Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá phim joy và các lý thuyết kinh doanh liên quan đến khởi nghiệp...

Tài liệu đánh giá phim joy và các lý thuyết kinh doanh liên quan đến khởi nghiệp

.DOCX
14
175
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ  BÀI TẬP CÁ NHÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ PHIM “JOY” VÀ CÁC LÝ THUYẾT KINH DOANH LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT SVTH LỚP : LTK21AD02 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT Sinh viên: ĐẶNG MINH LÝ MỤC LỤC I. NỘI DUNG PHIM “JOY”----------------------------------------------------------------------------1 II. CÁC LÝ THUYẾT KINH DOANH KHỞI NGHIỆP----------------------------------------2 1. Ý định khởi nghiệp-----------------------------------------------------------------------------------2 2. Chương trình giáo dục khởi nghiệp---------------------------------------------------------------2 3. Môi trường khởi nghiệp-----------------------------------------------------------------------------2 4. Động cơ khởi nghiệp---------------------------------------------------------------------------------3 5. Thái độ, Tư duy, Tính cách cá nhân, Giới tính--------------------------------------------------3 III. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ CẢM XÚC KHI XEM PHIM------------------------------------5 IV. BÀI HỌC KINH DOANH RÚT RA TỪ PHIM-----------------------------------------------7 TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------------------------10 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT I. NỘI DUNG PHIM “JOY” Tên cô ấy là Joy, tiếng Anh có nghĩa là niềm vui, mà cuộc đời cô ấy chẳng vui là mấy, chỉ vì cô ấy xinh đẹp, trong sáng, thông minh và nhân hậu. Tên cô ấy là Joy, mà một đoạn đời dài của cô ấy chẳng vui một chút nào, bởi cô ấy là... phụ nữ. Tại sao tạo hóa khi tạo ra người phụ nữ lại nhét luôn vào não họ cái bản năng yêu thương, chăm sóc người khác? Để họ, và ở đây là Joy, ngay khi chỉ là cô bé 10 tuổi, khi bố mẹ ly hôn, đã nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm chăm sóc gia đình, giúp bố trong kinh doanh, bên mẹ vượt qua trầm uất. Đến khi thành người phụ nữ 18 tuổi, khi có quyền tự giải thoát khỏi cái ổ hỗn loạn ấy, Joy lại quyết định lún sâu thêm trong đó vì hai chữ "gia đình". Và như những người phụ nữ khác, Joy để cái bất hạnh sinh sôi lên khi kết hôn. Một cuộc hôn nhân vội vã với người đàn ông đàn hay, hát giỏi và biết nói câu: em, em hãy sống với ước mơ. Ước mơ vào đại học, chính là thứ Joy - cô học sinh xuất sắc nhất trường chôn nén sâu trong lòng vì gia đình, và khi gặp người đàn ông động viên cô nói ra cái ước mơ ấy, trái tim cô đã đổ gục. Nhưng vốn dĩ, người ta không thể ôm những giấc mơ để sống với một ông chồng ôm mộng làm ca sĩ nổi tiếng, để mặc người vợ xoay sở cáng đáng gia đình. Joy ly hôn sau vài năm. Đơn thân nuôi hai con Joy sống chung với bà ngoại và còn phải chăm lo cho bà mẹ nhạy cảm suốt ngày làm bạn với các bộ phim truyền hình nhạt nhẽo, ông bố vô tâm ông luôn cho rằng Joy phải biết ơn ông vì ông đang giúp cô trả góp ngôi nhà họ đang sống (bằng tiền chính cô kiếm ra) và chỉ lo kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân, và thậm chí là cả ông chồng nghệ sĩ đã ly dị vài năm, nhưng vẫn nhất quyết bám trụ ở nhà vợ cũ. Những cuộc cãi vã triền miên giữa các thành viên trong ngôi nhà làm Joy kiệt sức. Nhưng bao nhiêu bão tố của cuộc đời không nhấn chìm được Joy. Khi bị dồn đến chân tường, khi không còn lối thoát, chính là lúc Joy thể hiện sức mạnh của mình. Bởi nhiều người cần Joy nên Joy không thể gục ngã. Nếu như của cải, sự giàu có mang lại niềm vui thì Joy đã mang lại niềm vui cho gia đình, bạn bè và những người cô quý mến. Joy quyết định thay đổi cuộc đời với đam mê sáng chế vốn đã nằm trong tim từ khi cô còn là một đứa trẻ. Cùng với sự động viên của bà ngoại, và nhất là với ngọn lửa đam mê chưa bao giờ tắt ngấm, quyết tâm đổi đời với sáng chế tâm huyết: chiếc chổi lau tiện ích Miracle Mop. Trang 1 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT Dĩ nhiên con đường đến thành công trong kinh doanh chẳng bao giờ dễ dàng. Tâm lý khó tính của người tiêu dùng, vô số cạm bẫy từ đối tác, định kiến về các bà mẹ đơn thân… là những điều đang chờ đợi cô gái. Không có kinh nghiệm thương trường, lại chẳng có được nguồn vốn khởi nghiệp dồi dào, Joy Mangano chỉ có thể tiến lên phía trước bằng hành trang là niềm tin, trí sáng tạo và sự động viên của những người yêu quý. Để quảng bá sản phẩm, cô tìm đến Neil Walker - Giám đốc của kênh truyền hình mua sắm QVC. Chờ đợi cô ở phía trước là những khó khăn thách thức trên thương trường mà cô chưa từng biết đến, nhưng cô đã chèo lái công ty để trở thành đế chế tỷ đô khiến bao người phải ngưỡng mộ. II. CÁC LÝ THUYẾT KINH DOANH KHỞI NGHIỆP 1. Ý định khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris &cs, 2007); là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007). Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Kuckertz & Wagner, 2010) 2. Chương trình giáo dục khởi nghiệp Chương trình giáo dục, Rae & Woodier-Harris (2013) cho rằng muốn doanh nghiệp có một nền tảng kiến thức tốt và quản lý doanh nghiệp thành công thì cần phải xây dựng chương trình học khởi nghiệp rộng rãi, cung cấp cho họ kiến thức cần thiết để khởi nghiệp thành công và định hướng con đường sự nghiệp đúng đắn. Huber & cs. (2014) phân tích hiệu quả của việc giáo dục khởi nghiệp sớm cho các trẻ em tiểu học ở Hà an và chứng minh rằng việc đầu tư sớm giáo dục khởi nghiệp cho trẻ em 11 hoặc 12 tuổi mang đến hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp. Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa, kinh tế, chính trị, vì thế nghiên cứu giáo dục khởi nghiệp dựa trên những nét đặc trưng này sẽ góp phần đóng góp quan trọng cho lý thuyết và thực tiễn giáo dục đại học nói chung. 3. Môi trường khởi nghiệp Liên quan đến các yếu tố môi trường, ví dụ như “sự ủng hộ của gia đình”, “tấm gương khởi nghiệp”, “văn hóa quốc gia”, “vốn xã hội”, “yếu tố xã hội” (Chand & Ghorbani, 2011), (Pruett & cs, 2009) tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Căn cứ trên kết quả từ các nghiên cứu trước cho thấy hướng tiếp cận này chưa có nhiều nghiên cứu kiểm định lặp lại. Trang 2 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT Chand & Ghorbani (2011) cho rằng sự khác nhau về văn hóa quốc gia dẫn đến việc thành lập và quản lý doanh nghiệp theo những cách khác nhau (cách quản lý tài chính, cách kiểm soát, huấn luyện nhân viên…). Văn hóa quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và sử dụng vốn xã hội. Sesen (2013) phân tích sâu hơn mô hình Schwarz ở khía cạnh các yếu tố môi trường bao gồm “thông tin kinh doanh”, “mối quan hệ xã hội” và “môi trường khởi nghiệp ở trường đại học”. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoại trừ các yếu tố như “khả năng tiếp cận vốn”, “môi trường khởi nghiệp ở trường đại học”, các yếu tố còn lại như “ thông tin kinh doanh”, “mối quan hệ xã hội”, “môi trường khởi nghiệp ở trường đại học” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Nghiên cứu của Pablo-Lerchundi & cs. (2015) về sự ảnh hưởng của nghề nghiệp cha mẹ lên sự chọn lựa nghề nghiệp của con cái đã đưa ra kết luận: cha mẹ tự kinh doanh là tấm gương điển hình về khởi nghiệp và thúc đẩy ý định khởi nghiệp, cha mẹ làm việc cho các khu vực công không phải là tấm gương khởi nghiệp cho con và cản trở ý định khởi nghiệp. Chưa thấy các nghiên cứu tiếp theo kiểm định điều này. Các kết quả trên cho thấy môi trường tác động đến ý định khởi nghiệp ở mỗi quốc gia rất khác nhau. Văn hóa, chính trị, cơ chế chính sách khác biệt nhau giữa các quốc gia cũng có thể dẫn đến ý định khởi nghiệp khác biệt nhau. 4. Động cơ khởi nghiệp Shane & cs (2003) đã đề xuất các nhóm yếu tố thuộc động cơ có khả năng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp như “nhu cầu thành đạt”, “khao khát được độc lập”, “đạt được mục tiêu”. Từ quan điểm của Shane, Brandstätter (2011) và Arasteh & cs (2012) chứng minh yếu tố “nhu cầu thành đạt” có ảnh hưởng tích cực đến việc tạo lập doanh nghiệp và kinh doanh thành công. Ghasemi &cs (2011) cho thấy rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa “nhu cầu thành đạt”. Tuy nhiên, nghiên cứu của Sesen (2013) không cung cấp bằng chứng thống kê để chứng minh “nhu cầu thành đạt” ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp 5. Thái độ, Tư duy, Tính cách cá nhân, Giới tính Thái độ Mô hình Wu & Wu (2008) cho thấy “thái độ hướng đến khởi nghiệp” và “đánh giá kiểm soát liên quan đến hành vi” đều tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”, tuy nhiên không có bằng chứng thống kê chứng minh “chuẩn chủ quan” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Kết quả này tiếp tục được khẳng định ở nghiên cứu của nhóm Boissin. Schwarz & cs (2009) tách Trang 3 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT các thành phần của thái độ thành các thành phần như “thái độ đối với sự thay đổi”, “thái độ đối với tiền”, “thái độ đối với sự cạnh tranh” và “thái độ đối với khởi nghiệp” có tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Kết quả cho thấy, không có bằng chứng thống kê để chấp nhận mối quan hệ giữa “thái độ đối với sự cạnh tranh” đến “ý định khởi nghiệp”. Các giả thuyết còn lại được chấp nhận. Yurtkoru & cs (2014) cho kết quả “thái độ đối với khởi nghiệp” và “đánh giá kiểm soát liên quan đến hành vi” có tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Khác với các nghiên cứu trước, mô hình Yurtkoru xem xét “chuẩn chủ quan” là yếu tố tác động đến “thái độ đối với khởi nghiệp” và “đánh giá kiểm soát liên quan đến hành vi”. Kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa “chuẩn chủ quan” và “thái độ đối với khởi nghiệp” cũng như “đánh giá kiểm soát liên quan đến hành vi”. Ngoài ra, Yurtkoru kiểm định lại yếu tố “sự hỗ trợ của giáo dục” và “sự hỗ trợ của chính sách kinh tế, xã hội” từ nghiên cứu của nhóm Turker & Selcuk, (2009) tác động cùng chiều lên “thái độ đối với khởi nghiệp” và “đánh giá kiểm soát liên quan đến hành vi”. Kết quả cho thấy sự khác biệt khi “sự hỗ trợ của giáo dục” có tác động cùng chiều đến “đánh giá kiểm soát liên quan đến hành vi” nhưng không có bằng chứng thống kê sự tác động đến “thái độ đối với khởi nghiệp”. Giả thuyết cho tác động của “sự hỗ trợ của chính sách kinh tế, xã hội” lên “thái độ đối với khởi nghiệp” và “đánh giá kiểm soát liên quan đến hành vi” bị bác bỏ. Tư duy Haynie & cs (2010, tr 218) định nghĩa "tư duy khởi nghiệp là khả năng trở nên năng động, linh hoạt và tự điều chỉnh trong nhận thức của một người để thích ứng với môi trường không chắc chắn và năng động". Nhóm tác giả đề xuất mô hình nhận thức tổng hợp về tư duy khởi nghiệp trong đó minh họa mối quan hệ giữa tư duy khởi nghiệp và hành động khởi nghiệp. Dựa trên đề xuất này, Mathisen & Arnulf (2013) phát triển khái niệm nghiên cứu “tư duy khởi nghiệp” gồm hai thành phần, thành phần “tư duy cẩn trọng” và “tư duy hành động”. Tư duy là quá trình đánh giá lại nhận thức do đó “tư duy cẩn trọng” là quá trình cân nhắc mặt ưu và nhược của ước muốn và khả năng thực hiện ước muốn; “tư duy hành động” là tư duy xác định mục tiêu, đề ra chiến lược/kế hoạch và các bước tiến hành để thực hiện mục tiêu (Mathisen & Arnulf, 2013). Kết quả nghiên cứu cho thấy “tư duy hành động” có tác động tích cực đến việc thành lập công ty của người khởi nghiệp. Tuy nhiên, không có bằng chứng thống kê cho thấy “tư duy cẩn trọng” có tác động tiêu cực. Trang 4 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT Tính cách Shane & cs (2003) đề xuất các tính cách như “chấp nhận rủi ro”, “niềm tin vào năng lực bản thân”, “kiểm soát bản thân”, “chịu đựng sự mơ hồ”, “đam mê”, “nỗ lực”, “có tầm nhìn” có mối quan hệ với ý định khởi nghiệp của sinh viên. Mô hình Brandstätter (2011) cho kết quả “sẵn sàng đổi mới”, “chủ động”, “niềm tin vào năng lực bản thân”, “chịu được áp lực”, “nhu cầu tự chủ”, “kiểm soát bản thân” có ảnh hưởng tích cực đến việc tạo lập doanh nghiệp và “kinh doanh thành công”. Nghiên cứu của Ghasemi & cs (2011) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa các yếu tố tính cách “sáng tạo” (bao gồm “thành thạo công việc” và “khởi xướng” có ảnh hưởng tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Kết quả của Arasteh& cs (2012) cho thấy yếu tố “chịu đựng sự mơ hồ” không tác động đến “ý định khởi nghiệp”. Heydari & cs (2013) lại cho kết quả ngược lại. Sesen (2013) đã kiểm định và đưa ra các yếu tố thuộc về tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp là các yếu tố “kiểm soát bản thân” và “niềm tin vào năng lực bản thân”. Giới tính Nghiên cứu của nhóm Sullivan & Meek,(2012), Zhang & cs (2009) cho thấy khi so sánh với nam, nữ sẽ có mức ảnh hưởng cao hơn trong ý định khởi nghiệp. Nicolaou & Shane (2010) kết luận rằng không có sự khác nhau giữa ý định khởi nghiệp của nam và nữ. Maes & cs (2014) chứng minh thái độ cá nhân giải thích ý định khởi nghiệp của nữ yếu hơn của nam; sự kiểm soát hành vi giải thích ý định khởi nghiệp của nữ yếu hơn của nam; vì phụ nữ khởi nghiệp mong muốn cân bằng các giá trị xã hội hơn nam (dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, con cái...) nên phụ nữ trong khởi nghiệp ít thành tựu hơn nam. Như vậy, có sự mâu thuẫn rõ ràng trong kết quả của các nghiên cứu về giới tính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. III. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ CẢM XÚC KHI XEM PHIM Với những ai đã đi qua và có thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh thì đều biết thương trường như chiến trường, vô cùng khóc liệt. Để có một chỗ đứng và thành công không phải là một việc dễ dàng đối với một người đàn ông. Còn đối với phụ nữ không chỉ thế mà còn có rất nhiều sự bất công khác mà không lường trước được. Joy không những thiếu nguồn vốn đầu tư mà còn thiếu kinh nghiệm trên chiến trường mà nơi đó nam giới là kẻ thống trị. Cô bị kìm hãm bởi những định kiến là phụ nữ và là mẹ đơn thân, những tay đối tác muốn cô tận dụng lợi thế cơ thể và vẻ ngoài phụ nữ của mình thay vì sử dụng trí óc và sự sáng tạo. Joy lớn lên có một niền đam mê, sự sáng tạo và có những mơ ước từ thuở bé nhưng luôn bị giam cầm bởi số phận và những Trang 5 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT người thân của mình. Nhưng cuối cùng, cô đã vươn lên từ chính đôi tay của mình. Trở về với trí óc thuần khiết nhất để nắm bắt những ý tưởng, mơ ước từ thời còn là một đứa trẻ. Joy bắt đầu công việc sáng chế bằng việc làm ra một sợi dây đeo cổ huỳnh quang cho chú chó của mình, nhưng bởi người mẹ không thể nhờ vả quá nhạy cảm mà cô đã vuột mất cơ hội lấy bằng sáng chế vào tay kẻ khác. Giờ đây, những gì Joy biết là cô phải tự thân đứng lên và trực tiếp xây dựng niềm tin của mình. Cô tận dụng các mối quan hệ, kiên quyết cứng rắn với các đối tác và tự làm chủ cuộc đời của chính mình. Sự bùng nổ trong tâm lý của Joy không phải được tạo ra từ một biến cố trong cuộc sống và được nuôi lớn từ những tháng ngày dồn nén. Sau năm tháng sống vị tha, cam chịu vì gia đình, giờ là lúc tự đứng lên, kiên quyết làm tới cùng để hiện thực hóa giấc mơ của mình. Trong bức tranh đầy thức tế, hỗn loạn về một gia đình không hạnh phúc kiểu Mỹ ấy, nhân vật MiMi là người duy nhất đốc thúc, khuyên bảo và an ủi cháu gái mình trong quãng thời gian cô trưởng thành. Khi xem phim chúng ta có tư tưởng, bà là một người mẹ, một người cha, một người bạn và cũng là một người bà. Và cũng chính bà là người động viên cô cháu gái của mình quay trở lại với ngọn lửa đam mê, với bản chất sáng tạo bẩm sinh từ nhỏ của cô. Giúp cô đổi đời với sáng chế tâm huyết của mình: Chổi lau tiện ích Miracle Mop. Để thành công Joy phải trải qua rất nhiều khó khăn và chông gai. Thàng công cần có một đầu óc linh loạt, thông minh và sắc sảo nhưng cũng cần có cơ duyên và một ít sự may mắn. Thành công của Joy đến nhờ sự cô luôn cố gắng, bền bỉ, vượt qua mọi chông gai khi không có nhiều vốn và phải đi thế chấp phần còn lại của ngôi nhà của mình nhưng trong sự thành công ấy cũng có rất nhiều cơ hội và may mắn hiếm hoi. Chẳng hạn, khi cần vốn thực hiện ý tưởng, Joy đã đến gặp người cha khó tính của mình và mong ông thuyết phục người tình mới, một người có kha khá tiền, đầu tư vào công ty. Đâu phải lúc nào bạn cũng có một người thân giàu có và hào phóng, đúng không? Một trùng hợp may mắn khác là ông chồng cũ của Joy, Tony có một người bạn làm việc ở QVC (công ty truyền hình cáp của Mỹ). Khi hai người đến trụ sở mạng lưới mua sắm gia đình ở Pennsylvania, Walker đồng ý gặp Joy và trở thành người trợ lực không nhỏ cho sự thành công sau này của cô. Phải thừa nhận kinh doanh cũng cần có thần may mắn đứng bên cạnh, dù không phải là yếu tố quyết định. Trang 6 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT Sự kiên kì cũng là một chìa khóa thành công, đặc biệt đối với phụ nữ khi lăn lộn trên thương trường. Joy liên lục đấu tranh trên con đường sự nghiệp. Suốt cả bộ phim các nhân vật nam luôn dùng lợi thế của mình để cản bước cô, dù vô tình hay cố ý. Joy còn bị bao vây những định kiến dành cho phụ nữ, từ những nhân vật truyền hình mà mẹ cô luôn tôn thờ, từ người đứng đầu ở QVC nói cô nên mặc bộ đồ váy và áo sơ mi khi muốn thứ gì trên thị trường để thu hút khách hàng. Joy không gục ngã hay chùn bước. Cô từ chối thất bại ngay cả khi đứng trước nguy cơ phá sản. Cô từ chối cho sự trả giá sai lầm của đối tác sản xuất, ngay cả khi đều đó gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng. Trong một cảnh quay thay vì cô mặc váy và áo phông cô đã mặc một bộ quần áo bình thường, lau nhà một cách tự nhiên và thoải mái. Cô muốn nói “Tôi là nữ doanh nhân, và tôi lau nhà một cách nhẹ nhàng như thế hàng ngày”. Tận dụng truyền hình, Internet và công nghệ một cách triệt để. Khi bắt đầu khởi nghiệp, Doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu vốn, và chưa có nhiều kinh nghiệm và kinh doanh một lĩnh vực hoàn toàn mới. Muốn kêu gọi các nhà đầu tư hay đi vay vốn là một điều không dễ dàng gì và không có sức thuyết phục. Nhờ có truyền hình mà sản phẩm của Joy có thể quảng bá tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất. Đem lại nhiều đơn đặt hàng và doanh thu cao thay vì phải đi giới thiệu cho từng gia đình hay ở các bãi giữ xe của siêu thị. IV. BÀI HỌC KINH DOANH RÚT RA TỪ PHIM Là chính mình Qua Joy (Jennifer Lawrence), chúng ta thấy một người mẹ trẻ với một gia đình khó khăn, không xu dính túi vẫn trung thành với niềm tin vào sản phẩm của mình và bản thân mình. Chỉ ngay trước khi xuất hiện ở QVC lần đầu tiên, Joy nổi bật trong cách trang điểm và làm tóc với kiểu tóc chải ngược tự tin cùng bộ váy đen và vàng rất sang trọng của những năm đầu thập niên 90. Vào phút cuối, cô chỉ mặc một bộ quần tây đen-áo sơ mi nút xuôi đơn giản với mái tóc bù xù. “Đây là tôi. Tôi muốn là chính mình”, lời Joy nói với nhà điều hành QVC Neil Walker đang bối rối. Hiểu rõ bản thân. Chúng ta biết một số thứ và không biết một số thứ khác, chúng ta đều sẽ được trả hoặc phải trả giá cho những thứ ấy. Trang 7 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT Trong một khoảnh khắc gay cấn, Joy nói với Neil Walker: “Tôi không biết về các biểu đồ và đường thẳng hoặc kinh doanh. Nhưng tôi biết về cái giẻ lau này”. Câu nói đó đã đưa Joy xuất hiện ở mạng lưới minh họa sản phẩm của cô dù chưa từng có tiền lệ nào ở nơi từng chỉ dành cho các ngôi sao và diễn giả chuyên nghiệp. Còn câu trước đó cũng dẫn tới những sai lầm cực kỳ đắt giá về các hợp đồng sản xuất, quyền sở hữu trí tuệ và quản lý tồn kho mà Joy phụ thuộc rất nhiều vào những bạn bè và gia đình cô tin tưởng. Joy đã học cách nên tin tưởng ai (không phải là cô chị cùng cha khác mẹ), bài học nhận từ người khác (bài học về sự dấn thân và tiết kiệm từ người tình giàu có của cha). Cuối cùng, niềm tin của Joy về bản năng kinh doanh của chính cô đã cứu giúp việc kinh doanh và đưa cô đến với tòa lâu đài khổng lồ bao quanh bởi các cố vấn đáng tin vậy và nhiều thành công ở cuối phim. Thiết lập những mối quan hệ thật sự. Joy có mối quan hệ thú vị với bạn gái mới của cha cô. Người phụ nữ giàu có, khôn ngoan, đôi khi rất hà khắc này là người mà Joy đã nhờ cậy rất nhiều. Bà đã mạnh tay đầu tư vào phát minh của cô và cho cô những bài học kinh doanh đầu tiên. Bạn cần phải cởi mở trước sự giúp đỡ. Khác với lời khuyên đầu tiên là tìm kiếm sự giúp đỡ, điều này khuyến khích bạn hãy sẵn sàng nhận những sự giúp đỡ khi chúng tìm đến. Trong bộ phim, bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Joy được tạo ra là nhờ mối quan hệ của người chồng cũ với Gián đốc công ty QVC. Mặc dù là một người chồng tồi tệ, nhưng anh ta lại là một người cộng sự kinh doanh lí tưởng luôn quan tâm và luôn giúp đỡ đến cô như một người bạn. Hiện chồng cũ của Joy hiện đang là phó chủ tịch cho công ty. Nếu Joy vì lòng tự ái mà khước bỏ sự giúp đỡ, có lẽ chúng ta sẽ không biết đến sự tồn tại của cây lau nhà tự vắt. Bạn không thể tự làm tất cả một mình. Rất nhiều phụ nữ hiện tại – đặc biệt là những bà mẹ đơn thân đang ngầm gửi đi một thông điệp rằng bởi vì họ có thể tự làm tất cả nên họ phải một mình xoay sở mọi thứ. Cuộc sống hằng ngày phải tất bật với đủ chuyện. Từ việc đi chợ mua thực phẩm, chăm sóc con, nấu ăn và thậm chí là sửa ống nước trong khi bà mẹ nghiện phim truyền hình dài tập đang lau chùi chiếc lược của bà và người chồng cũ sống ở tầng hầm mà không phải chi trả bất kì khoản nào. Thông điệp về sự độc lập này một cách vô thức sẽ kiềm hãm phụ nữ, bởi vì phụ nữ sẽ áp dụng nó trong cả công việc kinh doanh, xây dựng sự nghiệp và cuộc sống. Họ tin rằng họ phải tự làm mọi thứ một cách đơn độc. Đó là chuyện không thể. Trang 8 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT Trong phim, nhân vật Joy có thể xây dựng và phát triển công việc kinh doanh của mình là nhờ vào sự động viên từ người bà, sự đầu tư của bà mẹ kế, lời giới thiệu đến từ chồng cũ, sự ủng hộ của người bạn thân và người hướng dẫn tại QVC. Hãy từ bỏ ý nghĩ bạn có thể thực hiện những điều lớn lao chỉ với một thân một mình. Tất cả chúng ta đều cần những nguồn hỗ trợ. Im lặng Trong cảnh ở khách sạn di động cho người đi đường, Joy đối mặt với doanh nhân Texas đang sở hữu bằng sáng chế cạnh tranh với giẻ lau tự vắt của cô. Cô đã trưng ra nghiên cứu cho thấy hắn quịt của cô hàng vạn USD và đang ngăn cản cô thành công. Hắn phải đồng ý rằng đó là những sự thật sẽ khiến hắn trở thành tội phạm dưới mắt tòa án. Bị bắt quả tang, gã cao bồi đề nghị trả lại Joy 70 ngàn USD mà cô đã thanh toán vượt mức. Joy không phản ứng mà quay người nhìn chăm chú vào cửa sổ. Không một lời nói. Hắn nâng giá lời đề nghị lên 100 ngàn USD. Im lặng. “Cộng thêm lãi suất”, hắn nói. Joy lôi hợp đồng đã làm sẵn để trong túi ngực của áo khoác da màu đen, điền vào tổng số tiền và họ ký kết ngay ở đó. Con người thường khiếp sợ sự im lặng. Họ sẽ nói và làm bất cứđiều gì để lấp đầy nó. Trang 9 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT TÀI LIỆU THAM KHẢO  Arasteh, H., Enayati, T., Zameni, F., & Khademloo, A. (2012). Entrepreneurial Personality Characteristics of University Students: A Case Study. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 46, 5736–5740. doi:10.1016/j.sbspro.2012.06.507  Boissin, J.-P., Branchet, B., Emin, S., & Herbert, J. I. (2009). Students and Entrepreneurship: A Comparative Study of France and the United States. Journal of Small Business & Entrepreneurship, 22(2), 101–122. doi:10.1080/08276331.2009.10593445  Brandstätter, H. (2011). Personality aspects of entrepreneurship: A look at five meta- analyses. Personality and Individual Differences, 51(3), 222–230. doi:10.1016/j.paid.2010.07.007  Chand, M., & Ghorbani, M. (2011). National culture, networks and ethnic entrepreneurship: A comparison of the Indian and Chinese immigrants in the US. International Business Review, 20(6), 593–606. doi:10.1016/j.ibusrev.2011.02.009  Ghasemi, F., Rastegar, A., Jahromi, R. G., & Marvdashti, R. R. (2011). The relationship between creativity and achievement motivation with high school students’ entrepreneurship. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 30, 1291–1296. doi:10.1016/j.sbspro.2011.10.250  Gupta, V. K., & Bhawe, N. M. (2007). The Influence of Proactive Personality and Stereotype Threat on Women’s Entrepreneurial Intentions. Journal of Leadership & Organizational Studies, 13(4), 73–85. doi: 10.1177/10717919070130040901  Haynie, J. M., Shepherd, D., Mosakowski, E., & Earley, P. C. (2010). A situated metacognitive model of the entrepreneurial mindset. Journal of Business Venturing, 25(2), 217– 229. doi:10.1016/j.jbusvent.2008.10.001  Huber, L. R., Sloof, R., & Van Praag, M. (2014). The effect of early entrepreneurship education: Evidence from a field experiment. European Economic Review, 72, 76–97. doi:10.1016/j.euroecorev.2014.09.002  Kuckertz, A., & Wagner, M. (2010). The influence of sustainability orientation on entrepreneurial intentions - Investigating the role of business experience. Journal of Business Venturing, 25(5), 524–539. doi:10.1016/j.jbusvent.2009.09.001 Trang 10 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT  of Mathisen, J. E., & Arnulf, J. K. (2013). Competing mindsets in entrepreneurship: The cost doubt. International Journal of Management Education, 11(3), 132–141. doi:10.1016/j.ijme.2013.03.003  Nicolaou, N., & Shane, S. (2010). Entrepreneurship and occupational choice: Genetic and environmental influences. Journal of Economic Behavior & Organization, 76(1), 3–14. doi:10.1016/j.jebo.2010.02.009  Pablo-Lerchundi, I., Morales-Alonso, G., & González-Tirados, R. M. (2015). Influences of parental occupation on occupational choices and professional values. Journal of Business Research. doi:10.1016/j.jbusres.2015.02.011  Pruett, M., Shinnar, R., Toney, B., Llopis, F., & Fox, J. (2009). Explaining entrepreneurial intentions of university students: a cross-cultural study. International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research, 15(6), 571– 594. doi:10.1108/13552550910995443  Rae, D., & Woodier-Harris, N. R. (2013). How does enterprise and entrepreneurship education influence postgraduate students’ career intentions in the New Era economy? Education + Training, 55(8/9), 926–948. doi:10.1108/ET-07-2013-0095  Schwarz, E. J., Wdowiak, M. a., Almer-Jarz, D. a., & Breitenecker, R. J. (2009). The effects of attitudes and perceived environment conditions on students’ entrepreneurial intent: An Austrian perspective. Education + Training, 51(4), 272–291. doi:10.1108/00400910910964566  Sesen, H. (2013). Personality or environment? A comprehensive study on the entrepreneurial intentions of university students. Education + Training, 55(7), 624–640. doi:10.1108/ET-05-2012-0059  Shane, S., Locke, E. a., & Collins, C. J. (2003). Entrepreneurial motivation. Human Resource Management Review, 13(2), 257–279. doi:10.1016/S1053-4822(03)00017-2  Souitaris, V., Zerbinati, S., & Al-Laham, A. (2007). Do entrepreneurship programmes raise entrepreneurial intention of science and engineering students? The effect of learning, inspiration and resources. Journal of Business Venturing, 22(4), 566–591. doi:10.1016/j.jbusvent.2006.05.002  Sullivan, D. M., & Meek, W. R. (2012). Gender and entrepreneurship: a review and process model. Journal of Managerial Psychology (Vol. 27). doi:10.1108/02683941211235373 Trang 11 Giảng viên: CAO QUỐC VIỆT  Turker, D., & Selcuk, S. S. (2009). Which factors affect entrepreneurial intention of university students? Journal of European Industrial Training, 33(2), 142–159. doi:10.1108/03090590910939049  Wu, S., & Wu, L. (2008). The impact of higher education on entrepreneurial intentions of university students in China. Journal of Small Business and Enterprise Development, 15(4), 752– 774. doi:10.1108/14626000810917843  Yurtkoru, E. S., Ku?cu, Z. K., & Do?anay, A. (2014). Exploring the Antecedents of Entrepreneurial Intention on Turkish University Students. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 150, 841–850. doi:10.1016/j.sbspro.2014.09.093  Zhang, Z., Zyphur, M. J., Narayanan, J., Arvey, R. D., Chaturvedi, S., Avolio, B. J., ... arsson, G. (2009). The genetic basis of entrepreneurship: Effects of gender and personality. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 110(2), 93–107. doi:10.1016/j.obhdp.2009.07.002  Trang web : https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/.../11-KT-PHAN%20ANH%20TU(96- 103)634.pdf  Trang web: tckh.ou.edu.vn/vi/downloadfile?idbaiviet=329  Trang web: http://www.vhu.edu.vn Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan