Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún khắc niệm, thành phố bắc ni...

Tài liệu đánh giá môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún khắc niệm, thành phố bắc ninh

.DOC
79
654
69

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN HƯNG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀỀ SẢN XUẤẤT BÚN KHẮẤC NIỆM, THÀNH PHÔẤ BẮẤC NINH Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã sôố: 60 44 03 01 Người hướng dẫẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Văn Điêốm NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hưng 1 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Đoàn Văn Điếm; Khoa Khoa học Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Khoa học Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hưng 2 MỤC LỤC Lời cam đoan....................................................................................................................1 Lời cảm ơn........................................................................................................................2 Mục lục.............................................................................................................................3 Danh mục chữ viết tắt.....................................................................................................6 Danh mục bảng biểu........................................................................................................7 Danh mục hình.................................................................................................................8 Trích yếu luận văn...........................................................................................................9 Thesis extract.................................................................................................................10 Phần 1. Mở đầu..............................................................................................................11 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................11 1.2. Giả thuyết khoa học...........................................................................................11 1.3. Mục tiêu của đề tài............................................................................................12 1.4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................12 1.5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................13 Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................14 2.1. Tổng quan về làng nghề và quá trình phát triển................................................14 2.1.1. Lịch sử phát triển làng nghề trên thế giới..........................................................14 2.1.2. Quá trình phát triển làng nghề ở Việt Nam........................................................14 2.1.3. Khái niệm làng nghề, tiêu chí công nhận làng nghề..........................................17 2.1.4. Phân loại làng nghề...........................................................................................18 2.2. Tình hình phát triển làng nghề ở Bắc Ninh.......................................................18 2.3. Làng nghề và phát triển kinh tế - xã hội............................................................21 2.3.1. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm ...........................................................................................................................21 2.3.2. Vai trò của làng nghề đối với các vấn đề xã hội................................................22 2.3.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn..........22 2.4. Vấn đề môi trường làng nghề............................................................................23 2.4.1. Áp lực từ quá trình phát triển làng nghề tới môi trường...................................23 2.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề........................................................24 3 2.5. Làng nghề chế biến thực phẩm và áp lực môi trường.......................................28 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................29 3.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................29 3.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................29 3.3. Đối tượng/vật liệu nghiên cứu...........................................................................29 3.4. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................29 3.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................29 3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp..................................................29 3.5.2. Phương pháp phỏng vấn người dân bằng phiếu câu hỏi....................................30 3.5.3. Phương pháp họp nhóm.....................................................................................30 3.5.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.............................................................30 3.5.5. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích phòng thí nghiệm......................30 3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................33 Phần 4. Kết quả và thảo luận........................................................................................34 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất bún ở làng nghề bún Khắc Niệm..................................................................................................34 4.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................34 4.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo...............................................................................35 4.1.3. Đặc điểm địa chất..............................................................................................35 4.1.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội....................................................................................36 4.1.5. Hiện trạng sản xuất bún ở làng nghề.................................................................38 4.2. Hiện trạng môi trường nước thải làng nghề......................................................44 4.2.1. Lưu lượng nước thải..........................................................................................44 4.2.2. Chất lượng nước thải.........................................................................................45 4.2.3. Chất lượng nước mặt.........................................................................................46 4.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm ...........................................................................................................................48 4.3.1. Những việc đã làm được....................................................................................48 4.3.2. Người dân đánh giá thực trạng môi trường và công tác quản lý.......................51 4.3.3. Những thách thức và tồn tại..............................................................................54 4.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại.........................................................................54 4 4.4. Đánh giá của người dân về quản lý môi trường và ảnh hưởng của làng nghề với sức khỏe cộng đồng............................................................................55 4.4.1. Đánh giá của người dân về môi trường và công tác quản lý.............................55 4.4.2. Đánh giá của người dân về sức khỏe cộng đồng...............................................57 4.5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh.................58 4.5.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường...............................................58 4.5.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường..............................................................................................59 4.5.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường...............................60 4.5.4. Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường....................................................................................61 4.5.5. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường..............61 4.5.6. Giải pháp kỹ thuật.............................................................................................63 4.6. Thảo luận...........................................................................................................64 Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................65 5.1. Kết luận.............................................................................................................65 5.2. Kiến nghị...........................................................................................................66 Tài liệu tham khảo.........................................................................................................67 Phụ lục ...........................................................................................................................69 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BOD Nhu cầu oxy sinh hóa CBTP Chế biến thực phẩm COD Nhu cầu oxy hóa học NSTP Nông sản thực phẩm QLMT Quản lý môi trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam QCCP Quy chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSS Tổng chất rắn lơ lửng TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh...................................19 Bảng 2.2. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề....................25 Bảng 2.3. Đặc trưng nước thải tại một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm điển hình.......................................................................................................26 Bảng 2.4. Ước tính tải lượng ô nhiễm thải ra từ một số làng nghề dệt nhuộm.............26 Bảng 2.5. Tải lượng ô nhiễm do sử dụng than ở một số làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng.................................................................................................27 Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nước thải tại làng nghề bún Khắc Niệm................................31 Bảng 3.2. Vị trí lấy mẫu nước mặt tại làng nghề bún Khắc Niệm................................32 Bảng 3.3. Thông số phân tích nước và phương pháp thử.............................................33 Bảng 4.1. Định mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu trong quy trình sản xuất...................41 Bảng 4.2. Đánh giá tác động của các công đoạn sản xuất tới môi trường....................43 Bảng 4.3. Lưu lượng nước tại các điểm xả thải............................................................44 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghê bún...........................45 Bảng 4.5. Chất lượng môi trường nước mặt tại phường Khắc Niệm............................48 Bảng 4.6. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về môi trường và công tác quản lý môi trường tại làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm.........................52 Bảng 4.7. Lượng nước sử dụng và nước thải trong quá trình sản xuất bún..................55 Bảng 4.8. Thống kê các bệnh thường gặp tại làng nghề Khắc Niệm............................57 7 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực.......................................15 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải, nước mặt......................................................32 Hình 4.1. Bản đồ hành chính phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh.................................34 Hình 4.2. Luồng tiêu thụ sản phẩm...............................................................................39 Hình 4.3. Quy trình sản xuất bún..................................................................................40 Hình 4.4. Trang thiết bị trong quá trình sản xuất bún...................................................42 Hình 4.5. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh........................49 Hình 4.6. Tình hình đổ nước thải..................................................................................56 Hình 4.7. Mức độ ảnh hưởng của môi trường nước theo đánh giá của người dân ......................................................................................................................56 Hình 4.8. Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp phường.........................................59 8 TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Mục đích của Luận văn với nội dung chủ yếu là: Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. Trong đó, đối tượng nghiên cứu là môi trường nước thải tại làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. Luận văn chỉ rõ các vấn đề về công tác quản lý môi trường ở địa phương như: Hiện trạng công tác quản lý môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. Đánh giá về công tác quản lý môi trường, đánh giá của người dân môi trường nước thải, ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy chất lượng môi trường nước thải hầu hết có các thông số đều vượt QCVN cho phép; các chỉ tiêu như BOD, COD, TSS, tổng N, tổng P, Coliform vượt quá QCVN từ 1,05 đến 31,8 lần. Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cộng đồng làng nghề, và các vùng lân cận. Rất nhiều loại bệnh tật ở làng nghề có liên quan như: Bệnh hô hấp (30%), các vấn đề liên quan tới tai mũi họng (28%), phụ khoa… Đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường trên và công tác quản lý nhà nước về môi trường, luận văn đã đưa ra được sáu giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. 9 THESIS ABSTRACT The selection of topics on the research objectives: Proposed measures to improve the environmental quality of waste water village noodle production Khac Niem, Bac Ninh city. In particular, the object of study is the environment in the village sewage Khac Niem noodle production, Bac Ninh city. The dissertation also shows the problems of environmental management locally as: Current status of environmental management of wastewater village noodle production Khac Niem, Bac Ninh City. Evaluation of environmental management, assessment of environmental people waste water, its impact on public health. Through the research results of the thesis: Environmental quality effluent most parameters have exceeded QCVN allowed; indicators such as BOD, COD, TSS, total N, total P, Coliform exceeds QCVN from 1.05 to 31.8 times. Environmental pollution has been a major influence on the health of the village community, and the surrounding areas. A lot of kinds of disease among the relevant villages such as respiratory disease (30%), problems related to ear, nose and throat (28%), gynecological... Faced with the current situation of environmental pollution and the management of the state of the environment, given thesis are 06 measures to reduce environmental pollution village noodle production Khac Niem, Bac Ninh city. 10 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Những làng nghề tỉnh Bắc Ninh đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ lâu đời, phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm làm ra phong phú, đa dạng đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động động nông thôn và các vùng phụ cận, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua. Làng nghề đã góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng làng, từng xã, từng huyện và cả tỉnh. Tạo ra một khối lượng hàng hoá dồi dào, phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Song, do lịch sử để lại các làng nghề phát triển tự phát, không được quy hoạch, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đã và đang bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, một số nơi tình trạng ô nhiễm đã trở lên báo động. Làng nghề làm bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh là một trong những làng nghề như vậy. Hiện tượng xả chất thải trực tiếp không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm tại khu vực và đặc biệt là chất lượng nước sông Tào Khê - nguồn nước tưới tiêu cho các huyện Quế Võ và huyện Tiên Du, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của hai huyện này. Các giải pháp xử lý đã áp dụng cho Khắc Niệm chưa giúp cải thiện được tình hình do lượng thải ngày càng lớn. Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh”. 11 1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm là một trong những làng nghề phát triển lâu đời với sự phát triển của hoạt động sản xuất bún mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đồng thời với sự phát triển sản xuất, thì vấn đề môi trường là mối lo ngại của cơ quan quản lý và người dân. Nếu quá trình sản xuất tạo ra một lượng lớn nước thải với chất lượng vượt ngưỡng cho phép nhiều lần mà không được kiểm soát thì hiện tượng như nước mặt bị ô nhiễm ảnh hưởng đến con người và cây trồng là rất lớn. Theo báo cáo của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2015, kết quả phân tích tại các cơ sở sản xuất bún cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép, trong đó các chỉ tiêu như BOD, COD, TSS vượt quá QCVN từ 5 đến 30 lần. Vì vậy, làm thế nào để quản lý môi trường làng nghề sản xuất bún hiện nay một cách tốt nhất và hiệu quả nhất đang là một nhu cầu cấp thiết đặt ra. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cách thức tổ chức và quản lý sản xuất của các làng nghề hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Đa số các làng nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ lạc hậu, cũng như những thông tin về thị trường… Câu hỏi đặt ra với nghiên cứu của học viên là: Hiện trạng môi trường làng nghề bún Khắc Niệm như thế nào? Mức độ ô nhiễm đang ở mức nào? Công tác quản lý môi trường ở địa phương còn có nhược điểm gì? Giải pháp quản lý môi trường nào có thể nâng cao chất lượng môi trường cho Làng nghề bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh? 1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. - Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải, những mặt tồn tại, thách thức trong công tác quản lý môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm. 12 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Các kết quả nghiên cứu của đề tài về ô nhiễm môi trường nước thải của làng nghề và một số giải pháp đề xuất là tài liệu thực tiễn có giá trị giúp công tác quản lý môi trường của làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm hiệu quả hơn. - Việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn về môi trường nước thải là cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý môi trường có tính khả thi cao ở các làng nghề nói chung và làng nghệ sản xuất bún Khắc Niệm nói riêng. - Qua đề tài này, học viên sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức và các bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý môi trường, cũng như các kiến thức về môi trường làng nghề nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng. 13 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 2.1.1. Lịch sử phát triển làng nghề trên thế giới Từ những năm đầu của thế kỷ XX, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử (1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International - Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống (Ngô Trà Mai, 2008). Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn. Thực tế nhiều quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20-30 % đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề truyền thống”… (Trần Minh Yến, 2003). 2.1.2. Quá trình phát triển làng nghề ở Việt Nam Sự phát triển của làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề lương thực hực phẩm nói riêng đã thể hiện những cung bậc thăng trầm trong mỗi giai đoạn lịch sử, đặc biệt từ những năm đổi mới đến nay, dưới tác động của những biến đổi to lớn về kinh tế - chính trị - xã hội ở trong nước. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm… Tìm hiểu nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng 14 ngày hoặc là công cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hoạt động sản xuất trong các làng nghề đã và đang có nhiều đóng góp vào ổn định đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động trong cả nước. Sự phân bố và phát triển các làng nghề CBTP không đồng đều trong cả nước. Các làng nghề CBTP ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, miền Trung có khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề. Hình 2.1. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực Có thể chia lịch sử phát triển làng nghề thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1954-1978: Với chương trình công nghiệp hóa ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thợ thủ công cũng đã được khuyến khích tham gia vào hợp tác xã. Tại một số làng nghề đã xuất hiện những hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là làm hàng xuất khẩu đi các nước trong phe xã hội chủ nghĩa như Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Đức, Ba Lan. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công, mỹ nghệ… phụ thuộc chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa được quyết định bởi đường lối, chính sách của chính phủ. Nhiều làng nghề truyền thống khác đã mai một và suy thoái trong giai đoạn này. - Giai đoạn 1978-1985: Khi hệ thống bao cấp đã suy sụp, áp lực bởi sự gia tăng dân số, hậu quả chiến tranh, cấm vận của Mỹ, sự thay đổi hệ thống chính trị thế giới đã đưa Việt Nam vào thời kỳ khó khăn trong phát triển kinh tế. Đời sống của nhân dân, đặc biệt là các hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp gặp khó khăn buộc họ phải bươn chải, tìm đường cải thiện đời sống theo con đường tự phát. Nhiều nghề đã được khôi phục tại làng nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của người dân. 15 - Giai đoạn 1986-1992: Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của làng nghề. Giai đoạn này được dánh dấu bằng bước ngoặt chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới quản lý trong nông nghiệp và chính sách phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng. Các sản phẩm truyền thống của các làng nghề đã có được thị trường tiêu thụ tương đối ổn định ở Đông Âu và Liên Xô (cũ). Chính sự ổn định này đã cho phép các làng nghề duy trì được sự phát triển và thu được những nguồn thu đáng kể từ các sản phẩm xuất khẩu. Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt giá trị cao nhất, trên 246 triệu rúp (Đặng Kim Chi, 2005). Tuy nhiên sự phát triển trên không duy trì được lâu do bị ảnh hưởng trực tiếp của những biến động về chính trị - xã hội trên thế giới. Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô (cũ) vào đầu những năm 90 đã làm cho thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu chủ yếu gần như không còn nữa. Trước những khó khăn lớn, sản xuất ở nhiều làng nghề bị đình trệ, sa sút, thậm chí bế tắc. - Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các sản phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng với thời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Nhiều làng nghề đã khôi phục nhanh chóng, đồng thời nhiều làng nghề mới được hình thành (làng nghề gỗ Đồng Kỵ, làng nghề gạch ngói Hương Cảnh...). Cho đến nay, đã có số liệu thống kê về số lượng, loại hình của các làng nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề cũng như mật độ và phân bố trên quy mô toàn quốc nhưng chưa đầy đủ và toàn diện. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Môi trường được tổng hợp từ báo cáo chính thức của Ủy ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến tháng 7 năm 2011, tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã được công nhận và 2.037 làng có nghề chưa được công nhận (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011). 16 2.1.3. Khái niệm làng nghề, tiêu chí công nhận làng nghề 2.1.3.1. Khái niệm làng nghề Cho đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng nghề: - Theo Đặng Kim Chi (2005): “Làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông”. - Theo giáo sư Trần Quốc Vượng (2000): “Một làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Dương Liễu, Đa Hội...) là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà...) cũng có 1 số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ...) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định. - Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT: “Làng nghề là một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Như vậy, có thể hiểu, làng nghề là cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách khỏi nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng. 2.1.3.2. Các tiêu chí công nhận làng nghề Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau: - Tiêu chí công nhận nghề truyền thống: Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: + Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; + Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; + Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. 17 - Tiêu chí công nhận làng nghề: Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: + Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; + Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; + Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống. 2.1.4. Phân loại làng nghề Dựa trên các tiêu chí, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng sau: - Làng nghề truyền thống và làng nghề mới. - Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm. - Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ. - Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm. - Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu. - Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển. 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở BẮC NINH Làng nghề TTCN ở Bắc Ninh đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ lâu đời, phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm làm ra ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, một số mặt hàng đã có chỗ đứng xuất khẩu ra nước ngoài được bạn hàng ưa chuộng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Mô hình hoạt động sản xuất chủ yếu là hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì Bắc Ninh có tổng số 62 làng nghề với 32 làng nghề truyền thống và 30 làng nghề mới. Thực tế, tổng số làng nghề của Bắc Ninh lớn hơn nhiều do báo cáo sử dụng các làng nghề lớn trong một vài xã để đại diện cho tất các làng nghề của xã, làng nghề tỉnh Bắc Ninh được phân loại theo 06 nhóm ngành nghề, cụ thể như sau: 18 - Nhóm làng nghề tái chế chất thải: 06 làng nghề - Nhóm làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: 15 làng nghề. - Nhóm làng nghề thủ công, mỹ nghệ: 15 làng nghề. - Nhóm làng nghề dệt, nhuộm: 04 làng nghề. - Nhóm làng nghề gia công cơ, kim khí: 04 làng nghề. - Nhóm làng nghề khác: 18 làng nghề. Bảng 2.1. Danh sách các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh TT 1 I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 II 14 15 16 17 18 III 19 20 21 22 23 24 25 26 IV 27 Tên làng nghề 2 Huyện Yên Phong Đông Xuất Đại Lâm Đoài Đức Lâm An Ninh An Tập Câu giữa Cầu Gạo Mẫn Xá Quan Đình Quan Độ Trung Bạn Vọng Nguyệt Thuận Thành Đông Hồ Đại Mão Mão Đoài Thôn Cả Trà Lâm Gia Bình Đại Bái Cao Thọ Kênh Phố Lập ái Môn Quảng Phú Ngâm Mạc Đại Lai Xuân Lai Lương Tài Hoàng Kênh Địa chỉ 3 Nghề sản xuất chính 4 Xã Đông Thọ Xã Tam Đa Xã Yên Phụ Xã Yên Phụ Xã Yên Phụ Xã Yên Phụ Xã Yên Phụ Xã Yên Phụ Xã Văn Môn Xã Văn Môn Xã Văn Môn Xã Đông Thọ Xã Tam Giang Cày bừa Nấu rượu Mỳ gạo, bánh đa nem Mỳ gạo, bánh đa nem Mỳ gạo, bánh đa nem Bún khô bánh đa nem Mỳ gạo, bánh đa nem Bánh khô bánh đa nem Đúc xoong nhôm Nấu rượu Dịch vụ vật tư Cày bừa Tơ tằm Xã Song Hồ Xã Hoài Thượng Xã Mão Điền Thị Trấn Hồ Xã Trí Quả Làm tranh dân gian Tơ tằm Nuôi cá giống Tre đan rổ rá Làm đậu Xã Đại Bái Xã Vạn Ninh Xã Cao Đức Xã Song Giang Xã Lãng Ngâm Xã Lãng Ngâm Xã Đại Lai Xã Xuân Lai Đúc gò đồng nhôm Đồ gỗ mộc dân dụng Sản xuất cày bừa Tre đan rổ rá Nón lá Nón lá Thêu ren Tre đan giát giường cần câu Xã Trung Kênh Vận tải đường sông 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan