Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Đánh giá khả năng sinh trưởng và tỉ lệ nhiễm bệnh của gà lai hah vcn tại trườn...

Tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tỉ lệ nhiễm bệnh của gà lai hah vcn tại trường đại học hùng vương

.PDF
62
1
126

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ ĐINH THÙY LINH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ NHIỄM BỆNH CỦA GÀ LAI HAH - VCN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Chăn nuôi - Thú y PHÚ THỌ, 2020 Phú Thọ, năm 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ ĐINH THÙY LINH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ NHIỄM BỆNH CỦA GÀ LAI HAH - VCN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Chăn nuôi - Thú y NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS. TS. CAO VĂN THS. TRẦN ANH TUYÊN PHÚ THỌ, 2020 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập này, trước tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Trung tâm thực nghiệm và tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu trong quá trình thực tập mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Cao Văn và thầy ThS. Trần Anh Tuyên đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết báo cáo. Vì nếu không có sự hướng dẫn, dạy bảo của hai thầy thì em nghĩ bài báo cáo của em khó có thể hoàn thiện. Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, vì là bước đầu đi vào thực tế và kiến thức của em còn hạn chế nên khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua và chỉ bảo. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của em còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thiện bản thân tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Viêt Trì, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Đinh Thùy Linh ii MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa đề tài.......................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 2 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3 2.1.1. Nguồn gốc của gia cầm ........................................................................ 3 2.1.2. Các tính trạng ngoại hình ở gia cầm .................................................... 4 2.1.3. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của gia cầm ................................................. 6 2.1.4. Khái niệm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng...... 9 2.1.5. Tính trạng sản xuất của gia cầm ......................................................... 15 2.1.6. Tiêu tốn thức ăn ................................................................................. 18 2.1.7. Đăc điểm sinh học của gà HAH - VCN ............................................. 19 2.1.8. Tình hình nhiễm một số bệnh thường gặp .......................................... 21 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 24 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 24 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................... 24 CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 26 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 26 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi ....................................... 26 3.4.1. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin .......................................... 26 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................... 27 3.4.3. Thiết kế thí nghiệm ............................................................................ 27 iii 3.4.4. Công tác vệ sinh phòng bệnh ............................................................. 28 3.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 34 CHƯƠNG IV: KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 35 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà .......................................................................... 35 4.2. Sinh trưởng của gà thí nghiệm .............................................................. 36 4.2.1. Sinh trưởng tích lũy ........................................................................... 36 4.2.1. Sinh trưởng tuyệt đối ......................................................................... 38 4.2.3. Sinh trưởng tương đối ........................................................................ 39 4.3. Tiêu tốn thức ăn .................................................................................... 41 4.4. Khả năng cho thịt .................................................................................. 43 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh ..................................................................................... 45 4.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế.......................................................................... 46 5.1. Kết luận ................................................................................................ 48 5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 50 Tài liệu tiếng việt ......................................................................................... 50 Tài liệu tiếng anh ......................................................................................... 51 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Bố trí nuôi dưỡng, chăm sóc gà .......................................................... 27 Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng của gà thịt ............................................................ 28 Bảng 3.3. Lịch phòng vacxin cho gà thịt ............................................................ 30 Bảng 3.4. Lịch sử dụng thuốc bổ cho gà ............................................................. 30 Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .................. 35 Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà HAH - VCN (gram/con) ........................ 36 Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà HAH - VCN (gram/con/ngày) ............. 38 Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của gà HAH - VCN (%) ................................. 40 Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (kg thức ăn /kg tăng khối lượng).......................................................... 42 Bảng 4.6. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi ......................... 44 Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc 3 bệnh thường gặp trên gà ................................................. 45 Bảng 4.8. Tỷ lệ chết của gà HAH - VCN ........................................................... 45 Bảng 4.9. Sơ bộ hạch toán kinh tế.......................................................................... 46 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm ............................................... 37 Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ............................................. 39 Hình 4.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ........................................... 41 Hình 4.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (kg TĂ/kg TKL) ................................................................................... 43 vi DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Chú thích 1 TN Thí nghiệm 2 ♀ Mái 3 ♂ Trống 4 TTTĂ Tiêu tốn thức ăn 5 CS Cộng sự 6 TĂ Thức ăn 1 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống của người dân Việt Nam. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về di truyền, giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi và công tác thú y mà chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển. Trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm có xu hướng phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng đàn gà của cả nước tại thời điểm tháng 12 năm 2018 đạt 408.970 triệu con, thịt gà là 839.573 tấn [17]. Khi xã hội ngày càng phát triển, xu hướng con người tìm đến những thực phẩm có chất lượng thơm ngon ngày càng cao. Thịt gà là một trong những thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của gia đình việt. Trong đó có các giống gà bản địa như gà Ri, gà Hồ, gà H’Mông,.. đáp ứng được thị yếu của người tiêu dùng nhưng những giống gà này có khả năng sản xuất thấp. Từ năm 2010, Trung tâm thực nghiê ̣m và bảo tồ n vật nuôi, Viê ̣n Chăn nuôi đã nghiên cứu và tạo ra các giống gà có chất lượng cao với nhiều đặc tính ưu viêt,̣ đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới. Trong đó có giống gà lai HAH - VCN là kết quả của của tổ hợp lai ¾ H’Mông x ¼ Ai Cập, đã đươ ̣c công nhâ ̣n là tiế n bộ kỹ thuật theo quyết định số 21/QĐ - CN - KHTC ngày 26 tháng 2 năm 2014 của Cục trưởng Cục chăn nuôi. Gà HAH - VCN khắc phục được nhược điểm của gà H'Mông về khả năng sản xuất và thừa hưởng nhiều đặc tính quý báu của gà H’Mông như thịt đen, xương đen, chất lượng thịt tốt, mỡ ít, thịt dai, chắc và thơm ngon. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chất lượng thịt, khả năng thích nghi, khả năng sinh trưởng, tỷ lệ nhiễm bệnh của gà lai HAH - VCN ở tỉnh Phú Thọ còn hạn chế, xuất phát từ những lí do trên tôi tiến hành nghiên cứu khoa luận: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và tỷ lệ mắc bệnh của giống gà HAH - VCN tại trường Đại học Hùng Vương”. 2 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá được khả năng sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và năng suất thịt của gà lai HAH - VCN nuôi tại trường Đại học Hùng Vương. Đánh giá được tỷ lệ nhiễm một số bệnh thông thường của gà lai HAH VCN nuôi tại trường Đại học Hùng Vương. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung thêm thông tin về khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt, khả năng nhiễm bệnh của gà lai HAH - VCN khi nuôi tại trường Đại học Hùng Vương. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn bởi viêc̣ đáp ứng nhu cầ u sử du ̣ng của người tiêu dùng về sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. 3 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Nguồn gốc của gia cầm Gà nhà có nguồn gốc từ gà rừng Gallus Banquiva (theo Ch.Darwin). Bằng chứng chúng có nhiều đặc điểm giống như: màu lông, cấu tạo giải phẫu, hình dạng chung. Trong đó có 4 chủng loại khác nhau: - Gallus sonnerati: Màu lông xám bạc, có nhiều ở miền Tây và Nam Ấn Độ. - Gallus lafayetti: Sống ở đảo Srilanca. - Gallus varius: Sống ở đảo Java. - Gallus banquiva: Màu lông đỏ có nhiều ở Ấn Độ, bán đảo Đông Dương, Philippin. Gà được thuần hóa đầu tiên ở Ấn Độ cách đây hơn 5000 năm. Ở Trung Quốc việc thuần hóa gà cũng cách đây hơn 3000 năm. Ở Tây Âu gà nhà xuất hiện cách đây gần 2500 năm. Trải qua hàng ngàn năm, do chọn lọc tự nhiên và nhân tạo đã tạo ra nhiều giống gà phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Theo quan điểm kinh tế gà được chia theo 3 hướng chính:  Gà hướng chuyên trứng: Leughorn, Goldline, Brown nick…  Gà hướng chuyên thịt: Abor Acer, Avian, Lohman meat…  Gà hướng kiêm dụng: Gà vừa có khả năng cho trứng vừa có khả năng cho thịt. Giống gà này vừa mang đặc điểm của gà hướng thịt, vừa mang đặc điểm của gà hướng trứng như: Tam Hoàng, Lương Phượng, Sasso, Kabir... Nước ta là một trong những trung tâm thuần hóa gà đầu tiên ở vùng Đông Nam Á và được nuôi sớm nhất ở vùng Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hà Tây… cách đây hơn 3000 năm. 4 Theo (Nguyễn Văn Thiện, 1996) [15] thì vị trí sắp xếp của gà trong giới động vật như sau: - Ngành (phylum): chordata - Giới (kingdum): Animal - Lớp (class): Aves - Bộ (order): Galli Formes - Chủng (genus): Gallus - Loài (species): Gallus 2.1.2. Các tính trạng ngoại hình ở gia cầm Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến sức khỏe, cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất và hình dáng đặc trưng của một giống. - Màu sắc da, lông Màu sắc lông, da là một trong những chỉ tiêu chọn lọc con giống, thông thường màu sắc lông đồng nhất là giống thuần, màu không đồng nhất là giống không thuần đã bị pha tạp (tất nhiên không phải giống nào cũng thế). Da của gia cầm có rất nhiều màu sắc khác nhau như: vàng, trắng, đỏ… phụ thuộc vào sắc tố chứa trong tế bào lông. Màu vàng của da gia cầm được quyết định bởi hàm lượng sắc tố carotenoid, xanthophyl nằm trong lớp mỡ dưới da, các sắc tố này còn có tác dụng làm đậm màu của thịt, chúng chỉ được cung cấp từ thức ăn có carotenoid như ngô vàng, bột thức ăn xanh, dầu gấc… Ngoài ra giống, dòng gia cầm cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Màu sắc lông gia cầm do sắc tố melanin và xantophin. Melanin có ở da và gốc lông không phụ thuộc vào lứa tuổi. Sắc tố lông được cố định ngay từ lúc còn trong bào thai do thể nhiễm sắc của từng tế bào hay từng mảng da có thể do những biến dị soma. Lông gia cầm có những màu sắc khác nhau là do mức độ oxy hóa các tiền sắc tố trong tế bào lông. Nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom (cavotinoit) thì 5 lông có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ, nếu không có chất sắc tố thì lông có màu trắng. Sự thay đổi màu sắc lông phụ thuộc vào màu sắc, hình thức, sự phân bố các hạt màu trong tế bào và số lượng các lớp tế bào cấu trúc và khả năng thu nhận ánh sáng của tế bào ấy. - Đầu Cấu tạo bộ xương của đầu được coi là có độ tin cậy nhất trong việc đánh giá đầu. Đầu thô đều xấu với cả gà trống và gà mái. Gà trống có đầu giống đầu gà mái thì có tính dục kém. Gà mái có đầu giống đầu gà trống sẽ không đạt được khả năng sản xuất cao nhất, trứng đẻ ra thường không có phôi. - Mắt Mắt của gia cầm có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, đen, trắng… màu mắt của gà có được là do sắc tố melanin quyết định. Mắt của những gia cầm được công nhận là có giá trị kinh tế cao thường tương đối to và lồi. Màu sắc tiêu chuẩn của mống mắt là từ màu đỏ đến màu da cam, hai mắt phải có màu giống nhau. - Mào Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp, có thể dùng để phân biệt trống, mái. Mào gồm lớp biểu bì và biều mô dưới da, ở giữa chứa rất nhiều mạch máu (quyết định sắc tố của mào), màng keo, tế bào mỡ và các đầu mút dây thần kinh. Mào gà đa dạng về hình dáng như mào đơn, mào nụ, mào hoa hồng, mào hồ đào. Kích thước, màu sắc đặc trưng cho từng giống. Các giống gà nhẹ cân, mào có kích thước trung bình, mào tai mềm và trắng. Các giống gà nặng cân, mào nhỏ hơn, mào tai mỏng và đỏ. Tích hay còn gọi là mào dưới, nằm ở dưới mỏ của gà. Cấu tạo của tích có đặc điềm giống mào. Theo hình dáng của mào, mào dưới, mào tai ta có thể suy đoán được tính trạng sức khỏe và điều kiện sống của chúng. - Mỏ 6 Mỏ có thể là sừng chắc do biểu bì dày lên. Mỏ là một chỉ tiêu quan trọng trong chọn lọc giống. Màu sắc của mỏ thường phù hợp với màu sắc của da chân và là một đặc điểm của giống theo Nguyễn Ân, Nguyễn Thị Mai (2006) [1]. Mỏ phải chắc và ngắn, mỏ trên và mỏ dưới phải phù hợp với nhau. Gà có mỏ dài và mảnh không có khả năng sản xuất cao. - Chân Gia cầm hầu hết có 4 ngón, rất ít có 5 ngón (như gà Ác). Cổ, bàn và ngón chân thường có vẩy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường có móng và cựa. Cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài. Vảy chân của gia cầm có nhiều hàng vảy khác nhau được xếp theo hình chữ nhân, mái ngói, xếp thẳng hàng… Chân gà phải chắc và không được thô, 2 bên to hơn có vảy bóng che phủ. Gà có chân hình chữ bát, các ngón cong thì không nên chọn làm giống. 2.1.3. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của gia cầm Tiêu hóa là một quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất hóa học phức tạp chuyển biến thành những hợp chất đơn giản mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu và chuyển hóa được. Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003) sự trao đổi chất và năng lượng ở gia cầm cao hơn so với động vật có vú và được bồi bổ nhanh chính bởi quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng [7]. Khối lượng rất lớn các chất tiêu hóa đi qua ống tiêu hóa thể hiện tốc độ và cường độ của các quá trình tiêu hóa ở gà, vịt, ở gà còn non tốc độ là 30 - 39 cm/giờ, gà con lớn hơn là 32 - 40 cm/giờ, và ở gà trưởng thành là 40 - 42 cm/giờ, chất tiêu hóa được giữ lại trong ống tiêu hóa không quá 2 - 4 giờ Cơ quan tiêu hóa gia cầm bao gồm: khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều, thực quản dưới, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt, đồng thời có sự tham gia của gan và tuyến tụy. Sự hình thành cơ quan tiêu hóa ở dạng nếp gấp của phôi gà bắt đầu từ ngày ấp thứ 2 (tức sau 24h), ở ngỗng và vịt bắt đầu sau khi ấp 30 - 60 giờ. 7 * Tiêu hóa ở miệng Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, một phút mổ 180 - 240 lần, lúc đói mổ nhanh, mỏ mở rộng. Mặt trên lưỡi có răng rất nhỏ hóa sừng, hướng về cổ họng để đưa thức ăn về phía thực quản - thị giác và xúc giác kiểm tra tiếp nhận thức ăn, còn vị giác và khứu giác kém hơn. Tuyến nước bọt kém phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy. Nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nước bọt có chứa một số ít men amylaza nên có ít tác dụng đối với tiêu hóa. Gà mái có thể tiết 7 - 25ml nước bọt trong một ngày đêm (bình quân khoảng 12ml) (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [5]). Thức ăn vào diều, khi đói theo ống diều vào thẳng dạ dày, không giữ lại lâu ở diều. * Tiêu hóa ở Diều Gà hình túi ở thực quản chứa được 100 - 120mg thức ăn. Giữa các cơ thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn đi thẳng vào phần dưới của thực quản và dạ dầy không qua túi diều. Ở diều thức ăn được làm mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần do các men và vi khuẩn có trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng lưu lại trong diều lâu hơn. Khi thức ăn và nước có tỉ lệ 1:1 thì được giữ lại ở diều 5 6 giờ. Độ pH trong diều gia cầm là 4,5 - 5,8. Sau khi ăn từ 1 - 2 giờ diều co bóp với khoảng cách 15 - 20 phút, sau khi ăn từ 5 - 12 giờ là 10 - 12 phút. Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân giải thành đường đa rồi một phần chuyển thành đường glucoza. * Tiêu hoá ở Dạ dày (Dạ dày tuyến và dạ dày cơ) - Dạ dày tuyến: Cấu tạo từ cơ trơn là dạng ống ngắn, có vách dày, khối lượng khoảng từ 3,5 - 6 gam. Vách gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Dịch có chứa chlohydric, pepsin và musin. Sự tiết dịch diễn ra liên tục, sau khi ăn càng được tăng cường. Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày làm ướt, thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ (không quá một lần/phút). 8 - Dạ dày cơ: Cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh. Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày cơ. Thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác dụng của men dịch dạ dày, enzyme và các vi khuẩn. Acid Chlohydric tác động làm cho các pepton và một phần thành các acid amin. Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được truyền vào tá tràng có các men của dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các men phân giả protein và glucid. Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng tác động nghiền của vách dạ dày. Tốt nhất nên cho gà ăn sỏi thạch anh vì không bị phân hủy bởi Acid Chlohydric. * Tiêu hoá ở ruột Ruột non Tiêu hóa ở ruột non của gia cầm có đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và hai manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Quá trình cơ bản phân tích men từng bước các chất dinh dưỡng đều được tiến hành chủ yếu ở ruột non. Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hóa phân bố dọc thành niêm mạc ruột. Dịch ruột gà lỏng, đục, kiềm tính, pH = 7,42 với độ đặc 1.0076 và chứa các men proteolyse, amonlitic, lypolitic và enterokinaza. Dịch tuyến tụy - pancreatic - lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc kiềm (pH = 6 ở gà, pH = 7,2 -7,5 ở gia cầm khác). Dịch này có men tripsin, carboxi peptidaza, mantaza và lipaza. Trong các chất khô của dịch này có các acid amin, lipid và các chất khoáng CaCl2, NaCl, NaHCO3… Gà một năm tuổi, lúc bình thường tuyến tụy tiết ra 0,4 - 0,8ml/giờ, sau khi 5 - 10 phút lượng tiết tăng gấp 3 - 4 lần, giữ cho đến giờ thứ 3, rồi giảm dần. Thành phần thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch men của tụy: 6 thức ăn giàu protein nâng hoạt tính proteolyse lên 60%, giàu lipid tăng hoạt tính của lypolitic,….. Mật của gia cầm được tiết liên tục từ túi mật vào đường ruột, lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH =7,3 - 8,5. Mật có vai trò đa dạng trong quá trình tiêu hóa của gia cầm, gây nên nhũ tương mỡ, hoạt hóa các enzym tiêu hóa của dịch tụy, kích 9 thích làm tăng nhu động ruột, tạo điều kiện hấp thu các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa, đặc biệt là các acid béo mà chúng tạo thành các hợp chất dễ hòa tan. Mật ngăn cản việc gây nên vết loét trên màng nhầy của dạ dày cơ và có tính diệt khuẩn. Ở ruột gluxit được phân giải thành các monosaccarit do men amylaza của dịch tụy, một phần của dich ruột. Phần dưỡng chất không được hấp thu ở ruột non chuyển xuống manh tràng và van hồi manh tràng của ruột già. Ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa trong ruột già phụ thuộc vào enzyme của ruột non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu ruột già. Ở đây cũng diễn ra quá trình tiêu hóa như ở ruột trong ruột non. Trong ruột già còn có hệ vi sinh vật cư trú, về số lượng và chủng loại giống như trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Các vi sinh vật này hoạt động chủ yếu ở manh tràng, phân giải cellulose, bột đường, protein. Quá trình tiêu hóa trong ruột già một phần do tác dụng của emzyme ở ruột non đi xuống còn chủ yếu nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật. Quá trình tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các acid béo bay hơi và các amino acid sẽ được hấp thu ở đây. Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên vitamin K, vitamin B12, và phức hợp vitamin B. Trong ruột già còn có quá trình viên phân, tạo phân. 2.1.4. Khái niệm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng * Khái niệm sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là tích lũy dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ tích lũy các chất do tốc độ hoạt động các gen khiến sự sinh trưởng của cơ thể. Sự phát triển của cơ thể sống là sự tích lũy các tế bào tăng lên về khối lượng, thể tích ở các phần hoạt động của cơ thể, đồng thời sinh ra năng lượng tự do, cơ thể lớn lên về khối lượng, tăng lên về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Như vậy, sinh trưởng luôn gắn liền với phát triển, ảnh hưởng 10 tương hỗ lẫn nhau diễn ra trên cùng một cơ thể làm cho cơ thể ngày càng hoàn chỉnh. Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng là chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, có khi tăng trọng không phải là tăng trưởng chặng hạn như béo là do tích nước tạo mỡ mà không có sự phát triển của mô cơ. Sự tăng trưởng thực chất là các tế bào của mô cơ đó tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều. Vì vậy, từ khi chúng thụ tinh cho đến khi cơ thể trưởng thành được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là giai đoạn hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình. Tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Tất cả các đặc tính của gia cầm như ngoại hình thể chất, sức sản xuất đều không phải có sẵn trong tế bào sinh dục, trong phôi chưa phải có đầy đủ ngay khi hình thành mà nó chỉ được hoàn chỉnh trong suốt quá trình sinh trưởng tuy là sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố, mẹ nhưng hoạt động mạnh hay yếu, hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh còn phải phụ thuộc vào sự tương tác giữa các gen và môi trường. Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống. Hai quá trình này không có ranh giới. Có phát dục, đồng thời cũng có sinh trưởng và ngược lại. Bộ phận này có phát dục thì bộ phận khác có sinh trưởng. Hoặc sự sinh trưởng và phát dục đều thực hiện song song và tồn tại trong cùng một bộ phận của cơ thể. * Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng - Giống Khả năng sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào mỗi dòng, giống và mỗi cơ thể. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sản xuất khác nhau. Sự khác nhau về khối lượng gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm 11 dụng nặng hơn giống gà hướng trứng 13 - 30%. Giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng và giống gà hướng trứng. Chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp tính trạng thì sinh trưởng ở mỗi giống sẽ khác nhau. Giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất của gia cầm. Nên khi nghiên cứu về sinh trưởng của gà đặc biệt chú ý đến yếu tố giống. - Tính biệt Tốc độ sinh trưởng ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng còn do tính biệt quy định, trong đó con trống tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái. Theo nghiên cứu của các nhà di truyền học về gia cầm, thì sự khác nhau về khối lượng giữa gà trống và gà mái là do gen liên kết với giới tính quy định ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự sai khác càng lớn. Ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà mái là 27%. - Độ tuổi Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào độ tuổi, nó tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và có tính chu kỳ, gia cầm non có tốc độ sinh trưởng rất cao. Trong thời gian ngắn khối lượng có thể tăng lên hàng chục lần, về sau tốc độ sinh trưởng giảm dần ở từng độ tuổi, tốc độ sinh trưởng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng không đều. Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, (2003) [7] cho biết, để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu và đầy đủ, các chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và axit amin thiết yếu. Ngoài ra, cần cung cấp đủ chất khoáng, vitamin. Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của gia cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng