Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá sự thay đổi mặt phẳng khớp cắn sau điều trị chỉnh hình răng mặt ở bệnh ...

Tài liệu Đánh giá sự thay đổi mặt phẳng khớp cắn sau điều trị chỉnh hình răng mặt ở bệnh nhân xương hạng i và hạng ii

.PDF
97
1
50

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- HOÀNG THỊ THU HIỀN ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MẶT PHẲNG KHỚP CẮN SAU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT Ở BỆNH NHÂN XƯƠNG HẠNG I VÀ HẠNG II LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ THU HIỀN ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MẶT PHẲNG KHỚP CẮN SAU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT Ở BỆNH NHÂN XƢƠNG HẠNG I VÀ HẠNG II Chuyên ngành: RĂNG HÀM MẶT Mã số: CK 62 72 28 15 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS ĐỐNG KHẮC THẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . MỤC LỤC Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt - Anh .......................................................................... i Danh mục từ viết tắt .................................................................................................. iii Danh mục hình .......................................................................................................... iii Danh mục bảng ...........................................................................................................v Danh mục biểu đồ .................................................................................................... vi Mở đầu ........................................................................................................................1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN ..........................................................................................3 1.1. Phân loại xương và phân loại sai khớp cắn ........................................................3 1.2. Khái niệm mặt phẳng khớp cắn ..........................................................................5 1.3. Thay đổi độ nghiêng mặt phẳng khớp cắn .......................................................14 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi mặt phẳng khớp cắn ............................28 1.5. Những nghiên cứu về mặt phẳng khớp cắn trên thế giới và trong nước ..........30 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................33 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................33 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................34 2.3. Đạo đức nghiên cứu..........................................................................................48 Chương 3 KẾT QUẢ ................................................................................................49 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ................................................................49 3.2. Sự thay đổi đặc điểm sọ mặt, răng và mặt phẳng khớp cắn trước và sau điều trị ở bệnh nhân xương hạng I ................................................................................51 . . 3.3. Sự thay đổi đặc điểm sọ mặt, răng và mặt phẳng khớp cắn trước và sau điều trị ở bệnh nhân xương hạng II ...............................................................................55 3.4. So sánh sự thay đổi mặt phẳng khớp cắn của bệnh nhân xương hạng I và hạng II trước và sau điều trị ......................................................................................60 Chƣơng 4 BÀN LUẬN ............................................................................................64 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .......................................................................64 4.2. Đánh giá sự thay đổi đặc điểm sọ mặt, răng và mặt phẳng khớp cắn trước và sau điều trị CHRM ở bệnh nhân xương hạng I. ...............................................66 4.3. Đánh giá sự thay đổi đặc điểm sọ mặt, răng và mặt phẳng khớp cắn trước và sau điều trị CHRM ở bệnh nhân xương hạng II. ..............................................68 4.4. So sánh sự thay đổi mặt phẳng khớp cắn của bệnh nhân xương hạng I và hạng II trước và sau điều trị ......................................................................................74 4.5. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài .............................................................................75 4.6. Hạn chế của đề tài.............................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục I: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Phụ lục II: DANH SÁCH BỆNH NHÂN . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác . Hoàng Thị Thu Hiền . . i BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT - ANH Điều trị ngụy trang Camouflage Mặt phẳng khớp cắn Occlusal plane (OP) Hàm dưới kém phát triển Mandibular deficiency Xương hạng I/II Skeletal class I/II Hướng tăng trưởng mở Hyperdivergent Hướng tăng trưởng đóng Hypodivergent Hô hai hàm Bimaxillary prognathism/ Bimaxillary protrusion Hô xương ổ răng Dentoalveolar protrusion Lùi hàm dưới Mandibular retrognathism Mặt phẳng khớp cắn chức năng Functional occlusal plane (FOP) Mặt phẳng khớp cắn giao diện Bisected occlusal plane (BOP) Mặt phẳng hàm dưới Mandibular plane (MP) Mặt phẳng khẩu cái Palatal plane (PP) Mặt phẳng khớp cắn hàm dưới Mandibular plane (MnOP) Mặt phẳng khớp cắn hàm trên Maxillary occlusal plane (MxOP) Nhô xương hàm trên Maxillary prognathism Nhô hàm dưới Mandibular prognathism . . ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HD Hàm dưới BOP Mặt phẳng khớp cắn dao diện, MPKC Bn Bệnh nhân CHRM Chỉnh hình răng mặt ĐLC Độ lệch chuẩn FH Mặt phẳng Frankfort FOP Mặt phẳng khớp cắn chức năng L1 Răng cửa giữa hàm dưới L6 Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới MnOP Mặt phẳng khớp cắn hàm dưới MP Mặt phẳng hàm dưới MPKC Mặt phẳng khớp cắn MxOP Mặt phẳng khớp cắn hàm trên PP Mặt phẳng khẩu cái PSN Phim sọ nghiêng Răng 6 dưới Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới Răng 6 trên Răng cối lớn thứ nhất hàm trên SN Nền sọ trước, mặt phẳng SN TB Trung bình TMD Tầng mặt dưới TMG Tầng mặt giữa U1 Răng cửa giữa hàm trên U6 Răng cối lớn thứ nhất hàm trên XHD Xương hàm dưới XHT Xương hàm trên cs cộng sự . . iii DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Chỉ số Wits .............................................................................................3 Hình 1. 2: Khớp cắn bình thường và phân loại sai khớp cắn theo Angle ...............5 Hình 1. 3: Đường cong Spee ...................................................................................6 Hình 1. 4: Đường cong Wilson ................................................................................7 Hình 1. 5: Mặt phẳng nhai là sự tổng hợp các đường cong khớp cắn ..................... 8 Hình 1. 6: Mặt phẳng khớp cắn thẩm mỹ chứa năng FAOP ...................................9 Hình 1. 7: Độ nghiêng MPKC trên PSN: ...............................................................10 Hình 1. 8: MPKC cấu trúc BOP và MPKC chức năng FOP trên PSN ................. 11 Hình 1. 9: Chỉ số Wits đo trên mặt phẳng tham chiếu FOP ..................................12 Hình 1.10: Mặt phẳng khớp cắn trong phân tích Sato ............................................14 Hình 1.12: Tăng trưởng nền sọ liên quan đến Hạng II, hạng III ............................14 Hình 1.13: Tăng kích thước dọc, sự xoay của xương hàm dưới, độ nghiêng MPKC giảm trong quá trình tăng trưởng bình thường. .................................... 16 Hình 1.14: Giảm độ nghiêng mặt phẳng khớp cắn và sự xoay XHD ngược chiều kim đồng hồ trong quá trình tăng trưởng bình thường .........................17 Hình 1.15: Hướng kéo Headgear và lực tác dụng lên XHT làm thay đổi chiều xoay MPKC hàm trên. ................................................................................... 20 Hình 1.16: Facemask và hướng lực tác động lên răng hàm trên và XHT ..............20 Hình 1.17: Khí cụ mặt phẳng cắn phía trước ..........................................................21 Hình 1.18: Khí cụ mặt phẳng cắn phía sau .............................................................21 Hình 1.19: Khí cụ chức năng Twin-block ..............................................................22 Hình 1.20: Cung ngang khẩu cái – TPA .................................................................22 Hình 1.21: Cung tiện ích......................................................................................... 23 Hình 1.22: Cung đa loop – MEAW ........................................................................23 Hình 1.23: Thun hạng II: dài trên khí cụ dây thẳng và ngắn trên MEAW .............24 Hình 1.24: Thun hạng III: dài trên khí cụ dây thẳng và ngắn trên MEAW ...........25 Hình 1.25: Vị trí và tác dụng lực chỉnh hình của mini-implant ............................25 . . iv Hình 1.26: Xoay MPKC hàm trên ngược chiều kim đồng hồ; MPKC hàm dưới ngược chiều kim đồng hồ .....................................................................26 Hình 1.27: Xoay MPKC hàm trên cùng chiều kim đồng hồ; MPKC hàm dưới cùng chiều kim đồng hồ ................................................................................27 Hình 1.28: Sơ đồ giới hạn của sự bất hài hòa .........................................................29 Hình 1.29: Mối liên quan giữa thay đổi độ nghiêng mặt phẳng khớp cắn và thay đổi cắn khớp .........................................................................................30 Hình 2.30: Các giai đoạn điều trị chỉnh hình bằng khí cụ dây thẳng .....................36 Hình 2.31: Đo đạc trên trên phim sọ nghiêng bằng phần mềm VNCEP ................40 Hình 2.32: Các điểm chuẩn và mặt phẳng tham chiếu đo đạc trên PSN. ...............42 Hình 2.33: Các số đo về xương, răng, mô mềm .....................................................43 Hình 2.34: Các số đo về răng, xương ổ răng. .........................................................44 . . v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm về giới và tuổi. ..................................................................................... 49 Bảng 3.2: Thời gian điều trị trung bình .............................................................................. 50 Bảng 3.3: So sánh đặc điểm sọ mặt bệnh nhân xương hạng I trước và sau điều trị 51 Bảng 3.4: So sánh đặc điểm mô răng bệnh nhân xương hạng I trước và sau điều trị .................................................................................................................................. 52 Bảng 3.5: So sánh đặc điểm mô mềm và chiều cao các tầng mặt bệnh nhân xương hạng I trước và sau điều trị ............................................................................... 54 Bảng 3.6: So sánh đặc điểm MPKC bệnh nhân xương hạng I trước và sau điều trị 55 Bảng 3.7: So sánh đặc điểm sọ mặt bệnh nhân xương hạng II trước và sau điều trị 56 Bảng 3.8: So sánh đặc điểm mô răng bệnh nhân xương hạng II trước và sau điều trị .................................................................................................................................. 57 Bảng 3.9: So sánh đặc điểm mô mềm và chiều cao các tầng mặt bệnh nhân xương hạng II trước và sau điều trị ............................................................................. 59 Bảng 3.10: So sánh đặc điểm MPKC của bệnh nhân xương hạng II trước và sau điều trị .................................................................................................................... 60 Bảng 3.11: So sánh sự thay đổi MPKC trước và sau điều trị của bệnh nhân xương hạng I và hạng II ................................................................................................. 61 Bảng 3.12: So sánh độ chênh lệch giữa mặt phẳng khớp cắn FOP và BOP .............. 63 . . vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ: Tóm tắt quy trình nghiên cứu .................................................................................... 37 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ giới tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu .............................................. 50 Biểu đồ 3.2: Tương quan của mặt phẳng khớp cắn BOP và FOP trên bệnh nhân xương hạng I và hạng II trước và sau điều trị .................................................................... 62 . . 1 MỞ ĐẦU Sai khớp cắn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mặt mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và vận động hàm. Bệnh nhân tìm đến khám và điều trị chỉnh hình răng mặt với nguyên nhân phổ biến là sai khớp cắn. Sai lệch này có thể kết hợp hoặc riêng lẽ từng yếu tố bao gồm răng, xương, … tạo nên mức độ từ nhẹ đến nặng. Tại Việt Nam, tỷ lệ sai khớp cắn trong độ tuổi 17 – 27 chiếm 83,2% dân số, với tỉ lệ xương hạng I là 71,3%, hạng II là 25% [7]. Bên cạnh chức năng thẩm mỹ mặt, chỉnh hình răng mặt còn cải thiện chức năng hệ thống nhai trong trường hợp rối loạn thái dương hàm do nguyên nhân khớp cắn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của mặt phẳng khớp cắn trong mục tiêu điều trị chỉnh hình răng mặt. Hình dạng và độ nghiêng của mặt phẳng khớp cắn không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười mà còn ảnh hưởng tới chức năng, đường vận động nhai và khớp thái dương hàm. Cụ thể, trong việc điều trị sai lệch khớp cắn theo chiều trước sau, kiểm soát độ nghiêng của mặt phẳng khớp cắn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh mối quan hệ hai hàm [48]. Theo S. Lamarque, kiểm soát mặt phẳng khớp cắn trong quá trình điều trị chỉnh hình nên là một phần không thể thiếu trong kế hoạch điều trị của mỗi bác sĩ lâm sàng [34]. Batwa và c.s. kết luận rằng việc thay đổi góc mặt phẳng khớp cắn sẽ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của nụ cười. Thay đổi độ nghiêng mặt phẳng khớp cắn ảnh hưởng đến kích thước dọc có thể làm giảm cân bằng cơ nhai, dẫn đến sự bất cân xứng của hàm dưới [13]. Mục tiêu điều trị chỉnh hình răng mặt là đem đến cho bệnh nhân một khớp cắn hài hòa để thực hiện tốt chức năng và thẩm mỹ [23]. Để đạt được mục tiêu này phải thiết lập được vị trí các răng ngay ngắn trên cung hàm và ăn khớp hài hòa với nhau. Trong điều trị sai khớp cắn hạng I và hạng II có chỉ định nhổ bốn răng cối nhỏ là phổ biến trên lâm sàng. Cơ học điều trị kéo lui khối răng trước và di chuyển răng theo ba chiều không gian để đạt được khớp cắn vững ổn đồng thời có gương mặt hài hòa và đường cười thẩm mỹ [49], [53]. Khi lập kế hoạch chỉnh hình răng mặt cho . . 2 các sai hình này, sự ổn định lâu dài về thẩm mỹ và chức năng, kiểm soát khớp cắn là mục tiêu quan trọng [29], [52]. Trong quá trình điều trị, kế hoạch làm nghiêng răng, lún răng, trồi răng, đóng khoảng nhổ răng đều nhằm mục tiêu kiểm soát và đem lại kết quả cho bệnh một khớp cắn tối ưu nhất và đạt độ vững ổn để tránh sự tái phát. Vì vậy, để cung cấp thêm những bằng chứng khoa học trong việc kiểm soát sự thay đổi mặt phẳng khớp cắn trong điều trị xương hạng I và hạng II có nhổ răng, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá sự thay đổi mặt phẳng khớp cắn sau điều trị chỉnh hình răng mặt ở bệnh nhân xương hạng I và hạng II” với mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá sự thay đổi đặc điểm sọ mặt, răng và mặt phẳng khớp cắn trước và sau điều trị chỉnh hình răng mặt ở bệnh nhân xương hạng I. 2. Đánh giá sự thay đổi đặc điểm sọ mặt, răng và mặt phẳng khớp cắn trước và sau điều trị chỉnh hình răng mặt ở bệnh nhân xương hạng II. 3. So sánh sự thay đổi mặt phẳng khớp cắn trước và sau điều trị chỉnh hình răng mặt ở bệnh nhân xương hạng I và hạng II. . . 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Phân loại xƣơng và phân loại sai khớp cắn 1.1.1. Phân loại xƣơng Dựa trên phim sọ nghiêng, để đánh giá sự mất hài hòa của nền xương hàm trên và nền xương hàm dưới theo chiều trước sau, Steiner sử dụng số đo góc ANB. Giá trị trung bình của góc ANB là 2 º. Bình thường góc ANB từ 0 - 4º  Nếu góc ANB > 4º: có khuynh hướng xương hạng II  Nếu góc ANB < 0º: có khuynh hướng xương hạng III Sự khác biệt giữa hai hàm theo chiều trước sau càng lớn thì càng khó điều trị sai khớp cắn [8]. Theo Downs, các giá trị nằm bên phải của đa giác Downs sẽ có khuynh hướng hạng II. Ngược lại, các giá trị nằm bên trái của đa giác sẽ có khuynh hướng hạng III [23]. A B Hình 1.1: Chỉ số Wits “Nguồn: Santo M. D. 2006” [47]. Theo Wits, để đánh giá chênh lệch của hàm trên và hàm dưới, Wits vẽ đường . . 4 vuông góc điểm A của HT và điểm B của HD xuống mặt phẳng khớp cắn. AO là hình chiếu vuông góc của điểm A lên mặt phẳng khớp cắn, BO là hình chiếu vuông góc của điểm B lên mặt phẳng khớp cắn. nếu điểm BO nằm trước điểm AO, số đo mang dấu -. Ngược lại, nếu điểm BO nằm sau điểm AO, số đo mang dấu +. Theo Wits giá trị AO-BO là -2mm đến 4mm ở nam; từ -4,5mm đến 1,5mm ở nữ. Trong sai hình hạng II, điểm BO sẽ nằm sau điểm AO nhiều. Ngược lại trong sai hình hạng III, điểm BO sẽ nằm trước điểm AO [8], [47]. 1.1.2. Sai khớp cắn Sai khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một hàm và/hoặc giữa hai hàm gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và thường kết hợp với những sai hình răng mặt khác [8]. Phân loại sai khớp cắn [8]: + Theo bệnh căn (Kingsley, 1880): tăng trưởng, chấn thương, di truyền và mắc phải. + Theo hình thái (Angle, 1907). 1.1.3. Phân loại sai khớp cắn theo Angle Angle căn cứ vào mối tương quan của răng cối lớn thứ nhất hàm trên và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới cùng sự sắp xếp của các răng liên quan tới đường cắn khớp, ông đã phân khớp cắn thành bốn loại [8]: - Khớp cắn bình thƣờng: Múi ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Các răng còn lại trên cung hàm sắp xếp theo một đường cắn khớp đều đặn. - Sai khớp cắn hạng I: Răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và dưới vẫn có mối tương quan cắn khớp bình thường, nghĩa là múi ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Nhưng đường cắn khớp không đúng (do các răng trước mọc sai chỗ, xoay, hoặc do những nguyên nhân khác...). - Sai khớp căn hạng II: múi ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất . . 5 hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. - Sai khớp cắn hạng III: múi ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Các răng cửa dưới có thể ở phía ngoài các răng cửa trên (cắn chéo răng cửa). Khớp cắn bình thường Sai khớp cắn hạng II Sai khớp cắn hạng I Sai khớp cắn hạng III Hình 1.2: Khớp cắn bình thường và phân loại sai khớp cắn theo Angle “Nguồn: Proffit, 2018” [44] 1.2. Khái niệm mặt phẳng khớp cắn 1.2.1. Mặt phẳng khớp cắn giải phẫu Mặt phẳng khớp cắn là một mặt phẳng tưởng tượng chạm rìa cắn các răng cửa và các đỉnh múi răng sau. Như vậy, mặt phẳng khớp cắn có dạng cong lõm lên trên, được xem là sự kết hợp của các đường cong khớp cắn, đó là đường cong Spee và đường cong Wilson [4]. Đƣờng cong Spee: được Spee mô tả vào năm 1890, ở cung răng vĩnh viễn người trẻ khi các răng sắp xếp tối ưu, đường cong Spee là một đường cong lõm hướng lên trên theo chiều trước sau, đi qua đỉnh răng nanh và đỉnh múi ngoài các . . 6 răng sau hàm dưới, nơi thấp nhất nằm ở đỉnh múi gần ngoài của răng cối lớn thứ nhất. Độ sâu trung bình của đường cong Spee ở người Việt Nam (1994) theo nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Thị Kim Anh được ghi nhận là: Nam: 2,019 (mm); Nữ: 1,792 (mm); chung cả hai giới: 1,912 (mm). Ở bộ răng sữa, đường cong Spee cũng là một đường cong lõm lên trên nối đỉnh múi răng nanh và đỉnh múi ngoài các răng cối sữa hàm dưới với các thông số trên người Việt (2002) theo nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Thị Kim Anh cho kết quả độ sâu trung bình cả hai giới ở trẻ 3 tuổi: 1,06 mm. Nghiên cứu dọc đến 5 tuổi cho thấy đường cong Spee ở cung răng sữa có xu hướng giảm độ sâu. Đường cong Spee với độ nghiêng theo chiều trước sau của răng nanh và những răng hàm là một yếu tố quan trọng để ổn định hai hàm [4]. Theo Von Spee, đường cong này có liên quan chặt chẽ với đường chuyển động của hàm dưới. Khi hàm dưới chuyển động theo chiều trước sau trên mặt phẳng đứng dọc, các răng đối diện trên hai cung răng sẽ chuyển động trượt lên nhau và như vậy hàm dưới có thể xem như xoay quanh một trục. Một đường cong không đều đặn, cong quá mức hoặc đảo ngược do có sự di lệch răng sẽ gây ra các cản trở cắn khớp trong vận động chức năng của hàm dưới [4]. Hình 1.3: Đường cong Spee “Nguồn: Rashmi G.S., 2019” [45] . . 7 Đƣờng cong Wilson: được Wilson mô tả năm 1917, là đường cong tưởng tượng trên mặt phẳng đứng ngang, nối các đỉnh múi ngoài trong các răng cối cùng tên hai bên hàm, tạo thành một đường cong lõm hướng lên trên [4]. Đường cong Wilson đều đặn đảm bảo cho các vận động sang bên của hàm dưới được ổn định, cho phép lực nhai và các lực chức năng khác được dẫn truyền theo trục của răng. Hình 1.4: Đường cong Wilson “Nguồn: Rashmi G.S., 2019” [45] Đường cong Spee trên mặt phẳng dọc giữa và đường cong Wilson trên mặt phẳng đứng ngang quyết định sự hài hòa chức năng khớp cắn. Monson (1920) đã mô tả một mặt cầu tích hợp đường cong Spee (cong lõm lên trên theo chiều trước sau) và các đường cong Wilson (cong lõm lên trên theo chiều ngang) có bán kính khoảng 10,16 cm với tâm là mào gà xương sàng. Vì vậy mặt phẳng khớp cắn được xem là một phần của mặt cầu Monson, là sự tổng hợp của các đường cong khớp cắn. Mặt phẳng khớp cắn có thể được xem như là sự thể hiện cùng lúc của đường cong Spee và Wilson [4], [17]. . . 8 Hình 1. 5: Mặt phẳng nhai là sự tổng hợp các đƣờng cong khớp cắn “Nguồn: Hoàng Tử Hùng, 2006” [4] Việc tái lập mặt phẳng khớp cắn (tích hợp đường cong Spee và đường cong Wilson) là rất quan trọng trong điều trị các chuyên ngành răng hàm mặt, đặc biệt là phục hình, chỉnh hình và phẫu thuật chỉnh hàm [4], [17]. 1.2.2. Mặt phẳng khớp cắn trên phim sọ nghiêng Trên phim sọ nghiêng, mặt phẳng khớp cắn là một phân đoạn hai chiều của một trạng thái ba chiều; một đường thẳng được sử dụng để biểu diễn một mặt phẳng tưởng tượng ở khớp cắn. Downs (1947) định nghĩa mặt phẳng khớp cắn là đường thẳng đi qua điểm giữa độ cắn phủ của răng cối lớn thứ nhất và độ cắn phủ răng cửa. Những trường hợp các răng cửa sai lệch nhiều, Downs kiến nghị vẽ mặt phẳng khớp cắn qua vùng lồng múi của các răng cối nhỏ thứ nhất và răng cối lớn thứ nhất [23]. Trong chỉnh hình răng mặt, bốn loại mặt phẳng khớp cắn được Thayer T.A. (1990) dùng trong phân tích phim sọ nghiêng [53]:  Mặt phẳng khớp cắn cấu trúc (Bisecting occlusal plane - BOP) theo Downs (1947) và Tweed (1954): đi qua điểm giữa độ cắn phủ của răng cối lớn thứ nhất và độ cắn phủ răng cửa [23]. . . 9  Mặt phẳng khớp cắn chức năng (Funtional occlusal plane – FOP) được Enlow (1968) mô tả: đi qua điểm giữa độ tiếp xúc nhai của răng cối nhỏ thứ nhất và răng cối lớn thứ nhất [25].  Mặt phẳng khớp cắn hàm trên (Maxillary ocllusal plane – MxOP): đi qua mặt nhai răng cối lớn hàm trên và bờ cắn răng cửa giữa hàm trên.  Mặt phẳng khớp cắn hàm dưới (Mandibullary ocllusal plane – MnOP): đi qua mặt nhai răng cối lớn hàm dưới và bờ cắn răng cửa giữa hàm dưới.  Mặt phẳng khớp cắn thẩm mỹ chức năng (Functional aesthetic occlusal plane - FAOP): là đường nối điểm tiếp xúc răng cối lớn thứ nhất hàm trên và hàm dưới đến bờ môi dưới ở trạng thái thư giãn. Thông thường rìa cắn răng cửa trên phía dưới mặt phẳng này từ 2 - 4mm, rìa cắn răng cửa dưới tiếp xúc với mặt phẳng này [20], [53]. Hình 1. 6: Mặt phẳng khớp cắn thẩm mỹ chứa năng FAOP .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất