Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Đánh giá một số đặc điểm tầm vóc – thể lực và sinh lí của học sinh một số trường...

Tài liệu Đánh giá một số đặc điểm tầm vóc – thể lực và sinh lí của học sinh một số trường trung học cơ sở tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ

.PDF
75
1
107

Mô tả:

i TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM VĂN CÔNG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TẦM VÓC - THỂ LỰC VÀ SINH LÍ CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Sinh học NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S CHU THỊ BÍCH NGỌC Phú Thọ, 2018 ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa khoa học tự nhiên trường Đại học Hùng Vương, cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo tham gia giảng dạy đã giúp đỡ em trưởng thành trong thời gian em học tập tại trường, đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và thành kính tới Cô giáo Th.S. Chu Thị Bích Ngọc đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo và các em học sinh trong 4 trường:Trường THCS Ninh Dân, xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba; Trường THCS Khải Xuân, xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba; Trường THCS thị trấn Thanh Ba 1, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba; Trường THCS thị trấn Thanh Ba 2, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, đã nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực nghiệm tại trường. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và gia đình đã luôn tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý từ quý Thầy, Cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Phú Thọ, ngày... tháng... năm 2018 Sinh viên thực hiện Phạm Văn Công iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là của tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Phú Thọ, ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện Phạm Văn Công iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet ...............................................................17 Bảng 2.2. Phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho người châu Á (IDI & WPRO) .............................................................................................................17 Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình của học sinh theo tuổi giới tính và nơi ở.........21 Bảng 3.2. So sánh chiều cao đứng trung bình của ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác ..............................................................................................................................24 Bảng 3.3: Cân nặng trung bình của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở ..................25 Bảng 3.4. So sánh cân nặng trung bình của ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác ....................................................................................................................................28 Bảng 3.5: Vòng ngực trung bình của học sinh theo lứa tuổi, giới tính và nơi ở .........29 Bảng 3.6. So sánh VNTB của ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác......32 Bảng 3.7: Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở..............................32 Bảng 3.8. So sánh chỉ số pignet của ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác .....35 Bảng 3.9: Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở giới tính và KV sống ............................................................................................................................................37 Bảng 3.10. So sánh chỉ số BMI của ĐTNC với một số nghiên cứu của các tác giả khác ....................................................................................................................................38 Bảng 3.11: Nhịp tim của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở....................................39 Bảng 3.12. So sánh nhịp tim của ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác ..........41 Bảng 3.13. Huyết áp tâm thu của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở. ....................42 Bảng 3.14. So sánh huyết áp tâm thu của ĐTNC với nghiên cứu của ........................44 các tác giả khác .................................................................................................................44 Bảng 3.15. Huyết áp tâm trương của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở ....... 45 Bảng 3.16. So sánh huyết áp tâm trương của ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác ....................................................................................................................................47 Bảng 3.17. Tuổi có kinh lần đầu của các nữ ĐTNC KV thị trấn .................................48 Bảng 3.18. Tuổi có kinh lần đầu của các nữ ĐTNC KV nông thôn ............................49 Bảng 3.19. Tỷ lệ HS dậy thì hoàn toàn theo KV nghiên cứu .......................................49 v Bảng 3.20. So sánh tuổi dậy thì hoàn toàn của nữ ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác ..............................................................................................................................51 Bảng 3.21. Kết quả nghiên cứu về độ dài vòng kinh của nữ KV thị trấn ...................52 Bảng 3.22. Kết quả nghiên cứu về độ dài vòng kinh của nữ KV nông thôn ..............53 Bảng 3.23. So sánh kết quả nghiên cứu về độ dài vòng kinh của nữ ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác ......................................................................................54 Bảng 3.24. Kết quả nghiên cứu về số ngày chảy máu trong chu kì kinh nguyệt của nữ KV thị trấn .........................................................................................................................55 Bảng 3.25. Kết quả nghiên cứu về số ngày chảy máu ..................................................56 trong chu kì kinh nguyệt của nữ KV nông thôn ............................................................56 Bảng 3.26. So sánh số ngày chảy máu trong chu kì kinh nguyệt của nữ ĐTNC trong nghiên cứu với nghiên cứu của các tác giả khác............................................................56 Bảng 3.27. Kết quả nghiên cứu tuổi xuất tinh lần đầu của nam ĐTNC KV thị trấn .57 Bảng 3.28. Kết quả nghiên cứu tuổi xuất tinh lần đầu của nam ĐTNC KV nông thôn ............................................................................................................................................58 Bảng 3.29. Tỷ lệ nam ĐTNC dậy thì lần đầu theo tuổi ở hai KV ...............................58 Bảng 3.30. So sánh tuổi dậy thì hoàn toàn của nam ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác ........................................................................................................................60 vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của ĐTNC theo tuổi giới tính .................22 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng chiều cao đứng của HS ................................24 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện cân nặng trung bình của ĐTNC theo tuổi, giới tính và KV sống ....................................................................................................................................26 Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng cân nặng của HS ...........................................26 Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện VNTB của ĐTNC theo tuổi, giới tính và KV sống.........30 Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng VNTB của HS ...............................................30 Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện chỉ số pignet trung bình của ĐTNC theo tuổi, giới tính và KV sống .............................................................................................................................33 Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng chỉ số pignet trung bình của HS ..................33 Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện chỉ số BMI của ĐTNC theo tuổi,giới tính và KV sống 37 Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng chỉ số BMI của HS .....................................37 Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện nhịp tim của ĐTNC theo tuổi, giới tính và KV sống ....40 Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng nhịp tim của học sinh .................................41 Hình 3.13. Huyết áp tâm thu của ĐTNC theo tuổi, giới tính và KV sống ..................43 Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng huyết áp tâm thu của học sinh ................. 43 Hình 3.15. Huyết áp tâm trương của ĐTNC theo tuổi, giới tính và KV sống ............46 Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng huyết áp tâm trương của học sinh .............46 Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dậy thì hoàn toàn của nữ KV thị trấn .....................50 Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dậy thì hoàn toàn của nữ KV nông thôn ................50 Hình 3.19. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dậy thì hoàn toàn của nam KV thị trấn ..................59 Hình 3.20. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dậy thì hoàn toàn của nam KV nông thôn .............59 vii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HS Học sinh HSSH Hằng số sinh học KV Khu vực KVNC Khu vực nghiên cứu NXB Nhà xuất bản SD Độ lệch chuẩn STT Số thứ tự THCS Trung học cơ sở VNTB Vòng ngực trung bình viii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................ 1 2.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................................... 1 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................... 2 3. Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................................... 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 3 1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về tầm vóc- thể lực ............................................. 3 1.1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về sinh lý tuần hoàn ................................ 3 1.1.1.3. Một số công trình nghiên cứu về sinh lí dậy thì ................................................. 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 5 1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu về tầm vóc - thể lực............................................ 5 1.1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về sinh lý tuần hoàn ................................ 7 1.1.2.3. Một số công trình nghiên cứu về sinh lí dậy thì ................................................. 8 1.2. Cơ sở lí thuyết của khóa luận ..................................................................................... 8 1.2.1. Quy luật chung về sự sinh trưởng và phát triển .................................................... 8 1.2.2. Cơ sở khoa học của một số chỉ số trong nghiên cứu ..........................................10 1.2.2.1. Một số chỉ số đánh giá thể lực ...........................................................................10 1.2.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý tuần hoàn trong nghiên cứu ........................................13 1.2.2.3. Một số chỉ tiêu sinh lý dậy thì trong nghiên cứu ..............................................14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................15 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................15 2.2.1. Phương pháp luận..................................................................................................15 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................15 2.2.2.1 Phương pháp điều tra ..........................................................................................15 ix 2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số .................................................................15 2.2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu ............................................................18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................21 3.1. Kết quả nghiên cứu về tầm vóc - thể lực của học sinh THCS ..............................21 3.1.1 Chiều cao đứng trung bình.....................................................................................21 3.1.2. Cân nặng trung bình ..............................................................................................24 3.1.3.Vòng ngực trung bình .............................................................................................29 3.1.4. Chỉ số Pignet...........................................................................................................32 3.1.5.Chỉ số BMI ...............................................................................................................36 3.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh lí tuần hoàn của học sinh THCS.....39 3.2.1.Nhịp tim ....................................................................................................................39 3.2.2. Huyết áp động mạch ..............................................................................................42 3.2.2.1. Huyết áp tâm thu .................................................................................................42 3.2.2.2 Huyết áp tâm trương ............................................................................................45 3.3. Kết quả về sinh lí dậy thì của học sinh THCS ........................................................48 3.3.1. Kết quả nghiên cứu tuổi có kinh lần đầu của nữ ĐTNC ....................................48 3.3.2. Kết quả nghiên cứu độ dài vòng kinh của nữ ĐTNC..........................................51 3.3.3. Kết quả nghiên cứu về thời gian chảy máu trong chu kì kinh nguyệt của nữ ĐTNC .................................................................................................................................54 3.3.4. Kết quả nghiên cứu tuổi xuất tinh lần đầu của nam sinh ĐTNC ......................57 CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................61 4.1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................61 4.1.1. Các chỉ số hình thái thể lực của học sinh ............................................................61 4.1.2. Tần số tim và huyết áp động mạch của học sinh.................................................61 4.1.3. Tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh ....................................................................62 4.2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................63 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của nhân loại, toàn xã hội. Bởi vậy mà việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng được xã hội quan tâm. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã thông qua nhiều văn kiện về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em từng bước nâng cao tình trạng thể lực, sức khỏe của người Việt nói chung và trẻ em nói riêng. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) là giai đoạn phát triển thuận lợi nhất về chiều cao thân thể và tố chất thể lực nhưng lại rất ít được xã hội và gia đình chăm sóc đồng bộ, dẫn đến nhịp độ phát triển chậm sau 11 tuổi ở trẻ em Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm tầm vóc - thể lực lứa tuổi học sinh THCS là một khâu quan trọng và cần được tiến hành có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu phát triển tầm vóc - thể lực người Việt. Thanh Ba là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, diện tích tự nhiên 195,0343 km², dân số trên 112,589 người (năm 2015). Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 26 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Thanh Ba là thị trấn duy nhất có sự phát triển kinh tế cao hơn so với các xã khác trong huyện. Cũng đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu đặc điểm tầm vóc thể lực và sinh lý trên đối tượng học sinh ở các tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này trên địa bàn huyện Thanh Ba được công bố, vì vậy việc tập trung nghiên cứu là cần thiết đối với huyện Thanh Ba. Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số đặc điểm tầm vóc – thể lực và sinh lí của học sinh một số trường trung học cơ sở tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm các thông tin phản ánh sự phát triển về tầm vóc - thể lực, chỉ số chức năng tuần hoàn, dậy thì của HS tại KV nghiên cứu. 2 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu thu được sẽ là những đóng góp mới về tình trạng tầm vóc – thể lực và một số chỉ tiêu sinh lý tuần hoàn của học sinh tuổi từ 11– 15 tại huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ trong thời điểm hiện nay. 3. Mục tiêu đề tài Xác định được một số chỉ tiêu về tầm vóc - thể lực và sinh lí của học sinh THCS, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao tầm vóc cho học sinh, nâng cao chất lượng sức khoẻ, các biện pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi học đường. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về tầm vóc- thể lực Nold, Ludwan và Valanski những nhà nhân trắc học đầu tiên đưa ra những số liệu chứng minh mối quan hệ giữa chiều cao với các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội, đặc biệt là loại hình chủng tộc trên thế giới [4]. Vào những năm 50 của thế kỉ XVIII, những nghiên cứu về sự tăng trưởng ở trẻ em bắt đầu được đề cập. Năm 1729, T.A. Stocller đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về tăng trưởng chiều dài người (ở Đức) và sau đó 1753 Rosen Stein soạn thảo cuốn sách giáo khoa về bệnh học của trẻ em. Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa có số liệu đo đạc cụ thể. Năm 1919, Paul Godin đã đưa ra thuật ngữ “Tăng trưởng học” (auxology) trong một bài báo có nhan đề “Lamethode auxologique”. Từ đó cân nặng được coi như là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực. Vòng ngực là chỉ số thể lực được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỉ XIX đến cuối thế kỷ XIX vòng ngực trở thành một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thể lực sau chiều cao và cân nặng [13]. Phương pháp đánh giá thể lực bằng chỉ số (BMI, Kaup, Crora QVC, Pignet…) ra đời từ đầu thế kỉ XX. Cùng với việc đánh giá thể lực bằng chỉ số, một loạt các dụng cụ đo đạc khác như thước dây, cân,… đã được tiêu chuẩn hóa quốc tế trên những đề xuất của Martin. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, lĩnh vực nhân trắc học ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã sử dụng thống kê sinh học, các công nghệ phần mềm tin học trong việc tính toán phân tích, xử lý số liệu. 1.1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về sinh lý tuần hoàn Lịch sử phát triển sinh lý song song với lịch sử phát triển các ngành khoa học tự nhiên đặc biệt là vật lý và hóa học. Từ thế kỷ XIX – XX, những phát minh về khoa học và sáng chế các công cụ nghiên cứu đã giúp các nhà sinh lý học ngày càng đi sâu vào nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ chế sinh lý, chức năng của 4 các cơ quan, bộ phận riêng rẽ trong quá trình phát triển cá thể. Thế kỉ V (TCN), Hypocrat là người đầu tiên đưa ra thuyết hoạt khí để giải thích hiện tượng không khí từ ngoài vào phổi, vào máu và lưu thông trong máu. Năm 1973, Wilson nghiên cứu sự thay đổi của huyết áp ở tuổi học đường và kết luận huyết áp tăng theo độ tuổi [4]. Năm 1982, Waldo. E. Nelson, khi nghiên cứu ở trẻ em Anh đã đưa ra kết luận: tần số tim ở trẻ sơ sinh dao động nhiều (trung bình 120 -140 nhịp/phút), nhịp tim giảm dần theo lứa tuổi. Từ 12 tuổi trở lên nhịp tim ở nữ lớn hơn ở nam: nhịp tim của nam 12 tuổi là 85 nhịp/phút và nữ là 90 nhịp/phút, nam 16 tuổi là 75 nhịp/phút và nữ là 80 nhịp/phút [8]. Huyết áp động mạch cũng là thông số cơ bản được các tác giả nghiên cứu đồng thời với tần số tim. Các công trình nghiên cứu sự biến đổi của huyết áp theo lứa tuổi đưa ra kết luận: huyết áp tăng dần theo tuổi, huyết áp của trẻ em thấp hơn ở người già. Năm 1982, Waldo. E. Nelson nghiên cứu trên trẻ em từ 4 - 16 tuổi và ông đưa ra kết luận: huyết áp tối đa ở trẻ 4 tuổi là 85 mmHg, huyết áp tối thiểu là 60 mmHg. Đến 10 tuổi huyết áp tối đa là 100 mmHg, huyết áp tối thiểu là 65 mmHg. Khi 15 tuổi huyết áp tối đa là 115 mmHg, huyết áp tối thiểu là 72 mmHg [8]. Nhìn chung các tác giả đều cho rằng huyết áp thay đổi theo tuổi, giới tính.Từ cuối thế kỉ XX, Kortkov đã đề xuất phương pháp đo huyết áp gián tiếp và cách xác định trị số huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu [1,2]. 1.1.1.3. Một số công trình nghiên cứu về sinh lí dậy thì Sinh lí sinh dục được loài người quan tâm từ lâu do đó mà những hiểu biết về sinh lí học sinh sản ngày càng đạt những mức độ cao hơn. Năm 1930, hai nhà khoa học là Moore và Price phát hiện ra kích tố (FSH) và kích thể hoàng tố (LH) được sinh ra từ tuyến yên và từ đó cũng tìm ra vai trò điều hòa chức năng sinh dục của tuyến yên [11]. Ngay sau đó vào năm 1932, hai nhà khoa học Hohlwey và Junkman đã chứng minh rằng, hệ thần kinh trung ương (đặc biệt là vùng dưới đồi 5 Hypothalamus) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng sinh sản [10]. Trước năm 1970, các nhà khoa học chỉ nói tới vai trò của chất nội tiết trong trong điều hòa chức năng sinh sản gồm có cơ chế thần kinh và nội tiết. Cơ chế điều hòa thần kinh nội tiết có hai vòng điều hòa: vòng điều hòa kín và vòng điều hòa mở [6]. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có tính chu kì theo lứa tuổi và phụ thuộc vào một số yếu tố tự nhiên, xã hội. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu về tầm vóc - thể lực Nghiên cứu các chỉ số sinh học ở trẻ em đã bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XX tại Ban nhân trắc học thuộc viện Viễn đông Bác Cổ. Ở Việt Nam, người nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ em là Mondiere (1875) và sau này là của Huard và Bogot (1938), Đỗ Xuân Hợp (1943) [15]. Các công trình nghiên cứu này tuy số lượng mẫu chưa lớn, còn lẻ tẻ và phương pháp nghiên cứu còn đơn giản song đã nêu được đặc điểm hình thái và thể lực của người Việt Nam, đặc biệt là của trẻ em lúc bấy giờ. Năm 1975, cuốn sách “Hằng số sinh học người Việt Nam” đã ra đời sau Hội nghị Hằng số sinh học người Việt Nam những năm 1967 – 1972. Cuốn sách đã công bố một cách có hệ thống các chỉ số hình thái học do các tác giả nghiên cứu trong vòng hơn 10 năm (1960 – 1972), đặc biệt các chỉ số hình thái - thể lực của trẻ em từ 1 – 15 tuổi được công bố một cách khá chi tiết và đầy đủ. Các kết quả của các công trình nghiên cứu có giá trị định vị về mặt thời gian và được dùng làm tài liệu so sánh cho các công trình kế tiếp và hiện nay, về các đặc điểm hình thái, kích thước của trẻ em lứa tuổi 1 đến 16, có 30 chỉ số được trình bày như chiều cao, cân nặng, vòng ngực…và Skelie, Pimo, Vervack, QVC, Pignet, BMI…[3]. 6 Năm 1980 – 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [4] tiến hành nghiên cứu dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 đến 17 tuổi với 31 chỉ tiêu sinh học và rút ra nhận xét: chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11 – 12 tuổi ở nữ và 13 – 15 tuổi ở nam, cân nặng phát triển mạnh nhất ở nữ lúc 13 tuổi và ở nam lúc 15 tuổi, có sự gia tăng về chiều cao và cân nặng ở lứa tuổi học sinh. Cần phải kể đến công trình của Đào Huy Khuê [8] năm 1991 về đặc điểm hình thái thể lực và tăng trưởng của trẻ em thị xã Hà Đông từ 6 – 17 tuổi. Tác giả nhận định: hầu hết các thông số hình thái tăng dần theo tuổi nhưng nhịp độ tăng trưởng không đều. Từ 6 – 9 tuổi các kích thước cơ thể ở nam và nữ không có sự khác biệt rõ rệt. Từ 10 – 15 tuổi kích thước ở nữ thường vượt nam và đến 16 – 17 tuổi nam lại vượt lên trước nữ. Ông cũng rút ra nhận xét là: có sự gia tăng chiều cao người Việt Nam so với các thập kỉ trước. Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [15] đã tiến hành nghiên cứu 17 chỉ tiêu hình thái thể lực của người Việt Nam từ 1 – 25 tuổi ở Nghệ An và Hà Tĩnh như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, BMI, QVC… tác giả đưa ra nhận xét: sự phát triển chiều cao ở tất cả các độ tuổi trong nghiên cứu (khí hậu nóng khô, nóng ẩm) ở Nghệ Tĩnh so với dân cư vùng đồng bằng Bắc bộ thấp hơn 0,5 – 4 cm, còn cân nặng của dân cư hai khu vực trên là như nhau. Tất cả các độ tuổi kích thước các phần cơ thể của nam đều lớn hơn nữ. Tuy vậy, có một số giai đoạn nữ phát triển nhanh hơn nam và đạt trị số lớn hơn nam. Sự phát triển ở các lứa tuổi khác nhau không đều và phát triển nhanh ở các độ tuổi 5 – 7; 10 – 11 và 13 – 14. Năm 1998, Nguyễn Quang Mai và Nguyễn Thị Lan [11] nghiên cứu trên học sinh 12 - 18 tuổi dân tộc ít người tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thu được kết quả cho thấy chiều cao và cân nặng của học sinh dân tộc ít người tăng dần theo tuổi. Chiều cao tăng nhanh nhất ở độ tuổi 12 – 14 ở nữ và 14 – 15 tuổi ở nam. Còn cân nặng ở nam tăng nhanh nhất ở tuổi 15 – 16. So với chiều cao và cân nặng trong “HSSH 1975” thì kết quả thu được trong nghiên cứu này cao hơn nhưng lại thấp hơn kết quả nghiên cứu trên học sinh Hà Nội Và Thái Bình. 7 Một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quang Mai và cộng sự, Tạ Thúy Lan và cộng sự… trên học sinh thuộc các tỉnh Nam Định, Quy Nhơn, Thanh Hóa, Lạng Sơn… cũng cho thấy sự biến đổi các chỉ số hình thái thể lực theo lứa tuổi giống như các công trình nghiên cứu trước đó. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu tầm vóc, thể lực trẻ em Việt Nam lứa tuổi 6 - 17 là tương đối nhiều. Các nghiên cứu đều cho thấy các chỉ số đều biến đổi theo lứa tuổi, giới tính và có sự khác biệt giữa trẻ em nông thôn và thành thị, giữa các vùng khí hậu và các dân tộc khác nhau. 1.1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về sinh lý tuần hoàn Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tuần hoàn và máu như: Theo số liệu của HSSH [3], huyết áp động mạch, nhịp tim con người thay đổi phụ thuộc độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, môi trường… Năm 1989 - 1992, Bác sĩ Trần Đỗ Trinh đã nghiên cứu đề tài “Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam” trên đối tượng từ 15 tuổi trở lên ở 20 tỉnh nước ta [17]. Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [15] tiến hành nghiên cứu dân cư hai vùng Nghệ An và Hà Tĩnh tuổi từ 12 – 15 và 18 đến 25, kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim và huyết áp động mạch ở bất cứ độ tuổi nào cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu. Năm 1998, công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Mai và cộng sự [11] về một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lí tuổi dậy thì ở các nữ sinh dân tộc ít người thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ cho thấy: tần số mạch của các em nữ giảm dần theo tuổi và huyết áp thì tăng dần theo tuổi. Ngoài ra các nghiên cứu của Nguyễn Quang Mai và cộng sự cũng cho kết luận tương tự về tần số mạch và huyết áp động mạch. Năm 2002, Trần Thị Loan [9] nghiên cứu trên đối tượng học sinh từ 6 17 tuổi cũng cho thấy: tần số tim của trẻ giảm dần còn huyết áp tăng dần theo tuổi và không có sự khác biệt về chỉ số huyết áp so với các đối tượng trẻ em trong nghiên cứu của các tác giả khác. 8 Hiện nay, nghiên cứu về về sinh lí tuần hoàn được các tác giả tiến hành trên từng địa phương trong cả nước. 1.1.2.3. Một số công trình nghiên cứu về sinh lí dậy thì Ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh lí dậy thì bắt đầu từ rất sớm nhưng đa phần mới dừng lại ở việc khảo sát một số biểu hiện dễ thấy nhất ở tuổi dậy thì. Năm 1960, lần đầu tiên Nguyễn Huy Cận, Nguyễn Thị Hương, Bùi Thọ, Phạm Gia Khả và cộng sự thông báo về tuổi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở một số công nhân các công trường, nông trường và xí nghiệp [18]. Vào thập kỉ 80, 90 của thế kỉ XX, Cao Quốc Việt và cộng sự, Phạm Thị Minh Đức. Lê Thị Kim Cúc, Đào Huy Khuê và cộng sự, Nguyễn Thị Phương Thanh đã tiến hành nghiên cứu về tuổi dậy thì ở các vùng sinh thái khác nhau qua các thập kỉ, nghiên cứu về lượng máu kinh nguyệt, về độ dài kinh nguyệt và các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp [6]. Năm 1998, khi nghiên cứu sinh lí tuổi dậy thì của học sinh trung học phổ thông các dân tộc ít người ở tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Nguyễn Quang Mai và Nguyễn Thị Loan đã đưa ra kết luận: tuổi có kinh nguyệt lần đầu của nữ là 14,3 và tuổi xuất tinh lần đầu của nam là 15,4 [11]. Năm 2006, Đỗ Hồng Cường kết luận độ tuổi dậy thì ở nam và nữ khi nghiên cứu trên đối tượng học sinh trung học cơ sở các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình [6]. Cơ thể của trẻ em ở giai đoạn dậy thì diễn ra hàng loạt những biến đổi về sinh lí và tâm lí. Giai đoạn này chịu sự chi phối của những yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài cơ thể như môi trường sống, khí hậu,... 1.2. Cơ sở lí thuyết của khóa luận 1.2.1. Quy luật chung về sự sinh trưởng và phát triển a. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển Sinh trưởng và phát triển là đặc điểm cơ bản của cơ thể sống. Hai quá trình này diễn ra đồng thời trong quá trình sống của cá thể và ở mỗi giai đoạn lại có đặc điểm và tính chất khác nhau. Sinh trưởng là quá trình thay đổi về lượng, biểu hiện ở sự tăng về kích thước, khối lượng cơ thể. Phát triển là quá trình biến đổi về chất bao gồm sự biệt 9 hóa về hình thái và biến đổi chức năng từng bộ phận của cơ thể làm xuất hiện các thuộc tính mới. Sự phát triển của cơ thể diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau với những đặc điểm tâm sinh lý cũng khác nhau tương ứng, mỗi giai đoạn đều chứa đựng trong nó dấu ấn nhất định về kết quả phát triển của giai đoạn trước, đồng thời cũng bao hàm cả mầm mống về sự phát triển tiếp sau đó. Các giai đoạn phát triển diễn ra không đều về cả thời gian cũng như tốc độ, có giai đoạn phát triển nhanh, có giai đoạn phát triển chậm – kéo dài và có thời kì ổn định tương đối. Điều đó đã dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và sinh lý ở từng giai đoạn phát triển của cơ thể [1]. Quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em cũng tuân theo những quy luật phát triển chung của sự tiến hóa sinh vật, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình cơ thể lớn lên không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về lượng mà quan trọng hơn là cả sự biến đổi về chất với những bước phát triển nhảy vọt. Vì vậy mỗi lứa tuổi đều có những đặc điểm sinh lý riêng chi phối sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Thời kì 12 – 16 tuổi được gọi là tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn báo hiệu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển cá thể. Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 4 năm với sự hoàn thiện cơ quan sinh dục và phát triển các đặc tính sinh dục, thay đổi kích thước và hình thái của cơ thể. Những biến đổi thường thấy như: chiều cao, cân nặng và các kích thước ngang tăng nhanh dưới tác động của hoocmon các tuyến: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục (tiết hoocmon Ơstrogen và Testosteron). Về mặt hình thái giải phẫu có sự phát triển nhanh của hệ xương và hệ cơ. Sau khi kết thúc giai đoạn dậy thì chiều cao đạt 98% so với chiều cao cơ thể trưởng thành. Ở cơ thể nam, dậy thì muộn hơn ở nữ từ 1-2 năm. Cuối thời kì dậy thì kích thước cơ thể đạt 90-97% kích thước của cơ thể trưởng thành [1]. b. Hiện tượng tăng tốc Theo quan niệm hiện nay thì tăng tốc được định nghĩa là hiện tượng tăng kích thước cơ thể và trưởng thành sinh dục sớm [2]. 10 Một điểm đáng được quan tâm là tốc độ sinh trưởng và tăng trọng phụ thuộc vào yếu tố xã hội cũng như hoàn cảnh sống. Đồng thời với sự tăng tốc sinh trưởng, chúng ta thấy thời điểm trưởng thành sinh dục của trẻ em hiện nay cũng xuất hiện sớm hơn. Tăng trưởng là một yếu tố hằng định trong giai đoạn dậy thì. Có thể chia tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì làm 3 giai đoạn liên tiếp: giảm chậm trước dậy thì tạo nên một trong những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì với tốc độ tăng chiều cao 4-5 cm/năm và đỉnh cao của tăng trưởng giai đoạn tiền dậy thì phù hợp với một đợt tăng trưởng nhanh của tốc độ tăng trưởng (chiều cao tăng tối đa), giảm dần rồi sau đó ngừng tăng trưởng các chi và dấu hiệu liền các đầu xương. Các giai đoạn liên tiếp này liên quan đến sự tăng trưởng thành xương và phát triển các đặc tính sinh dục phụ. Tốc độ tăng trưởng đạt tới đỉnh điểm vào giữa thời kì dậy thì khoảng 12,5 tuổi ở nữ và 14 tuổi ở nam [2]. Ở nam, tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình là 8,5cm/năm đầu thời kì dậy thì, 6,5 cm/năm thứ 2, tốc độ tăng tối đa vào khoảng 13 tuổi (có thể lên tới 12cm/năm). Tăng trưởng kết thúc thường là 5 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Nhịp độ này thay đổi khác nhau ở từng cơ thể và tùy thuộc vào thời điểm bắt đầu dậy thì của mỗi người. Ở nữ, tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình 7,5 cm/năm đầu thời kì dậy thì và 5,5 cm/năm thứ 2. Cũng như các em nam, tốc độ tăng trưởng về chiều cao cơ thể cũng đạt tối đa lúc 13 tuổi (có thể tăng từ 7 – 12 cm/năm), sự tăng trưởng thường diễn ra khoảng 5 năm kể từ lúc bắt đầu dậy thì và tốc độ thay đổi là tùy vào đặc điểm cơ thể của mỗi người và thời điểm bắt đầu dậy thì của họ. 1.2.2. Cơ sở khoa học của một số chỉ số trong nghiên cứu 1.2.2.1. Một số chỉ số đánh giá thể lực Sức mạnh cơ bắp, hình thái thể lực của con người là vấn đề mà từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu. Thể lực là khái niệm phản ánh đặc điểm tổng hợp của cơ thể, có liên quan chặt chẽ tới sức lao động và thẩm mỹ của con người. Thể lực là năng lực vận động của con người, nó phản ánh mức độ phát triển của các hệ thống cơ quan trong một cơ thể hoàn chỉnh [6]. Sự phát triển 11 của thể lực là quá trình thay đổi hình thái, chức năng của cơ thể con người trong đời sống cá thể. Đặc điểm phát triển thể lực mang tính đặc thù về mặt chủng tộc, giới tính, lứa tuổi và nghề nghiệp trong môi trường sống nhất định. Thể lực là thước đo sức khỏe, khả năng lao động và học tập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng các chỉ tiêu về thể lực được phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật thăm khám sức khỏe (tuyển sinh, tuyển quân, tuyển lao động, khám định y khoa…) đặc biệt là trong nghiên cứu thiết kế ecgonomi. Tóm lại, thể lực là một chỉ số tổng hợp và cơ bản có liên quan mật thiết tới tình trạng sức khỏe và khả năng làm việc, học tập của mỗi người. Do đó việc nghiên cứu thể lực ngày càng được đẩy mạnh cùng với sự phát triển của Y – Sinh học. - Chiều cao: là một trong những chỉ số phát triển thể chất và sức khỏe quan trọng nhất. Sự tăng kích thước của chiều cao phụ thuộc vào sự phát triển của xương trong quá trình tăng trưởng [6]. Ngoài ra, chiều cao còn phụ thuộc vào khối lượng toàn thân và của các cơ quan riêng rẽ. Việc tăng độ cao theo từng độ tuổi diễn ra không đồng đều. Sự không đồng đều trong quá trình tăng chiều cao thể hiện ở sự tăng trưởng các phần cơ thể, trong sự biến đổi tỷ lệ giữa các phần đó, nghĩa là của những kích thước tương đối. Ví dụ: kích thước của đầu bị giảm đi một cách tương đối theo tuổi so với toàn thân, còn chiều dài tương đối và tuyệt đối của tay và chân lại được tăng lên. Khi bắt đầu dậy thì (11 – 12 tuổi) chiều cao tăng nhanh đạt 5 – 8 cm/năm là thời kì thứ hai của sự vươn dài người ra. Tuy nhiên sự tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn dậy thì khác nhau giữa nam và nữ. Khi 10 tuổi em trai và em gái lớn lên gần bằng nhau. Từ 10 – 12 tuổi em gái vượt lên trước em trai và tăng khoảng trung bình là 5 – 10 cm/năm. Ở nam, nhịp độ tăng trưởng tăng dần từ 13 – 14 tuổi. Nhưng từ 14 đến 15 tuổi ở nam và nữ lại gần giống nhau. Đến khi 15 tuổi trẻ trai vượt trẻ gái về chiều cao và sự tăng trưởng này của nam giới được duy trì trong suốt thời gian sau này cho đến tuổi trưởng thành.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng