhưng không phải do di căn, không xâm lấn mô xung quanh và khi cắt trọn, tổn thương sẽ không tái phát; Đồng thời, kết quả giải phẫu mô bệnh học là lành tính. Tuy nhiên xác định bản chất tổn thương không phải đơn giản. U phổi lành tính ít gặp, chiếm khoảng 2% trong toàn bộ u phổi. Đa số biểu hiện lâm sàng là dạng nốt phổi đơn độc [7]. . . 6 • U tuyến phế quản lành tính: chiếm 50% trong tất cả các u lành tính của phổi, 10-15% là u nang tuyến và 2-3% là các u nhầy dạng biểu mô. • U hamartoma: Trong nhu mô phổi và trong lòng phế quản, là loại u lành tính hay gặp nhất, thành phần bao gồm sụn, tổ chức xơ và mỡ. Trong một nghiên cứu các nốt đơn độc ở phổi từ năm 1974 ngươi ta thấy rằng khoảng 5% là u Hamartoma [79]. Trên chụp CLVT có thể chẩn đoán được 50% là u Hamartoma nhờ dựa vào hình ảnh canxi hóa nhũ bắp rang. • U mạch máu xơ hóa • U cơ trơn quanh mao mạch • U nguyên bào cơ - thể hạt • U tuyến nhày • U mạch máu dạng hang • Tổn thương nốt dạng bột • U sụn • U xơ trong phổi • U cơ trơn lành tính nguyên phát • U mỡ • U hạt không nhiễm trùng: Sarcoidosis • U tế bào sáng • U tế bào mầm • Lạc nội mạc tử cung của phổi • U mô bào sợi lành tính – nội phế quản • U tế bào biểu mô co thắt • U nang nhày • U tuyến phế nang • U tuyến hung nguyên phát phổi . . 7 • Một số bệnh của phổi: áp xe phổi, viêm phổi hình cầu, bụi phổi, viêm tiểu phế quản tận tắc nghẽn, xẹp phổi hình cầu, nhồi máu phổi, nang sán, tụ máu, phình mạch, dị dạng mạch máu……. Một số hình ảnh giả u phổi: tràn dịch màng phổi khu trú, tràn dịch rãnh liên thùy, u màng phổi…tùy theo vị trí khối u mà có biểu hiện lâm sàng hay không. 1.1.3 Ung thư phổi 1.1.3.1 Dịch tễ học ung thư phổi Ung thư phổi (UTP) là u ác tính xuất phát từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang hoặc các tuyến phế quản. Đây là loại ung thư thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất cho cả nam lẫn nữ. Theo Globocan (2018), có khoảng 18,1 triệu trường hợp ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong do ung thư trong cả 2 giới. Đối với ung thư phổi, các con số này lần lượt là 2,1 triệu (11,6%) đối với ung thư mới và 1,8 triệu (18,4%) đối với tử vong do ung thư. UTP có xuất độ cao ở các nước Đông Âu, Tây Á, Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) … Xuất độ thường thấp ở Châu phi (đặc biệt ở Morocco và Nam Phi). Tần xuất UTP có khuynh hướng giảm nhẹ ở các nước phát triển nhưng lại gia tăng đáng kể ở các nước đang phát triển. Tại Mỹ hàng năm có khoảng 150.000 trường hợp UTP mới phát hiện. Phần lớn UTP gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, chỉ khoảng 5% các trường hợp UTP xảy ra ở người dưới 40 tuổi. Tại Việt Nam, theo thống kê của Ủy ban Phòng chống Ung thư Quốc gia, tỉ lệ mắc UTP là 30,7/100.000 dân ở nam giới và 6,7/100.000 dân ở nữ giới. Ở nam giới, UTP đứng hàng thứ 2 sau ung thư gan và ở giới nữ, UTP xếp hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư đại-trực tràng. . . 8 Xuất độ UTP thay đổi tùy theo từng vùng địa lý, điều này được minh họa với xuất độ ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc là 40,1/100.000, ở Hungary 77,4/100.000, ở Morocco 31,9/100.000 dân, Nam Phi 28,2/100.000 dân). Ung thư phổi Ung thư vú Các ung thư khác Ung thư đại trực tràng Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư dạ dày Ung thư thực quản Ung thư gan Tổng: 18.078.957 Hình 1.1: Tình hình ung thư trên thế giới 2018 Ung thư Phổi Các Ung thư khác Ung thư đại trực tràng Ung thư dạ dày Ung thư tụy Ung thư thực quản Ung thư gan Ung thư vú Tổng: 9.555.027 . . 9 Hình 1.2: Số ca tử vong do ung thư trên thế giới theo Globocan 2018 1.1.3.2 Nguyên nhân gây UTP và các yếu tố nguy cơ UTP cũng là một trong số ít những loại ung thư mà có nguyên nhân gây bệnh được biết đến khá rõ. Trong nghiên cứu dịch tễ nổi tiếng của Doll và Hill (1964), các tác giả đã chứng minh mối liên quan giữa hút thuốc và UTP. Trong nghiên cứu này, Doll và Hill thấy rằng các bác sĩ hút thuốc lá có nguy cơ tử vong do UTP tăng gấp 12,7 lần so với những bác sĩ không hút. Khoảng 85% UTP liên quan đến hút thuốc. Nguy cơ UTP tỉ lệ thuận với số lượng và thời gian hút thuốc [33]. Việc tiếp xúc với khói thuốc ngay cả khi không hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ UTP. Tiếp xúc với khí Radon: Radon là sản phẩm của sự phân hủy tự nhiên của Urani trong đá, đất và nước mà cuối cùng trở thành một phần của không khí hít thở. Mức độ khí Radon không an toàn có thể tích lũy, bao gồm cả ở nhà. Tiếp xúc với Amiang và các hóa chất khác. Nơi làm việc tiếp xúc với Amiang và các chất có thể gây ung thư chẳng hạn như Asen, Niken, Crom và nhựa đường cũng làm tăng nguy cơ UTP phát triển, đặc biệt là nếu là một người hút thuốc. Lịch sử gia đình mắc bệnh UTP. Những người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân UTP, có tăng nguy cơ của bệnh. Sử dụng quá nhiều rượu. Uống nhiều hơn một lượng rượu vừa phảikhông uống nhiều hơn một ly một ngày cho phụ nữ hoặc hai ly một ngày đối với nam giới-có thể làm tăng nguy cơ UTP. Một số bệnh phổi: Những người bị bệnh phổi, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, có thể có tăng nguy cơ UTP. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất