Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Đánh giá năng suất sinh sản của một số dòng lợn nái nuôi tại trại công ty cổ phầ...

Tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của một số dòng lợn nái nuôi tại trại công ty cổ phần chăn nuôi cp việt nam

.PDF
68
1
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌ N VƯ N KHOA NÔNG - LÂM - N Ư KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁN IÁ NĂN SUẤT SINH SẢN CỦA MỘT SỐ DÒNG LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĂN NUÔI P VIỆT NAM Ngành: hăn nuôi - Thú y Mã số: 306 Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Cao Văn 2. ThS. Phan Thị Phương Thanh Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Minh Phương Khóa học:2013-2017 Phú Thọ, 2017 LỜI CẢM N Qua thời gian học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại Học Hùng Vƣơng và sau 4 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè, tôi đã hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trƣờng, các thầy cô giáo trong nhà trƣờng, các thầy cô giáo khoa Nông - Lâm Ngƣ đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Cao Văn, cùng cô giáo ThS. Phan Thị Phƣơng Thanh, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cán bộ và công nhân trong trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh - Tái Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dƣơng thuộc công ty cổ phầnchăn nuôi CP Việt Nam, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp và học hỏi nâng cao tay nghề. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt chƣơng trình học tập tại trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, ngày 10 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Phùng Thị Minh Phương DANH LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP Charoen Phokphand Cs Cộng sự Du Giống lợn Duroc HSLĐ Hệ số lứa đẻ KCLĐ Khoảng cách lứa đẻ L Giống lợn Landrace Pi Giống lợn Pietrain TĐDLĐ Tuổi động dục lần đầu TĐLĐ Tuổi đẻ lứa đầu TGMT Thời gian mang thai TGPLSCS Thời gian phối lại sau cai sữa TLSSS Tỉ lệ sơ sinh sống TLNSCS Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa TPGLĐ Tuổi phối giống lần đầu Y Giống lợnYorkshire DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bảng bố trí thí nghiệm ........................................................................ 27 Bảng 3.2: Nhu cầu dinh dƣỡng cho lợn nái chửa và nái nuôi con ...................... 29 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái CP41 .................... 33 Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của dòng nái CP41........ 34 Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái CP51 ............................. 35 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản củadòng nái CP51 ........ 36 Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái CP909 .................. 38 Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của dòng nái CP909...... 39 Bảng 4.7: So sánh năng suất sinh sản của 3 dòng nái CP41, CP51 và CP909 dựa trên bản thân con nái ........................................................................................... 41 Bảng 4.8: So sánh năng suất sinh sản của dòng lợn nái CP41, CP51 và CP909 dựa trên chất lƣợng đàn con ................................................................................ 44 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ so sánh năng suất sinh sản của dòng lợn nái CP41, CP51 và CP909 dựa trên bản thân con nái ........................................................................ 43 Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của 3 dòng lợn nái CP41, CP51 và CP909 ............................................................................ 44 Hình 4.3: Biểu đồ về năng suất sinh sản của dòng lợn nái CP41, CP51 và CP909 dựa trên chất lƣợng đàn con ................................................................................ 46 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2 1.2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3 2.1. Đặc điểm của một số giống lợn ngoại ............................................................ 3 2.2.1. Lợn Yorkshire ............................................................................................. 3 2.1.2. Lợn Landrace .............................................................................................. 3 2.2. Lai giống và ƣu thế lai.................................................................................... 4 2.2.1. Lai giống ..................................................................................................... 4 2.2.2. Ƣu thế lai và các yếu tố ảnh hƣởng đến ƣu thế lai ...................................... 4 2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái .......................................................... 6 2.3.1. Sự thành thục về tính và thể vóc ................................................................ 6 2.3.2. Tuổi phối giống ........................................................................................... 8 2.3.3. Chu kì động dục và các yếu tố ảnh hƣởng đến chu kỳ động dục................ 9 2.3.4. Sinh lý thụ thai .......................................................................................... 12 2.3.5. Sinh lý và quá trình đẻ của lợn cái ............................................................ 15 2.4. Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh sản của lợn nái .................................................................................................................. 17 2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái ................................ 17 2.4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh sản của lợn nái ........................ 21 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .................................................. 24 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 24 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................. 25 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 27 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 27 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 27 3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 27 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 27 3.4.1. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 27 3.4.2. Chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng .................................................................... 29 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp xác định ........................................ 30 3.4.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................... 31 3.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................... 32 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 33 4.1. Khả năng sinh sản của dòng nái CP41 ........................................................ 33 4.1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái..................................... 33 4.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của dòng nái CP41 .............. 34 4.2. Khả năng sinh sản của dòng lợn nái CP51 .................................................. 35 4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái..................................... 35 4.2.2. Năng suất sinh sản của dòng lợn nái CP51 ............................................... 36 4.3. Khả năng sinh sản của dòng lợn CP909...................................................... 38 4.3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái..................................... 38 4.3.2. Năng suất sinh sản của dòng nái CP909 ................................................... 39 4.4. So sánh năng suất sinh sản của 3 dòng nái CP41, CP51 và CP909 ............. 40 4.4.1. So sánh năng suất sinh sản dựa trên bản thân nái ..................................... 41 4.4.2. So sánh năng suất sinh sản dựa trên chất lƣợng đàn con .......................... 44 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 48 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 48 5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 50 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, chăn nuôi đang là trọng tâm phát triển của ngành nông nghiệp, nó chiếm phần lớn sản phẩm của ngành nông nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung, ngành chăn nuôi nƣớc ta không ngừng đƣợc nâng lên nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao của con ngƣời. Trong đó chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm (thịt) cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, cung cấp phân bón cho cây trồng…Theo thống kê của Hội chăn nuôi Việt Nam tính đến 1/10/2016 cả nƣớc có 29,1 triệu lợn, tăng 4,8% so với năm 2015. Xu hƣớng chăn nuôi lợn hiện nay ở nƣớc ta đang chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ mang tính tận dụng sang chăn nuôi tập trung với quy mô trang trại, tính đến 5/2010 trên cả nƣớc có 7475 trang trại chăn nuôi lợn (theo Bộ Nông nghiệp và nông thôn). Hiện nay, nuôi lợn theo quy trình khép kín đang đƣợc ngƣời chăn nuôi quan tâm và phát triển nhất là các tập đoàn chăn nuôi lớn. Lợn hƣớng nạc cho tăng trọng nhanh, chi phí thức ăn/kg tăng trọng thấp, sản phẩm nhiều nạc, đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn. Nắm bắt đƣợc nhu cầu này nhiều cơ sở sản xuất giống trong những năm qua đã nhập một số giống lợn có khả năng sản xuất cao nhƣ Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain,…để lai tạo cũng nhƣ phục vụ nhu cầu của ngƣời chăn nuôi. Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam là một trong những công ty lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, có quy trình chăn nuôi hiện đại. Trong thời gian qua công ty đã tiến hành nhập và lai tạo thành công nhiều giống lai và đƣa các tổ hợp lai vào sử dụng trong chăn nuôi công nghiệp. Điển hình là các giống lợn lai 2 máu và 3 máu giữa Landrace và Yorkshire có năng suất, chất lƣợng cao. Để nâng cao hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi, chất lƣợng con giống là tiền đề quan trọng. Vì vậy chất lƣợng của đàn nái sinh sản có ảnh hƣởng đến năng suất, quyết định đến số lƣợng con giống sản xuất. Xuất phát từ thực tế trên 1 chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Đánh giá năng suất sinh sản của một số dòng lợn nái nuôi tại công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Đánh giá năng suất sinh sản của 3 dòng lợn nái CP41, CP51 và CP909 nuôi tại trại công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. 1.2.2. Yêu cầu - Theo dõi thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu có liên quan đến khả năng sinh sản của 3 dòng lợn nái CP41, CP51 và CP909. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học góp phần nâng cao hiểu, biết và làm phong phú thêm những kiến thức về khả năng sinh sản của các dòng lợn nái. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá đƣợc khả năng sinh sản của đàn lợn nái hiện đang nuôi tại cơ sở để khuyến cáo ngƣời chăn nuôi lựa chọn đƣợc giống lợn phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phƣơng. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm của một số giống lợn ngoại 2.2.1. Lợn Yorkshire Nguồn gốc xuất xứ: vào đầu thế kỉ XVI tại Anh. Năm 1884 hoàng gia anh đã công nhận giống lợn này. Hiện nay đây là giống lợn nuôi phổ biến nhất trên thế giới, lợn đƣợc nuôi ở nhiều nơi. Ở nƣớc ta lợn đƣợc nhập vào từ năm 1920 ở Miền Nam để tạo ra giống lợn thuộc Nhiêu Nam Bộ, sau đó năm 1964 lợn đƣợc nhập vào miền bắc thông qua Liên Xô cũ. Đến năm 1978, chúng ta nhập lợn Yorkshire từ Cu Ba. Những năm sau 1990 lợn Yorkshire đƣợc nhập vào nƣớc ta qua nhiều con đƣờng qua nhiều nƣớc và nhập về nhiều dòng. Đặc điểm ngoại hình: toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ dài, tai to hơi hƣớng về phía trƣớc, thân dài, lƣng hơi vồng lên, chân cao khỏe và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn. Khả năng sản xuất: lợn cái đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa. Có lứa đạt 17 - 18 con. Trọng lƣợng sơ sinh trung bình 1 - 1,2 kg/con cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16 - 20 kg/con. Lợn trƣởng thành đạt 350 - 380kg. Lợn nái nặng 250 - 280kg. Lợn thuộc giống cho nhiều nạc. Hiện nay giống lợn này đang đƣợc sử dụng trong chƣơng trình nạc hóa đàn lợn của Việt Nam. 2.1.2. Lợn Landrace Nguồn gốc xuất xứ: đƣợc hình thành vào khoảng năm 1924 - 1925, tại Đan Mạch. Đƣợc nuôi phổ biến ở các nƣớc châu âu từ năm 1990. Đƣợc tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa lợn Youtland (Đức) với lợn Yorkshire (Anh). Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng tuyền. Tầm vóc to, dài mình bụng thon ngực rộng, mông đùi phát triển. Toàn thân có đáng hình thoi tiêu biểu của lợn hƣớng nạc. Khả năng sản xuất: lợn nái Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều. Trung bình đạt 1,8 - 2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 10 - 12 con. Trọng lƣợng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg/con, trọng lƣợng cai sữa đạt 12 15 kg/con, sức tiết sữa 5 - 9 kg/ngày. Khả năng sinh trƣởng của lợn thịt rất tốt, 3 tăng trọng 750 – 800 g/ngày, ở 6 tháng tuổi có thể đạt 105 - 125 kg/con. Lợn đực trƣởng thành nặng từ 400kg, lợn nái nặng 280 - 300kg. Giống Landrace đƣợc nhập vào Việt Nam từ năm 1970 từ Cu Ba và đƣợc xem là một trong những giống lợn đƣợc sử dụng trong chƣơng trình nạc hóa đàn lợn Việt Nam. 2.2. Lai giống và ưu thế lai 2.2.1. Lai giống Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống. Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai giống là phƣơng pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của quần thể gia súc. Lai giống có những ƣu việt vì con lai thƣờng có ƣu thế lai đối với một số tính trạng nhất định. 2.2.2. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai *Ưu thế lai Ƣu thế lai là từ ngữ biểu thị sức sống của con lai vƣợt trội hơn cha mẹ. Thuật ngữ ƣu thế lai đƣợc nhà di trƣyền học ngƣời Mỹ Tuz R., Koczanowski J., Klocek C., Migdal W. (2000) [33] đƣa ra và đƣợc Snell thảo luận trong nhân giống Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2010) [19]: Ƣu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với bố mẹ, ƣu thế lai là sức sống, sức kháng đối với bệnh tật là tính trạng sản xuất của con lai đƣợc nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt. Bản chất của ƣu thế lai đƣợc tác giả Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2010) [19] giải thích bởi ba thuyết là thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết át gen. - Thuyết trội: Các gen có phần lớn là gen trội, con lai tập hợp nhiều gen trội hơn bố mẹ. Các tính trạng về năng suất sinh sản, sinh trƣởng, cho thịt là những tính trạng số lƣợng do kiểu gen điều khiển, thế hệ con lai tạo ra giữa hai cá thể đƣợc biểu hiện do các gen trội của bố và mẹ. - Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với hiệu quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen dị hợp tử có tác động lớn 4 hơn các cặp alen đồng hợp tử Aa > AA > aa Tuz R., Koczanowski J., Klocek C., Migdal W. (2000) [33]. - Thuyết át gen: Cho rằng lai giống đã hình thành nên các tổ hợp gen mới trong đó có tác động tƣơng hỗ giữa các alen không cùng locus là nguyên nhân tạo ra ƣu thế lai. * Các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai - Công thức lai: Ƣu thế lai đặc trƣng cho mỗi công thức lai. Theo Trần Đình Miên và cs (2005) [11], ƣu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lƣợng con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10%, khi lai ba giống hoặc lai trở ngƣợc số lợn con cai sữa/nái/năm tăng từ 10 - 15%. Số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 - 1,5 con và khối lƣợng cai sữa/con tăng đƣợc 1kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998) - Tính trạng: Ƣu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di truyền cao nhƣng cũng có tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ƣu thế lai cao nhất. Những tính trạng có hệ số di truyền thấp thƣờng có ƣu thế lai cao. Vì thế để cải tiến tính trạng này so với chọn lọc, lai giống là biện pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn. Một số tính trạng ở lợn có ƣu thế lai khác nhau: số con đẻ ra/ổ có ƣu thế lai cá thể là 2%, ƣu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ƣu thế lai cá thể là 9% ƣu thế lai của mẹ là 11% (Richard, 2000) [32]. - Sự khác biệt giữa bố và mẹ: Ƣu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai. Lai hai giống càng khác biệt với nhau về mặt di truyền bao nhiêu thì ƣu thế lai thu đƣợc giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Các giống càng khác nhau về điều kiện địa lý thì ƣu thế lai càng cao. Ƣu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hƣởng tới năng suất cũng nhƣ ảnh hƣởng đến biểu hiện ƣu thế lai. * Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế chăn nuôi lợn cho thấy việc lai giống đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới, 5 những nƣớc phát triển chăn nuôi lợn có tới 90% lợn thƣơng phẩm là con lai. Tuy nhiên, việc kết hợp lai hai giống nào cho ƣu thế lai cao phụ thuộc vào sự lựa chọn, xác định ƣu thế lai của tổ hợp lai dựa trên giá trị giống. Trong lai giống đang sử dụng một số công thức lai “ba máu”, “bốn máu”. Nhƣ là đực Duroc × cái F1(Landrace × Yorkshire), đực F1(Pietrain × Duroc) × cái F1(Landrace × Yorkshire)… Theo Dzhuneibaev E. T., Kurenkova N. (1998) [30], ở lợn có ba loại ƣu thế lai: - Ƣu thế lai của mẹ: có lợi cho các cá thể đời con là ƣu thế lai quan trọng nhất bởi vì năng suất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa. Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất. - Ƣu thế lai cá thể: có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở sự tăng khối lƣợng, sức sống đặc biệt là sau cai sữa. - Ƣu thế lai của bố: đƣợc tạo thành từ bố thông qua con đực từ kết quả giao phối, ƣu thế lai của đực giống đƣợc thể hiện rất hạn chế. 2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 2.3.1. Sự thành thục về tính và thể vóc a. Sự thành thục về tính Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện, buồng trứng có bao noãn chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung biến đổi theo, đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc nhƣ vậy gọi là sự thành thục về tính và sự thành thục về tính thƣờng đến sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Tuỳ thuộc vào từng loài gia súc khác nhau mà thời gian thành thục về tính khác nhau. Tuổi thành thục về tính của lợn khoảng 6 tháng, giới hạn dao động từ 4 - 8 tháng. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [6], ở lợn tuổi thành thục tính là 6 - 8 tháng. Mặt khác, tuổi thành thục về tính sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Vì vậy để đảm bảo sự sinh trƣởng và phẩm chất giống ở thế hệ sau nên cho gia súc giao phối sau khi đã hoàn toàn thành thục về tính và trƣớc thời gian thành thục 6 về thể vóc. Tuy nhiên, không nên cho lợn phối giống quá muộn vì nó ảnh hƣởng đến thế hệ sau của chúng. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tuổi thành thục về tính: - Giống: Các giống gia súc khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau, sự thành thục về tính ở những gia súc có tầm vóc nhỏ thƣờng sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn. Các giống lợn nội tuổi thành thục về tính là 4 - 5 tháng, các giống lợn Landrace, Yorkshire tuổi thành thục về tính là 6 - 7 tháng. Tuổi thành thục về tính ở lợn lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái) thƣờng ở tháng thứ 4, thứ 5 (120 - 150 ngày tuổi). Lợn cái lai F1 thƣờng động dục lần đầu ở 6 tháng tuổi, lợn ngoại 6 - 8 tháng tuổi. - Dinh dƣỡng và cách thức nuôi dƣỡng: Gia súc đƣợc nuôi dƣỡng với khẩu phần thức ăn đầy đủ, phù hợp nhu cầu dinh dƣỡng sẽ thành thục sinh dục sớm hơn so với gia súc đƣợc nuôi dƣỡng với khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dƣỡng thấp. - Sự kích thích của con đực: Nếu ta để một con đực đã thành thục về tính gần ô chuồng của những con cái hậu bị thì sẽ thúc đẩy nhanh sự thành thục về tính của chúng. Cách ly lợn cái hậu bị (ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ làm chậm sự thành thục so với những lợn cái hậu bị cùng độ tuổi đƣợc tiếp xúc với con đực. Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn lợn nuôi chăn thả. Vì lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cƣờng trao đổi chất, tổng hợp đƣợc hormone và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi động dục lần đầu sớm hơn. b. Sự thành thục về thể vóc Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thƣờng chậm hơn so với tuổi thành thục về tính. Thành thục về tính đƣợc đánh dấu bằng hiện tƣợng động dục lần đầu tiên. Lúc này sự sinh trƣởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt. Vì lợn mẹ có thể thụ thai nhƣng cơ thể mẹ chƣa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lƣợng đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xƣơng chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tƣợng đẻ khó. 7 Điều này ảnh hƣởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn cái nội khi đƣợc 7 - 8 tháng tuổi khối lƣợng đạt 40 - 50 kg nên cho phối, đối với lợn ngoại khi đƣợc 8 - 9 tháng tuổi, khối lƣợng đạt 100 - 110 kg mới nên cho phối. 2.3.2. Tuổi phối giống * Tuổi phối giống lần đầu Để có thể tiến hành phối giống lần đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục về tính và thể vóc. Lợn nái nội nên phối giống lần đầu ở 6 - 7 tháng tuổi, khi trọng lƣợng đạt từ 40kg trở lên. Nái ngoại từ 8 - 10 tháng tuổi, trọng lƣợng đạt từ 90 kg trở lên. Không nên phối giống quá sớm hoặc quá muộn. Nếu phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ chƣa trƣởng thành, cơ thể sẽ ƣu tiên dinh dƣỡng cho sự phát triển của bào thai, dinh dƣỡng cho sinh trƣởng và phát triển của con mẹ bị giảm đi làm cho cơ thể mẹ yếu, bào thai kém phát triển, con nhỏ và yếu, thời gian sử dụng lợn mẹ giảm xuống. Ngoài ra nếu phối giống quá sớm, lúc này xƣơng chậu của cơ thể mẹ chƣa hoàn thiện, nhỏ và hẹp làm cho mẹ đẻ khó. Nếu phối giống cho lợn quá muộn thì lãng phí nhiều thời gian và thức ăn để nuôi lợn hậu bị. Để đạt đƣợc hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục đầu rồi mới cho phối. * Thời gian động dục lại sau cai sữa Sau khi cai sữa con khoảng 3 - 7 ngày, tùy theo sự hao mòn của lợn mẹ trong giai đoạn nuôi con và sự phát dục lại sau cai sữa, lợn nái sẽ động dục trở lại và lại bắt đầu chu kỳ sinh sản mới. Để nâng cao hiệu quả sản xuất ngƣời chăn nuôi phải chăm sóc, nuôi dƣỡng tốt lợn nái trong thời gian nuôi con và sau cai sữa nhằm rút ngắn thời gian động dục lại sau cai sữa. Ở các trang trại chăn nuôi công nghiệp ngƣời chăn nuôi thƣờng tiêm hormone hoặc vitamin ADE cho lợn nái sau cai sữa đồng thời cho chúng gần gũi con đực để kích thích quá trình phát dục lại sau cai sữa, nâng cao năng suất sinh sản lợn nái. 8 2.3.3. Chu kì động dục và các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục a. Chu kỳ tính Khi thành thục về tính, cứ sau một thời gian nhất định kèm theo sự rụng trứng, cơ thể (đặc biệt cơ quan sinh dục) lại biến đổi. Hiện tƣợng này lặp đi, lặp lại gọi là chu kỳ tính. Chu kỳ sinh dục đƣợc bắt đầu từ khi gia súc đã thành thục về tính, tiếp tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn đƣợc diễn ra liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn bào trong buồng trứng phát triển, lớn dần, chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện ra ngoài gọi là động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ. Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu mới thành thục về tính thì chu kỳ chƣa ổn định mà phải 2 - 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn định. Một chu kỳ tính của lợn cái dao động trong khoảng từ 18 - 22 ngày, trung bình là 21 ngày và đƣợc chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn trƣớc động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn nghỉ ngơi. - Giai đoạn trước động dục (Preoestrus) Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục, nó xuất hiện đầy đủ các hoạt động về sinh lý, tính thành thục trong đó sự phát triển của noãn bao thành thục nổi rõ lên bề mặt buồng trứng, buồng trứng to hơn bình thƣờng, các tế bào của vách ống dẫn trứng tăng sinh, số lƣợng lông nhung tăng lên. Đƣờng sinh dục xung huyết, nhu động sừng tử cung tăng, mạch quản trong màng nhầy tử cung tăng, các dịch nhày ở âm đạo nhiều, niêm dịch cổ tử cung tiết ra, kích thích cho cổ tử cung hé mở, bộ phận sinh dục phù thũng, niêm dịch ở đƣờng sinh dục chảy ra nhiều, con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. Giai đoạn này ở lợn kéo dài từ 1 - 2 ngày. Tất cả những biến đổi đó tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào đƣờng sinh dục cái để thụ tinh với tế bào trứng. 9 - Giai đoạn động dục (Oestrus) Giai đoạn động dục là giai đoạn tiếp theo thƣờng kéo dài từ 2 - 3 ngày. Trong giai đoạn này những biến đổi về sinh lý so với giai đoạn trƣớc động dục càng rõ hơn. Bên ngoài âm hộ phù thũng, niêm mạc xung huyết, niêm dịch trong suốt từ âm đạo chảy ra nhiều. Cuối giai đoạn này tính hƣng phấn của con vật cao độ, gia súc ở trạng thái không yên tĩnh, ăn uống giảm rõ, kêu rống, phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên lƣng con khác hay để con khác nhảy lên lƣng, đái rắt, thích gần con đực, xuất hiện các tƣ thế của phản xạ giao phối. Sau đó khoảng 20 giờ thì trứng mới bắt đầu rụng, thời gian trứng rụng kéo dài từ 4 - 6 giờ, số trứng rụng mỗi lần từ 8 - 25 trứng hoặc nhiều hơn. Giai đoạn này nếu tế bào trứng ra khỏi buồng trứng gặp tinh trùng và đƣợc thụ thai thì chu kỳ sinh dục sẽ ngừng lại, gia súc cái ở giai đoạn có thai và đến một thời gian sau khi sinh đẻ xong chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại. Trƣờng hợp tế bào trứng không đƣợc thụ thai thì nó sẽ chuyển sang giai đoạn sau của chu kỳ. - Giai đoạn sau động dục (Metoestrus) Đƣợc tính từ khi kết thúc động dục, thƣờng kéo dài từ 3 - 4 ngày, hoạt động sinh lý bắt đầu lắng xuống, con vật dần trở lại trạng thái sinh lý bình thƣờng, rồi chuyển sang giai đoạn yên tĩnh làm giảm tiết oestrogen, từ đó làm giảm hƣng phấn thần kinh, ức chế sự tăng và tiết thể dịch, làm cho con vật trở nên bình thƣờng, chuyển sang giai đoạn yên tĩnh. - Giai đoạn yên tĩnh (Dioestrus) Giai đoạn yên tĩnh là giai đoạn dài nhất chiếm phần lớn chu kỳ động dục, bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và không đƣợc thụ tinh, kết thúc sau khi thể vàng tiêu hủy không còn biểu hiện gì về hành vi sinh dục. Đây là giai đoạn chuyển giao giữa hai lần động dục. Trong quá trình động dục, nếu trứng đƣợc thụ tinh thì thể vàng tồn tại suốt 2/3 thời gian mang thai và tiết ra progesteron có tác dụng an thai, ức chế quá trình rụng trứng, kích thích tuyến vú phát triển. Thời kỳ yên tĩnh lúc này chính là giai đoạn mang thai và thời kỳ sau đẻ. Ở giai đoạn nuôi con dƣới tác dụng của prolactin, oxytoxin, progesteron,… 10 làm cho quá trình rụng trứng bị đình trệ, hiện tƣợng động dục không xảy ra. Thƣờng sau khi cai sữa thì chu kỳ tính dần đƣợc khôi phục và xuất hiện trở lại sau cai sữa 4 - 8 ngày. Nếu trong quá trình động dục, trứng rụng không đƣợc thụ tinh thì thể vàng chỉ tồn tại đƣợc 3 - 10 ngày, sau đó teo đi làm ngừng tiết progesteron. Do đó trứng tiếp tục chín và rụng, xuất hiện chu kỳ tính tiếp theo. b. Thời điểm phối giống thích hợp Thời gian tinh trùng lợn đực giống sống trong tử cung lợn cái khoảng 45 - 48 giờ, trong khi thời gian trứng của lợn cái tồn tại và thụ thai có hiệu quả là rất ngắn, cho nên phải tiến hành phối giống đúng lúc. Thời điểm phối giống thích hợp nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực. Đối với lợn nái ngoại, lợn lai, thời điểm phối giống tốt nhất là sau khi có hiện tƣợng chịu đƣợc 6 - 8 giờ, hoặc cho phối giống vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4 kể từ khi bắt đầu động dục (thƣờng theo kinh nghiệm lợn nái ngoại và lợn nái lai thời điểm phối giống thích hợp: Nếu lợn nái chịu đực trƣớc 5 ngày sau cai sữa thì buổi sáng chịu đực thì buổi chiều phối, buổi chiều chịu đực thì sáng hôm sau phối, còn lợn nái sau cai sữa 5 ngày trở lên chịu đực lúc nào thì phối lúc đó). Đối với lợn nái nội thời điểm phối giống sớm hơn lợn nái ngoại và lai 1 ngày, tức là vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 vì thời gian động dục ngắn hơn. Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, thấy lợn nái chịu đực buổi sáng thì cho phối vào buổi chiều, nếu có triệu chứng chịu đực buổi chiều thì sáng hôm sau cho phối, thƣờng phối 2 lần (phối lặp) ở giai đoạn chịu đực “chặn đầu khóa đuôi” ở thời kỳ rụng trứng. c. Các yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ động dục - Yếu tố ngoại cảnh: Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, mùa vụ, thức ăn… đều ảnh hƣởng rõ rệt đến chu kỳ tính của gia súc cái. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [6], ở lợn chu kỳ sinh dục trong suốt cả năm nhƣng thƣờng khi khí hậu ấm áp thì nó xuất hiện rõ ràng và đầy đủ các 11 đặc điểm hơn so với điều kiện khí hậu lạnh. Trong điều kiện quá giá lạnh thì chu kỳ sinh dục có thể ngừng lại hoàn toàn. - Yếu tố thần kinh - thể dịch: Quy luật và đặc điểm của chu kỳ sinh dục chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ƣơng. Tất cả các kích thích bên ngoài và trong cơ thể nhƣ: Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nuôi dƣỡng quản lý, tác động xoa bóp, mùi vị con đực, tình trạng cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ thể đều ảnh hƣởng trực tiếp đến chu kỳ tính một cách phản xạ theo phƣơng thức thần kinh - thể dịch. Ngoài ra, hệ thần kinh thực vật cũng có tác động đến chu kỳ sinh dục. Khi thần kinh giao cảm hƣng phấn thì sẽ ức chế chu kỳ sinh dục. Còn khi thần kinh phó giao cảm hƣng phấn thì lại kích thích chu kỳ động dục. Tuyến yên có tác dụng trực tiếp lên cơ quan sinh dục cái. Nếu cắt bỏ tuyến yên, noãn bao không phát triển, tế bào trứng không rụng, thể vàng không hình thành, buồng trứng bị teo và các kích tố của buồng trứng cũng không đƣợc hình thành.. 2.3.4. Sinh lý thụ thai Sự phát triển của thai là một hiện tƣợng sinh lý đặc biệt của cơ thể con cái, nó đƣợc bắt đầu từ khi trứng đƣợc thụ tinh cho đến khi đẻ xong. * Thời gian mang thai Trong thực tế, sự có thai của gia súc đƣợc tính ngay từ ngày phối giống lần cuối. Thời gian mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Tuổi của mẹ, điều kiện nuôi dƣỡng, chế độ khai thác và sử dụng, số lƣợng thai, đôi khi còn phụ thuộc vào lứa đẻ và tính biệt của thai. Sau khi thụ tinh, hợp tử làm tổ ở 2 sừng tử cung và phát triển thành thai. Thời gian mang thai của lợn khoảng: 110 - 118 ngày, trung bình là 114 ngày. * Quá trình phát triển của phôi thai Quá trình phát triển của bào thai có thể chia ra làm ba thời kỳ: - Thời kỳ thứ nhất - thời kỳ trứng: Thời kỳ này bắt đầu từ khi tế bào trứng đƣợc thụ tinh đến khi hình thành nang phôi - túi phôi. 12 - Thời kỳ thứ hai - thời kỳ phôi thai là thời kỳ hình thành nhau thai, hình thành các tế bào và các cơ quan hệ thống của cơ thể. Ở gia súc lớn từ ngày 11 - 40. - Thời kỳ thứ ba - thời kỳ bào thai là thời kỳ cuối phôi thai cho đến khi sinh đẻ. Là giai đoạn phân hóa những kết cấu cực tiểu của tế bào và cơ quan, là thời kỳ bào thai phát triển nhanh. * Sự điều hòa thần kinh - thể dịch ở thời kỳ mang thai Điều hòa sự phát triển của bào thai và đảm bảo sự thống nhất trong các hoạt động chức năng giữa cơ thể mẹ và bào thai là một quá trình phức tạp do sự điều tiết thần kinh - thể dịch. Điều tiết thần kinh: Bắt đầu từ lúc thụ thai thì trong vỏ não xuất hiện vùng hƣng phấn trội để tiếp nhận những biến đổi hóa học và cơ học từ các điểm thụ cảm ở tử cung, do đó đảm bảo đƣợc các điều kiện cần thiết cho sự phát triển phôi thai nhƣ: Niêm mạc tử cung phát triển, mạch máu đến nhiều, tiết dịch tăng. Hƣng phấn tăng cƣờng mạnh nhất ở tháng thứ hai, là một trong các yếu tố dễ gây sảy thai ở thời điểm này. Điều tiết thể dịch: Progesteron là hocmone an thai, duy trì quá trình mang thai, đƣợc sản sinh ở thể vàng và nhau thai. Ở lợn, progesteron chủ yếu do thể vàng cung cấp, vai trò của nhau thai là thứ yếu. * Những biến đổi sinh lý chủ yếu khi có thai - Sự biến đổi toàn thân của cơ thể mẹ khi có thai: Khi gia súc có thai, kích tố của hoàng thể và nhau thai làm thay đổi cơ năng hoạt động một số tuyến nội tiết khác. Vì vậy, hiện tƣợng ăn uống, trạng thái dinh dƣỡng, quá trình trao đổi chất,… của con mẹ đƣợc nâng cao cho nên thời kỳ đầu gia súc có thai thƣờng béo hơn khi chƣa có thai. Theo Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999), trong thời kỳ mang thai, lợn nái tăng từ 15 - 25kg (không kể các sản phẩm thai, trong đó khoảng 3 - 4kg là protein). Nói chung trong thời kỳ mang thai, lợn mẹ tăng từ 1,2 - 1,3 lần so với trƣớc khi phối giống, quan trọng đối với gia súc có thai đó là viamin A. Nếu thiếu vitamin A, con mẹ có hiện tƣợng thoái hóa thƣợng bì âm đạo và dạ con 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng