Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản...

Tài liệu đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại phường trung sơn trầm thị xã sơn tây, hà nội

.DOC
83
577
56

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG -------›š ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG TRUNG SƠN TRẦM - T.X SƠN TÂY, HÀ NỘI Người thực hiện : NGUYỄN THU HIỀN Lớp : MTC Khóa : 57 Ngành : MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN DANH THÌN 0 Hà Nội – 2016 1 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG -------›š ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG TRUNG SƠN TRẦM - T.X SƠN TÂY, HÀ NỘI Người thực hiện : NGUYỄN THU HIỀN Lớp : MTC Khóa : 57 Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN DANH THÌN Địa điểm thực tập : Phường Trung Sơn Trầm Sơn Tây – Hà Nội Hà Nội – 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này trung thực và chưa được sử dụng cho một học vị nào. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016 Người cam đoan Nguyễn Thu Hiền i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường – Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong bộ môn Sinh thái Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. TRẦN DANH THÌN đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị của UBND phường Trung Sơn Trầm, trạm Bảo vệ thực vật thị xã Sơn Tây…Đặc biệt là lòng tốt và sự hiếu khách của người dân phường Trung Sơn Trầm đã ủng hộ và giúp đỡ tận tình cho em thực hiện đề tài này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thu Hiền ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơnii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình MỞ ĐẦU vii 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1 Khái quát chung về phân bón................................................................3 1.1.1 Khái niệm.............................................................................................3 1.1.2 Phân loại................................................................................................3 1.1.3 Vai trò của phân bón trong sản xuất......................................................4 1.1.4 Tình hình sản xuất, sử dụng và quản lý phân bón trong nông nghiệp........4 1.1.5 Ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng và môi trường......................11 1.2 Khái quát về thuốc bảo vệ thực vật.....................................................12 1.2.1 Khái niệm............................................................................................12 1.2.2 Phân loại và vai trò..............................................................................13 1.2.3 Tình hình sản xuất, sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật...........17 1.2.5 Các quy định pháp luật về quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật .............................................................................................................25 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................28 2.1.1 Đối tương............................................................................................28 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................28 2.2 Nội dung nghiên cứu...........................................................................28 iii 2.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................28 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................28 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.......................................................30 3.1.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................30 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................31 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của phường......................................35 3.3 Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...........36 3.3.1 Thực trạng sử dụng phân bón..............................................................36 3.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV........................................................42 3.4 Tình hình quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật............................49 3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn phường Trung Sơn Trầm.............56 3.5.1 Các cơ quan quản lý............................................................................57 3.5.2 Người dân............................................................................................57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 1 KẾT LUẬN.........................................................................................60 2 KIẾN NGHỊ........................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 65 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật DAP : Phân Diamonium photphat FAO :Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization of the United Nations) IFA : International Fertilizer Industruy Asociation ( Hiệp hội công nghiệp phân phón quốc tế) SA : Phân sunfat ammonium T.X : Thị xã UBND : Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Lượng phân bón tiêu thụ trên thế giới qua các giai đoạn.................5 Bảng 1.2: Lượng phân bón sử dụng tại Việt Nam qua các năm........................8 Bảng 1.3: Mức phân bón khuyến cáo cho một số loại cây trồng....................12 Bảng 1.4: Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn.............................................................................15 Bảng 1.5 : Độ bền vững của hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.....................22 Bảng 3.1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất phường Trung Sơn Trầm.............32 Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của phường năm 2015..36 Bảng 3.3: Mức phân hữu cơ bón cho cây trồng..............................................37 Bảng 3.4 : Một số loại phân bón được bán tại phường...................................38 Bảng 3.5 : Mức độ sử dụng phân đạm trên một số cây trồng chính................39 Bảng 3.6: Mức độ sử dụng phân lân cho cây trồng.........................................40 Bảng 3.7: Mức độ sử dụng phân kali cho cây trồng........................................41 Bảng 3.8 : Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại địa phường...43 Bảng 3.9: Liều lượng sử dụng của một số loại thuốc trên địa bàn..................46 Bảng 3.10: Mức độ trang bị bảo hộ lao động của các hộ nông dân................46 Bảng 3.11: Đánh giá chung thực trạng sử dụng và quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.............................................................................55 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cơ cấu nhập khẩu phân bón theo quốc gia trong 11 tháng 2015 của Việt Nam......................................................................10 Hình 1.2 Sơ đồ tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc...............................................................21 Hình 1.3 Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong đất......................22 Hình 1.4 Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật...........24 Hình 3.1 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2015........................................32 Hình 3.2 Tỷ lệ các triệu chứng mắc phải sau phun thuốc..........................47 Hình 3.3 Cách xử lý thuốc dư sau phun của người dân.............................48 Hình 3.4 Kênh phân phối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn phường..................................................................................50 Hình 3.5 Hình thức quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại thị xã Sơn Tây .....................................................................................................51 vii MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của vấn đề Việt Nam là nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước lâu đời. Cuộc sống của đại đa số người dân là dựa vào sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với điều kiện thuận lợi cho các loại cây trồng vật nuôi phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện cho dịch bệnh, sâu hại và cỏ dại phát triển mạnh gây suy giảm năng xuất cây trồng. Việc giảm dần diện tích đất nông nghiệp, cùng với sự thay đổi của khí hậu khiến nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ gây ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp. Để đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế thì việc sử dụng phân bón và các hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) đã trở thành biện pháp không thể thiếu của người nông dân. Phường Trung Sơn Trầm thuộc thị xã (t.x) Sơn Tây, thành phố Hà Nội là nơi có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Hiện nay, tuy cơ cấu phát triển trong phường đã có sư thay đổi đáng kể song nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng (với trên 60% số hộ dân trong phường tham gia sản xuất nông nghiệp). Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế là diện tích gieo trồng của phường ngày càng giảm. Để đáp ứng nhu cầu lương thực trong phường, các hộ gia đình không ngừng áp dụng các biện pháp làm tăng năng xuất cây trồng do vậy phân bón và thuốc BVTV được người dân sử dụng và lưu hành rộng rãi. Tuy đem lại lợi ích về mặt kinh tế, giúp người dân sản xuất được thuận lợi, dễ dàng hơn nhưng cũng đem lại hậu quả lớn về mặt sức khỏe cho con người, cũng như đối với môi trường nếu như không được sử dụng hợp lý. Phân bón và thuốc BVTV được bán tràn lan không có kiểm soát, sự thiếu hiểu biết, không quan tâm của người sản xuất ... là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các loại phân bón, thuốc BVTV hiện nay. 1 Sự an toàn đối với lương thực, thực phẩm cũng như việc bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng hổi được toàn xã hội quan tâm. Do đó bất cứ hành động nào đe dọa đến sức khỏe con người cũng như gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đều đáng được quan tâm. Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại phường Trung Sơn Trầm- thị xã Sơn Tây, Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại phường Trung Sơn Trầm – thị xã Sơn Tây, Hà Nội để thấy được các mặt hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, bảo vệ môi trường. Yêu cầu nghiên cứu  Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong nông nghiệp tại phường Trung Sơn Trầm.  Tìm hiểu công tác quản lý phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại phường Trung Sơn Trầm.  Đánh giá công tác quản lý và buôn bán các loại phân bón, thuốc BVTV tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn  Đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn, bảo vệ môi trường 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát chung về phân bón 1.1.1. Khái niệm Phân bón là những hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng xuất cao. 1.1.2 Phân loại Phân bón là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng giúp cây phát triển. Mặc dù thành phần dinh dưỡng tương tự nhau, nhưng tùy vào nguồn gốc, thành phần, phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân vô cơ và phân vi sinh. Phân hữu cơ: bao gồm phân chuồng, than bùn, phân xanh, phân huwuc cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh, phân rác... Phân vô cơ: là phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hóa học trong thành phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ. Bao gồm: phân đơn (N,P,K); phân phức hợp (được tạo ra bằng phản ứng hóa học, chứa ít nhất 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng); phân khoáng trộn ( được sản xuất bằng cách trộn cơ học từ 2 hoặc 3 loại phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, không dùng phản ứng hóa học). Phân vi sinh vật: là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, phân giải xenlulo... Ngoài ra phân bón còn được phân loại theo chức năng bao gồm phân bón lá và phân bón rễ. 1.1.3 Vai trò của phân bón trong sản xuất 3 Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong viêc thâm canh tăng năng xuất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Mối quan hệ giữa đất trồng, cây trồng (chủ yếu là giống) và phân bón là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Dựa vào mối quan hệ này con người đã đem lại thành tựu mới cho ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 1960 đến 1990, việc ứng dụng các giống cây trồng có năng suất cao và kỹ thuật canh tác tiến bộ đã đưa sản lượng lương thực tăng từ 830 triệu tấn lên 1.820 triệu tấn, trong khi đó diện tích đất sử dụng chỉ tăng từ 1,4 tỷ ha lên 1,48 tỷ ha. Cũng trong khoảng thời gian đó thì lượng phân bón của thế giới cũng gia tăng từ 30 triệu tấn lên 138 triệu tấn. Như vậy, với diện tích đất chỉ tăng 3,5% trong khi sản lượng lương thực tăng đến 120% trong vòng 30 đã năm nói lên vai trò của thâm canh trong đó phân bón giữ vai trò quyết định. Phân bón làm gia tăng năng suất đến 55% ở những nước đang phát triển trong giai đoạn 1965 đến 1975 và đầu tư 1 kg N-P2O5-K2O sẽ thu được 10 kg hạt ngũ cốc.( Lê Quốc Phong, 2012). 1.1.4 Tình hình sản xuất, sử dụng và quản lý phân bón trong nông nghiệp 1.1.4.1 Trên thế giới Từ lâu con người đã biết sử dụng phân bón để cung cấp dinh dưỡng, nâng cao năng xuất cho cây trồng dưới dạng phân chuồng, phân xanh, than bùn... Tăng cường sử dụng phân bón cho cây trồng đã đẩy mạnh sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng nguồn cung cấp lượng thực cũng như góp phần vào cải thiện chất lượng thực, thực phẩm, bổ sung các vi lượng thiết yếu. Tuy nhiên cho mãi đến giữa thế kỷ 18 thế giới mới quan tâm đến các yếu tố hóa học và dinh dưỡng cây trồng. Ngành công nghiệp sản xuất phân bón được ra đời vào giai đoạn cuối thế kỷ 18 - nửa đầu thế kỷ 19, bắt đầu từ vùng tây bắc của châu Âu, song chỉ thật sự phát triển mạnh vào những năm 60 của thế kỷ 20 khi mà cuộc cách mạng xanh ra đời (Lê Quốc Phong, 2012). 4 Ngành công nghiệp phân bón vô cơ chủ yếu liên quan đến việc cung cấp 3 chất dinh dưỡng chính cho chây trồng là nitơ, phopho và kali. Các chất dinh dưỡng vi lượng có thể được đưa vào các loại phân bón chính hoặc cung cấp như các sản phẩm đặc chủng. Từ 3 loại nguyên tố này, các sản phẩm phân bón khác được ra đời dựa trên việc cân đối các tỷ lệ thành phần phân bón thông qua phối trộn hay các phương pháp hóa học khác.  Nhu cầu sử dụng phân bón Theo nghiên cứu của Lê Quốc Phong (2012) trong giai đoạn diễn ra cuộc cách mạng xanh thì các nước đang phát triển sử dụng lượng phân bón rất lớn, từ 4 triệu tấn năm 1960 lên đến 65 triệu tấn năm 1990 để gia tăng năng suất. Những năm gần đây nhu cầu sử dụng phân bón vẫn không ngừng tăng lên, lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới được thống kê trong bảng: Bảng 1.1: Lượng phân bón tiêu thụ trên thế giới qua các giai đoạn Đơn vị: triệu tấấn Năm 2010/2011 2011/2012 2012/2013 2013/2014 2014/2015 2015/2016 (ước tính) N 104,3 107,9 108,6 109,9 110,3 110,4 P2O5 40,6 41,1 41,4 40,5 41,1 40,8 K2O 27,6 28,0 29,2 30,4 32,0 31,9 TỔNG 172,6 177,2 179,1 180,7 183,4 183,1 Nguồn: IFA, 2015 Lượng tiêu thụ phân bón mạnh nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latinh và Châu Phi. Ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Tây Á thì nhu cầu tiêu thụ thấp hơn, trong khi đó nhu cầu tại Nam Á thì không có sự thay đổi. Theo báo cáo của Đoàn Minh Tin (2015): Xét cơ cấu nhu cầu theo khu vực, trong năm 2014, nhu cầu sử dụng phân bón của Châu Á vẫn xếp thứ nhất với tỷ lệ 59% tổng nhu cầu thế giới. Đứng thứ hai và thứ ba là Châu Mỹ và Châu Âu với tỷ trọng lần lượt là 23% và 13%. Châu Phi và Châu Đại Dương chiếm tỷ lệ nhu cầu thấp nhất với tổng cộng 5% nhu cầu thế giới. 5 Đối với phạm vi quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là 3 quốc gia tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới với tỷ trọng lần lượt là 28%, 14% và 11%. Tương tự như xu hướng sử dụng phân bón trên thế giới, các loại phân đạm, lân, kali lần lượt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu thụ của các quốc gia này. Trên thế giới, phân bón chủ yếu dùng cho các nhóm cây trồng chính là ngô 16%, lúa mỳ 16%, gạo 14%, cọ dầu 11%, mía đường 4%, hoa màu và cây ăn trái 15%, các loại cây trồng khác là 24%. Dự đoán, nhu cầu phân bón thế giới sẽ tăng trưởng 1,5-2% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Dự kiến mức tăng trung bình hàng năm cho ba chất dinh dưỡng chính là 1,3% cho N; 2,1% cho P và 2,4% đối với K. Tổng sản lượng năm 2019 đạt mức 264 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2014 ( IFA, 2015).  Tình hình sản xuất phân bón Sản xuất phân bón của thế giới từ năm 2002 đến 2007 tăng trung bình 3,7%/năm, nhưng do năm 2008-2009 tăng trưởng âm nên kéo cả giai đoạn 2002-2009 sản xuất phân bón thế giới chỉ tăng trung bình 1,7%/năm. Trong đó bao gồm đạm 58%, lân 24% và kali 18%. Năm 2011, sản lượng chất dinh dưỡng được sản xuất tại các nhà máy trên toàn thế giới là 227 triệu tấn ứng với 82% công xuất của các nhà máy. Các nước đóng góp nhiều nhất vào nguồn cung phân bón thế giới là Trung Quốc, Mỹ, Canada, Nga và Tây Á ( Lê Quốc Phong, 2012). Năm 2013, xét theo thành phần N,P,K thì tổng công suất thiết kế phân bón toàn cầu ở mức 315 triệu tấn. Trung Quốc là quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới khi sản lượng sản xuất của quốc gia này là 84 triệu tấn (năm 2013) chiếm đến 27% tổng năng suất phân bón cung cấp toàn cầu. Đối với từng sản phẩm, Trung Quốc cũng giữ vị thế đứng đầu thế giới trong sản xuất đạm, lân khi công suất thiết kế là 60,9 triệu tấn đạm và 19,2 triệu tấn lân trong 6 khi công suất toàn cầu là 211 và 55 triệu tấn. Đối với mảng sản xuất kali, nhờ vào lợi thế nguồn nguyên liệu nên Canada là quốc gia có công suất thiết kế lớn nhất thế giới và chiếm đến 34% tổng công suất thiết kế toàn cầu với công suất là 17 triệu tấn (Đoàn Minh Tin, 2015). Theo ước tính của Hiệp hội công nghiệp phân bón quốc tế (IFA), sản lượng phân bón năm 2014 đạt 243 triệu tấn các loại, tăng 2,6% so với năm 2013 và đạt 85% công suất của các nhà máy toàn cầu. Như vậy, tổng sản lượng phân bón toàn cầu dư khoảng 59 triệu tấn. Xu hướng này của ngành phân bón sẽ tiếp tục diễn ra cho đến năm 2018 khi nhu cầu và nguồn cung phân bón dự báo sẽ ở mức khoảng 197 triệu tấn và 280 triệu tấn, mức dư nguổn cung sẽ ở mức 83 triệu tấn, tăng 40% so với năm 2014 (IFA, 2015). Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp. Nếu như sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng cao. Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. 1.1.4.2 Tại Việt Nam Từ lâu nông dân nước ta có thói quen dùng phân hữu cơ để bón cho cây trồng (cây phân xanh, bộ đậu, điền thanh, cốt khí, bèo dâu và phân chuồng). Khi công nghệ supephosphate ra đời, nền công nghiệp hóa học phân bón xuất hiện làm thay đổi bộ mặt sản xuất nông nghiệp, năng xuất và sản lượng cây trồng tăng. Ngành phân bón Việt Nam gắn liền với lịch sử ngành hóa chất. Phôi thai từ thời kháng chiến chống Pháp tuy nhiên sau khi hòa bình lập lại ngành mới có điều kiện phát triển. Đánh dấu bước ngoặc phát triển của ngành phân bón là năm 1959 chúng ta đã khởi công xây dựng Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, đến tháng 4 năm 1962 Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động và xuất xưởng những tấn phân lân supe đầu tiên phục vụ nông nghiệp. Ngày nay, Việt Nam có đến 500 doanh nghiệp sản xuất phân vô cơ và 7 hàng nghìn doanh nghiệp kinh doanh phân hữu cơ, vi sinh nhưng nguồn cung phân bón chủ yếu của nước ta tập trung vào 15 doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn chủ yếu thuộc 2 tập đoàn lớn là tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) - 9 công ty, và Tập đoàn dầu khí (PVN) - 2 công ty. Thị phần của các công ty này chiếm khoảng 95% tổng sản lượng phân bón sản xuất năm 2014. Các loại phân bón chính ở Việt Nam hiện nay gồm có: phân đạm (ure), Phân Diamonium photphat (DPA), Phân sunfat ammonium (SA), Kali, phân lân và phân NPK.  Nhu cầu sử dụng Tổng nhu cầu phân bón ở Việt Nam năm 2013 là 10,345 triệu tấn các loại. Trong đó, Ure chiếm khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 0,9 triệu tấn, SA 0,85 triệu tấn, Kali 0,95 triệu tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500 nghìn tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá. Năm 2014, nhu cầu phân bón là khoảng 11 triệu tấn tăng trưởng 4% so với năm 2013. Bảng 1.2: Lượng phân bón sử dụng tại Việt Nam qua các năm Đơn vị: Nghìn tấn Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Ure 1955 2191 2260 2000 2200 DAP 948 921 933 900 900 NPK 3035 3171 3490 3800 4000 Kali SA Phân lân 900 650 1436 1260 889 1676 920 950 1665 950 850 1825 960 900 1800 Nguồn:Tô Bỉnh Quyền, 2014 Thống kê phân lân bao gồm cả lân nung chảy (tan chậm) và supe lân (dễ hấp thu). Kali bao gồm cả KCl và K 2SO4. Ure bao gồm cả ure hạt đục (tan chậm) và ure hạt trong (dễ bay hơi). Nhu cầu phân bón biến đổi theo các yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, 8 mùa vụ, loại cây trồng.... Đối với từng vùng miền, nhu cầu tiêu thụ phân bón tập trung chủ yếu ở Nam Bộ với sấp sỉ 6,2 triệu tấn, chiếm 58% tổng nhu cầu phân bón tiêu thụ cả nước do ở đây tập trung phần lớn diện tích đất trồng lúa và các cây công nghiệp như: cà phê, cao su, tiêu điều. Sau đó là khu vực Bắc Bộ với khoảng 2,6 triệu tấn và Miền Trung là 1,97 triệu tấn. Với yếu tố mùa vụ thì nhu cầu của vụ Đông Xuân chiếm đến 49% tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón trong năm, Vụ hè thu và vụ mùa tương đương nhau và ở mức lần lượt là 25%, 27%. Loại cây trồng cần sử dụng nhiều loại phân bón nhất tại Việt Nam là lúa gạo, ước tính chiếm 65% nhu cầu phân bón, tiếp theo là ngô với 9%. Các loại cây ngắn ngày như mía, lạc, đậu nành, bông, rau củ…chiếm 6%; còn lại các loại cây dài ngày như cao su, cà phê, chè, tiêu, điều, cây ăn quả chiếm 20% (Đoàn Minh Tin, 2015).  Tình hình sản xuất, cung ứng Sản xuất phân bón ở Việt Nam hiện nay rất phát triển với nhiều chủng loại sản phẩm, mỗi nhà máy lại có các sản phẩm khác nhau, lợi thế khác nhau trong sản xuất phân bón. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân về mặt nguyên liệu, kỹ thuật mà một số loại phân phổ biến hiện vẫn chưa có nhà máy nào sản xuất mà phải nhập khẩu toàn bộ như phân SA, phân Kali. Năm 2014 sản lượng phân bón của Việt Nam đạt hơn 8 triệu tấn, đáp ứng được trên 80% nhu cầu phân bón vô cơ, trong đó NPK đạt 3,8 triệu tấn, phân lân đạt 1,8 triệu tấn, phân ure đạt 2,4 triệu tấn, phân DAP đạt 330 nghìn tấn. Phân bón SA và Kali vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu ( Đoàn Minh Tin, 2015). Đối với nhập khẩu, trong 11 tháng đầu năm 2015, lượng phân bón nhập khẩu đạt trên 4 tiệu tấn, trị giá 1,2 tỷ triệu USD. Trong đó chủ yếu là phân SA chiếm 27% với 953,3 nghìn tấn; phân kali nhập 850,6 nghìn tấn, DAP nhập 843,1 nghìn tấn mỗi loại chiếm 24%, cuối cùng là NPK và Ure với lượng nhập lần lượt là 364,9 nghìn tấn và 533 nghìn tấn. Thị trường nhập 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan