Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực hiện công việc tại công ty kiểm toán – tư vấn định giá acc_vietnam...

Tài liệu đánh giá thực hiện công việc tại công ty kiểm toán – tư vấn định giá acc_vietnam

.DOC
12
27
125

Mô tả:

ĐANH GIA THỰC HIỆN CONG VIỆC TẠI CONG TY KIỂM TOAN – TƯ VẤN ĐỊNH GIÁ ACC_VIETNAM PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi được học môn Quản trị nguồn nhân lực, tôi hiểu được tầm quan trọng của quản trị nhân sự đối với mỗi Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh, công nghệ tiên tiến cũng khó phát huy được hiệu quả tối ưu nếu không biết quản trị con người. Cách thức, phương pháp quản trị nhân sự còn góp phần tạo nên văn hoá của tổ chức đem lại môi trường làm việc vui tươi phấn khởi. Quản trị nhân sự là bộ môn khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật - nghệ thuật quản trị con người, với mong muốn áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế công việc hiện tại và thực hiện yêu cầu bài tập cá nhân tôi lựa chọn hoạt động “Đánh giá thực hiện công việc ” tại Công ty Kiểm toán – Tư vấn Định giá ACC_VIETNAM để phân tích và đưa ra kiến nghị trên cơ sở kiến thức về Quản trị nguồn nhân lực. PHẦN II : NỘI DUNG I. Một số vấn đề lý luận về công tác đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức Ta hiểu việc đánh giá công việc thực hiện là đo lường kết quả công việc thực hiện so với chỉ tiêu đề ra. Quản trị thực hiện công việc là quá trình trao đổi liên tục dựa trên mối quan hệ qua lại giữa người quản lý và nhân viên. Quá trình này bao gồm việc xây dựng các yêu cầu , mục tiêu rõ ràng và sự nhận thức về các vấn đề sau đây : - Các nhiệm vụ, chức năng cơ bản của nhân viên ; - Nhiệm vụ, mục tiêu đạt được của từng vị trí có đóng góp như thế nào cho mục tiêu chung của bộ phận, Doanh nghiệp; - Trả lời câu hỏi “công việc cần được làm tốt” như thế nào; - Người quản lý và nhân viên sẽ hợp tác như thế nào để duy trì, cải thiện hay phát triển khả năng thực hiện công việc của nhân viên; - Những khó khăn trong thực hiện công việc sẽ được xác định và khắc phục như thế nào - Kết quả thực hiện công việc được nhân viên và người quản lý đo lường và đánh giá như thế nào; Mục đích quan trọng nhất của hệ thống quản trị thực hiện công việc là nhằm liên tục cải thiện kết quả thực hiện công việc của nhân viên và bộ phận.  Quá trình này bao gồm: - Lập kế hoạch thực hiện công việc. - Liên tục giám sát, hướng dẫn và truyền đạt, trao đổi thông tin. - Lập các báo cáo, tài liệu biểu mẫu về quá trình giám sát, những cải thiện và kết quả thực hiện công việc theo kế hoạch thực hiện công việc. - Cuộc họp đánh giá thực hiện công việc chính thức. - Xếp loại đánh giá, xác định các khó khăn, rào cản và kế hoạch nâng cao khả năng thực hiện công việc. Nội dung trình tự đánh giá tình hình thực hiện công việc được tiến hành theo ba bước: 1. Xác định công việc : Xác định công việc có nghĩa là sự thống nhất giữa cán bộ nhân sự và nhân viên về Doanh nghiệp mong đợi nhân viên thực hiện cái gì. Những tiêu chuẩn mẫu, căn cứ vào đó sẽ tiến hành đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. 2. Đánh giá việc thực hiện công việc : Có nghĩa là so sánh việc thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chuẩn mẫu. Trong bước này có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc khác nhau. 3. Cung cấp thông tin phản hồi: Có thể thực hiện một lần khi việc đánh giá thực hiện công việc kết thúc hoặc có thể thực hiện công việc nhiều lần trong suốt quá trình đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên, điều này phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của công việc. Vai trò đánh giá thực hiện công việc: - Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên cung cấp các thông tin cơ bản, dựa vào đó, các doanh nghiệp mới có thể ra quyết định về vấn đề thăng tiến và tiền lương của nhân viên. - Giúp cho cán bộ nhân sự và các nhân viên có cơ hội để xem xét lại các phẩm chất liên quan đến công việc cần thiết phải có của một nhân viên. Hầu hết mọi nhân viên đều mong muốn biết được các nhân xét, đánh giá của người chỉ huy, lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình. Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên, cung cấp các thông tin này cho nhân viên. - Giúp cho các cán bộ nhân sự và các nhân viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại những sai sót trong việc thực hiện công việc của nhân viên. Các phương pháp đánh giá tình hình thực hiện công việc : 1-Đánh giá bằng bảng điểm và đồ thị. 2- Xếp hạng luân phiên. 3- So sánh cặp. 4- Phê bình lưu giữ. 5- Phương pháp mẫu tường thuật. 6- Phương pháp phối hợp. Phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc. 1. Mục đích của phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc nhằm nghiên cứu, phát hiện và điều chỉnh các sai sót trong thực hiện công việc của nhân viên hoặc duy trì và nâng cao kỹ năng thực hiện công việc của nhân viên. Có ba hình thức phỏng vấn dựa trên ba mục tiêu khác nhau: - Thoả mãn - thăng tiến. - Thoả mãn không thăng tiến. - Không thoả mãn -điều chỉnh. 2- Chuẩn bị phỏng vấn. Buổi chuẩn bị phỏng vấn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả phỏng vấn. Chuẩn bị phỏng vấn phải chú ý đến các nội dung chủ yếu sau đây: - Thu thập dữ liệu thông tin cần thiết - Chuẩn bị cho nhân viên - Khuyến khích nhân viên nói nhiều trong phỏng vấn - Đối xử với tính phòng ngự của nhân viên - Hướng phỏng vấn tới việc nâng cao kỹ năng thực hiện công việc của nhân viên. II. Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_VIETNAM Công ty Kiểm toán – Tư vấn Định giá ACC_VietNam thành lập năm 2005 được Bộ Tài chính Việt Nam và Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy phép hành nghề, Giấy phép thành lập và hoạt động theoLuật Doanh Nghiệp. Công ty Kiểm toán – Tư vấn Định giá ACC_VietNam ra đời theo Nghị 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 dưới hình thứuc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty Hợp danh Kiểm toán – Tư vấn Việt Nam (ACC_Vietnam) Các hoạt động dịch vụ mà ACC_VietNam hiện đang thực hiện bao gồm : Kiểm toán Báo cáo tài chính, Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, Tư vấn kế toán thuế, Tư vấn tài chính doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp, Tư vấn về đầu tư & kinh doanh, tư vấn về hợp nhất và mua lại doanh nghiệp… Về cơ cấu và bộ máy tổ chức của ACC_Vietnam được phân chia thành các bộ phận : Hội đồng thành viên, Ban giám đốc, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng đào tạo, Phòng nghiệp vụ kiểm toán tài chính, Phòng nghiệp vụ kiểm toán vốn đầu tư và dự án ; Phòng tư vấn thuế ; Phòng dịch vụ kế toán và tư vấn tài chính ; Phòng định giá và thẩm định…. Công ty Kiểm toán Tư vấn định giá ACC_Vietnam tuy mới được thành lập chưa đầy 07 năm nhưng với đội ngũ lãnh đạo là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong những lĩnh vực kiểm toán, tư vấn của các hãng kiểm toán lớn trên thế giới cũng như của Bộ Tài chính đã góp phần vào thành công của ACC_Vietnam ngày hôm nay được thể hiện qua một số chỉ tiêu như tốc độ tăng doanh thu trung bình hàng năm trên 30%, thu nhập bình quân tăng trên 26%/năm/người cùng với đó phát triển không ngừng số lượng nhân viên lúc đầu khi thành lập chưa được 10 người nhưng đến nay ACC_Vietnam đã có trên 200 nhân viên có trình độ từ đại học trở lên…..để hướng tới mục tiêu phát triển và nhằm nâng cao trình độ, năng lực cũng như hiệu quả của nhân viên đáp ứng được công việc và tình hình cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường hiện nay. Từ đó việc đánh giá tình hình thực hiện công việc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nó có tính chất quyết định đến sự thành công và phát triển của công ty cũng như của mỗi nhân viên. Ban giám đốc Công ty cũng đã từng bước triển khai công tác đánh giá chất lượng thực hiện công việc của từng nhân viên đối với từng cấp bậc theo định kỳ hàng năm và hiện tại ACC_Vietnam đang thực hiện đánh giá tình hình thực hiện công việc theo phương pháp : «Đánh giá bằng bảng điểm đồ thị » Trong bảng liệt kê những điểm chính yếu theo yêu cầu của công viẹc như chất lượng, số lượng công việc…và được sắp xếp thứ tự theo đánh giá thực hienẹ công việc từ mức kém nhất đến xuất sắc hoặc theo thang điểm (ví dụ : thang điểm từ 10 đến 100 ) vì thế mỗi nhân viên được cho điểm phù hợp với mức độ thực hiện từng điểm chính theo yêu cầu của công việc. Sau đó tổng hợp lại, đưa ra đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của nhân viên. Tuy nhiên trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về bản đánh giá nhân viên sẽ là cuộc phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc được nhà quản lý thực hiện đối với từng nhân viên để hướng tới hoàn thiện về kỹ năng, trình độ chuyên môn và những điều chỉnh cần thận để tạo ra hiệu quả cao nhất trong công việc…. Bảng đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên theo phương pháp cho điểm như sau: Với công tác đánh giá tình hình công việc thực hiện hiện tại của Công ty bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao cũng như những thay đổi liên tục trong quá trình phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế thị trường thì công tác đánh giá tình hình thực hiện công việctrong doanh nghiệp cũng cần phải có những thay đổi cho phù hợp. Đối với Công ty ACC_VIETNAM sau một thời gian đi vào hoạt động Ban Giám đốc cũng nhân thấy một số vấn đề thiếu sót, tồn tại trong công tác đánh giá tình hình thực hiện công việc, cụ thể: - Xây dựng tiêu chuẩn về xếp loại chưa thực sự cụ thể, rõ ràng: như chưa phân biệt rõ yêu cầu ở mỗi mức độ xuất sắc, khá, trung bình, kém là gì. Làm được những việc gì, cách hiểu và áp dụng khác nhau khi đánh giá về các tiêu chuẩn xuất sắc, khá, trung bình và kém. - Xu hướng đánh giá cực đoan, định kiến: Do đặc thu của lĩnh vực kiểm toán thường xuyên phải làm việc theo nhóm và đi công tác xa nên rẫt dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống, văn hoá vùng miên, cách sinh hoạt cá nhân khi cấp quản lý đánh giá nhân viên. Ví dụ: như trong công việc nhân viên làm việc rất tốt nhưng ngoài giờ làm việc lại có cách sống phóng túng mà gặp phải người quản lý không thích lỗi sống này thì sẽ rất dễ bị định kiến và khi đánh giá sẽ khó đảm bảo tính công bằng, khách quan… Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty ACC_VietNam: - Công ty cần điều chỉnh lại các tiêu chí đánh giá một cách cụ thể, rõ ràng hơn như: trình độ chuyên môn của các nhân viên như thế nào thì được cho là đạt chuẩn, xuất sắc, trung bình, kém đối với từng cấp bậc nhân viên cụ thể (trợ lý, kiểm toán viên, kiểm toán viên chính...) - Đồng thời cũng cần xây dựng mộ hình đánh giá của nhân viên đối với các cấp quản lý. Hiện tại ACC_VIETNAM chưa thực hiện được việc đánh giá này. Nếu có được như vậy sẽ tạo ra thông tin hai chiều và làm cơ sở để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. PHẦN III : KẾT LUẬN Môn học Quản trị nguồn nhân lực đã giúp tôi hiểu và đánh giá được tầm quan trọng chiến lược của quản trị nhân lực, cũng như các cách thức để có thể sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhất. Qua tìm hiểu môn học tôi hiểu được bản chất của quản trị nguồn nhân lực và các mô hình quản trị nguồn nhân lực. Như vậy công tác « Đánh giá thực hiện công việc » của doanh nghiệp rất quan trọng đối với công tác quản trị trong doanh nghiệp vì hiệu qủa công việc của Doanh nghiệp là vấn đề sống còn để giúp cho Doanh nghiệp phát triển và đạt được thành công hay không. Chính vì thế càng cần thiết phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá tình hình thực hiện công việc cho phù hợp, rõ ràng để đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Từ đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển của nhân viên và doanh nghiệp. Danh mục tài liệu tham khảo: 1.Giáo trình môn Quản trị nguồn nhân lực của Đại học Grigg. 2. Web: hiếu học, phát triển nguồn nhân lực..... 3. Nguyễn Hữu Thân, « Quản trị nhân sự », NXB lao động – Xã hội, 2008.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan